You are on page 1of 9

Điểm quá trình (60%)

- Thi giữa kỳ tự luận, không sử dụng tài liệu (50%)


- Điểm bài tập trắc nghiệm trên LMS: lấy trung bình 4 bài cao nhất.
- Điểm chuyên cần: làm bài tập sau mỗi buổi + tham khảo tất cả tài liệu được cập nhật trên LMS.
Điểm thi cuối kỳ (40%)
- Thi trắc nghiệm online 60 câu/75p
Tài liệu: Trên LMS, không cần mua

BT nhóm: truy cập trang “ketoan1a.com” tải xuống mò

----
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
PowerBI: bắt buộc phải biết khi làm kế toán.
Pythons

I. MỤC TIÊU
1. Phân biệt khái niệm dữ liệu và thông tin; Giải thích các đặc tính của thông tin hữu ích.
2. Hiểu khái niệm hệ thống thông tin và qui trình xử lý dữ liệu.
3. Hiểu khái niệm hệ thống thông tin kế toán và các chức năng cơ bản của nó.
4. Mô tả các qui trình kinh doanh chủ yếu trong doanh nghiệp.
5. Hiểu sơ lược thuật ngữ ERP.

II. DỮ LIỆU VÀ THÔNG TIN


1. Phân biệt dữ liệu và thông tin
- Dữ liệu là các sự kiện/vấn đề được thu thập, ghi nhận, lữu trữ và xử lý bởi hệ thống thông tin.
Dữ liệu là sự kiện thô. Ví dụ: con số, ngày, tên,..
- Thông tin là dữ liệu được tổ chức và xử lý, để trở nên có ý nghĩa và cải thiện việc ra quyết định.
Thông tin là dữ liệu được trình bày ở dạng hữu ích cho việc ra quyết định.

2. Mục đích sử dụng của thông tin


Càng nhiều thông tin càng tốt, đúng hay sai?
=> Sai, chỉ cung cấp những thông tin cần và đủ, tránh đưa quá nhiều thông tin dẫn đến quá tải.

3. Quá tải thông tin


Là hiện tượng khi lượng thông tin cung cấp cho người sử dụng quá nhiều so với nhu cầu và khả
năng họ có thể tiếp nhận và xử lý, dẫn tới kết quả là làm giảm chất lượng quyết định của người sử
dụng và làm tăng chi phí tạo thông tin của hệ thống.

4. Giá trị của thông tin

Thông tin có giá trị Lợi ích thông tin tạo ra Chi phí tạo ra thông tin

- Lợi ích thông tin tạo ra: Giảm thiểu sự không chắc chắn, cải thiện việc ra quyết định, tăng khả
năng lập kế hoạch và xây dựng lịch trình hoạt động.
- Chi phí tạo ra thông tin: Chi phí về thời gian và nguồn lực được sử dụng để tạo ra thông tin.
5. Đặc tính của thông tin hữu ích
Có 14 đặc tính của thông tin hữu ích:

Có khả năng giới hạn truy cập với các đối tượng không được
Giới hạn Truy cập
ủy quyền.
Chính xác Thông tin không sai sót, không thiên vị, trình bày chính xác
các sự kiện hoặc hoạt động của DN.
Khả dụng Thông tin sẵn sàng với người dùng khi họ cần và được thực
hiện ở định dạng có thể sử dụng dễ dàng và nhanh chóng.
Đáng tin cậy (Reliable) Thông tin đáng tin cậy do có nguồn hoặc nội dung được
đánh giá cao. (không sai sót, không thiên vị, trình bày chính
xác các sự kiện/hoạt động của DN)
Đầy đủ (Complete) Không bỏ qua các khía cạnh quan trọng của sự kiện hoặc
hoạt động mà thông tin đo lường.
Súc tích Thông tin trình bày ngắn gọn những rõ ràng, dễ hiểu.

Nhất quán Thông tin được trình bày thống nhất cùng một định dạng
theo thời gian.
Hiện hành Thông tin bao gồm dữ liệu sự kiện và hoạt động cho đến
ngày, giờ ở thời điểm hiện tại.
Khách quan Thông tin không thiên vị, không thành kiến, vô tư.

Phù hợp (Relevant) Thông tin giúp giám sát sự không chắc chắn, cải thiện việc
ra quyết định hoặc khẳng định/chỉnh sửa các kỳ vọng trước
đó. (cần để nhà quản lý ra quyết định)
Kịp thời Thông tin cung cấp kịp thời cho người ra quyết định để ra
quyết định.
Có thể sử dụng Thông tin dễ dàng cho con người/máy có thể đọc và sử dụng
cho các nhiệm vụ khác nhau.
Có thể hiểu được Thông tin trình bày ở định dạng hữu ích và dễ hiểu, dễ dàng
lĩnh hội và giải thích.
Có thể kiểm chứng Hai người có kiến thức và độc lập tạo ra thông tin giống
nhau.

III. HỆ THỐNG
1. Khái niệm
- Hệ thống là một tập hợp gồm các thành phần quan hệ tương tác với nhau nhằm đạt mục tiêu.
- Một hệ thống bao gồm nhiều hệ thống con.
- Mâu thuẫn mục tiêu (Goal conflict) Khi mục tiêu của hệ thống con này không nhất quán/không
phù hợp với mục tiêu của hệ thống con khác hoặc của tổng thể hệ thống.
- Phù hợp mục tiêu (Goal congruence) Khi hệ thống con đạt được mục tiêu của riêng nó và đồng
thời đóng góp để đạt được mục tiêu tổng thể của hệ thống/ doanh nghiệp.

2. Hệ thống thông tin - Qui trình xử lý dữ liệu


- Hệ thống thông tin là một hệ thống dùng để thu thập, xử lý, quản lý dữ liệu và cung cấp thông
tin nhằm đạt mục đích của DN.
3. Hệ thống thông tin kế toán (AIS)
a) Định nghĩa:
- AIS là hệ thống thu thập, ghi nhận, lưu trữ và xử lý dữ liệu để tạo ra thông tin cho người dùng
ra quyết định.
- AIS có thể là hệ thống thủ công hoặc hệ thống trên nền máy tính.
- AIS có 6 thành phần:
+ Con người: sử dụng hệ thống
+ Qui trình, thủ tục, hướng dẫn (procedures and instructions) dùng để thu thập, xử lý và lưu
trữ dữ liệu
+ Dữ liệu
+ Phần mềm
+ Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
+ Kiểm soát nội bộ và phương thức bảo mật (security measures) để đảm bảo an toàn cho AI

b) Chức năng của AIS


- Thu thập và lưu trữ dữ liệu về các hoạt động, nguồn lực và người tham gia.
- Chuyển dữ liệu thành thông tin để người dùng ra quyết định.
- Cung cấp kiểm soát đầy đủ và phù hợp để đảm bảo an toàn tài sản và dữ liệu.

c) Giá trị của AIS trong tổ chức


- AIS được thiết kế tốt sẽ gia tăng giá trị cho tổ chức:
+ Cải thiện chất lượng và giảm chi phí của sản phẩm hoặc dịch vụ.
+ Cải thiện hiệu quả.
+ Chia sẻ tri thức.
+ Cải thiện sự hữu hiệu và hiệu quả của chuỗi cung ứng.
+ Cải thiện cấu trúc kiểm soát nội bộ.
+ Cải thiện việc ra quyết định.

d) AIS và công nghệ mới


AIS có thể sử dụng thông minh nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu để gia tăng việc ra quyết định
- Thông minh nhân tạo (Artificial intelligence) là việc sử dụng hệ thống máy tính để mô phỏng
những qui trình thông minh của con người như học hỏi, qui trình suy nghĩ ra quyết định, và qui
trình tự cải thiện.
- AI được hình thành từ nhiều lĩnh vự như khoa học máy tính, kỹ thuật thông tin, ngôn ngữ học,
toán học, triết học và tâm lý học.

 Kinh doanh
 Robots thực hiện nhiều nhiệm vụ lặp đi lặp lại, đặc biệt trong sản xuất.
 Dùng thuật toán xác định làm sao để cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn.
 Cung ấp dịch vụ khách hàng qua Website Chatbots Các ứng dụng AI như hệ chuyên gia,
định tuyến thông minh của phương tiện giao hàng, tầm nhìn máy (được sử dụng trong ô tô tự lái)
và nhận dạng giọng nói.

 Giáo dục
 Cung cấp các hỗ trợ khách trong học tập
 Đánh giá sinh viên: đánh giá quá trình học tập và tự động xếp hạng.

 Tài chính
 Robots cung cấp các lời khuyên đầu tư chứng khoán.
 Phần mềm hỗ trợ, tư vấn khách hàng quản lý tài chính.

 Y tế, chăm sóc sức khỏe.

❖ Phân tích dữ liệu Là việc sử dụng phần mềm và các thuật toán để khai phá, mô tả, diễn dịch;
và áp dụng các dữ liệu có ý nghĩa để cải thiện thành quả kinh doanh.
❖ Dashboard là một phần của hầu hết các công cụ phân tích. Nó trình bày các điểm dữ liệu quan
trọng, các đo lường và các chỉ báo thành quả quan trọng trong bảng biểu, đồ thị hoặc biểu thị
dưới dạng mô tả độ đo tùy công cụ đo lường (gauges), ví dụ dạng hiển thị có kim chỉ giống đồng
hồ xăng xe.
❖ Phân tích dữ liệu. Là việc sử dụng phần mềm và các thuật toán để khai phá, mô tả, diễn dịch;
và áp dụng các dữ liệu có ý nghĩa để cải thiện thành quả kinh doanh.
❖ Phân tích giúp cải thiện ra quyết định bằng cách
• Xác định một vấn đề / vấn đề để quản lý giải quyết.
• Thu thập dữ liệu cần thiết để giải quyết vấn đề, phân tích và đưa ra khuyến nghị cho ban quản
lý về cách giải quyết.
• Tích hợp những hiểu biết có thể hành động vào các hệ thống được sử dụng để đưa ra quyết
định.

AIS và Blockchain
- Chuỗi khối (Blockchain) là các bản ghi kỹ thuật số cá nhân (individual digital reords), được gọi
là các khối, được liên kết với nhau bằng mật mã trong một danh sách duy nhất, được gọi là chuỗi.
- Chuỗi khối không được lưu trữ ở một vị trí duy nhất — nó là một sổ cái phân tán có chức năng
như một cơ sở dữ liệu phi tập trung.

Điện toán đám mây (cloud computing), ảo hóa (virtualization) và Internet vạn vật (the internet of
things)
❖ Điện toán đám mây (cloud computing). Là việc sử dụng trình duyệt để truy cập từ xa phần
mềm, lưu trữ dữ liệu, phần cứngvà cácmôi trường ứng dụng.
❖ Có 3 dịch vụ Điện toán đám mây (cloud computing) chính.
• Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ: (Infrastructure as a service-IaaS ) dùng để cung cấp thiết bị
phần ứng (hardware) và không gian lưu trữ dữ liệu dưới dạng dịch vụ
• Nền tảng dưới dạng dịch vụ ((platform as a service- PaaS): là toàn bộ các môi trường ứng dụng
• Phần mềm dưới dạng dịch vụ ((software as a service- SaaS)

4. Nhu cầu thông tin và qui trình kinh doanh


a) Qui trình kinh doanh (business processes)
❖Qui trình kinh doanh là một tập hợp:
▪ Các hoạt động và nhiệm vụ có cấu trúc, kết hợp và liên quan với nhau
▪ Được thực hiện bởi con người hoặc thiết bị hoặc cả hai nhằm đạt được mục tiêu cụ thể của DN
❖Hầu hết các hoạt động trong qui trình kinh doanh thường mang tính chất trao – nhận.
❖Qui trình kinh doanh còn được gọi là chu trình nghiệp vụ (transaction cycles), gồm:
• Chu trình doanh thu: Trao hàng hóa, dịch vụ - nhận tiền.
• Chu trình chi phí: Nhận hàng hóa, dịch vụ - trao (trả) tiền.
• Chu trình sản xuất: Trao nhân công và nguyên vật liệu – nhận sản phẩm hoàn thành.
• Chu trình nhân sự: Trao tiền – nhận nhân sự.
• Chu trình tài chính: Trao tiền – nhận tiền.
Đầu ra của một chu trình sẽ đóng vai trò là đầu vào của một chu trình khác. Đầu vào là cái doanh
nghiệp cần có để bán hàng được, đầu ra là cái doanh nghiệp nhận được từ KH hoặc dịch vụ đó.
Đầu vào Đầu ra
Chu trình doanh thu Hàng hóa, dịch vụ Tiền
Chu trình chi phí Tiền Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
Chu trình sản xuất NVLTT, NCTT Sản phẩm hoàn thành
Chu trình nhân sự Tiền Nhân sự
Chu trình tài chính Tiền Tiền

❖Các qui trình kinh doanh/ chu trình nghiệp vụ là các hệ thống con của HTTTKT.

b) Chu trình nghiệp vụ & HTTTKT


c) Quyết định và nhu cầu thông tin
❖Để đưa ra các quyết định hữu hiệu, DN tiến hành:
1. xác định những quyết định quan trọng cần đưa ra
2. Xác định thông tin cần để ra quyết định
3. Xác định cách thu thập, xử lý dữ liệu cần để tạo ra thông tin đó
❖Các quyết định và nhu cầu thông tin luôn gắn liền với từng qui trình kinh doanh

d) Sự tương tác giữa HTTTKT và các bên liên quan

e) Hệ thống ERP (Enterprise resource planning systems)


Các phân hệ cơ bản của ERP:
• Tài chính (hệ thống sổ cái và báo cáo).
• Nguồn nhân lực và tiền lương.
• Bán hàng.
• Mua hàng.
• Sản xuất.
• Quản lý dự án.
• Quản lý mối quan hệ khách hàng.
• Công cụ hệ thống.
--------
Trứoc khi ra quyết định... cần biết thông tin cần sử dụng để làm gì, ai cần, từ đó thu thập dữ liệu
và xử lý.

THUẬT NGỮ
BT ôn tập chương 1
Giả sử bạn được nhận làm nhân viên kế toán tại công ty TNHH ABC. Công ty này sản xuất và
bán hàng tiêu dùng cho các siêu thị. Công việc của bạn là kế toán phụ trách theo dõi nợ phải thu
khách hàng. Kế toán trưởng yêu cầu bạn cung cấp thông tin để lập kế hoạch thu hồi nợ, bạn sẽ
làm gì?
TL: Trước tiên nên kiểm tra/xem báo cáo.
- Nếu đã có báo cáo thích hợp:
+ Về nội dung (có đầy đủ, chính xác không)
+ Về tính chất (hữu ích không)
- Nếu không có báo cáo thích hợp: tiến hành lập báo cáo
+ Thiết kế mẫu báo cáo;
+ Lên cách lập báo cáo;
+ Trích xuất dữ liệu.

Nối hai cột sau:


1 - f; 2 - e; 3 - d; 4 - g; 5 - a; 6 - c; 7 - b

You might also like