You are on page 1of 20

Tổ chức là gì? Tổ chức được cấu thành từ những phân hệ nào?

Đặc điểm của


từng phân hệ?
_ Tổ chức là:
Theo quan điểm quản trị học, tổ chức (Organization) được định nghĩa là một
nhóm người được tập hợp một cách chủ đích, có sự phân chia công việc, nhiệm vụ,
nhằm thực hiện mục tiêu chung nào đó.
Một định nghĩa khác, cụ thể hơn thì cho rằng: tổ chức là một hệ thống bao
gồm các yếu tố cơ bản như con người, cấu trúc điều hành, các quy trình nghiệp vụ
cùng các chính sách, được thiết lập nhằm thực hiện một tập hợp mục tiêu nào đó
_ Tổ chức được cấu thành từ những phân hệ:
+ Phân hệ tác nghiệp (Operational Subsystem): biến đổi các yếu tố đầu vào thành
các sản phẩm đầu ra.
+ Phân hệ quản lý (Management Subsystem): kiểm soát và điều khiển hoạt động
Phân hệ thông tin
Phân hệ ra quyết định
Quản lý tổ chức là gì? Các mức quản lý trong tổ chức? Đặc điểm của mỗi mức
quản lý trong tổ chức? Các loại quyết định quản lý?
_ Quản lý tổ chức là một hoạt động phức tạp đòi hỏi những kiến thức và kỹ năng
chuyên nghiệp. Quản lý trong các tổ chức nói chung (thuật ngữ tiếng Anh là
Management) được hiểu một cách đơn giản là hoạt động đưa các cá nhân trong tổ
chức làm việc cùng nhau để thực hiện, hoàn thành mục tiêu chung.
_ Các mức quản lý trong tổ chức:
+ Mức quản lý chiến lược (Excutive Leve): Đề ra chiến lược, chính sách, mục tiêu
dài hạn
+ Mức quản lý chiến thuật (Managerial Level): Triển khai kế hoạch cụ thể
+ Mức quản lý tác nghiệp (Operation Level): Quản lí các hoạt động thường ngày
_ Tuỳ vào các căn cứ khác nhau mà có thể phân chia thành nhiều loại quyết định
quản lý:
Căn cứ vào phạm vi của quyết định:
+ Quyết định chiến lược: Đây là những quyết định mang tính định hướng phát triển
trong thời gian tương đối dài và có liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau trong
hệ thống tổ chức.
+ Quyết định chiến thuật hay các quyết định tác nghiệp. Đây là những quyết định
mang tính định lượng, liên quan tới nội dung và cách thức thực hiện những nhiệm
vụ và công việc cụ thể. Những quyết định tác nghiệp thường căn cứ vào những quyết
định chiến lược để triển khai.
Theo mức độ ổn định hay không ổn định của quyết định:
+ Quyết định chương trình hoá: Là dạng quyết định về một vấn đề thường xuyên
nảy sinh, quy trình thực hiện rõ ràng, có tính ổn định và lặp lại. Đây là những quyết
định dễ ban hành và thường tốn ít thời gian.
+ Quyết định phi chương trình hoá: Đây là loại quyết định về những vấn đề chưa có
tiền lệ, hay là một vấn đề phức tạp và quan trọng. Nội dung của loại quyết định này
thường là mới và không có cấu trúc.
Theo chủ thể ra quyết định:
+ Quyết định cá nhân: Là quyết định do một cá nhân ban hành
+ Quyết định tập thể: Là quyết định do tập thể ban hành
+ Quyết định hỗn hợp: Là hình thức quyết định kết hợp cả hai phương thức ra quyết
định tập thể và cá nhân
Hoặc là:
+ Quyết định của người quản lý cấp cao
+ Quyết định của người quản lý cấp trung
+ Quyết định của người quản lý cấp thấp
Theo nội dung quyết định:
+ Quyết định về nhân sự
+ Quyết định về tài chính
+ Quyết định về cơ sở vật chất
+ Quyết định về lĩnh vực chuyên môn
Theo hình thức ban hành quyết định:
+ Quyết định bằng văn bản: Là quyết định được ban hành dưới dạng văn bản
+ Quyết định bằng lời nói: Là quyết định được ban hành dưới dạng lời nói
Theo cách thức tác động tới đối tượng thực hiện:
+ Quyết định cưỡng chế
+ Quyết định hướng dẫn
+ Quyết định tuỳ nghi

Thông tin là gì? Thông tin quản lý là gì? Cách xác định giá trị của thông tin
quản lý?
_ Thông tin là những dữ liệu đã được biến đổi (xử lý) sao cho nó thực sự có ý nghĩa
đối với người sử dụng, đối với tổ chức.
_ Thông tin mà có ít nhất một cán bộ quản lý cần hoặc có ý muốn dùng vào việc ra
quyết định quản lý của mình được gọi là Thông tin quản lý. Nói cụ thể hơn, thông
tin quản lý là tất cả các dữ liệu đã được thu thập, xử lý nhằm phục vụ cho việc ra
quyết định hoặc để giải quyết một vấn đề nào đó trong tổ chức.
_ Giá trị của thông tin quản lý được thể hiện ở chỗ: thông tin đó giúp các nhà quản
lý đạt được mục tiêu của tổ chức như thế nào. Giá trị của thông tin quản lý có thể đo
được thông qua thời gian cần để ra một quyết định hoặc thông qua lợi nhuận tăng
thêm cho tổ chức nhờ thông tin quản lý đó.
Để có giá trị đối với những người làm công tác quản lý và ra quyết định, thông
tin cần phải có những đặc trưng sau:
+ Tính chính xác
+ Tính đầy đủ
+ Tính kinh tế
+ Tính mềm dẻo
+ Tính tin cậy
+ Tính phù hợp
+ Tính đơn giản, dễ khai thác
+ Tính kịp thời
+ Tính kiểm tra được
+ Tính an toàn
Các loại thông tin quản lý? Đặc điểm của từng loại thông tin quản lý?
(mục 2.4 chương 1 – trang 13)
HTTT là gì? Các thành phần logic của một HTTT?
_ HTTT là hệ thống có yếu tố đầu vào là dữ liệu, đầu ra là thông tin. Một hệ thống
bao gồm các yếu tố liên quan với nhau (như con người, thủ tục và dữ liệu) có nhiệm
vụ thu thập, xử lý, lưu trữ, phân phối dữ liệu và thông tin để đạt được một mục tiêu
định trước của tổ chức gọi là một Hệ thống thông tin (Information System).
_ Các thành phần logic của một HTTT: chi tiết hơn ở 3.1 chương 1 – tr.15
+ Đầu vào (Input)
+ Xử lý (Processing)
+ Đầu ra (Output)
+ Thông tin phản hồi (Feedback)
+ Lưu trữ (Store)
HTTTQL là gì? Vai trò của HTTTQL trong tổ chức? Các thành phần của một
HTTTQL?
_ Hệ thống thông tin quản lý là HTTT dựa trên máy tính, trợ giúp các hoạt động
quản lý và ra quyết định của một tổ chức, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và gia
tăng lợi thế cạnh tranh của một tổ chức.
_ Vai trò của HTTTQL trong tổ chức:
Vai trò gia tăng giá trị cho tổ chức:
+ HTTTQL gia tăng giá trị cho các quá trình nghiệp vụ.
+ HTTTQL gia tăng giá trị cho các sản phẩm
Vai trò gia tăng lợi thế cạnh tranh:
+ HTTTQL giúp tổ chức giảm chi phí của các quá trình nghiệp vụ
+ HTTTQL góp phần tin học hóa các quy trình nghiệp vụ
+ HTTTQL làm thay đổi tận gốc các quy trình nghiệp vụ của tổ chức
+ HTTTQL giúp tổ chức vượt qua các trở ngại về không gian, thời gian
+ Các HTTTQL ngày nay còn có xu hướng thiết lập các mối liên kết với các bạn
hàng và các tổ chức khác, cùng hợp tác với nhau
_ Các thành phần của một HTTTQL:
+ Con người: là chủ thể xây dựng, phát triển và sử dụng HTTT. Đây là yếu tố rất
quan trọng của một HTTT.
+ Thủ tục (Procedure): là hệ thống các quy tắc, quy ước do con người đặt ra để hoàn
thiện hoạt động của HTTTQL.
Các thành phần công nghệ, bao gồm:
+ Phần cứng (Computer Hardware): Bao gồm các thiết bị được sử dụng để nhập dữ
liệu đầu vào, lưu trữ, xử lý và đưa ra các kết quả sau khi xử lý. Cụ thể là: máy tính,
máy in và một số thiết bị phổ biến khác.
+ Phần mềm (Computer Software): là hệ thống các chương trình máy tính được sử
dụng để kiểm soát phần cứng và thực hiện công việc xử lý, cung cấp thông tin theo
yêu cầu của người sử dụng.
+ Cơ sở dữ liệu: là một hệ thống tích hợp các dữ liệu được lưu trữ một cách có hệ
thống, có khả năng tái sử dụng và được chia sẻ cho nhiều người dùng khác nhau.
+ Viễn thông và mạng máy tính: là thành phần không thể thiếu đối với các HTTTQL
hiện đại. Viễn thông và mạng máy tính cho phép các tổ chức kết nối các máy tính
trong phạm vi một tòa nhà, một thành phố, một quốc gia hay toàn thế giới thành các
mạng
Phần cứng là gì? Các yếu tố cần đánh giá khi mua sắm phần cứng?
_ Phần cứng (Computer Hardware):
Phần cứng của HTTTQL là tập hợp các thiết bị được sử dụng để nhập dữ liệu
đầu vào, lưu trữ, xử lý và đưa ra các kết quả sau khi xử lý.
Phần cứng là các thiết bị hữu hình, có thể cầm, nắm và quan sát bằng mắt
được. Thành phần phần cứng quan trọng nhất trong các HTTTQL chính là máy tính.
_ Các yếu tố cần đánh giá khi mua sắm phần cứng: mục 3.2 chương 2 – tr.32
+ Năng lực làm việc: thiết bị mua mới phải có tốc độ, khả năng xử lý đáp ứng được
yêu cầu của hệ thống; các thiết bị lưu trữ phải có dung lượng đủ cho nhu cầu lưu trữ
dữ liệu của hệ thống.
+ Giá thành: Chi phí dành cho việc mua sắm phần cứng phải nằm trong khả năng tài
chính của dự án phát triển hệ thống và phải nhỏ hơn lợi nhuận mà hệ thống mang lại
cho tổ chức.
+ Sự tương thích (Compatibility): Các thiết bị mua mới phải phù hợp với các thiết
bị đã có về phần cứng và phần mềm. Nếu yếu tố này không được đảm bảo, tổ chức
sẽ phải chi phí thêm cho phần cứng hoặc phần mềm chuyển đổi. Chi phí mới phát
sinh này nhiều khi lớn hơn lợi ích thu được.
+ Khả năng mở rộng và nâng cấp (Extendable & Sealable): Nhu cầu về năng lực
máy tính trong tổ chức tăng không ngừng, dễ dàng vượt qua năng lực của hệ thống
máy tính hiện có. Vì vậy, khi mua sắm cần xem xét khả năng nâng cấp của phần
cứng máy tính để có thể tăng cường khi cần thiết. Làm như vậy sẽ chi phí rẻ hơn so
với trang bị mới.
+ Tính tin cậy (Reliability): đây là yếu tố rất quan trong trong trường hợp chúng ta
đang cân nhắc mua một sản phẩm mới, chưa được kiểm nghiệm bởi thực tế. Vì các
đánh giá trong phòng thí nghiệm có thể rất khác so với thực tế. (Khi đó, chúng ta
cần xem xét đến các yếu tố như: uy tín của nhà sản xuất, tính tin cậy của các dòng
sản phẩm trước đó của nhà sản xuất, …)
+ Tính thân thiện với môi trường làm việc: xem xét tính an toàn, thuận tiện và dễ sử
dụng đối với người dùng và đối với môi trường.
Phần mềm là gì? Phân loại phần mềm? Các yếu tố cần đánh giá khi mua sắm
phần mềm?
_ Phần mềm (Computer Software): Phần mềm máy tính là các loại chương trình
được sử dụng để vận hành, điều khiển máy tính và các thiết bị liên quan khác.
_ Phân loại phần mềm:
Phần mềm hệ thống: quản lí phần cứng, Là các phần mềm thực hiện quản lý
và hỗ trợ hoạt động của các hệ thống máy tính và mạng máy tính. Ví dụ: các hệ điều
hành, các chương trình quản trị mạng - đóng vai trò giao diện giữa hệ thống mạng
máy tính, phần cứng máy tính và các phần mềm ứng dụng.
+ Phần mềm quản trị hệ thống: với chức năng quản trị phần cứng và các nguồn dữ
liệu của hệ thống máy tính trong quá trình thực hiện các tác vụ xử lý thông tin khác
nhau của người sử dụng.
+ Phần mềm phát triển hệ thống: giúp người sử dụng phát triển các chương trình
HTTT. Ví dụ: ngôn ngữ lập trình, chương trình dịch, phần mềm hỗ trợ xây dựng
phần mềm CASE.
Phần mềm ứng dụng: quản lí dữ liệu theo yêu cầu người dùng, Là các chương
trình được viết để thực hiện các công việc nhất định của người sử dụng máy tính,
như: phần mềm tính lương, phần mềm quản lý hàng tồn kho, phần mềm xử lý văn
bản, phần mềm bảng tính điện tử, phần mềm tạo báo cáo tổng hợp cho các nhà quản
lý cấp cao.
+ Phần mềm ứng dụng chung (General Purpose Application Programs): giúp nâng
cao hiệu suất làm việc của người sử dụng MT, còn được gọi là phần mềm năng suất
- bộ phần mềm Office, bộ phần mềm xử lý đồ họa, trình duyệt web, quản lý
email,…)
+ Phần mềm ứng dụng chuyên biệt (Application Specific Programs): sử dụng cho
những công việc chuyên biệt như: phần mềm kế toán, phần mềm quản lý sản xuất,
phần mềm giáo dục, giải trí, …
Hoặc
+ Phần mềm thương phẩm (Commercial Software): được phát triển và sử dụng để
hỗ trợ các quy trình quản lý kinh doanh cơ bản của tổ chức, được phát triển bởi các
nhà cung cấp giải pháp phần mềm chuyên nghiệp với mục đích thương mại hóa
+ Phần mềm đặt hàng (Custom Software): được phát triển để đáp ứng nhu cầu
chuyên biệt của tổ chức, được phát triển bởi chính tổ chức sử dụng phần mềm và
thuộc toàn quyền sở hữu của tổ chức sử dụng phần mềm. Trong khi đó, phần mềm
thương phẩm thuộc sở hữu của tổ chức phát triển sản phẩm; tổ chức sử dụng chỉ có
quyền sử dụng phần mềm.
_ Các yếu tố cần đánh giá khi mua sắm phần mềm:
+ Khả năng hoạt động của phần mềm
+ Tính hiệu quả
+ Tính dễ sử dụng
+ Tính tương thích
+ Tính linh hoạt
+ Ngoài ra: Giá thành, tính bản quyền, khả năng kết nối, độ tin cậy, tính an toàn, chế
độ bảo trì, … đều là các yếu tố nhà quản lý cần phải cân nhắc khi mua sắm phần
mềm cho tổ chức.
CSDL là gì? Ưu điểm của việc tổ chức và lưu trữ dữ liệu bằng CSDL? Các thách
thức của việc tổ chức và lưu trữ dữ liệu bằng CSDL? Các đối tượng sử dụng cơ
sở dữ liệu? Các loại mô hình dữ liệu và đặc điểm của từng loại mô hình đó? Các
giai đoạn trong quy trình phát triển CSDL? Các thành phần trong sơ đồ thực
thể mối quan hệ ERD: đặc điểm, quy ước biểu diễn, …? Các bước xây dựng
ERD?
_ Cơ sở dữ liệu: Trên góc độ CNTT, có thể hiểu CSDL là tập hợp các thông tin có
mối quan hệ với nhau, được tổ chức và lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ của máy tính
để thuận tiện cho việc cập nhật, tìm kiếm và truy xuất dữ liệu.
_ Ưu điểm của việc tổ chức và lưu trữ dữ liệu bằng CSDL:
+ Giảm sự trùng lặp thông tin đến mức thấp nhất, do đó giảm bớt sự dư thừa dữ liệu
trong lưu trữ.
+ Tránh được sự không nhất quán trong lưu trữ, đảm bảo được tính toàn vẹn của dữ
liệu. Nếu một thuộc tính được mô tả trong nhiều tệp dữ liệu khác nhau và lặp lại
nhiều lần trong các bản ghi, khi thực hiện việc cập nhật, sửa đổi, bổ sung sẽ không
sửa hết nội dung các mục đó. Nếu dữ liệu càng nhiều thì sự sai sót khi cập nhật, bổ
sung càng lớn. Khả năng xuất hiện mâu thuẫn, không nhất quán thông tin càng nhiều,
dẫn đến không nhất quán dữ liệu trong lưu trữ.
+ Tăng cường khả năng dùng chung dữ liệu: các dữ liệu có thể được chia sẻ, đáp
ứng nhu cầu khai thác dữ liệu của nhiều người khác nhau và tại nhiều thời điểm khác
nhau, đồng thời có thể triển khai nhiều ứng dụng trên cùng một CSDL.
+ Dễ dàng thiết lập các cơ chế bảo mật, đảm bảo an toàn dữ liệu. Người quản trị
CSDL có thể kiểm soát và khống chế các truy cập đến dữ liệu trong CSDL, thiết lập
cơ chế sao lưu, phục hồi dữ liệu, giúp bảo vệ dữ liệu an toàn trước các đối tượng bất
hợp pháp và các rủi ro của hệ thống.
_ Các thách thức của việc tổ chức và lưu trữ dữ liệu bằng CSDL:
+ Nhu cầu về một lực lượng nhân sự mới: Phải thuê hoặc cử đi đào tạo lực lượng
lao động có chuyên môn về công nghệ thông tin để đảm nhận nhiệm vụ phân tích,
thiết kế, triển khai và duy trì hoạt động của CSDL trong tổ chức. Mặc khác, do công
nghệ ngày càng phát triển nhanh nên đội ngũ nhân sự này cũng cần được thường
xuyên cập nhật kiến thức và công nghệ mới.
+ Chi phí về quản lý, thực hiện: Hệ thống quản trị CSDL nhiều người dùng thường
lớn và phức tạp, đòi hỏi nhiều người tham gia và bảo trì; vì vậy, tổ chức cần tính đến
chi phí thiết bị máy tính, chi phí phần mềm, chi phí truyền thông để xây dựng và
quản trị CSDL.
+ Chi phí chuyển đổi hệ thống: Nếu như trước khi áp dụng CSDL, dữ liệu của tổ
chức đã được xử lý dữ liệu theo phương pháp thủ công, hay sử dụng hệ thống xử lý
tệp thì khi chuyển sang công nghệ mới, tổ chức cần có kinh phí chuyển từ mô hình
quản lý dữ liệu cũ sang mô hình mới, phù hợp với môi trường mới.
+ Nhu cầu sao chép và khôi phục dữ liệu: Tuy không mong muốn, nhưng để hạn
chế thấp nhất rủi ro với CSDL như mất dữ liệu, hỏng phần mềm, hỏng phần cứng,
…hệ thống CSDL cần phải thiết lập các công cụ cho phép sao chép dữ liệu phòng
khi hỏng hóc và khôi phục lại dữ liệu khi xảy ra sự cố.
+ Xung đột về quan điểm sử dụng CSDL: Trước khi CSDL được áp dụng, dữ liệu
có thể được lưu trữ rời rạc ở các bộ phận khác nhau trong tổ chức. Khi CSDL hợp
nhất được hình thành, việc khai thác dữ liệu phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của
hệ thống; tình trạng độc quyền dữ liệu cũng sẽ không còn nữa. Điều này có thể gây
ra sự xung đột ở một số bộ phận nào đó muốn độc quyền thông tin hay tạo ra tâm lý
ngại thay đổi ở một số người dùng bảo thủ trong hệ thống.
_ Các đối tượng sử dụng cơ sở dữ liệu:
+ Chuyên viên quản trị CSDL (Database Administrator): Đây là đối tượng có
quyền lực cao nhất trong việc vận hành một CSDL. Chuyên viên quản trị CSDL có
trách nhiệm quản lý CSDL và có quyền thực hiện mọi thao tác trên CSDL và các
phần mềm có liên quan nhằm bảo đảm hoạt động hiệu quả, chính xác, nhanh chóng
và liên tục của hệ thống.
+ Chuyên viên thiết kế và triển khai CSDL (Database Designer&Implementer):
Là những người chịu trách nhiệm thực hiện phân tích, thiết kế và triển khai CSDL,
đảm bảo CSDL được thiết kế đúng đắn, chính xác, hiệu quả, an toàn, đáp ứng tất cả
các yêu cầu về dữ liệu của hệ thống trong hiện tại và cả tương lai.
+ Chuyên viên lập trình ứng dụng (Applycation Programmer): Là những người
chịu trách nhiệm xây dựng các công cụ, ứng dụng nhằm giúp người dùng cuối khai
thác cơ sở dữ liệu.
+ Người dùng cuối (End User): Đây là đối tượng có nhu cầu truy cập CSDL để đáp
ứng nhu cầu về dữ liệu của họ. Người dùng cuối có thể truy xuất dữ liệu hoặc cập
nhật dữ liệu vào CSDL tùy theo nhu cầu và quyền hạn của công việc họ làm. Sự tồn
tại của CSDL chính là để đáp ứng nhu cầu của đối tượng này. Người sử dụng cuối
là những người không có kiến thức về quản trị CSDL.
_ Các loại mô hình dữ liệu và đặc điểm của từng loại mô hình đó:
+ Mô hình dữ liệu phân cấp (Hierarchical Model): Là mô hình xuất hiện đầu tiên,
vào khoảng những năm 1960 – 1965.
Trong mô hình dữ liệu phân cấp, mối quan hệ giữa các bản ghi được tổ chức
theo hình cây; mỗi nút biểu diễn một thực thể dữ liệu, có quan hệ cha-con. Mỗi nút
cha có thể có một hoặc nhiều nút con; ngược lại, mỗi nút con chỉ có duy nhất một
nút cha.
Điều đó có nghĩa là, mô hình phân cấp chỉ thể hiện được mối quan hệ 1-1 và
1-nhiều vì mỗi mục dữ liệu chỉ liên quan đến một và chỉ một bản ghi ở mức trên.
Đây chính là hạn chế lớn nhất của mô hình dữ liệu này vì không thể hiện được các
mối quan hệ dữ liệu phức tạp. Ngoài ra, mô hình dữ liệu này còn có hạn chế là có sự
lặp lại của dữ liệu nên tạo ra sự dư thừa lớn.
Tuy nhiên, mô hình này cũng có ưu điểm là dễ xây dựng và thao tác truy vấn
dữ liệu đơn giản thông qua việc duyệt cây.
+ Mô hình dữ liệu mạng (Network Model): Đây cũng là một mô hình ở thế hệ thứ
nhất, được sử dụng trong một số hệ quản trị CSDL trên các máy tính cỡ lớn.
Ưu điểm của mô hình này là cho phép biểu diễn mối quan hệ nhiều-nhiều giữa
các bản ghi, phù hợp với các quan hệ dữ liệu phức tạp. Truy vấn dữ liệu thông qua
thao tác duyệt đồ thị.
Nhược điểm là: truy vấn chậm và không phù hợp với các CSDL có quy mô
lớn.
+ Mô hình dữ liệu quan hệ (Relation Model): Ra đời vào khoảng những năm 70, do
Boyce Codd đề xuất, mô hình dữ liệu quan hệ là mô hình dữ liệu được sử dụng rộng
rãi nhất trong các hệ quản trị CSDL thương mại hiện nay. Đây được xem là thế hệ
thứ 2 trong lịch sử phát triển CSDL.
Trong mô hình này, các thực thể được biểu diễn bằng các bảng 2 chiều (còn
gọi là các quan hệ) với các dòng biểu diễn bản ghi và các cột biểu diễn trường. Dữ
liệu trong các bảng được liên kết với nhau thông qua trường kết nối để tạo ra các
thông tin hữu ích cho người sử dụng.
Ưu điểm của mô hình này là:
1. Đơn giản, mô tả dữ liệu thông qua các bảng, phù hợp với cách nhìn thông
thường của người sử dụng.
2. Có cơ sở lý thuyết toán học vững chắc: CSDL quan hệ được xây dựng dựa
trên lý thuyết tập hợp nên có khả năng tối ưu hóa các xử lý phong phú và
giảm thiểu sự dư thừa dữ liệu trong CSDL.
Đó chính là lý do khiến cho mô hình CSDL quan hệ trở thành phổ biến nhất
cho đến thời điểm hiện nay.
+ Mô hình dữ liệu đa chiều (Multidimensional Model): Là một biến thể của cấu trúc
dữ liệu quan hệ. Dữ liệu được mô tả bằng một khối đa diện - gọi là Data Cube; với
mỗi mặt là một chiều của dữ liệu. Mô hình này được sử dụng nhiều trong các CSDL
phân tích với kỹ thuật Kho dữ liệu (Datawarehouse).
+ Mô hình dữ liệu hướng đối tượng (Object - Oriented Structure): Ra đời vào đầu
những năm 90 và được xem là thế hệ thứ 3 trong lịch sử phát triển CSDL.
Trong mô hình dữ liệu hướng đối tượng, các thuộc tính dữ liệu và các phương
thức thao tác trên các thuộc tính đó đều được đóng gói trong các cấu trúc gọi là đối
tượng. Một đối tượng bao gồm các giá trị trên các thuộc tính của một thực thể cùng
với các phép xử lý trên dữ liệu đó. Tính năng đóng gói này cho phép mô hình dữ
liệu hướng đối tượng xử lý các kiểu dữ liệu phức tạo như biểu đồ, ảnh, âm thanh, …
dễ dàng hơn.
Điều quan trọng cần lưu ý là: trong CSDL truyền thống phần chương trình
này là độc lập, còn trong CSDL hướng đối tượng thì chương trình này được mô tả
như một đối tượng của CSDL. Vậy bằng công cụ đối tượng và phương thức, người
ta có thể lưu trữ và chia sẻ không những cấu trúc của đối tượng CSDL, mà còn cả
các hành vi của các đối tượng.
Mô hình dữ liệu hướng đối tượng ra đời nhằm đáp ứng các yêu cầu của các
ứng dụng công nghệ thông tin mới, cần khai thác dữ liệu trong môi trường phức tạp
như phân tán, không đồng nhất,… Đây là mô hình dữ liệu căn bản cho các ứng dụng
web.
_ Các giai đoạn trong quy trình phát triển CSDL
+ Phân tích CSDL Đây là bước độc lập với các hệ quản trị CSDL; thực hiện các
công việc:
1. Phân tích các yêu cầu của hệ thống để xác định các yêu cầu về dữ liệu.
2. Xác định các thực thể và các thuộc tính của các thực thể.
3. Xác định mối quan hệ giữa các thực thể và mô hình hóa mối quan hệ đó bằng
sơ đồ thực thể quan hệ (ERD-Entity Relationship Diagram). Bước này còn
được gọi là bước thiết kế CSDL mức ý niệm.
+ Thiết kế CSDL
+ Triển khai CSDL
+ Kiểm tra và đánh giá
+ Vận hành và bảo trì CSDL
_ Các thành phần trong sơ đồ thực thể mối quan hệ ERD:
+ Thực thể (Entity): là một đối tượng mà nhà quản lý muốn lưu trữ thông tin về
chúng.
Ví dụ: thực thể KHÁCH HÀNG, thực thể ĐƠN HÀNG, thực thể HÀNG HÓA, …
Tập thực thể (Entity Set): là một tập hợp các thực thể cùng loại.
+ Thuộc tính (Attribute): là các đặc trưng, đặc điểm của mỗi thực thể
Ví dụ: thực thể KHÁCH HÀNG có các thuộc tính như Mã khách hàng, Tên khách
hàng, địa chỉ, số điện thoại, …
Các loại thuộc tính:
Thuộc tính tên gọi (giá trị của thuộc tính cho ta biết tên gọi của một thực thể - Tên
khách hàng);
Thuộc tính định danh (là thuộc tính xác định một cách duy nhất đối với mỗi thực thể
- Mã khách hàng);
Thuộc tính mô tả (thuộc tính dùng để mô tả rõ hơn mỗi thực thể - Địa chỉ, Quê quan,
Số điện thoại,..);
Thuộc tính lặp ( thuộc tính có thể nhận nhiều hơn một giá trị đối với mỗi thực thể -
Mã hàng hóa - vì một khách hàng có thể mua nhiều hàng hóa trong một đơn hàng)
Thuộc tính thứ sinh (thuộc tính được tạo ra từ các thuộc tính khác - Thành tiền -
được tạo ra từ Đơn giá và Số lượng)
+ Mối quan hệ (Relationship): thể hiện mối liên kết giữa hai hay nhiều thực thể. Ví
dụ: Giữa thực thể GIẢNG VIÊN và thực thể MÔN HỌC có mối quan hệ DẠY
Các loại mối quan hệ: số lượng tối đa các thực thể của tập thực thể này có thể liên
kết với các thực thể của tập thực thể kia gọi là kiểu của mối quan hệ. Có các kiểu
mối quan hệ sau:
1. Quan hệ một → một (One to One): Một thực thể trong A được kết hợp với tối
đa một thực thể trong B, và một thực thể trong B được kết hợp với tối đa một
thực thể trong A.
2. Quan hệ một → nhiều (One to Many). Một thực thể trong A được kết hợp với
nhiều thực thể trong B, và một thực thể trong B có thể được kết hợp với tối đa
với một thực thể trong A.
3. Quan hệ nhiều → nhiều (Many to Many). Nhiều thực thể trong A được kết
hợp với nhiều thực thể trong B, và nhiều thực thể trong B được kết hợp với
nhiều thực thể trong A.
_ Các bước xây dựng ERD:
Bước 1: Phân tích và xác định các kiểu thực thể và các thuộc tính của các kiểu thực
thể.
o Tên gọi là danh từ.
o Có nhiều thực thể.
o Có duy nhất một định danh.
o Có ít nhất một thuộc tính mô tả.
o Có quan hệ với ít nhất một kiểu thực thể khác.
Bước 2: Xác định các mối liên kết và thuộc tính của mối liên kết (nếu có)
Bước 3: Xác định bản số của các mối liên kết (1-1, 1-N, N-N, tuỳ chọn hay bắt buộc)
Bước 4: Vẽ sơ đồ ER
Kho dữ liệu Data Warehouse: khái niệm, đặc điểm?
_ Kho dữ liệu Data Warehouse: Là loại hình mới của CSDL, đang được nhiều tổ
chức lớn đầu tư xây dựng. Đó là một tổng kho, tích hợp cơ sở dữ liệu của toàn bộ tổ
chức và các nguồn bên ngoài khác nhằm mục đích quản lý, cung cấp thông tin một
cách kịp thời, chính xác, đồng thời là cơ sở cho các ứng dụng phân tích dữ liệu, hỗ
trợ ra quyết định phục vụ các yêu cầu của tổ chức.
_ Các đặc điểm cơ bản của kho dữ liệu:
+ Chỉ hỗ trợ quá trình ra quyết định, không hỗ trợ các xử lý giao dịch như các CSDL
đơn lẻ.
+ Lưu trữ các dữ liệu hiện thời và các dữ liệu lịch sử mà các nhà quản lý của tổ chức
quan tâm
+ Nguồn gốc dữ liệu rất đa dạng: từ các hệ thống nghiệp vụ của tổ chức; từ các nguồn
bên ngoài; … được quản trị bằng các mô hình khác nhau.
+ Dữ liệu từ các nguồn khác nhau đó được sao chép một cách có chọn lọc vào kho
dữ liệu theo một chu kỳ nhất định (hàng giờ, hàng ngày, hàng tháng, …) và được
chuẩn hóa theo một mô hình dữ liệu chung và được tổng hợp theo cách sao cho có
thể sử dụng được trong phạm vi toàn tổ chức trong việc hỗ trợ ra quyết định.
TPS, MIS, DSS, ESS là gì? Đặc điểm của từng loại HTTT đó?
_ Hệ thống xử lý giao dịch (TPS - Transaction Processing System):
Giao dịch (Transaction): trong kinh doanh, được coi là các hoạt động trao đổi
làm thay đổi tình trạng của các đối tượng tham gia vào giao dịch.
Hệ thống xử lý giao dịch TPS (Transaction Processing Systems): là các HTTT
ghi nhận, xử lý dữ liệu phát sinh từ các giao dịch thường nhật của tổ chức (như nhận
đơn đặt hàng, đặt phòng khách sạn, quản lý bảng lương, quản lý hồ sơ nhân viên,…)
và cung cấp thông tin phục vụ các hoạt động quản lý cấp tác nghiệp.
Có thể nói, tất cả các hệ thống xử lý giao dịch đều có những đặc điểm chung
sau đây:
1. Xử lý nhanh và hiệu quả một khối lượng lớn dữ liệu dầu vào và đầu ra.
2. Đảm bảo các dữ liệu lưu trữ trong hệ thống là chính xác và có tính cập
nhật nhất.
3. Trong các hệ thống xử lý giao dịch đều tiềm ẩn nhiều vấn đề liên quan
đến an toàn hệ thống.
4. Hệ thống xử lý giao dịch hỗ trợ hoạt động tác nghiệp của nhiều bộ phận
trong tổ chức nên rủi ro xảy ra với các hệ thống này có thể gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của tổ chức.
_ Hệ thống thông tin quản lý (MIS - Managerment Information System): là hệ thống
được các nhà quản lý tầm trung trong tổ chức sử dụng để giám sát toàn bộ hoạt động
của tổ chức. MIS cũng cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để các nhà quản lý này
ra các quyết định đảm bảo các hoạt động của tổ chức được thực hiện trôi chảy.
Đặc trưng của MIS
(1) Chức năng chính của MIS là tạo ra các báo cáo. Các báo cáo này có thể là
báo cáo định kỳ, báo cáo theo yêu cầu, báo cáo ngoại lệ, … có khuôn mẫu cố định
và thống nhất; được hiển thị trên màn hình hoặc in ra giấy hoặc lưu thành tệp.
(2) Các nhà quản lý sử dụng các báo cáo do MIS tạo ra để kiểm soát các hoạt
động của tổ chức và hỗ trợ việc ra các quyết định có cấu trúc để điều hành tổ chức.
_ Hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định (DSS - Decision Support System): là hệ
thống tin dựa trên máy tính, trợ giúp việc ra các quyết định bán cấu trúc hoặc phi
cấu trúc trong quản lý một tổ chức bằng cách kết hợp dữ liệu với các công cụ, các
mô hình phân tích.
Đặc trưng của DSS
1. DSS dùng để trả lời những câu hỏi bất thường (lâu lâu mới đặt ra và không
lặp lại) như:
“Có nên đưa ra sản phẩm này không”;
“Có nên xây dựng 1 nhà máy mới không?”;
Một công ty nước ngoài cần phải ra quyết định có nên “thâm nhập vào thị
trường Việt Nam không”
Nên lên một “ kế hoạch thưởng chung cho mọi nhân viên như thế nào?”
Đánh giá và xác định hạn mức tín dụng (đánh giá trên tiềm năng, thái độ, uy
tín của khách hàng…)
2. Các vấn đề DSS giải quyết thường mang tính dự báo tương lai: DSS có khả
năng dựa vào dữ liệu quá khứ, hiện tại để rút ra các quan hệ cho tương lai
3. Các vấn đề DSS giải quyết là bán cấu trúc, với đặc điểm
+ Mục tiêu không rõ hoặc nhiều mục tiêu
+ Số liệu thu thập được không chính xác
+ Quá trình xử lý số liệu không chặt chẽ, không rõ ràng
4. Không thay thế người ra quyết định:
• Bản thân người sử dụng là người quyết định cuối cùng sau khi có được thông
tin 65 cung cấp từ DSS.
• Cùng một vấn đề/tình huống, những người khác nhau có thể ra quyết định
khác nhau tùy vào kỳ vọng và thái độ của người đó
5. DSS sử dụng các công cụ phân tích và mô hình hoá thông tin phức tạp
6. Đối tượng sử dụng: Nhà quản trị các cấp (Tuy nhiên, do chi phí để xây dựng
DSS cao, phức tạp nên DSS chủ yếu được sử dụng bởi các nhà quản trị cao cấp)
7. DSS mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức:
• Giúp tự động hóa các qui trình quản lý trong tổ chức bao gồm cả việc ra
quyết định
• Đẩy nhanh quá trình ra quyết định, tăng tốc độ giải quyết vấn đề với độ tin
cậy cao
• Chi phí rẻ hơn trên hệ thống thực nếu có lỗi xảy ra
• Tạo ra một lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.
8. DSS phải được xây dựng cho từng tổ chức với từng chức năng đặc thù mới
đem lại hiệu quả cao.
_ Hệ thống trợ giúp lãnh đạo (ESS - Executive Support System): là loại hình HTTT
mới nhất trong tổ chức. Nó đáp ứng nhu cầu thông tin của các nhà quản trị cấp cao
nhất (cấp chiến lược) trong một tổ chức, nhằm mục đích hoạch định và kiểm soát
chiến lược trong tổ chức. (ESS là sự kết hợp của DSS và EIS-Excutive Information
System)
Có thể chỉ ra những đặc trưng cơ bản sau đây của ESS:
• Dễ sử dụng: đối với các nhà lãnh đạo cấp cao, thời gian là yếu tố hết sức
quan trọng. Các ESS phải có giao diện thân thiện và cách sử dụng không quá phức
tạp. Hệ thống ESS không sử dụng các kỹ năng phân tích hay các mô hình phân tích
mà dùng nhiều kỹ thuật đồ họa như biểu đồ, sơ đồ,…trực quan để cung cấp nhanh
chóng các thông tin cần thiết cho lãnh đạo cao cấp, đôi khi là phục vụ ngay tại bàn
họp
• Có kỹ thuật “quản trị ngược” – Drill down: giúp các nhà điều hành truy
ngược đến các dữ liệu chi tiết của thông tin (đồ thị, báo cáo, …) khi cần. Kỹ thuật
này giúp nhà lãnh đạo nhanh chóng phát hiện ra những điểm bất bình thường trong
hoạt động của tổ chức và nhanh chóng tìm ra nguyên nhân của các điểm bất bình
thường đó để có cơ sở ra quyết định điều chỉnh kịp thời
• Có khả năng hỗ trợ các nhu cầu về dữ liệu từ bên ngoài tổ chức của các nhà
lãnh đạo: dữ liệu phục vụ cho các quyết định cấp cao thường không chỉ đến từ nguồn
bên trong tổ chức mà còn đến từ nguồn bên ngoài (như các đối thủ cạnh tranh, hệ
thống quy định, chính sách, pháp luật của nhà nước, ngành, …). Vì vậy, một ESS
tốt là một ESS phải cung cấp được nhu cầu dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau.
• Có tính hướng tương lai: các quyết định của các nhà lãnh đạo cấp cao thường
là các quyết định mang tính chiến lược, có ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động của tổ
chức trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ. Vì vậy, ESS phải đánh giá được các điểm
mạnh, điểm yếu của từng bộ phận trong tổ chức và cung cấp được các thông tin
mang tính xu hướng; giúp ban lãnh đạo phân tích, dự báo và kịp thời ra các quyết
định mang tính chiến lược của tổ chức.
• Có khả năng hỗ trợ các tình huống có sự không chắc chắn: Tất cả các quyết
định ở cấp chiến lược của các nhà lãnh đạo cao cấp đều tiềm ẩn một sự không chắc
chắn nhất định. Các thủ tục trong ESS giúp các nhà lãnh đạo đo lường sự rủi ro của
các quyết định của mình.
• Có khả năng giúp các nhà lãnh đạo nhận ra được cơ hội của môi trường kinh
doanh.
Các HTTT chuyên chức năng điển hình trong tổ chức? Mục tiêu, đặc điểm…
của từng loại HTTT đó? Mục 2 chương 3 – tr.70
HTTT tích hợp: các loại HTTT tích hợp điển hình trong các tổ chức hiện nay?
Đặc điểm, vai trò… của từng loại? Mục 3 chương 3 – tr.89
Các giai đoạn trong quy trình triển khai dự án HTTT? Các giải pháp triển khai
HTTT trong tổ chức? Đặc điểm và tình huống áp dụng của từng giải pháp? Các
tiêu chuẩn đánh giá sự thành công của dự án triển khai HTTT?
_ Các giai đoạn trong quy trình triển khai dự án HTTT:
Giai đoạn 1: Xác định, lựa chọn và lập kế hoạch sơ bộ (Define)
Giai đoạn 2: Lập kế hoạch chi tiết (Structure and Plan)
Giai đoạn 3: Thực hiện (Implementation)
Giai đoạn 4: Chuyển giao, kết thúc dự án (Close)
_ Các giải pháp triển khai HTTT trong tổ chức:
+ Giải pháp mua ứng dụng thương phẩm (Off the Shell): Mua trọn gói một ứng dụng
CNTT có sẵn trên thị trường. Trong trường hợp này, tổ chức không có quyền sở hữu;
chỉ có quyền sử dụng phần mềm đó. (Và có thể, tổ chức phải trả phí cho những lần
nâng cấp, bảo trì sau đó).
+ Giải pháp thuê ứng dụng (lease the application): Thuê một nhà cung cấp giải pháp
chuyên nghiệp thực hiện triển khai ứng dụng và tổ chức sẽ sử dụng ứng dụng trong
một thời gian nhất định nào đó.
+ Giải pháp phát triển ứng dụng nội bộ (Bespoke development): Tổ chức tự xây
dựng ứng dụng phục vụ nhu cầu của mình.
+ Giải pháp người sử dụng phát triển ứng dụng (end user development): Người dùng
cuối trong tổ chức (nhân viên nghiệp vụ) - là những người không chuyên về CNTT,
sử dụng ngôn ngữ thế hệ thứ 4 (4GL) để phát triển các ứng dụng với sự trợ giúp của
bộ phận IT.
_ Đặc điểm và tình huống áp dụng của từng giải pháp (mục 2 chương 4 – tr.114)
_ Các tiêu chuẩn đánh giá sự thành công của dự án triển khai HTTT:
5 yếu tố đảm bảo sự thành công
1. Có sự đồng thuận và hỗ trợ liên tục của các cấp lãnh đạo
2. Có sự tham gia hiệu quả của người sử dụng vào quá trình triển khai
3. Có mô tả hệ thống rõ ràng
4. Tính khả thi của kế hoạch triển HTTT
5. Tính thực tế trong yêu cầu và kỳ vọng của người sử dụng đối với hệ thống
Nguyên nhân thất bại
1. Quản lý dự án kém
2. Không lường trước được quy mô – sự phức tạp của công việc
3. Yêu cầu và đặc tả hệ thống không được mô tả rõ ràng từ đầu có sự thay đổi
trong quá trình triển khai
4. Thiếu đồng bộ về công nghệ dùng trong triển khai hệ thống
Các giai đoạn trong chu kỳ phát triển HTTT? Tên gọi? Đặc điểm của từng giai
đoạn?
Software Development Life Cycle – 5 giai đoạn
Giai đoạn 1: Khảo sát hiện trạng hệ thống
Việc khảo sát hiện trạng là nhằm mục đích:
- Tiếp cận với nghiệp vụ chuyên môn, môi trường hoạt động của hệ thống
- Tìm hiểu các chức năng, nhiệm vụ và cung cách hoạt động của hệ thống
- Chỉ ra các chỗ hợp lý của hệ thống, cần được thừa kế và những chỗ bất hợp lý của
hệ thống, cần được nghiên cứu khắc phục.
Giai đoạn 2: Phân tích hệ thống
Mục tiêu của giai đoạn này là sử dụng các mô hình phân tích, biểu diễn các
thông tin thu được từ bước khảo sát, giúp các nhà thiết kế hệ thống hiểu được cách
thức hoạt động của hệ thống hiện tại, từ đó xác định mục tiêu cần đạt được của hệ
thống mới.
Giai đoạn 3: Thiết kế hệ thống
Nhiệm vụ: Chuyển mô tả logic của hệ thống mới (là kết quả của giai đoạn
phân tích hệ thống) thành mô tả vật lý.
Sau giai đoạn thiết kế, người thiết kế phải hoàn thành xong bảng đặc tả thiết
kế hệ thống. Bao gồm:
• Mô hình dữ liệu vật lý
• Đặc tả bảng dữ liệu của hệ thống
• Đặc tả giao diện hệ thống: form, báo cáo, phân cấp menu
• Lược đồ chương trình
• Đặc tả modul chương trình Những kết quả thu được trong phần thiết kế sẽ là
đầu vào cho giai đoạn sau (viết chương trình).
Giai đoạn 4: Xây dựng hệ thống
Có rất nhiều hoạt động được tiến hành trong giai đoạn này. Về cơ bản, các
hoạt động trong giai đoạn này được chia thành 2 nhóm lớn:
Nhóm 1: gồm các hoạt động liên quan đến hiện thực hóa thiết kế hệ thống của
giai đoạn trước thành một HTTT hoạt động được.
Nhóm 2: gồm các hoạt động liên quan đến việc chuẩn bị để đưa hệ thống mới
vào sử dụng.
Giai đoạn 5: Vận hành và bảo trì hệ thống
Sau khi hệ thống được lắp đặt và chuyển đổi toàn bộ, giai đoạn vận hành bắt
đầu. Ở thời gian đầu tiên này, người sử dụng và các chuyên viên kỹ thuật vận hành
cần đánh giá xem hệ thống đáp ứng các mục tiêu đặt ra ban đầu như thế nào, đề xuất
những sửa đổi, cải tiến.
Bảo trì hệ thống được tính từ khi hệ thống chính thức đưa vào sử dụng cho
đến khi có một HTTT mới thay thế cho HTTT hiện tại
Phân tích hệ thống là gì? Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn Phân tích
hệ thống? Các công cụ mô hình hóa kết quả phân tích hệ thống và các quy định
đối với từng công cụ mô hình hóa đó (BFD, DFD…)
_ Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn Phân tích hệ thống
+ Phân tích hệ thống về chức năng (mục 3.1.2.1 chương 4 – tr.121)
Các bước phân tích chức năng hệ thống:
• Xây dựng biểu đồ phân rã chức năng (Business Function Diagram – BFD)
• Xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu các mức (Data Flow Diagram - DFD)
• Đặc tả chức năng (P-Spec: Process Specification)
+ Phân tích hệ thống về dữ liệu (mục 3.1.2.2 chương 4 – tr.130)
Tổng kết trình tự các bước phân tích hệ thống về dữ liệu
• Sử dụng hồ sơ khảo sát chi tiết, lập từ điển dữ liệu
• Sử dụng từ điển dữ liệu để xác định các thực thể, các thuộc tính
• Tìm mối quan hệ giữa các thực thể
• Xây dựng ERD
• Chuyển mô hình ERD -> mô hình CSDL
_ Các công cụ mô hình hóa kết quả phân tích hệ thống và các quy định đối với từng
công cụ mô hình hóa đó (BFD, DFD…)
+ Biểu đồ phân rã chức năng (BFD) là: trang 122
• Công cụ cho phép mô tả khái quát các chức năng của hệ thống một cách trực
tiếp theo thứ bậc các công việc cần thực hiện.
• Mỗi công việc được chia ra làm các công việc con.
• Số mức chia ra phụ thuộc vào kích cỡ và độ phức tạp của hệ thống
Nguyên tắc xây dựng BFD
• Nguyên tắc thực chất: mỗi chức năng được phân tách phải là một bộ phận thực sự
tham gia thực hiện chức năng phân tách ra nó
• Nguyên tắc đầy đủ: Thực hiện tất cả các chức năng ở mức dưới trực tiếp phải đảm
bảo thực hiện chức năng ở mức trên đã phân tách ra chúng
• Sơ đồ phải được bố trí cân đối, dễ theo dõi
+ Biểu đồ luồng dữ liệu DFD: trang 123
DFD là một công cụ mô tả mối quan hệ thông tin giữa các chức năng trong hệ
thống. Qua DFD, nhu cầu thông tin của mỗi chức năng được xác định: thông tin đầu
vào là gì? Ai/tiến trình nào cung cấp; thông tin đầu ra là gì? Ai/tiến trình nào sẽ thu
nhận các thông tin đó
Một số quy tắc vẽ biểu đồ luồng dữ liệu
• Các luồng dữ liệu vào của một tiến trình cần khác với các luồng dữ liệu ra của nó.
Tức là các dữ liệu qua một tiến trình phải có thay đổi. Ngược lại, tiến trình là không
cần thiết vì không tác động gì đến các luồng thông tin đi qua nó
• Không có một tiến trình nào chỉ có cái ra mà không có cái vào. Đối tượng chỉ có
cái ra thì có thể là tác nhân ngoài (nguồn)
• Không một tiến trình nào mà chỉ có cái vào mà không có cái ra. Một đối tượng chỉ
có cái vào thì chỉ có thể là tác nhân ngoài (đích)
• Các đối tượng trong một biểu đồ luồng dữ liệu phải có tên duy nhất; mỗi tiến trình
phải có tên duy nhất. (Trừ các tác nhân trong, tác nhân ngoài và kho dữ liệu có thể
được vẽ lặp lại)
• Các luồng dữ liệu đi vào một tiến trình phải đủ để tạo thành các luồng dữ liệu đi
ra.
Các phương pháp chuyển đổi hệ thống? Tên gọi? Đặc điểm?
_ Chuyển đổi trực tiếp: ngừng hoạt động của hệ thống cũ và đưa ngay hệ thống
mới vào sử dụng. Đây là phương pháp tương đối mạo hiểm vì nếu hệ thống mới xảy
ra sự cố sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của toàn tổ chức.
_ Chuyển đổi song song: 2 hệ thống cũ và mới cùng hoạt động cho đến khi thấy hệ
thống mới đáp ứng được yêu cầu của tổ chức và có quyết định dừng hệ thống cũ.
Đây là phương pháp an toàn nhưng tốn kém do phải duy trì song song 2 hệ thống.
_ Chuyển đổi theo pha: là phương pháp chuyển dần từ hệ thống cũ sang hệ thống
mới bắt đầu từ một vài module. Các phần khác nhau của hệ thống cũ và mới sẽ được
phối hợp với nhau cho đến khi toàn bộ hệ thống mới được cài đặt xong. Phương
pháp này hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra nhưng cũng đòi hỏi giữa hệ thống cũ
và hệ thống mới phải có khả năng chia sẻ dữ liệu. Nhiều trường hợp phải viết thêm
các chương trình làm cầu nối nhưng cũng không khả thi khi hệ thống cũ và mới
không thể tương thích.
_ Chuyển đổi thí điểm: dung hòa giữa cài đặt trực tiếp và song song. Chỉ thực hiện
cài đặt hệ thống mới cục bộ tại một vài bộ phận của tổ chức. Lợi thế của phương
pháp này là hạn chế tối đa chi phí và sự cố.
Các phương pháp phát triển HTTT trong tổ chức? Đặc điểm của từng phương
pháp đó?
+ Phương pháp thác nước (Waterfall):
Việc phát triển HTTT được thực hiện tuần tự theo chu kỳ vòng đời. Giai đoạn
kế tiếp chỉ bắt đầu khi giai đoạn hiện hành đã hoàn tất.
Đây là phương pháp truyền thống, và là lựa chọn tốt đối với các hệ thống có
tính cấu trúc cao và có nhiều người sử dụng như các hệ thống xử lý giao dịch: hệ
thống tính lương, hệ thống quản lý hàng tồn kho…
+ Phương pháp tăng trưởng (Incremental):
• Ưu điểm:
– Chức năng chính, chức năng có độ rủi ro cao sẽ được thực hiện trước
– Sau mỗi vòng đều có thể chuyển giao cho khách hàng
– Giảm rũi ro (tránh được tình trạng thất bại toàn dự án)
• Nhược điểm:
– Phải xác định chức năng đầy đủ và hoàn chỉnh trước khi qua vòng sau
– Khách hàng khi thấy vòng đầu thường nghĩ hệ thống đơn giản
• Tình huống áp dụng:
– Khi cần nhanh chóng đưa các chức năng cơ bản của hệ thống vào sử dụng.
– Áp dụng cho sản phẩm có thời gian hoàn thiện > 1 năm.
– Khi các yêu cầu đã hiểu rõ nhưng mong muốn có sự tiến hóa dần của sản phẩm
+ Phương pháp bản mẫu (Prototyping)
Đây phương pháp phát triển hệ thống tốt nhất cho trường hợp khó xác định
được các đặc tả của hệ thống. Nhất là trong các HTTT giúp các nhà lãnh đạo trợ giúp
ra quyết định. Các yêu cầu của hệ thống dần được định hình thông qua quá trình làm
bản mẫu.
Mấu chốt cho sự thành công của phương pháp này là mỗi chu trình "đánh giá
- làm mịn" phải được thực hiện nhanh chóng.
• Ưu điểm của phương pháp này là:
– Thời gian phát triển ngắn
– Cần ít nhân công
– Giảm rủi ro nhờ có khách hàng tham gia
• Hạn chế:
- Phương pháp này không phải phù hợp cho mọi loại hình HTTT, đặc biệt là những
HTTT có tính cấu trúc cao hoặc có nhiều người sử dụng.
- Khi quá trình làm bản mẫu thực hiện quá nhanh, có thể dẫn đến coi nhẹ một số hoạt
động khác của quá trình phát triển HTTT như hoạt động phân tích, thiết kế hay làm
tài liệu hệ thống, dẫn đến những hậu quả ngoài ý muốn như chi phí bảo trì tăng, tài
liệu hệ thống không hoàn chỉnh.
+ Phương pháp phát triển nhanh (Rapid Application Development): Là phương pháp
phát triển HTTT có kết hợp phương pháp bản mẫu với các công cụ tự động hóa việc
phát triển HTTT dựa trên máy tính và các phương pháp hiện đại để thu thập yêu cầu
và thiết kế hệ thống.
• Ưu điểm:
- Có sự tham gia tích cực của người sử dụng nên khi hệ thống được phát triển, sẽ
thỏa mãn thực sự các yêu cầu của người sử dụng.
- Cũng do Có sự tham gia tích cực của người sử dụng nên một số hoạt động khác
liên quan đến hoạt động phát triển HTTT mới sẽ trở nên dễ dàng hơn. Như hoạt động
đào tạo và cài đặt.
- Giảm đáng kể chi phí phát triển hệ thống.
• Nhược điểm:
- Hạn chế về chức năng và khả năng thay đổi, dẫn đến hạn chế trong việc sử dụng
hệ thống trong tương lai, khi có sự thay đổi của môi trường nghiệp vụ.

You might also like