You are on page 1of 26

Hệ thống Thông Tin- Quản Lý Công Nghiệp

Mục Lục

I.CƠ SỞ TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN…………………………………..2


1.1 Xã hội và thông tin………………………………………………………….. .2
1.2 Tổ chức và thông tin………………………………………………………….3
1.3 Thông tin theo các cấp ra quyết định ………………………………………...3
1.4 Các đầu nối thông tin với tổ chức………………………………………….…5
1.5 Ứng dụng Công nghệ thông tin cho quản lý……………………………….....5
II.HỆ THỐNG THÔNG TIN……………………………………………………….7
2.1 Định nghĩa và các thành phần của hệ thống thông tin……………………….....7
2.2 Phân loại các hệ thống thông tin……………………………………………......7
2.3 Mô hình biểu diễn hệ thống thông tin………………………………………......8
2.4 Lợi ích kinh tế của hệ thống thông tin………………………………………...11
III. HIỆU QUẢ CỦA QUẢN LÝ THÔNG TIN…………………………………12
3.1 Lợi ích của hệ thống thông tin cho quản lý…………………………………...12
3.2 Chi phí hệ thống thông tin…………………………………………………….13
3.3 Hiệu quả kinh tế của hệ thống thông tin……………………………………....13
IV. CƠ SỞ CÔNG NGHỆ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN…………………….16
4.1 Phần cứng của hệ thống thông tin…………………………………………...16
4.2 Phần mềm của hệ thống thông tin…………………………………………...17
4.3 Mạng truyền thông của hệ thống thông tin……………………………….…19
4.4 Cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin………………………………………..20
V. VÍ DỤ VÀ QUAN ĐIỂM ……………………………………………………. 21
5.1 Ví Dụ Hệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp……………………….21
5.2 Quan điểm dựa trên người quản lý và người làm công……………………….24
5.3 Quan điểm của người làm công ………………………………………………25

1
Hệ thống Thông Tin- Quản Lý Công Nghiệp

I.CƠ SỞ TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN


1.1 Xã hội và thông tin
-Thông Tin Là Gì
Khái niệm về thông tin đã được giải thích nhiều nhưng khó có một định nghĩa tổng
quát :
+ Trong TCVN 5453 - 1991 đã viết: “Thông tin là nội dung mà con người gán cho
dữ liệu với các quy ước (ký hiệu) đã biết, được sử dụng trong việc trình bày
chúng”...
+ Theo Oxford English Dictionary thì “thông tin là điều mà người ta đánh giá hoặc
nói đến, là tri thức, tin tức” và “sự chuyển giao thông tin làm tăng thêm sức mạnh
của con người”.
Thông tin được hình thành trong quá trình giao tiếp, mọi người đều có thể nhận
thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: qua giao tiếp, các phương tiện thông tin
đại chúng,…
Nguồn lực thông tin khác hẳn với các nguồn lực khác, nguồn lực thông tin càng
dùng nhiều càng phong phú và nhiều thêm vì mỗi cá nhân, tổ chức dùng thông tin
lại tạo ra thông tin mới.

-Xã hội và thông tin


Trong điều kiện nền kinh tế xã hội đang chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức,
“thông tin trở thành nguồn lực kinh tế chính” thúc đẩy sự phát triển vượt bậc trong
mọi ngành kinh tế.
-Thông tin là nhu cầu cơ bản không thể thiếu của mọi cá nhân, mọi tổ chức
-Thông tin là nguồn lực của mọi quốc gia, nước nào sở hữu được nhiều thông tin
hữu ích, nước đó sẽ phát triển và thành công nhất là thông tin khoa học và công
nghệ
-Đối với các tổ chức, Công ty hoạt động trong lĩnh vực công cộng : Phần lớn ngân
sách hoạt động được dùng vào việc xử lý thông tin
-Tất cả các cấp trong chính phủ đều cần đến thông tin để hỗ trợ cho công việc điều
hành và giúp ích rất nhiều trong việc thực hiện các mục tiêu hoạt động.
-Đối với mỗi cá nhân, có thông tin và biết cách sử dụng đúng đắn sẽ đem lại lợi ích
to lớn
Ví Dụ : Thông tin bất động sản, cổ phiếu … thì sẽ đầu tư , mang lại hiệu quả cao
hoặc đơn giản hơn là nếu nắm càng rõ thông tin về công ty tuyển dụng thì bạn sẽ
có nhiều lợi thế trước các ứng viên khác khi xin việc…

2
Hệ thống Thông Tin- Quản Lý Công Nghiệp

1.2 Tổ Chức Và Thông Tin


Trước đây người ta cho rằng trong một tổ chức hoạt động SXKD có 5 nguồn tài
nguyên:
-Con người
-Thiêt bị, máy móc
-Tài chính
-Nguyên vật liệu, năng lượng
-Quản lý
Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội ngày nay, “thông tin” có thể
được xem như là một nguồn tài nguyên mới, đặc thù, rât đa dạng và được sử dụng
kết hợp các nguồn tài nguyên khác để đem lại hiệu quả trong hoạt động.
Thông qua quản trị thông tin, tổ chức có thể đảm bảo rằng giá trị của các thông tin
đó được xác lập và sử dụng tối đa để hỗ trợ cho các hoạt động trong nội bộ tổ chức
cũng như góp phần nâng cao hiệu quả của bộ phận cung cấp thông tin
1.3 Thông Tin Theo Các Cấp Ra Quyết Định
+Các Cấp Quản Lý
- Cấp chiến lược : –cấp quản lý cao nhất, nơi mà tổ chức được quản lý ở tầm vĩ
mô nhất
- Cấp chiến thuật – bao gồm tất cả những người làm quản lý làm cầu nối giữa cấp
chiến lược và cấp tác nghiệp
- Cấp tác nghiệp – nơi các công việc cơ bản như việc tạo ra các sản phẩm và dịch
vụ của công ty
Ví Dụ : Trong các doanh nghiệp sản xuất, cấp tác nghiệp có thể bao gồm những
người làm thương mại, trong khi đó trong một tổ chức xã hội, cấp tác nghiệp có thể
bao gồm những người làm công tác xã hội)

3
Hệ thống Thông Tin- Quản Lý Công Nghiệp

Sơ Đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp:

-Thông tin thu thập được phải được cung cấp cho đối tượng phù hợp với vị trí của
họ trong tổ chức
-Những người làm tại các cấp thấp cần những dữ liệu thực tế, người làm quản lý
cấp trung bình cần thông tin đa dạng hơn trong khi những người quản lý cấp cao,
cấp chiến lược, thường cần những bản báo cáo tóm tắt cung cấp cái nhìn tổng quan
về một vấn đề hay tình huống.
+ Thông Tin Quản Lý
Thông tin quản lý : là những dữ liệu được xử lý và sẵn sàng phục vụ công tác
quản lý của tổ chức. Có 3 loại thông tin quản lý trong một tổ chức, đó là thông tin
chiến lược, thông tin chiến thuật, và thông tin điều hành
Có 3 loại thông tin quản lý trong một tổ chức
-Thông tin chiến lược
- Thông tin chiến thuật
- Thông tin điều hành
Thông tin chiến lược lược:
-Là thông tin sử dụng cho chính sách dài hạn của tổ chức, chủ yếu phục vụ cho
các nhà quản lý cao cấp khi dự đoán tương lai. Loại thông tin này đòi hỏi tính khái
quát, tổng hợp cao.
-Dữ liệu để xử lý ra loại thông tin này thường là từ bên ngoài tổ chức (đồng nghiệp
ở cấp tương đương thuộc các tổ chức khác, phương tiện thông tin đại chúng,…).
Đây là loại thông tin được cung cấp trong những trường hợp đặc biệt.

4
Hệ thống Thông Tin- Quản Lý Công Nghiệp

Thông tin chiến thuật


-Là thông tin sử dụng cho chính sách ngắn hạn, chủ yếu phục vụ cho các nhà quản
lý phòng ban trong tổ chức.
- Loại thông tin này trong khi cần mang tính tổng hợp vẫn đòi hỏi phải có mức độ
chi tiết nhất định dạng thống kê. Đây là loại thông tin cần được cung cấp định kỳ.
Thông tin điều hành :
-Sử dụng cho công tác điều hành tổ chức hàng ngày và chủ yếu phục vụ cho người
giám sát hoạt động tác nghiệp của tổ chức.
-Loại thông tin này cần chi tiết, được rút ra từ quá trình xử lý các dữ liệu trong tổ
chức. Đây là loại thông tin cần được cung cấp thường xuyên

1.4. Các Đầu Nối Thông Tin Với Tổ Chức

1.5. Ứng Dụng CNTT Cho Quản Lý


Hiện nay, công nghệ thông tin (CNTT) đang hiện diện và đóng vai trò quan trọng
không thể thiếu trong quá trình quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh của mỗi doanh nghiệp. Sự phát triển và ứng dụng của Internet đã làm thay
đổi mô hình và cách thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc chuyển dần
các giao dịch truyền thống sang giao dịch điện tử đã ảnh hưởng đến vị trí, vai trò
và cả nhu cầu của các bên hữu quan (khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư…) của
doanh nghiệp.

5
Hệ thống Thông Tin- Quản Lý Công Nghiệp

Một số hình ảnh ví dụ về ứng dụng CNTT cho quản lý

6
Hệ thống Thông Tin- Quản Lý Công Nghiệp

II.HỆ THỐNG THÔNG TIN


2.1 ĐINH NGHĨA HTTT VÀ CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH
Hệ thống thông tin:
Là một tập hợp gồm con người, các thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu … thực
hiện các hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối thông tin trong tập hợp
rằng buộc là môi trường.
Các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin
Ngu
Thu Xử lý Đích
Phâ
ồn
thậ và lưu n
p Kho
trữdữ phát
liệu

Đặc trưng của hệ thống thông tin


- Phải được thiết kế, tổ chức phục vụ nhiều lĩnh vực hoặc nhiệm vụ tổng thể của
một tổ chức
- Đạt mục tiêu là hỗ trợ ra các quyết định
- Dựa trên kỹ thuật tiên tiến về xử lý thông tin
- Có kết cấu mềm dẻo, phát triển được (HT mở)
+Hệ thống thông tin chính thức
+Hệ thống thông tin không chính thức
2.2 PHÂN LOẠI HỆ THỐNG THÔNG TIN
+ Phân loại hệ thống thông tin theo mục đích phục vụ
Hệ thống thông tin xử lý giao dịch (TPS – Transaction Processing System)
Hệ thống thông tin quản lý (MIS – Management Informaton System)
Hệ thống trợ giúp ra quyết định (DSS – Decision Support System)
Hệ thống chuyên gia (ES – Expert System)
Hệ thống tăng cường khả năng cạnh tranh

7
Hệ thống Thông Tin- Quản Lý Công Nghiệp

(ISCA – Information System for Competitive Advantage)

+Phân loại hệ thống thông tin trong tổ chức doanh nghiệp


Hệ thống thông tin tài chính
Hệ thống thông tin Marketing
Hệ thống thông tin quản lý kinh doanh và sản xuất
Hệ thống thông tin nguồn nhân lực
Hệ thống thông tin văn phòng
2.3 MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN

Bước 1- Xác định nhu cầu thông tin

8
Hệ thống Thông Tin- Quản Lý Công Nghiệp

Hệ thống thông tin phù hợp với cách phân chia cấp độ môi trường để phân tích và
dự báo chiến lược kinh doanh.

Bước 2- Xác định các nguồn cung cấp thông tin

Nguồn cung cấp thông tin sơ cấp bên ngoài

Bước 3- Xây dựng hệ thống thông tin

9
Hệ thống Thông Tin- Quản Lý Công Nghiệp

- Xây dựng cơ cấu tổ chức của hệ thống thông tin.

Bước 4- Tiến hành thu thập và xử lý thông tin


-Kiểm tra ngân hàng dữ liệu
-Tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác ở bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
-Tiến hành xử lý, phân tích và đánh giá các dữ liệu đã thu thập, sắp xếp thông tin
theo danh mục phù hợp
-Tiến hành phổ biến loại thông tin cần thiết cho các nhà quản trị
-Lưu trữ để phục vụ nhu cầu ra quyết định ở giai đoạn sau

Bước 5- Dự báo diễn biến của các yếu tố môi trường

Dài hạn >5 năm

Bước 6-Tổng hợp kết quả phân tích và dự báo môi trường kinh doanh

10
Hệ thống Thông Tin- Quản Lý Công Nghiệp

Bước 7- Phân tích cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và yếu của Doanh nghiệp
Đánh giá thứ tự ưu tiên các cơ hội và nguy cơ:
-Do nguồn lực luôn là phạm trù có hạn nên nhìn chung Doanh nghiệp không thể có
đủ nguồn lực để khai thác hết cơ hội cũng như không thể sẵn sàng đối phó mọi
nguy cơ tiềm ẩn sẽ xảy ra trong thời kì chiến lược. Vì vậy, việc xác định thứ tự ưu
tiên đối với các cơ hội, nguy cơ là hoàn toàn cần thiết.
-Để xác định thứ tự ưu tiên đối với các cơ hội, nguy cơ có thể sử dụng ma trận cơ
hội và nguy cơ.

Bước 8- Đề xuất các phản ứng chiến lược


-Điều chỉnh triết lý kinh doanh cho phù hợp với xu hướng của thời đại
-Điều chỉnh hoặc thay đổi nhiệm vụ và các mục tiêu lâu dài
-Điều chỉnh các chiến lược nhà quản trị nguồn nhân lực cần điều chỉnh chính sách
sử dụng và đãi ngộ người lao động một cách hợp lý...

Bước 9: Theo dõi và cập nhật thông tin môi trường

11
Hệ thống Thông Tin- Quản Lý Công Nghiệp

Có đầy đủ thông tin môi trường kịp thời và bảo đảm chất lượng thông tin, hệ thống
thông tin cho Doanh nghiệp

2.4 LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA HTTT


a. Giá thành thông tin:
Giá thành thông tin = ∑ Các khoản chi tạo ra thông tin
b. Giá trị của thông tin:
Bằng lợi ích thu được của việc thay đổi phương án quyết định do thông tin tạo ra
c. Giá trị của hệ thống thông tin
Giá trị của hệ thống thông tin là sự thể hiện bằng tiền tập hợp những rủi ro mà tổ
chức tránh được và những cơ hội thuận lợi mà tổ chức có được nhờ hệ thống thông
tin
Ví dụ:
Doanh nghiệp xây dựng chiến lược đưa sản phẩm mới ra thị trường:
Chiến lược A: giá thấp
Chiến lược B: giá trung bình
Chiến lược C: giá cao
Doanh nghiệp quyết định chọn chiến lược A
Tuy nhiên trước khi có quyết định chính thức DN tiến hành điều tra thị trường thu
được kết quả:
Chiến lược A: sẽ thu được lợi nhuận 100
Chiến lược B: sẽ thu được lợi nhuận 150
Chiến lược C: sẽ thu được lợi nhuận 120
Chọn chiến lược B. Giá trị thông tin = 50
d. Các chi phí cho HTTT:
-Chi phí cố định:
CPCĐ = Cpttk + Cxd + Cmm + Ccđ + Ctbpv + Ccđk
-Chi phí biến động năm thứ i :
CPBĐ(i) = Ctl(i) + Cđv(i) + Cđtt + Cbtsc(i) + Cbđk(i)
e. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống thông tin:
Tổng chi phí: TCP = CPCĐ(1+ Lãi suất)n + Σ CP Đ(i).(1+lãi suất)(n-i)

12
Hệ thống Thông Tin- Quản Lý Công Nghiệp

Tổng thu: TTN = Σ TN(i).(1+ Lãi suất)(n-i)


Cần xây dựng: TTN > TCP
III. HIỆU QUẢ CỦA QUẢN LÝ THÔNG TIN
3.1 Lợi ích của HTTT cho quản lý
+ Truy cập thông tin nhanh chóng, an toàn và ổn định :
-Cho phép người sử dụng truy cập nguồn dữ liệu của doanh nghiệp nhanh chóng
-Có khả năng phân quyền sử dụng dữ liệu và dạng dữ liệu nào được phép sử dụng
trong phạm vi quyền hạn được phân bổ
+Giúp đồng bộ các nguồn dữ liệu và quy trình xử lý trùng lặp:
-Khả năng đồng bộ dữ liệu & tích hợp dữ liệu giảm sự trùng lặp và tăng tính thống
nhất cho dữ liệu
-Từ các hệ thống khác có thể truy cập vào cùng một dữ liệu và việc thay đổi dữ
liệu được kiểm soát chặt chẽ
+Giảm thời gian lưu chuyển và xoay vòng nhanh :
-Giảm thiểu thời gian chậm trễ trong việc chuyển thông tin giữa các bộ phận trong
doanh nghiệp
+Giảm chi phí vô lý :
Tiết kiệm thời gian, tăng khả năng quản lý
giúp các quy trình xử lý dùng các nguồn lực có sẵn và các kết quả xử lý sẽ luôn
được sẵn sàng cho một quy trình khác
+ Khả năng tương thích nhanh với quy trình kinh doanh :
-Đáp ứng tốt cho việc thay đổi các quy trình kinh doanh của doanh nghiệp hoặc tái
cấu trúc doanh nghiệp
-Các thành phần trong hệ thống có thể được thêm vào hoặc bớt ra cho phù hợp với
mục đích sử dụng
+Tăng cường khả năng bảo trì hệ thống :
-Triển khai bám sát các yêu cầu thay đổi hệ thống từ phía doanh nghiệp.
+Tăng cường khả năng mở rộng hệ thống:
-Khả năng tích hợp với những hệ thống có sẵn của doanh nghiệp hoặc những hệ
thống được thêm vào

+Đáp ứng yêu cầu thương mại điện tử và kinh doanh số :


Nguồn dữ liệu của doanh nghiệp thông qua cơ chế bảo mật và phân quyền có thể
đáp ứng trực tiếp yêu cầu thương mại điện tử của doanh nghiệp giúp rút ngắn
khoảng cách địa lý trong môi trường cộng tác.
3.2 Chi phí hệ thống thông tin
+Chi phí cố định
-C1: chi phí cho nghiên cứu, thiết kế hệ thống ;
-C2: chi phí phần cứng;

13
Hệ thống Thông Tin- Quản Lý Công Nghiệp

-C3: chi phí phần mềm;


-C4: chi phí chuyển đổi, cài đặt hệ thống;
-C5: chi phí đào tạo cán bộ;
-C6: chi phí cho dữ liệu;
+Chi phí biến động
-C7: chi phí bảo trì hệ thống thông tin;
-C8: chi phí khai thác và quản lý hệ thống;
-C9: chi phí văn thư, hành chính, điện...;
-C10: các chi phí khác
+Tổng Chi Phí
TCP: tổng chi phí cho xây dựng và khai thác hệ thống thông tin quản lý TCP=c1+
… +c10
+Các khoản thu
-T1: Do giá trị các thông tin đã cung cấp mang lại;
-T2: Do giảm cán bộ trong lĩnh vực thông tin ;
-T3: Do cung cấp các dịch vụ thông tin;
-T4: Do tận dụng được các cơ hội trong kinh doanh;
-T5: Do tránh được rủi ro;
-T6. Các khoản thu khác;
TT: Tổng các khoản thu do sử dụng hệ thống thông tin quản lý TT= t1+…+ t6
3.3 Hiệu quả kinh tế của hệ thống thông tin
Hiệu quả của hệ thống thông tin quản lý (HTTTQL) là mức độ kết quả của
HTTTQL này mang lại, được thể hiện bằng tiền và được xác định bằng cách so
sánh các kết quả thu được từ HTTTQL với những chi phí đã bỏ ra để thực hiện nó.
Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của HTTTQL là phải xem xét trên hai góc độ: kết
quả trực tiếp và kết quả gián tiếp.
CÁC NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HỆ THỐNG
THÔNG TIN QUẢN LÝ
Để đánh giá giá hiệu quả kinh tế của hệ thống thông tin quản lý cần dựa trên hai
nguyên tắc:
- Đánh giá hiệu quả gián tiếp và hiệu quả trực tiếp
- Đánh giá toàn diện

Đánh giá hiệu quả gián tiếp


sử dụng phương pháp chuyên gia bằng cách đưa ra hệ thống các câu hỏi liên quan
đến hiệu quả gián tiếp của hệ thống ứng dụng trong kinh tế và thương mại. Kết quả
phân tích đánh giá ý kiến của các chuyên gia cho ta nhận định về hiệu quả gián tiếp
của hệ thống
Đánh giá hiệu quả trực tiếp

14
Hệ thống Thông Tin- Quản Lý Công Nghiệp

Để xác định hiệu quả trực tiếp người ta thường sử dụng các phương pháp lượng
hóa cụ thể trên cơ sở số liệu thống kê kế toán. Các yếu tố mang lại hiệu quả bao
gồm:
+Một là Tin học đẩy nhanh các quá trình thống kê, kế toán đảm bảo số liệu chính
xác cung cấp cho các bộ phận quản lý
+Hai là Tin học hóa làm giảm thiểu thời gian và lao động cho các công đoạn xử lý
thông tin
+Ba là nhờ Tin học hóa các quyết đinh quản lý được thông qua trên cơ sở tính toán
cụ thể nhằm đảm bảo hiệu quả cao
+Bốn là nhờ hệ thống thông tin quản lý các nhà lãnh đạo luôn được cấp thông một
cách kịp thời
Để phân tích hiệu quả người ta thường tiến hành so sánh các tình huống có và
không có dự án. Có 3 trường hợp xảy ra :
-Trường hợp 1 : Sản xuất trước khi có hệ thống thông tin quản lý không gia tăng,
nhờ có hệ thống thông tin quản lý mà sản xuất tăng lên đáng kể
-Trường hợp 2 : Sản xuất đang phát triển, nhờ có hệ thống thông tin quản lý mà tốc
độ phát triển tăng nhanh hơn
- Trường hợp 3 : Sản xuất đang suy giảm, nhờ có hệ thống thông tin quản lý đã góp
phần ngăn chặn sự suy giảm
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
Để thẩm định hiệu quả kinh tế của hệ thống thông tin quản lý chúng ta thường sử
dụng 2 chỉ tiêu chính sau đây :
-Chỉ tiêu 1 : Giá trị hiện tại ròng NPV(Net Present value) của hệ thống thông tin
quản lý
-Chỉ tiêu 2 : Chỉ số doanh lợi PI (Profitability Index) của hệ thống thông tin quản

Chỉ tiêu 1

15
Hệ thống Thông Tin- Quản Lý Công Nghiệp

 Giá trị hiện tại ròng NPV(Net Present value) của hệ thống thông tin
quản lý

 Ci : Chi phí đầu tư năm thứ i


 Pi : Lợi ích thu được năm thứ i
 r : Tỷ lệ chiết khấu

Chỉ tiêu 2

 Chỉ số doanh lợi PI (Profitability Index) của hệ thống thông tin quản

 Ci : Chi phí đầu tư năm thứ i


 Pi : Lợi ích thu được năm thứ i
 r : Tỷ lệ chiết khấu

16
Hệ thống Thông Tin- Quản Lý Công Nghiệp

IV. CƠ SỞ CÔNG NGHỆ CỦA HTTT


4.1 Phần cứng của httt
Phần cứng của hệ thống thông tin bao gồm:
-Thiết bị
-Phương tiện kỹ thuật
è Xử lý và lưu trữ thông tin chủ yếu là máy tính và các thiết bị ngoại vi giao tiếp
với nhau thông qua mạng truyền thông
a.Sơ đồ chức năng của máy tính

b.Phân loại máy tính


Theo mục đích sử dụng
-Siêu máy tính
Tốc độ hàng nghìn Teraflop phục vụ khối lượng tính toán rất lớn
-Siêu máy tính cỡ nhỏ
Giá thành phù hợp với công nghiệp đáp ứng được nhu cầu xử lý vector
-Main Frame
Dùng cho các công ty lớn như Ngân hàng, Hãng bảo hiểm… để xử lý khối lượng
dữ liệu lớn
-Máy chủ doanh nghiệp
Phục vụ cho doanh nghiệp do đáp ứng được yêu cầu ổn định rất cao
-Máy trạm
= PC + cấu hình mạnh hơn + nhanh hơn

17
Hệ thống Thông Tin- Quản Lý Công Nghiệp

Dành cho các ứng dụng kỹ thuật (CAD/CAM), phát triển phần mềm, thiết kế đồ
họa
-Máy tính cá nhân
Phục vụ nhu cầu cá nhân
4.2.Phần mềm của hệ thống thôn tin
+Đĩnh nghĩa: Phần mềm là một tập hợp những câu lệnh được viết bằng ngôn ngữ
lập trình theo trật tự xác định nhằm thực hiện một số nhiệm vụ hay chức năng cụ
thể.
+Phân loại:
-Phần mềm hệ thống
-Phần mềm ứng dụng
+Mối quan hệ giữa phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng

CPU Phần Phần Soạn thảo


mềm mềm
Bộ nhớ Bảng tính
Phầ hệ ứng
chính Quản trị
n thống dụng

Bộ nhớ dự án
cứn
phụ Ứng dụng
a.Phần mềm hệ thống
g
+Là Ngoại vi
tập hợp chương trình quản lý tài nguyên phần cứng
khácvà ngoại vi, cho phép
người dùng và các phần mềm ứng dụng tương tác với phần cứng.
+Có 3 loại phần mềm hệ thống cơ bản:
Hệ điều hành
+Là phần mềm hệ thống quan trong nhất đối với mỗi máy tính
Chức năng:
- Quản lý tài nguyên
- Cung cấp giao diện người dùng
- Chạy các ứng dụng
- Khởi động hệ thống
+Phân loại Hê điều hành

18
Hệ thống Thông Tin- Quản Lý Công Nghiệp

-Dựa vào phần cứng

HĐH desktop

- Dựa vào tính sở hữu:

HĐH mã nguồn đóng

Phần mềm tiện ích


+Thường đi kèm với hệ điều hành
+Giúp tối ưu hóa hiệu năng máy tính
+Hỗ trợ bảo mật thông tin
+Giúp việc sử dụng máy tính dễ dàng hơn
+Phần mềm tiện ích thông dụng :
-Chuẩn đoán lỗi
-Diệt virus
-Sao lưu và phục hồi
-Nén/giải nén file
Các tiện ích trên windows
-Sao lưu và phục hồi (Backup and Restore)
-Dọn dẹp ổ cứng (Disk Cleanup)
-Chống phân mảnh ổ cứng (Disk Defragmenter)
Trình điều khiển thiết bị (Driver)
Là phần mềm hệ thống giúp HĐH điều khiển thiết bị

19
Hệ thống Thông Tin- Quản Lý Công Nghiệp

b. Phần mềm ứng dụng


+Là phần mềm có khả năng làm cho máy tính thực hiện trực tiếp một công việc
nào đó người dùng muốn thực hiện và thông qua phần mềm hệ thống
+Phân loại:
-Phần mềm ứng dụng cơ bản: là nhóm phần mềm ứng dụng hỗ trợ người dùng
thực hiện các công việc chung.
-Phần mềm ứng dụng chuyên dụng: là nhóm phần mềm ứng dung hỗ trợ các
chuyên môn cụ thể.
4.3 Mạng truyền thông của hệ thống thông tin
Định nghĩa: Mạng truyền thông là tập hợp các máy tính được nối với nhau bởi
đường truyền theo một cấu trúc nào đó và thông qua đó các máy tính trao đổi thông
tin qua lại cho nhau
Các thành phần của mạng:
Thiết bị đầu cuối (PC, tivi, điện thoại)
Môi trường truyền (dây cáp, wifi)
Giao thức truyền thông (TCP/IP, HTTP)
Phân loại:
+Theo khoảng cách địa lý
-Mạng cục bộ (LAN): áp dụng cho tòa nhà, trường học, khoảng cách lớn nhất cỡ
vài km

20
Hệ thống Thông Tin- Quản Lý Công Nghiệp

-Mạng đô thị (MAN): áp dụng cho đô thị, trung tâm kinh tế xã hôi, bán kính
100km trở lại
-Mạng diện rộng (WAN): phạm vi xuyên quốc gia, lục địa
-Mạng toàn cầu (GAN): phạm vi trải khắp các lục địa của trái đất
+Theo kỹ thuật chuyển mạch
-Mạng chuyển mạch kệnh
-Mạng chuyển mạch thông báo
-Mạng chuyển mạch kệnh
Cấu trúc mạng:
Là sự sắp xếp các phần tử khác nhau (liên kết , nút mạng) của một mạng máy tính
Các loại cấu trúc liên kết cơ bản :
Mạng hình sao (Star)
Ưu điểm:
-Cấu trúc đơn giản và ổn định
-Thiệt bị hoạt động song song nhau
-Dễ dàng mở rộng hoặc thu hẹp
Nhược điểm:
-Khả năng mở rộng phụ thuộc vào trung tâm
-Chi phi cáp dẫn cao
Mạng hình Bus
Ưu điểm:
-Dùng dây cáp ít, dễ lắp đặt
-Không giới hạn độ dài cáp
Nhược điểm:
-Nghẽn mạng khi lượng dữ liệu lớn
-Khi một trạm trên đường truyền bị hỏng thì các trạm khác cũng phải ngưng hoạt
động
Mạng hình vòng (Ring)
Ưu điểm:
-Có thể mở rộng ra xa
-Tổng đường dây là rất ít
Nhược điểm:
-Tính ổn định không cao
-Đường dây luôn luôn phải được khép kín
4.4 Cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin
Khái niệm: Cơ sở dữ liệu là tập hợp có tổ chức của các dữ liệu về thế giới thực
trong một lĩnh vực nào đó có liên quan với nhau về mặt logic.
Ưu điểm của việc sử dụng CSDL:
-Giảm bớt dư thừa dữ liệu
-Tránh sự không nhất quán trong dữ liệu

21
Hệ thống Thông Tin- Quản Lý Công Nghiệp

-Tăng tính dùng chung và an toàn dữ liệu


-Tính chuẩn hóa cao
Các hoạt động chính:
-Cập nhật dữ liệu: Nhập, xóa, sửa, cắt và nối các bản ghi, các bảng trong CSDL
-Truy vấn dữ liệu: Tính toán, sắp xếp, kết suất, thống kê, tổng hợp, phân tích…
-Lập báo cáo từ CSDL: báo cáo dạng bảng, biểu, tổng hợp các mức…
Các loại liên kết của dữ liệu
-Liên kết 1-1 :
- Liên kết 1-n
-Liên kết n-n
V. VÍ DỤ VÀ QUAN ĐIỂM
1. Ví Dụ Hệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp
Hệ thống thông tin quản lý có vai trò rất quan trọng đối với việc ra những quyết
định là cơ sở để các nhà quản lý và doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định
chiến lược đúng đắn, đưa doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn và phát triển.
Nhưng lại có rất ít doanh nghiệp quan tâm đúng mức đến vấn đề tổ chức hệ thống
thông tin trong doanh nghiệp
Hệ thống thông tin quản lý là hệ thống cung cấp thông tin cho công tác quản lý của
tổ chức. Nó bao gồm con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích, đánh giá
và phân phối những thông tin cần thiết, kịp thời, chính xác cho những người soạn
thảo các quyết định trong tổ chức.
Đây cũng là tên gọi của một chuyên ngành khoa học. Ngành khoa học này thường
được xem là một phân ngành của khoa học quản lý và quản trị kinh doanh. Ngoài
ra, do ngày nay việc xử lý dữ liệu thành thông tin và quản lý thông tin liên quan
đến công nghệ thông tin, nó cũng được coi là một phân ngành trong toán học,
nghiên cứu việc tích hợp hệ thống máy tính vào mục đích tổ chức.
Thông tin quản lý là những dữ liệu được xử lý và sẵn sàng phục vụ công tác quản
lý của tổ chức. Có 3 loại thông tin quản lý trong một tổ chức, đó là thông tin chiến
lược, thông tin chiến thuật, và thông tin điều hành.
Vai trò của công nghệ thông tin
Mặc dù một hệ thống thông tin quản lý không nhất thiết phải sử dụng công nghệ
thông tin, nhưng công nghệ thông tin (phần cứng lẫn phần mềm) đang ngày càng rẻ
và góp phần tạo ra năng suất xử lý, lưu trữ, phân phối thông tin ngày một cao, nên
hệ thống thông tin quản lý hiện đại thường tích cực sử dụng công nghệ thông tin.
Trên thị trường, các hệ thống thông tin (HTTT) đang rất đa dạng nên có nhiều
doanh nghiệp băn khoăn không biết nên chọn những hệ thống nào vào ứng dụng
cho phù hợp với doanh nghiệp của mình, vận hành tốt và hiệu quả..
Khi ứng dụng CNTT, cụ thể là các HTTT doanh nghiệp nên nhắm đến các mục
tiêu từ thấp đến cao như sau: hỗ trợ các hoạt động tác nghiệp, việc ra các quyết
định quản lý, và việc xây dựng các chiến lược nhằm đạt lợi thế cạnh tranh. Các

22
Hệ thống Thông Tin- Quản Lý Công Nghiệp

HTTT được xây dựng là nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh doanh này của doanh
nghiệp, qua đó phản ánh sự tiến hóa rất nhanh của CNTT. Kết quả là có một phổ
rất rộng các HTTT dùng cho doanh nghiệp. Có nhiều cách để phân loại các HTTT
đó.
Các hệ thống hỗ trợ hoạt động, hay các HTTT tác nghiệp, xử lý các dữ liệu dùng
cho các hoạt động kinh doanh và sinh ra trong các hoạt động đó. Các hệ thống này
sinh ra nhiều sản phẩm thông tin dùng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Tuy
nhiên, chúng không chú trọng vào việc tạo ra các sản phẩm thông tin mang đặc thù
quản lý (muốn có các thông tin dạng đó phải tiến hành xử lý tiếp trong các HTTT
quản lý). Các hệ thống hỗ trợ hoạt động này thường đảm nhận các vai trò: Xử lý
một cách hiệu quả các giao dịch kinh doanh; Điều khiển các tiến trình công nghiệp
(thí dụ quá trình chế tạo sản phẩm); Hỗ trợ việc giao tiếp và cộng tác trong toàn xí
nghiệp. Cập nhật các cơ sở dự liệu cấp Công ty.

Các hệ thống hỗ trợ quản lý, trợ giúp các nhà quản lý trong việc ra quyết định.
Chúng cung cấp các thông tin và các hỗ trợ để ra quyết định về quản lý là các
nhiệm vụ phức tạp do các nhà quản trị và các nhà kinh doanh chuyên nghiệp thực
hiện. Về mặt ý niệm, thường chia ra các loại hệ thống chính, nhằm hỗ trợ các chức
+ Các HTTT quản lý - cung cấp thông tin dưới dạng các báo cáo theo mẫu định
sẵn, và trình bày chúng cho các nhà quản lý và các chuyên gia khác của DN.
+ Các hệ thống hỗ trợ quyết định - cung cấp trực tiếp các hỗ trợ về mặt tính toán
cho các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định (không theo mẫu định sẵn, và
làm việc theo kiểu tương tác, không phải theo định kỳ.).
+ Các HTTT điều hành - cung cấp các thông tin có tính quyết định từ các nguồn
khác nhau, trong nội bộ cũng như từ bên ngoài, dưới các hình thức dễ dàng sử
dụng cho các cấp quản lý và điều hành.

23
Hệ thống Thông Tin- Quản Lý Công Nghiệp

Ngoài các HTTT trên, còn có thể kể đến một số loại khác như:
Các hệ chuyên gia: Đây là các hệ thống cung cấp các tư vấn có tính chuyên gia và
hoạt động như một chuyên gia tư vấn cho người dùng cuối. Thí dụ : các hệ tư vấn
tín dụng, giám sát tiến trình, các hệ thống chẩn đoán và bảo trì.
Các hệ quản trị tri thức: Đây là các HTTT dựa trên tri thức, hỗ trợ cho việc tạo, tổ
chức và phổ biến các kiến thức của doanh nghiệp cho nhân viên và các nhà quản
lý trong toàn công ty. Thí dụ: truy nhập qua mạng intranet đến các kinh nghiệm và
thủ thuật kinh doanh tối ưu, các chiến lược bán hàng, đến hệ thống chuyên trách
giải quyết các vấn đề của khách hàng.
Các hệ thống chức năng doanh nghiệp (hoặc các hệ thống tác nghiệp): Hỗ trợ
nhiều ứng dụng sản xuất và quản lý trong các lĩnh vực chức năng chủ chốt của
công ty. Ví dụ: các HTTT hỗ trợ kế toán, tài chính, tiếp thị, quản lý hoạt động,
quản trị nguồn nhân lực
Các HTTT chiến lược: HTTT loại này có thể là một HTTT hỗ trợ hoạt động hoặc
hỗ trợ quản lý, nhưng với mục tiêu cụ thể hơn là giúp cho công ty đạt được các sản
phẩm, dịch vụ và năng lực tạo lợi thế cạnh tranh có tính chiến lược. Thí dụ: buôn
bán cổ phiếu trực tuyến, các hệ thống web phục vụ thương mại điện tử (TMĐT,
hoặc theo dõi việc chuyển hàng (đối với các hãng vận chuyển).
Các HTTT tích hợp, liên chức năng: Đây là các HTTT tích hợp trong chúng nhiều
nguồn thông tin và nhiều chức năng tổng hợp nhằm chia sẻ các tài nguyên thông
tin cho tất cả các đơn vị trong tổ chức. Còn gọi là các hệ thống “xí nghiệp” trợ giúp
việc xử lý thông tin cấp toàn doanh nghiệp . Điển hình là các hệ thống: hoạch định
nguồn lực xí nghiệp (viết tắt trong tiếng Anh là ERP), quản trị quan hệ với khách
hàng (CRM), quản lý chuối cung ứng (SCM) và một số hệ khác.
Tiếp cận hệ thống
Nhìn chung, các doanh nghiệp nên hướng đến xây dựng cho mình các hệ thống
thông tin (HTTT). Vì HTTT tập trung trong nó hầu như tất cả các công nghệ của
CNTT-TT. Khi triển khai các hệ thống này, doanh nghiệp sẽ biết cách tiếp cận căn
bản để giải quyết các bài toán ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp của mình đó là
tiếp cận hệ thống.
Các thành phần của HTTT trong doanh nghiệp
Ở đây, vòng trong của hệ thống chính là mạng máy tính gồm các đơn vị chức năng
thực hiện việc nhập, xử lý, xuất, lưu giữ (các “bộ” xử lý, “bộ” nhớ, thiết bị nhập,
thiết bị xuất) dữ liệu và thông tin - đầu vào hoặc đầu ra của quá trình xử và đơn vị
kiểm soát (“bộ” điều khiển) quá trình tạo ra sản phẩm thông tin trên. Để đảm bảo
cho việc thực hiện các quá trình trên, cần có các tài nguyên (còn gọi là dự trữ hay
nguồn lực) của hệ thống, biểu diễn ở vành ngoài của sơ đồ. Đó là các tài nguyên
về phần cứng, phần mềm, mạng, dữ liệu và nhân lực.
Tài nguyên về nhân lực gồm: Các chuyên gia HTTT: phân tích viên hệ thống, lập
trình viên, nhân viên đứng máy…; Người dùng cuối: tất cả những người sử dụng

24
Hệ thống Thông Tin- Quản Lý Công Nghiệp

HTTT trong doanh nghiệp, từ các nhà lãnh đạo, các cấp quản lý, đến các nhân
viên thừa hành và tác nghiệp.
-Tài nguyên phần cứng: Máy móc: máy tính, màn hình, các ổ đĩa, máy in, máy
quét…(các thiết bị dùng trong xử lý); Môi trường (hay media): đĩa mềm, đĩa cứng,
đĩa CD, bìa nhớ, giấy…(các phương tiện dùng để lưu trữ).
-Tài nguyên phần mềm: Các chương trình: Hệ điều hành, các chương trình ứng
dụng…dùng để điều khiển máy tính xử lý thông tin; Các thủ tục: cho nhập liệu, để
sửa lỗi, kiểm tra, v.v. (dùng để điều chỉnh hoạt động của con người).
-Tài nguyên dữ liệu: Mô tả dữ liệu: các bản ghi của khách hàng, các hồ sơ nhân
viên, CSDL, Cơ sở tri thức.
-Tài nguyên mạng: Môi trường truyền thông; Các dịch vụ mạng.
Trong sơ đồ này, môi trường (media) dùng lưu giữ thông tin và truyền thông là
một phần của “phần cứng”. Các thủ tục được xem như một thành phần của “phần
mềm”, phần liên quan đến con người. Còn cơ sở tri thức được xếp vào tài nguyên
dữ liệu của HTTT.
Các sản phẩm thông tin nhắc đến tron sơ đồ trên bao gồm các báo cáo cho lãnh
đạo, các tài liệu kinh doanh, dưới dạng biểu mấu, đồ thị, audio, video và các thông
tin khác.
5.2 Quan điểm của người quản lý :
Việc xây dựng một HTTT với các thành phần như ví dụ trên đòi hỏi phải có một
cái nhìn hệ thống không chỉ về mặt công nghệ, mà còn về tổ chức doanh nghiệp ,
và một tầm nhìn xa về các biện pháp đưa hệ thống CNTT tổ chức đó phục vụ cho
công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là một cách nhìn, một cách tiếp cận
cơ bản, xem xét các sự vật trong các mối tương quan của chúng khi hoạt động
nhằm đạt đến mục tiêu đã định

Là người quản lý em xác định 5 giai đoạn của chu trình phát triển HTTT :
1. Khảo sát hệ thống: Giai đoạn này có thể được bắt đầu từ việc hoạch định HTTT
và lựa chọn các cơ hội đầu tư. Thông thường giai đoạn này bao gồm việc phân tích
chi phí/ợi ích và một phần của nghiên cứu khả thi.
2. Phân tích hệ thống: Phân tích các nhu cầu thông tin của người dùng cuối, môi
trường doanh nghiệp và tất cả các hệ thống hiện dùng, đ
3. Thiết kế hệ thống: Đưa ra các đặc tả về phần cứng, phần mềm, nhân lực, và dữ
liệu của hệ thống, cũng như các sản phẩm thông tin mong ể đưa ra các yêu cầu
chức năng đối với hệ thống mới. muốn của hệ thống.
4. Thể hiện (cài đặt) hệ thống: Phát triển hoặc mua các phần cứng, phần mềm cần
cho việc thể hiện bản thiết kế. Kiểm thử hệ thống được xây dựng. Huấn luyện nhân
lực để vận hành và sử dụng hệ thống. Và chuyển đổi ứng dụng sang hệ thống mới.

25
Hệ thống Thông Tin- Quản Lý Công Nghiệp

5. Bảo trì hệ thống: Xem xét hệ thống sau cài đặt. Giám sát, đánh giá và thay đổi
hệ thống theo nhu cầu
=> Tạo ra lợi nhuận với mức tối đa bằng cánh áp dụng hệ thống thông tin trong
quản lý công nghiệp
5.3 Quan điểm của người làm công
Người làm công với mức lương hợp lý , công việc tốt, đúng theo năng lực của
mình sẽ thực hiện tốt các nội dung chỉ đạo của doanh nghiệp, học hỏi thêm các
kiến thức chuyên môn. Dốc hết sức vì sự phát triển của công doanh nghiệp

26

You might also like