You are on page 1of 4

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTQD Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


------------------------ --------------------------

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC


Chương trình trình độ (Đại học, Cao đẳng): Đại học

Ngành đào tạo: Hệ thống thông tin quản lý

Đề cương chi tiết học phần

1. Tên học phần: Quản trị các nguồn lực thông tin

(Information Resources Management)

2. Số tín chỉ: 3

3. Trình độ: Cho sinh viên năm thứ 3 hoặc năm thứ 4

4. Phân bố thời gian:

– Lên lớp : 50% thời lượng

- Thực tập phòng TN, thực hành : 20% thời lượng

- Thảo luận nhóm: 30% thời lượng

5. Điều kiện tiên quyết: Môn Hệ thống thông tin quản lý

6. Mục tiêu học phần

1. Môn học quản trị các nguồn lực thông tin cung cấp cho học viên kiến thức và
kỹ năng quản trị tất cả những nguồn lực thông tin trong một tổ chức kinh tế xã hội, đặc
biệt là trong doanh nghiệp.
2. Trang bị cho học viên cách thức quản lý lao động thông tin trong một tổ chức.
3. Tổ chức các bộ phận chức năng thông tin trong tổ chức.
4. Cách thức trang bị và quản lý các nguồn lực thông tin.
5. Trên cơ sở kiến thức và kỹ năng thu nhận được học viên sẽ trợ giúp lãnh đạo
các tổ chức quản lý có hiệu quả những nguồn lực thông tin của tổ chức mình.
7. Mô tả nội dung học phần
Học phần quản trị các nguồn lực thông tin cung cấp cho học viên hiểu rõ các
khái niệm cơ sở của Nguồn lực thông tin. Nêu yêu cầu tầm nhìn của cán bộ quản lý về
nguồn lực thông tin. Phác hoạ nguồn lực thông tin trên toàn doanh nghiệp. Biết cách tổ
chức và triển khai bộ phận quản trị nguồn lực thông tin. Học viên được cung cấp cách
thức lập kế hoạch nguồn lực thông tin, cách thức tích hợp vào quy trình kinh doanh để
nâng cao hiệu quả kinh tế nguồn lực thông tin trong một tổ chức tạo ra sức mạnh cạnh
tranh cho tổ chức.

8. Nhiệm vụ sinh viên


- Dự lớp

Đề cương môn: Quản trị các nguồn lực thông tin 1


- Nghiên cứu tài liệu
- Làm bài tập theo nhóm
- Viết khảo luận ngắn
- Phân tích case study thực tế

9. Tài liệu học tập

[1] Công nghệ thông tin và truyền thông cho doanh nghiệp, VCCI, 2005

[2] Wysocki Robert K. & DeMichiell Robert L. Managing Information Across the
Enterprise, John Wiley & Són, Inc, USA, 1977.

[3] Michael J.Earl, Information Resources management, Prentice Hall International


(UK), 1989.
[4] Khosrowpour, Mehdi., Managing Information & telecommunication in a changing
global Environement: Proceedings of the 1995 Information Resources Management
Association International Confernce, Harrisburg, Idea Group, USA, 1995.
[5] James O'Brien, Managing Information Technology in the Internetworked
Enterprice, Fourth Edition, Irwin McGrow - Hill, USA, 2000.

10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Đánh giá kết quả học tập của sinh viên đối với học phần dựa vào các tiêu chuẩn
sau đây:
 Tham dự các buổi lên lớp: Đạt tối thiểu 80% số giờ lên lớp.
 Sự tích cực trong các hoạt động học tập trên lớp, làm bài tập về nhà
 Tham gia thuyết trình những vấn đề thực tế hoặc tình huống thuộc lĩnh vực ứng
dụng tin học trong quản lý.
 Bài báo cáo chuyên đề : Có một bài báo cáo chuyên đề trình bày trên lớp.
 Thi cuối học kỳ: Sinh viên có bài báo cáo chuyên đ ề và bài tập lớn theo yêu
cầu. Sinh viên nào nghỉ quá 20% số tiết lên lớp thì phải học lại, sinh viên nào
có bài kiểm tra hoặc bài tập lớn không đạt yêu cầu mà số giờ nghỉ học không
quá 20% thì phải thi kiểm tra lại.

11. Thang điểm: 10


- Dự lớp và thảo luận : 10%
- Báo cáo chuyên đề 20%
- Thi cuối kỳ : 70%

12 Nội dung chi tiết học phần.

Chương 1: Tổng quan về quản trị nguồn lực thông tin.


1. Dữ liệu, thông tin, tri thức, thông minh
2. Các nguồn lực thông tin đối với doanh nghiệp
3. Các nguồn thông tin trong và ngoài của doanh nghiệp cạnh tranh.
4. Quản trị doanh nghiệp, quản trị nguồn lực thông tin.
5. Cơ cấu tổ chức của bộ phận chức năng quản trị thông tin.
Đề cương môn: Quản trị các nguồn lực thông tin 2
6. Cấu trúc và phương pháp quản trị công nghệ thông tin
Chương 2: Lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược
1. Kế hoạch và lập kế hoạch
2. Đề cương lõi kế hoạch phát triển nguồn lực thông tin.
3. Các yếu tố quan trong cho việc lập kế hoạch nguồn lực thông tin.
4. Dự báo (Forecast) và nhìn trước (Foresight) công nghệ
5. Phương pháp lập kế hoạch hệ thống thông tin

Chương 3: Quản trị thông tin trên toàn doanh nghiệp.


1. Mô hình STEP. Tổ chức tự học (Learning organization).
2. Chuẩn hóa, chiến lược, kiến trúc, đầu tư và đổi mới tư duy quản trị thông tin.
3. Lợi thế chiến lược của công nghệ thông tin.
4. Các yếu tố cấu thành quản trị thông tin.
5. Trách nhiệm toàn doanh nghiệp của cán bộ kinh doanh có năng lực thông tin.
6. Quan hệ đối tác giữa cán bộ quản lý - người sử dụng và cán bộ quản lý HTTT.
7. Bản chất của cán bộ lãnh đạo thông tin (CIO).
8. Quản lý sự thay đổi.
9. 10 vấn đề hàng đầu của quản lý hệ thống thông tin.
Chương 4: Đầu tư cho CNTT trong doanh nghiệp.
1. Công nghệ thông tin như là một thành phần của chiến lược cạnh tranh.
2. Đầu tư cho CNTT để nâng cao hiệu suất quy trình kinh doanh.
3. Phân cấp dự án đầu tư CNTT trong doanh nghiệp.
4. Đảm bảo bền vững dự án đầu tư CNTT.
5. Kế hoạch hóa Hệ thống thông tin tích hợp chiến lược.
Chương 5: Triển khai tổ chức cho bộ phận chức năng thông tin.
1. Xu thế tổ chức hệ thống tin học.
2. Xu thế triển khai chức năng thông tin.
3. Thâm nhập và phân tán.
4. Cấu trúc tổ chức.
5. Tổ chức các hoạt động thông tin.
6. Mô hình giai đoạn quản lý thông tin của Gibson và Nolan.
7. Bảng chiến lược quản lý thông tin của McFarlan.
Chương 6: Mua sắm và quản trị các nguồn lực phần cứng và phần mềm
1. Luật Công nghệ thông tin Việt Nam
. 2. Chi phí cntt, khấu hao phần cứng và phần mềm
3.Tầm quan trọng ngày càng tăng của mối quan hệ giữa người sử dụng và người
bán.
4 Mô hình quản trị nguồn lực máy tính.
5. Đàm phán hợp đồng.
Chương 7: Quy trình kinh doanh mới liên kết với công nghệ thông tin.
1. Tái thiết các quy trình kinh doanh.
2. Thứ bậc tái thiết các quy trình kinh doanh.
3. Phương pháp luận xây dựng công nghệ kinh doanh.
4. Quản trị chất lượng quy trình. Ma trận ảnh hưởng chất lượng.
5. Tăng cường chất lượng liên tục.
6. Các nhiệm vụ và chức năng quản trị dự án tái thiết quy trình kinh doanh.
Chương 8: Phát triển nguồn nhân lực thông tin cho tổ chức.
1. Hội đồng định hướng CNTT trong tổ chức và 10 lý do cần thiết cho hội đồng
định hướng CNTT.
2. Nhiệm vụ và kỹ năng cần thiết đối với cán bộ quản lý.
3. Phân loại và 6 mức đo năng lực chuyên viên (Bloom's Taxonomy).
Đề cương môn: Quản trị các nguồn lực thông tin 3
4. Phân tích nghề nghiệp phân tích viên và lập trình viên.
5. Kế hoạch phát triển nghề nghiệp.

Chương 9: Quản trị tri thức.


1. Nền kinh tế tri thức.
2. Quản tri tri thức.
3. Chia sẽ tri thức trong doanh nghiệp.
4. Tác động của CNTT tới hoạt động nhận thức của người lao động

Chương 10: Quản trị an toàn và những thách thức đạo đức.
1. Những vấn đề an toàn và kiểm soát hệ thống thông tin.
2. Kiểm soát vào, xử lý, lưu trữ và kiểm soát ra.
3. Kiểm soát trang thiết bị, an toàn mạng, kiểm soát sinh học.
4. Kiểm soát các thủ tục thủ công.
5. Các yếu tố cơ bản của vấn đề đạo đức liên quan tới CNTT.
6. CNTT và điều kiện làm việc, vấn đề riêng tư trên Internet, luật hình sự trong tin
học.

13. Ngày phê duyệt

14. Cấp phê duyệt

Đề cương môn: Quản trị các nguồn lực thông tin 4

You might also like