You are on page 1of 24

1.Máy tính ra đời năm nào?

1946
2.Cha đẻ của máy tính là ai? alan turing
3.Tên máy tính đầu tiên? ENIAC
4.Laptop xuất hiện năm nào? Laptop 1992 thinkpad 700

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


I. Thời đại của công nghệ
1. Máy tính đầu tiên ở Việt Nam
• Bắt đầu từ năm 1977.
• Viện Khoa học Tính toán và Điều khiển (thành lập cuối năm 1976 – Hà Nội)– nay là Viện Công nghệ
Thông tin.
• Chiếc máy đầu tiên VN được thiết kế với chip Intel 8080A, đặt tên là VT80 bởi Alain và đội ngũ kỹ sư trẻ
của Viện.
2. Bối cảnh công nghệ thông tin hiện nay
• Việt Nam đã có nhiều thay đổi tích cực trong công cuộc chuyển đổi số, tiến tới một nền kinh tế số, xã hội
số.
• Làn sóng khởi nghiệp công nghệ (tech startup), gia tăng các dự án startup từ các công ty lớn đã có mặt
trên thị trường.
• Ngành IT đang được đánh giá là một trong những ngành mũi nhọn cho Việt Nam.
• Hơn 153 cơ sở tổ chức đào tạo được khoảng 50.000 nhân sự cho ngành mỗi năm.
3. Thị trường IT Việt Nam

1
4. Bối cảnh công nghệ thông tin hiện nay
Việt Nam đã gây được sự chú ý khiến cho các công ty công nghệ lớn trên thế giới tìm đến để thuê và xây
dựng đội ngũ phát triển sản phẩm

2
5. Nguyên nhân thiếu hụt cung – cầu nhân lực IT VN
• Sinh viên ra trường không có kỹ năng thực hành, thiếu kỹ năng trong công việc (làm việc nhóm, quản lý
thời gian, giao tiếp,…)
• Giao tiếp và sử dụng tiếng Anh chưa thành thạo
• Công nghệ thay đổi quá nhanh, khó xây dựng chương trình đào tạo trong nhà trường

CNTT là gì?
6. Khái niệm: Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật
hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các
nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội."
7. Khái niệm CNTT: Những gì biểu diễn dữ liệu, thông tin trong các định dạng nhìn thấy được, thông qua
bất kỳ cơ chế phân phối đa phương tiện nào thì đều được xem là một phần của lĩnh vực công nghệ thông tin.
a. Thông tin: Thông tin thường được hiểu là nội dung chứa trong thông báo nhằm tác động vào nhận thức
của một số đối tượng nào đó
b. Dữ liệu:
• Dữ liệu (data) là biểu diễn của thông tin
- Rút ra từ thông tin chứa ý nghĩa.
- Dữ liệu là các sự kiện không có cấu trúc và không có ý nghĩa nếu chúng không được tổ chức và xử lý
• Dữ liệu trong thực tế có thể là:
- Các số liệu trong các bảng biểu
- Các ký hiệu qui ước, ví dụ chữ viết
- Các tín hiệu vật lý như ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ, áp suất,...
c. Đa phương tiện: Multimedia bao gồm tổ hợp văn bản, audio, hình ảnh, hoạt hình, video, và những nội
dung mang tính tương tác.
II. Công nghệ thông tin trong ngữ cảnh tổ chức

3
Ngữ cảnh tổ chức
Tổ chức là quá trình sắp xếp và bố trí các công việc, giao quyền hạn và phân phối các nguồn lực của tổ
chức sao cho chúng đóng góp một cách tích cực và có hiệu quả vào mục tiêu chung của doanh nghiệp
- Tổ chức cơ cấu: Tổ chức cơ cấu quản lý (chủ thế quản lý) và tổ chức cơ cấu sản xuất – kinh doanh (đối
tượng bị quản lý);
- Tổ chức quá trình: Tổ chức quá trình quản trị và tổ chức quá trình sản xuất – kinh doanh;

- Tổ chức cơ cấu: thực hiện quy trình giao tiếp chủ thể quản lý và đối tượng được quản lý thông qua hệ
thống thông tin.
- Tổ chức quá trình: tin học hóa quy trình điều hành
III. Công nghệ thông tin trong cấu trúc tổ chức
1. Cấu trúc tổ chức
• Hầu hết các doanh nghiệp đều đã sử dụng máy tính vào các mục đích khác nhau
• Nhiều doanh nghiệp quan niệm máy tính chỉ là công cụ soạn thảo văn bản → việc mua sắm trang bị thiết bị
CNTT như mua sắm văn phòng phẩm.
• Chỉ có một số doanh nghiệp đã xác định đúng vai trò của CNTT, và thực hiện chính sách đầu tư vào công
nghệ thông tin là khoản đầu tư chính thống theo kế hoạch
* Hạn chế: đầu tư phần cứng, phần mềm cũng là vấn đề lớn đối với doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp dễ
dàng quyết định mua phần cứng, nhưng lại rất khó khăn khi mua phần mềm

Vì sao?
Như vậy khi đầu tư vào CNTT doanh nghiệp cần xác định đầu tư đúng hướng, đúng cơ cấu, tỷ lệ phần cứng và
phần mềm phù hợp với yêu cầu của giải pháp công nghệ

2. Các bước triển khai ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp

B1. Thay đổi tư duy, xây dựng lộ trình ứng dụng CNTT:
• Bao gồm hệ thống phần cứng, hạ tầng mạng, các phần mềm quản lý và các ứng dụng trong tương lai....
• Bắt đầu từ tư duy các cấp cao nhất của cấp lãnh đạo
B2. Xây dựng chiến lược, xác định mục tiêu:
• Dựa trên mô hình “Ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi giá trị”
• Cần trả lời các câu hỏi: TC - DN đang được vận hành như thế nào? Có những vấn đề phục vụ công việc nào
cần giải quyết? Nên ứng dụng CNTT vào các hoạt động nào?
B3. Đánh giá và chọn lựa giải pháp:
• Phù hợp với quy mô quản lý, mục tiêu và phạm vi triển khai của tổ chức.
• Các chức năng đáp ứng yêu cầu quản lý nghiệp vụ tại thời điểm hiện tại và cả trong tương lai.
• Mang đến một quy trình quản lý chuẩn hóa, hiện đại, tiếp cận với mô hình quản lý của quốc tế, có khả năng
làm thay đổi về chất quá trình quản

4
• Là các giải pháp đã được kiểm chứng qua thời gian có tính ổn định cũng như khả năng mở rộng, nâng cấp
sau này
B4. Triển khai thực hiện
• Thay thế hệ thống cũ bằng hệ thống mới
• Kiểm soát và quản lý chặt chẽ quá trình triển khai.
• Linh hoạt, tiến hành các công việc phù hợp với thực tế.
B5. Vận hành, bảo trì, nâng cấp vận: hành theo kế hoạch
• Nâng cấp và mở rộng theo nhu cầu phát triển của tổ chức doanh nghiệp
• Đào tạo và chuyển giao
• Quản lý các rủi ro: mất an toàn hệ thống, sự cố phần cứng, phần mềm, thảm họa có thể xảy ra → GP dự
phòng.
• Bảo trì bao gồm cả phần cứng và phần mềm của hệ thống
IV. Vai trò của Công nghệ thông tin trong chiến lược kinh doanh
Các hoạt động đầu tư CNTT trong doanh nghiệp nhằm phục vụ cho các mục tiêu của doanh nghiệp:
• Hỗ trợ các hoạt động tác nghiệp
• Hỗ trợ cho việc ra các quyết định quản lý
• Hỗ trợ việc xây dựng các chiến lược nhằm đạt lợi thế cạnh tranh
1. Giao tiếp với khách hàng
• Giúp doanh nghiệp có thể giao tiếp với khách hàng một cách dễ dàng. Đây là một điều vô cùng quan
trọng trong kinh doanh.
• Khách hàng và doanh nghiệp có thể trao đổi trực tiếp với nhau, khách hàng có thể đưa ra các thắc mắc
của mình và doanh nghiệp cũng có thể nhanh chóng phản hồi → giúp doanh nghiệp dần tạo dựng được
hình ảnh tốt trong mắt của khách hàng
2. Hiệu quả hoạt động
• Với sự hỗ trợ của các phần mềm kiểm kê kho giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động quản lý được các
khoản chi phí lưu trữ sản phẩm, nhập sản phẩm cần thiết
• Họp trực tuyến, bàn công việc mà không cần phải đến tận nơi trụ sở công ty giúp tiết kiệm được rất nhiều
thời gian và chi phí…
3. Văn hóa doanh nghiệp và các mối quan hệ
• Tiếp thu các văn hóa doanh nghiệp tiên tiến
• Với sự kết nối công nghệ dễ dàng tạo ra một đội ngũ kinh doanh năng động ở khắp mọi nơi.
4. An ninh

5
• Đây luôn là mối quan tâm lo lắng của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay.
• Nhưng ta có thể sử dụng công nghệ để bảo vệ các dữ liệu tài chính, các quyết định điều hành bí mật cũng
như các thông tin độc quyền.
→ Hạn chế mất các ý tưởng, các chiến lược kinh doanh vào tay đối thủ cạnh tranh.

5. Khả năng nghiên cứu


• Sử dụng công nghệ thông tin để nghiên cứu => đi trước đối thủ của mình 1 bước.
• Một doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và giành được nhiều cơ hội mới thì công nghệ thông tin giống
như một đôi cánh giúp làm được tất cả mọi điều mà không cần phải tốn chi phí
6. Truyền thông

Kể tên một số hình thức quảng cáo sử dụng CNTT và TT?

V. Đánh giá tác động của Công nghệ thông tin

GIÁO DỤC Y TẾ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP


XÃ HỘI VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP
DU LỊCH CÔNG NGHIỆP GIẢI TRÍ

BÀI TẬP NHÓM


• Thành tựu đạt được
• Những điểm hạn chế
• Xu hướng hiện nay.

Chương 2: CÔNG NGHỆ TRONG SỰ VẬN HÀNH CỦA DOANH NGHIỆP


I. Sự vận hành của công nghệ
SMAC
• SMAC là nền tảng mới nhất của ngành CNTT thế giới
• Dựa trên 4 xu hướng hiện đại:
- Social – xã hội (S),
- Mobile – di động (M),
- Analytics – phân tích dữ liệu (A)
6
- Cloud – đám mây (C)

• Xu hướng SMAC sẽ giúp kết hợp toàn bộ cấu thành hệ thống một cách chặt chẽ và tạo ra một hệ sinh
thái hoàn chỉnh, lấy con người làm trọng tâm, định hình phát triển xu hướng thông minh mới
• Các doanh nghiệp Việt đang đưa ra các mức đầu tư lớn cho việc cung cấp các dịch vụ trên nền điện
toán đám mây
• xu hướng Mobility, cũng vẫn tiếp tục phát triển với số lượng người dùng ngày càng gia tăng và làm
truyền thông xã hội tại Việt Nam gia tăng mạnh mẽ.
• SMAC chính là một cơ hội để Việt Nam đi tắt đón đầu, đuổi kịp các nước phát triển trên thế giới trong
kỷ nguyên số
II. Sự tiến hóa của văn hóa
VĂN HÓA TRONG KỶ NGUYÊN SỐ
• Con người
• Văn hóa truyền thống
• Giao tiếp, mối quan hệ xã hội
• Công việc
• Hội nhập
•…
Thảo luận “Xây dựng Văn hóa Sinh viên 4.0 ”
1. Kiến thức
• Học tập
• Nghiên cứu
2. Kỹ năng
• Tự ý thức
• Giao tiếp
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
• Trách nhiệm cộng đồng
• Phản biện xã hội (nêu ý kiến nhận xét VĐ XH)
III. Vai trò của Doanh nghiệp Công nghệ thông tin
Unicorn - Kỳ lân công nghệ
• Unicorn: kỳ lân công nghệ, dùng để chỉ các start-up được định giá từ 1 tỉ USD trở lên.

7
• Việt Nam: 2014 Công ty cổ phần VNG đã được định giá 1 tỉ USD từ World Startup Report, trở thành
Công ty Internet lớn nhất Việt Nam.
• Đông Nam Á: 2010 kinh tế số, kinh doanh O2O (online to offline) hay kinh doanh thời 4.0 như Grab
(vận tải 4.0 của Malaysia) và GoJek, Traveloka, Tokopedia (Indonesia), SEA (Singapore) hay Revolution
Precrafted mới hơn ba năm tuổi (Philippines).
Mỹ là quốc gia sở hữu nhiều “kì lân công nghệ” nhất trong vòng 15 năm trở lại đây (2004) như Facebook,
Uber, Instagram, Twitter, WhatsApp, Booking.com.v.v...
Trung Quốc nổi lên là quốc gia thứ hai sở hữu nhiều kì lân công nghệ. nếu xét về tiêu chí giá trị start-up
thì Trung Quốc đã vượt Mỹ - với ứng dụng TikTok (110 tỷ) được định giá cao hơn cả Uber hiện tại (hơn 75 tỉ
USD).
IV. Công nghệ và sự phát triển không ngừng
1. Cloud – đám mây (C)

• Cloud: Mỏ vàng lộ thiên


• 2020, Tập đoàn Alibaba quyết định sẽ đầu tư 28,26 tỷ USD vào mảng điện toán đám mây trong 3 năm tới.
• 4 start-up liên quan đến điện toán đám mây (Datadog, Zoom, Slack và CrowdStrike) khi IPO đã trở thành
siêu kỳ lân trị giá trên 10 tỷ USD.

8
• Điện toán đám mây đang trở thành “mỏ vàng” mới ở Việt Nam.
• Năm 2019, doanh thu toàn thị trường điện toán đám mây đã đạt 200 triệu USD, với mức tăng trưởng hàng
năm trên 30%.
• Điện toán đám mây được đánh giá sẽ là ngành đạt con số tỷ USD nhanh nhất và sẽ là nền tảng của chuyển
đổi số tại Việt Nam

9
Điện toán đám mây là thành phần quan trọng nhất của hạ tầng số. Hạ tầng số phải được đầu tư trước, thúc
đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Hiện các doanh nghiệp viễn thông trong nước đã làm chủ được hạ
tầng viễn thông. Phải cố gắng làm chủ hạ tầng số, hạ tầng số cũng chính là hạ tầng viễn thông cộng thêm nền
tảng điện toán đám mây. Do đó, làm chủ nền tảng điện toán đám mây là rất quan trọng đối với đất nước.
Doanh thu của các ứng dụng dựa trên nền tảng AI (AI Software Application) và nền tảng để các ứng dụng
AI khai thác (AI Software Platform) có thể tăng trưởng 33-35%/năm với doanh thu lên tới 120 triệu USD vào
năm 2025.
Cải tiến nghiệp vụ doanh nghiệp, nhận diện thương hiệu (Business analytics insights) và nghiên cứu dữ liệu,
ứng dụng, dịch vụ dữ liệu (Data Engineering, AI Enablement) tại Việt Nam có mức tăng trưởng 21-24% và có
thể đạt doanh thu khoảng 160 - 180 triệu USD

 Câu hỏi

Theo số liệu của Viettel IDC Kể tên các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện toán đám
mây tại VN?
- IaaS (infrastructure as a Service): Cloud Server, Viettel Start Cloud, Cloud Storage, Cloud
GPU, Cloud PC,...
- PaaS (Platform as a Service): Web Hosting, CDN, Viettel StartDB,...
- SaaS (Software as a Service): StoreBox, Cloud Camera, Cloud Security, Email,...

Chương 3: QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP


1. Vai trò của quản lý theo tuyến
2. Ma trận quản lý
3. Quản lý kiến thức
4. Quản lý thay đổi
 CÔNG NGHỆ TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
 Công nghệ là: cách mà chúng ta áp dụng, đưa một kỹ thuật nào đó vảo thực tế. Bản chất
của công nghệ mang một hàm lượng khoa học. Đôi khi trong công nghệ sẽ có một quy
trình để xử lý
 Quy trình là: Trong một quy trình có thể có rất nhiều công nghệ (quy trình công việc, quy
trình nghiệp vụ xử lý một vấn đề nào đó của một tổ chức đơn vị doanh nghiệp hoặc doanh
nhiệp thì lúc này thì quy trình sẽ có rất nhiều công nghệ. Có thể ứng dụng hoặc xử lý các
công nghệ khác nhau. Có thể thực hiện một tác vụ hoặc nghiệp vụ chuyên mô nào đó

o Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng công nghệ 4.0, quản lý truyền thống
đã không còn là phương thức quản lý thiết yếu của các doanh nghiệp hiện đại, thay vào
10
đó quản lý bằng công nghệ dần trở thành cách thức quản lý tối ưu được ứng dụng ngày
càng phổ biến.
o Áp dụng công nghệ vào quản lý là cách thức thiết yếu để các doanh nghiệp có thể phát
triển tốt hơn trong thời đểm hiện tại.  số hóa quy trình quản lý mang lại sự khác biệt cho
doanh nghiệp
o Áp dụng công nghệ 4.0 hiện đại vào quản lý kinh doanh, vận hành doanh nghiệp sẽ
mang tới cho doanh nghiệp nhiều giá trị vượt bậc.
o Trong đó công nghệ giúp doanh nghiệp kiểm soát sản phẩm, quản lý hàng hóa chặt chẽ
hơn chỉ nhờ bộ não thông minh của phần mềm.
o Các nền tảng công nghệ hiện đại giúp tối ưu quản lý vận hành, tiết kiệm được nguồn nhân
lực tối đa cho doanh nghiệp bằng việc tối ưu các hoạt động giao dịch, đặt hàng, làm dịch
vụ trên phần mềm…
o Mô hình hóa hoạt động chuyên nghiệp và khoa học, chặt chẽ hơn, giúp chủ doanh nghiệp
dễ dàng quản lý kinh doanh từ xa mà không cần phải có mặt tại công ty  dễ dàng hơn
bao giờ hết.
 Tối ưu quản lý công việc cho nhân viên

 Tự động hóa quy trình làm việc


o Tự động hóa tạo khác biệt giữa quản lý truyền thống và quản lý doanh nghiệp bằng công
nghệ
11
o Sự tác động của công nghệ giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình quản lý công việc
của mình tốt hơn quy trình truyền thống
o Ứng dụng công nghệ vào quản lý sẽ giúp doanh nghiệp không “ngập” trong báo cáo.
o Dữ liệu được lưu trữ trên phần mềm sẽ giúp việc tìm kiếm tài liệu dễ dàng và nhanh
chóng hơn.
o Giao việc, đề xuất công việc, duyệt công việc, báo cáo công việc sẽ được thực hiện hoàn
toàn tự động trên phần mềm.
o Nhà quản lý cũng có thể theo dõi tiến độ thực hiện công việc của nhân viên mọi lúc mọi
nơi.
o Giảm thiểu rõ rệt những sai sót trong quá trình lập báo cáo,
o Tiết kiệm tối đa thời gian cùng chi phí nhân lực cho nhân viên.
o Quản lý công việc tự động bằng phần mềm sẽ tạo ra sự chủ động và thoải mái cho cả hai
bên. Nhân viên tự đặt mục tiêu cho mình, chọn các công việc phù hợp với khả năng của
bản thân  hiệu suất công việc sẽ cao hơn.
 Quản lý kiến thức
o Thu thập: quy trình nghiệp vụ (cách doanh nghiệp làm việc hoặc tổ chức làm việc)
o Lưu trữ (lại các phiên bản thay đổi)
o Phân phối – triển khai
o Cập nhật (sửa đổi)
o Nâng cấp (đưa ra một cái gì đó mới)
 Quản lý thay đổi
o Thay đổi quy trình
o Thay đổi nhân sự
o Thay đổi công nghệ
o ???
 Mạng xã hội và CNTT trong doanh nghiệp
o Sinh viên thực hiện đánh giá việc sử dụng MXH và CNTT trong doanh nghiệp hiện nay
o Ưu điểm:
12
o Phương pháp giao tiếp mới
o Các ngành công nghiệp mới
o Tăng cường tham gia vào các quy trình tô chức
o Giảm phân loại rập khuôn
o Cung cấp tiếng nói

o Hạn chế:
o Mất một số công việc
o Mất ngôn ngữ cơ thể
o Vấn đề bảo mật
o Nhân viên đào tạo khó khăn
o Chi phí cao
o Phương pháp:??

Chương 4: THAY ĐỔI HÀNH VI KHÁCH HÀNG VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

1. Yêu cầu từ người dùng


2. Thiết kế và phân tích sự chuyển đổi số
3. Lãnh đạo Công nghệ thông tin trong kỹ nguyên chuyển đổi số
4. Công nghệ làm thay đổi nền kinh tế và doanh nghiệp

 YÊU CẦU TỪ KHÁCH HÀNG


Sự thay đổi trong phương thức tăng cường trải nghiệm khách hàng luôn đặt lên hàng đầu trong
mục tiêu phục khách hàng của doanh nghiệp
Đại dịch Covid-19 thúc đẩy điều này nhanh chóng hơn. Đại dịch Covid 19 có thể được coi là
hiện tượng ‘thiên nga đen’ trong nền kinh tế tài chính, ám chỉ sự cố tưởng chừng như không
thể xảy ra lại xảy ra. Covid-19 làm xáo trộn thị trường và cả thước đo trải nghiệm người dùng.
• Việc tìm hiểu nghiên cứu hành vi khó khăn hơn  các công ty không chỉ cần theo dõi xu
hướng tiêu dùng nói riêng, mà còn phải song song thực hiện việc điều chỉnh mô hình kinh
doanh mới,
• Lập kế hoạch kinh doanh liên tục trong thời đại số.

13
• Trong các tình huống cấp bách, các nhà lãnh đạo điều hành cần hết sức bình tĩnh, tỉnh táo
phân tích ưu tiên những hành động vận hành cấp bách thay vì bị phân tâm theo xu hướng
hoảng loạn đám đông.
• Những nhà lãnh đạo lúc này cần dõi tin tức để xoay chuyển cách vận động vận hành một
cách hợp lý, nhằm duy trì trải nghiệm khách hàng ở mọi điểm tiếp xúc trực tuyến .
• Nhân viên trong tổ chức cần được đào tạo năng lực linh hoạt, có thể thích ứng nhanh
chóng ở điều kiện, môi trường thay đổi nhanh chóng, nắm bắt quen với các công nghệ số
để duy trì tương tác với khách hàng online.
• Doanh nghiệp chưa thể chuyển đổi số kịp thời, đã có lượng khách hàng lớn đã phải quay
lưng với nhiều sản phẩm và dịch vụ ở những cửa hàng truyền thống.
• Hàng loạt các cửa hàng đã phải đóng cửa, ngưng hoạt động vô thời hạn, và chính vì thế tác
động lớn lên phía khách hàng và hành vi tiêu dùng của họ.
• Dịch vụ chăm sóc khách hàng truyền thống được thay thế bằng các đơn đặt hàng trực
tuyến, dịch vụ giao hàng trực tuyến phục vụ nhu yếu phẩm.
• Hành trình khách hàng thay đổi hoàn toàn khi chủ yếu tiếp xúc, giao tiếp qua những thiết bị
thông minh.
• Trải nghiệm khách hàng
• Thước đo để đánh giá trải nghiệm khách hàng không còn dựa trên việc những nhân viên
ngoài cửa hàng truyền thông “thái độ đón khách”
• Dịch vụ trực tuyến: nhanh, tiện dụng, xây dựng được một trải nghiệm online liền mạch.
• Sự chuyển dịch từ offline lên online là bước đầu tiên của chiến lược trải nghiệm khách
hàng thời đại số để duy trì kết nối, gắn kết với khách hàng cũng như tích hợp các quy trình
xử lý yêu cầu từ khách hàng online.
• Sự lắng nghe, chăm sóc khách hàng với sự đồng cảm mang tính cộng đồng  thể hiện qua
sự thay đổi về giá sản phẩm, dịch vụ, chính sách để cùng đồng hành qua giai đoạn khó
khăn.
 YÊU CẦU TỪ NGƯỜI DÙNG

14
CÔNG NGHỆ TỐI ƯU TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG
• 81% khách hàng sẵn sàng trả phí sản phẩm và dịch vụ cao hơn để đổi lại có một trải
nghiệm liền mạch và tiện lợi,

15
• 66% khách hàng đã ngừng dùng sản phẩm bởi doanh nghiệp không quan tâm đến trải
nghiệm khách hàng.
• 72% doanh nghiệp trở nên chú trọng tới việc ưu tiên xây dựng chiến lược trải nghiệm
khách hàng và có xu hướng tăng hơn trong trạng thái bình thường mới.
DẪN DẮT TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG
• Sự linh hoạt là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp  đối phó với tình
trạng khủng hoảng
Ví dụ: Các sản phẩm, dịch vụ ứng dụng phục vụ nhu cầu khách hàng trong giữa khủng
hoảng Covid 19 có thể sẽ trở nên bão hoà nếu như các doanh nghiệp không chịu thay đổi
đáp ứng với trạng thái ‘bình thường mới’.
• Chủ động dẫn dắt thị trường thích ứng và bắt nhịp trong giai đoạn chuyển giao này 
người tiêu dùng trở nên quen thuộc và chấp nhận một trải nghiệm tiêu dùng mới lạ, tiện
dụng hơn khi so sánh với trạng thái cũ.

 CÔNG NGHỆ TỐI ƯU TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG


• Công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.
• Chiến lược số tăng cường trải nghiệm khách hàng mạnh mẽ, thu hút được trái tim người
dùng.
• Mô hình phối hợp thống nhất các kênh  tăng độ phủ sóng của thương hiệu, tạo ra trải
nghiệm khách hàng một cách liền mạch và nhất quán nhất.
• Lấy khách hàng làm trung tâm, nắm bắt hành trình khách hàng qua các kênh online, hành
trình mua sắm của người tiêu dùng.
• Đảm bảo sự bền vững trong tương lai:
• Năng lực sẵn sàng
• Duy trì sự tương tác với khách hàng
• Gắn kết họ trở thành khách hàng trung thành trong tương lai
 Áp dụng những công nghệ, ứng dụng phân tích dữ liệu để tối ưu hoá những trải nghiệm
mang tính cá nhân hoá cho người dùng.
• Khi biết tận dụng chiến lược số trong trải nghiệm khách hàng, doanh nghiệp hoàn toàn có
thể đạt được sự vượt trội trong trải nghiệm khách hàng.

16
• Để có thể thiết lập được chiến lược vượt trội đó, các doanh nghiệp cần lưu ý bao quát
những mảng từ lắng nghe khách hàng, thiết kế trải nghiệm khách hàng vượt trội với sự
tương tác nhất quán.
• Cá nhân hoá hành trình trải nghiệm khách hàng bằng việc sử dụng phân tích dữ liệu có thể
tăng mức độ trung thành của người tiêu dùng với nhãn hàng, tạo cảm giác nhãn hàng vượt
trội so với đối thủ.
 John Lewis & Partners
• Điển hình trong việc đón nhận mô hình trải nghiệm đa kênh bằng cách tập trung vào chiến
lược số, trải nghiệm kỹ thuật để kết nối các kênh xã hội,
• Phơi những sản phẩm được chọn lọc dựa trên lịch sử mua hàng của người tiêu dùng và
khiến họ thích thú với dịch vụ trải nghiệm liền mạch.
• Sử dụng mô hình chanel và ứng dụng các công nghệ online đã khiến John Lewis đi trước
các cửa hàng bách hoá và trung tâm thương mại khác, thắng nhiều giải thưởng về sự hài
lòng của khách hàng tại Anh do đã thành công tối ưu hoá trải nghiệm online khách hàng.

 Tóm tắt
• Trong thời đại công nghiệp 4.0, một mô hình kinh doanh mới tiềm năng ứng dụng công
nghệ số sẽ tối ưu hoá trải nghiệm khách hàng.
• Trải nghiệm khách hàng vượt trội sẽ đem lại những giá trị lâu dài cho doanh nghiệp về mặt
doanh thu.
• Góp phần giúp doanh nghiệp đạt được thành quả vô hình quý giá
• Tích lũy đúng đối tượng khách hàng,
• tăng cường trải nghiệm khách hàng
• Đẩy mạnh quan hệ khách hàng.
• Khi biết tận dụng chiến lược số trong trải nghiệm khách hàng, doanh nghiệp hoàn toàn có
thể đạt được sự vượt trội trong trải nghiệm khách hàng.
• Để có thể thiết lập được chiến lược vượt trội đó, các doanh nghiệp cần lưu ý báo quát
những mảng từ lắng nghe khách hàng, thiết kế trải nghiệm khách hàng vượt trội với sự
tương tác nhất quán.

17
• Cá nhân hoá hành trình trải nghiệm khách hàng bằng việc sử dụng phân tích dữ liệu có thể
tăng mức độ trung thành của người tiêu dùng với nhãn hàng, tạo cảm giác nhãn hàng vượt
trội so với đối thủ.
• Trong thời đại công nghiệp 4.0, một mô hình kinh doanh mới tiềm năng ứng dụng công
nghệ số sẽ tối ưu hoá trải nghiệm khách hàng.
• Trải nghiệm khách hàng vượt trội sẽ đem lại những giá trị lâu dài cho doanh nghiệp về mặt
doanh thu.
• Góp phần giúp doanh nghiệp đạt được thành quả vô hình quý giá
• Tích lũy đúng đối tượng khách hàng,
• tăng cường trải nghiệm khách hàng
• Đẩy mạnh quan hệ khách hàng.
 LỢI ÍCH TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG ĐÚNG KỲ VỌNG

1. Yêu cầu từ người dùng


2. Thiết kế và phân tích sự chuyển đổi số
3. Lãnh đạo Công nghệ thông tin trong kỷ nguyên chuyển đổi số
4. Công nghệ làm thay đổi nền kinh tế và doanh nghiệp
18
5. Thành phần của tổ chức “số hóa”
6. Thế hệ Z và sự thách thức nghề nghiệp trong thời đại số

 Chuyển đổi số - Digital Transformation


• Chuyển đổi số (digital transformation) đang trở thành chiến lược tại các doanh nghiệp, tổ
chức trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
• Gần 90% doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển đổi số với các bước khác nhau từ tìm hiểu,
nghiên cứu, cho tới bắt đầu triển khai, thực hiện.
• Hơn 30% lãnh đạo doanh nghiệp được khảo sát xem chuyển đổi số là vấn đề sống còn, xác
nhận hiệu quả trên nhiều khía cạnh như thấu hiểu khách hàng, tăng năng suất lao động,
tăng tốc sáng tạo...
• Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra
những cơ hội, doanh thu và giá trị mới. Microsoft cho rằng chuyển đổi số là việc tư duy lại
cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới.
Chuyển đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống
sang doanh nghiệp số bằng cách
• Áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám
mây (Cloud)...
• Thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.

 Lợi ích Chuyển đổi số


• Cắt giảm chi phí vận hành
• Tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn
• Lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp
thời.
• Hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.

 Chuyển đổi số và Số hóa


• “Số hóa" là việc biến đổi các dữ liệu thực sang dạng số, còn

19
• “Chuyển đổi số" là khi có dữ liệu được số hoá  sử dụng các công nghệ như AI, Big
Data... để phân tích dữ liệu, biến đổi và tạo ra một giá trị khác
• VD: Grab trong việc xây dựng ứng dụng gọi xe. Những gì người dùng thấy trên màn hình
điện thoại đơn giản là một chu trình đặt xe và hoàn thành chuyến đi của khách và tài xế,
nhưng ẩn sâu là cả một hệ thống phức tạp. Công ty phải phân tích khối lượng dữ liệu lớn
liên quan tới thói quen lái xe của tài xế, nhu cầu của người dùng, tính năng tạo sẵn cung
đường, điều hướng thời gian thực... Từ dịch vụ đặt xe, công ty đã mở rộng thêm nhiều sản
phẩm khác như giao hàng, mua đồ ăn...

 Vai trò Chuyển đổi số


• Chuyển đổi số là con đường tất yếu, các doanh nghiệp cần hiểu rõ và có chiến lược theo
đuổi một cách cụ thể, có sự đầu tư đúng đắn cho những công cụ quan trọng của chuyển đổi
số như AI, khoa học dữ liệu, phân tích kinh doanh
 Nâng cao sức cạnh tranh, quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp
Theo nghiên cứu từ năm 2017 của Microsoft tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tác
động mà chuyển đổi số mang lại cho GDP năm 2017 là khoảng 6%, năm 2019 được dự
đoán là 25% và tới năm 2021 là 60%. Chuyển đổi số cũng làm tăng năng suất lao động
15% trong năm 2017, dự kiến 2020 là 21%; 85% công việc trong khu vực sẽ bị biến đổi
trong ba năm tiếp theo.

 Phương thức Chuyển đổi số của doanh nghiệp


o Tầm nhìn lãnh đạo: cần hiểu mình muốn gì và công nghệ có thể chuyển đổi công ty của
mình thế nào.
o Thay đổi cách tổ chức: Cần sự tham gia của cả tổ chức để làm nên sự chuyển đổi, đào tạo
và phát triển nhân sự.
o Sẵn sàng về phương diện công nghệ: áp dụng các thành tựu về CNTT

 Chuyển đổi số tại Việt Nam


o Quá trình chuyển đổi số đã bắt đầu diễn ra, nhất là trong những ngành như tài chính, giao
thông, du lịch…
o Chính phủ và chính quyền các cấp đang nỗ lực xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới
Chính phủ số
20
o Hơn 30 thành phố cũng định xây dựng Smart City với các nền tảng công nghệ mới.

 Chuyển đổi số tại Việt Nam – Hạn chế


o Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp,
o Trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp,
o 80 - 90% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là
những công nghệ cũ từ thập niên 1980-1990.
o Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa nhận thức đúng vai trò chuyển đổi số trong cuộc các
mạng công nghiệp 4.0
o Rào cản trong quá trình chuyển đổi số như:
o Thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%),
o Thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi số (16,7%),
o Thiếu tư duy hoặc các thách thức về văn hóa số trong doanh nghiệp (15,7%)
o Dù các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang bước đầu đầu tư vào công nghệ đám mây
(18%), an ninh mạng (12,7%), nâng cấp phần mềm, phần cứng để chuyển đổi số (10,7%).

1. Yêu cầu từ người dùng


2. Thiết kế và phân tích sự chuyển đổi số
3. Lãnh đạo Công nghệ thông tin trong kỹ nguyên chuyển đổi số
4. Công nghệ làm thay đổi nền kinh tế và doanh nghiệp
5. Thành phần của tổ chức “số hóa”
6. Thệ hệ Z và sự thách thức nghề nghiệp trong thời đại số

 Lãnh đạo CNTT trong Chuyển đổi số


Trí thông minh – sáng tạo – sự khác biệt

Lãnh đạo CNTT trong Chuyển đổi số

21
Công nghệ số đã và đang đặt ra yêu cầu đối với lãnh đạo cơ quan đơn vị doanh nghiệp…
cần có một tinh thần quản trị của một doanh nhân.
Người lãnh đạo trong kỷ nguyên chuyển đổi số phải có tư duy nhanh nhạy, thích ứng, dám
làm, dám chịu trách nhiệm và phải tự mình chuyển đổi để dẫn dắt được nhiều người khác

 Lãnh đạo thông minh:


• Lãnh đạo chỉ tập trung vào sai lầm và đổ lỗi, sẽ triệt tiêu sức sáng tạo:
• Trí thông minh và cách đánh giá của người lãnh đạo chính là cốt lõi giá trị của lãnh đạo,
tư duy, tầm nhìn trong kỷ nguyên chuyển đổi số
• dự báo, quản trị rủi ro

 Lãnh đạo Sáng tạo:


• là người tạo được động lực, có tri thức, tạo thuận lợi cho tri thức, chia sẻ tri thức, tạo
được nền tảng cho tri thức, xây dựng được mối quan hệ phối hợp thực hiện các giải pháp
tổng thể để thực hiện cách tân, đổi mới.
• Lãnh đạo quản lý phải suy nghĩ theo thị trường, theo sự phát triển của công nghệ, đáp
ứng, phù hợp với phương thức kinh doanh mới
 Lãnh đạo Tạo ra sự khác biệt:
• Tiếp thu dựa trên sự phân tích các định hướng từ bên ngoài
• Dựa vào đặc trưng riêng của từng lĩnh vực
• Đón đầu xu hướng  khả năng dự báo

 Hạn chế
• Sự hạn chế năng lực và sự hiểu biết của lãnh đạo về các lĩnh vực khác nhau
• Chưa có được kênh thông tin mở để chia sẻ quan điểm giữa các nhóm lãnh đạo
• Chưa có sự cập nhật kịp thời về các thông tin được chia sẻ trên nền tảng số.
• Tư duy hẹp, cục bộ, cố hữu, bảo thủ.

22
 Khắc phục
• Tạo diễn đàn trao đổi giữa các nhóm lãnh đạo
• Tham gia bàn luận và xây dựng các mối quan hệ phối hợp,
• Chia sẻ thông tin, tạo ra được thông tin tốt, sự chia sẻ đáng tin cậy.
• Tạo được sự đổi mới trong tin tưởng nhằm thực hiện tối ưu các giải pháp, thực hiện cách
tân trong thực thi chính sách.

1. Yêu cầu từ người dùng


2. Thiết kế và phân tích sự chuyển đổi số
3. Lãnh đạo Công nghệ thông tin trong kỹ nguyên chuyển đổi số
4. Công nghệ làm thay đổi nền kinh tế và doanh nghiệp
Thảo luận
So sánh doanh nghiệp truyền thống và doanh nghiệp thời đại số về:
Nhân sự
Quy trình nghiệp vụ
Cách thức điều hành
Chi phí ban đầu, chi phí vận hành
Chăm sóc khách hàng

23
24

You might also like