You are on page 1of 12

HOẠCH ĐỊNH

I.Phân Tích vấn đề CS


II. Xác định mục tiêu chính sách
1. Mục tiêu Xây dựng hạ tầng số
- Phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao trên toàn thành phố
- Hỗ trợ doanh nghiệp viễn thông phát triển hạ tầng mạng di động 5G
- Đẩy mạnh việc chuyển đổi, ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới
- (IPv6) Ứng dụng của Sở, ngành trên địa bàn Thành phố; Phát triển hạ tầng kết
nối mạng Internet vạn vật (IoT).
2. Xây dựng hạ tầng tính toán hiệu năng cao và hạ tầng dữ liệu
Mục đích hướng tới Nghiên cứu, lập dự án đầu tư hạ tầng với mục đích phục vụ
hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo bao gồm nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

3. ĐẨY MẠNH CÁC TỔ CHỨC VỀ NGÀY HỘI DOANH NGHIỆP CNTT


- Thúc đẩy hoạt động quảng bá các kết quả nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo
- Hoàn thiện quy chế giải thưởng công nghệ thông tin truyền thống trong đó có các
nhóm về ứng dụng AI; Tôn vinh doanh nghiệp có giải pháp, ứng dụng AI phục vụ hoạt động để phổ
biến nhân rộng trong cộng đồng DN

4. Ghi nhận nhu cầu ứng dụng và phát triển trí tuệ nhân tạo
Đẩy mạnh ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt lĩnh vực hành
chính công nhằm góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, doanh
nghiệp và người dân về Trí tuệ nhân tạo (AI).

5. Xây dựng các khung pháp lý cơ bản đầy đủ, tạo cơ chế và chính sách ưu tiên cho nghiên
cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo từ môi trường nghiên cứu đến thử nghiệm, ứng dụng thí điểm đến
ứng dụng rộng rãi trong xã hội.
6. Xây dựng Cổng thông tin giải pháp và ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhằm làm cầu nối giữa
nhà khoa học và tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng trí tuệ nhân tạo và thành lập ra Trung tâm hỗ trợ
phát triển và chuyển giao trí tuệ nhân tạo Thành phố Hồ Chí Minh nhằm mục đích:
- Thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và phát triển tích hợp trong các lĩnh vực liên quan đến trí tuệ
nhân tạo
- Thúc đẩy tạo ra hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông tiên tiến cho công tác nghiên cứu và
giáo dục.
- Thúc đẩy mối quan hệ đối tác, hợp tác với các trường đại học, tổ chức nghiên cứu trong và ngoài
nước thông qua hình thức tổ chức hoạt động liên trường đại học.
7. Thúc đẩy phát triển nghiên cứu trí tuệ nhân tạo thông qua hình thành mạng lưới các viện,
trung tâm nghiên cứu phát triển trí tuệ nhân tạo tại các cơ sở nghiên
8. Đào tạo nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo nhằm:
- Đưa đào tạo về trí tuệ nhân tạo vào các cấp học để từng bước phổ cập kiến thức về trí tuệ nhân tạo.
- Xây dựng kho học liệu mở.
- Bồi dưỡng kiến thức về trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số cho các cấp lãnh đạo, quản lý của các cơ
quan, tổ chức.
- Đào tạo đội ngũ giáo viên giảng dạy. Bổ sung phòng Lab, trang thiết bị cần thiết cho chương trình:
robot, mạch điều khiển, máy tính...
III. XD Phương án CS
1. PA xây dựng hạ tầng tính toán hiệu năng cao
a. XD trên cơ sở mục tiêu
-Với mục tiêu của chính sách về phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo thì Tính toán hiệu năng cao
(High Performance Computing-HPC) trên cơ sở các hệ thống siêu máy tính là một trong những thành
phần cốt lõi trong sự phát triển đó
-Hạn chế: Với Việt Nam quá trình sử dụng và tiếp cận hệ thống HPC vẫn có những hạn chế nhất định
do người dùng vẫn phải cần tới một số kiến thức nền tảng về
công nghệ thông tin, đặc biệt là kiến thức về mạng máy tính và hệ điều hành.
b. Giải pháp
Tập trung Tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đề xuất phương án xây dựng hạ tầng tính
toán hiệu năng cao; Lập Đề án xây dựng hạ tầng tính toán dựa trên kết quả nghiên cứu, phục vụ hệ
sinh thái nghiên cứu và ứng dụng AI.
Xây dựng các báo cáo đầu tư dự án
c. Công cụ thực hiện
- Công cụ kinh tế: Thu hút đầu tư xây dựng và hình thành được cơ sở hạ tầng kỹ thuật (trung tâm tính
toán hiệu năng cao) có khả năng thực hiện các phép tính phức tạp, xử lý nhiều dữ liệu và chạy với tốc
độ nhanh hơn rất nhiều so với những loại máy tính thông thường. ( Về khoản chi sẽ do ngân sách địa
phương chi ra )
- Công cụ tổ chức: Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh sẽ chịu trách nhiệm nghiên
cứu, đề xuất phương án, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp xây dựng và triển khai dự án đầu tư.
- Cần phối hợp với các đơn vị khác như: Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan.

2. Phương án xây dựng hạ tầng dữ liệu chung


a. XD trên cơ sở mục tiêu
Việc thu thập, bảo đảm chất lượng dữ liệu, cũng như cơ chế chia sẻ dữ liệu, hạ tầng tính toán sẽ giúp
các đơn vị nghiên cứu, phát triển công nghệ tận dụng, phát huy được năng lực của mỗi bên. Và trên
thực tế bất kỳ ứng dụng công nghệ mới nào cũng phải phát triển dựa vào dữ liệu. Tuy nhiên, hạ tầng
dữ liệu và tính toán của Việt Nam nói chung và TP HCM nói riêng mới chỉ ở mức sơ khai và đang
nằm rải rác khắp nơi. Bên cạnh đó, hiện nước ta cũng đang phải đối mặt với khó khăn, thách thức lớn
khác của hạ tầng dữ liệu là vấn đề chất lượng
=> Cho thấy tầm quan trọng của kế hoạch dài hạn trong việc xây dựng và duy trì các phương án phát
triển hạ tầng dữ liệu.
b. Giải pháp
Tiếp tục triển khai theo Kế hoạch Xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và hệ sinh thái dữ liệu mở.
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đề xuất phương án xây dựng hạ tầng dữ liệu làm cơ
sở triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng dữ liệu.
Xây dựng bộ dữ liệu dùng chung thuộc các lĩnh vực: Y tế, giáo dục, giao thông, hành chính công...
c. Công cụ
Kinh tế: Đầu tư, triển khai Cổng dữ liệu của TP nơi khai thác tập trung kho dữ liệu dùng chung của
TP, phục vụ cho nhu cầu kết nối, chia sẻ dữ liệu của các chính quyền nhà nước. -> Nguồn chi phí đầu
tư cũng sẽ từ Ngân sách địa phương
Tâm lý - giáo dục: xây dựng một văn hóa chia sẻ dữ liệu mở. Các dự án nghiên cứu thực hiện bằng
ngân sách nhà nước cũng nên công khai nguồn dữ liệu đó ra cho toàn dân, vì đó là ngân sách công,
toàn dân có nhu cầu và có quyền trong việc tiếp cận nguồn dữ liệu đó.
Công cụ tổ chức: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ nghiên cứu, đề xuất phương án,
Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp xây dựng và triển khai dự án đầu tư.

3. Phương án, thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển và chuyển giao trí tuệ nhân tạo và Cổng
thông tin giải pháp và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
a. Giải pháp
- Xây dựng và triển khai Cổng thông tin giải pháp và ứng dụng trí tuệ nhân tạo với các nội dung:
Quảng bá sản phẩm nghiên cứu và sản phẩm đào tạo về AI của các trường đại học; Thông tin về nhu
cầu ứng dụng AI và nhu cầu đào tạo AI của các doanh nghiệp; Thông tin các cuộc thi ứng dụng AI
của Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển và chuyển giao trí tuệ nhân tạo Thành phố Hồ Chí Minh.
b. Công cụ
- Tổ chức: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đơn vị trực tiếp thực hiện, phối hợp
cùng Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan. Kết
hợp với Tổ tư vấn triển khai: Tổ nghiên cứu, phát triển và triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
-Kinh tế: Đầu tư và triển khai Trung tâm hỗ trợ phát triển và chuyển giao trí tuệ nhân tạo
- Kỹ thuật nghiệp vụ: thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ về trí tuệ nhân tạo cho các đơn
vị có nhu cầu ứng dụng, tạo ra hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông tiên tiến cho công tác
nghiên cứu và giáo dục.
- Tâm lý-giáo dục: tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, doanh nghiệp,
người dân, thanh thiếu niên và học sinh về dữ liệu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
4. PA Xây dựng mạng lưới các viện, trung tâm nghiên cứu phát triển trí tuệ nhân tạo
tại các cơ sở nghiên cứu đào tạo
a. Giải pháp
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học khảo sát hiện trạng, mô hình hoạt động
của các viện, trung tâm nghiên cứu phát triển trí tuệ nhân tạo tại các cơ sở nghiên cứu đào tạo
tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, lập Đề án xây dựng mạng lưới các viện, trung tâm nghiên
cứu phát triển trí tuệ nhân tạo tại các cơ sở nghiên cứu đào tạo.
b. Công cụ
Tổ chức: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh sẽ chịu trách nhiệm thực hiện và phối
hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan.

IV. ĐG và lựa chọn PA tối ưu


NỘI DUNG CỐT YẾU CỦA CS

1. Căn cứ đề ra CS
a. Căn cứ pháp lý
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019
của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,
b. Căn cứ khoa học
- Căn cứ lý luận: Sự phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) dựa trên lý thuyết máy móc có thể được đào
tạo để thực hiện các nhiệm vụ thường yêu cầu trí thông minh của con người, chẳng hạn như giải
quyết vấn đề, ra quyết định và nhận dạng mẫu. Ví dụ: thuật toán xử lý ngôn ngữ tự nhiên có thể
phân tích và hiểu ngôn ngữ của con người, trong khi thuật toán nhận dạng hình ảnh có thể xác
định đối tượng, khuôn mặt hoặc văn bản trong hình ảnh hoặc video.
- Căn cứ thực tiễn: Hiện nay khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão trong khi con người tạo ra
hơn 2,5 nghìn tỉ byte dữ liệu mỗi ngày. khiến cho phần mềm xử lý dữ liệu truyền thống không có
khả năng thu thập, quản lý và xử lý. Do đó,nó sẽ được nhập vào các thuật toán học máy để phân
tích hành vi người dùng. Vì thế TP Hồ Chí Minh triển khai kế hoạch Chương trình “Nghiên cứu
và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại TPHCM giai đoạn 2020-2030” năm 2022. Kế hoạch
cũng nhằm góp phần thúc đẩy đưa trí tuệ nhân tạo trở thành một trong những công nghệ cốt lõi
trong xây dựng đô thị sáng tạo, thành phố thông minh, thúc đẩy phát triển kinh tế số nhanh, bền
vững.

2. Mục tiêu CS
3. Chủ thể và đối tượng của CS
a. Chủ thể
Chủ thể chịu trách nhiệm chính với việc tổ chức thực thi và đánh giá chính sách là Sở
Thông tin và Truyền thông của Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, các chủ thể tham gia vào quá trình thực thi chính sách gồm có: Sở Thông tin và
Truyền thông; Sở Khoa học và Công nghệ; Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh và Hội đồng tư vấn AI
b. Đối tượng
Các cơ quan, tổ chức và đơn vị liên quan tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Các tập đoàn công nghệ trong nước
- Viện nghiên cứu
- Trường đại học
- Người dân và cộng đồng
- Doanh nghiệp và startup

4. Nguyên tắc thực hiện mục tiêu CS

- Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 575/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2021
của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Chương trình “Nghiên cứu và phát triển ứng dụng trí
tuệ nhân tạo (AI) tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030”.
- Xác định nhiệm vụ cụ thể của từng cá nhân, đơn vị để tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát,
đánh giá kết quả thực hiện.
- Kế thừa và phát huy những thành tựu mới nhất của nhân loại, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng
TTNT gắn với các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh.
- Tập trung nguồn lực để tạo ra và phát triển các sản phẩm TTNT, dịch vụ TTNT quan trọng mà
Việt Nam nói chung hay thành phố Hồ Chí Minh nói riêng có lợi thế cạnh tranh; đầu tư có trọng điểm
ứng dụng TTNT trong một số lĩnh vực liên quan tới quốc phòng an ninh..
- Từ đó góp phần thúc đẩy đưa trí tuệ nhân tạo trở thành một trong những công nghệ cốt lõi trong
xây dựng đô thị sáng tạo, thành phố thông minh, thúc đẩy phát triển kinh tế số nhanh, bền vững.

5. Các CS bộ phận

6. Ma trận giải pháp và công cụ

You might also like