You are on page 1of 7

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

I. NHỮNG THÔNG TIN CHUNG:


1. Tên Dự án đầu tư (DAĐT):
- Tiếng Việt: Nhà máy sản xuất và kiểm định thiết bị bán dẫn INTEL Bắc Ninh
- Tiếng nước ngoài: Intel Semiconductor Manufacturing and Inspection Plant Bac
Ninh
2. Chủ đầu tư :
- Tên công ty: Intel Corporation
- Địa chỉ: 2200 Mission College Blvd, Santa Clara, CA 95054, Hoa Kỳ
- Điện thoại: +1 408-765-8080.
3. Người đại diện có thẩm quyền :
 Họ tên:
 Năm sinh:
 Quốc tịch:
 Số hộ chiếu:
 Chức vụ:
 Địa chỉ thường trú
4. Hình thức đầu tư :100% vốn nước ngoài
5. Địa điểm thực hiện dự án :
- Vị trí : Khu công nghiệp Yên Phong II-C, tỉnh Bắc Ninh
- Diện tích : 35000 m²
6. Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp :
 Mục tiêu chung:
- Góp phần vào chiến lược phát triển toàn cầu của Intel trong việc mở rộng năng lực
sản xuất và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chip bán dẫn trên thị trường.
- Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao của Việt Nam, tạo ra việc
làm cho người lao động địa phương và nâng cao đời sống của người dân.
 Mục tiêu cụ thể:
- Lắp ráp chip:
 Lắp ráp các loại chip bán dẫn tiên tiến nhất của Intel, bao gồm vi xử lý
(CPU), bộ nhớ flash, vi mạch tích hợp (IC), ….
 Đảm bảo chất lượng sản phẩm cao theo tiêu chuẩn quốc tế của Intel.
 Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu sang các thị trường
lớn như Mỹ, Châu Âu, Châu Á.
- Kiểm định chip:

 Kiểm tra chất lượng và hiệu suất của các chip bán dẫn sau khi được lắp ráp.
 Sử dụng các công nghệ kiểm định tiên tiến nhất để đảm bảo độ tin cậy và
tính chính xác của sản phẩm.
 Đảm bảo 100% sản phẩm xuất xưởng đều đạt tiêu chuẩn chất lượng của
Intel.
 Mục tiêu xã hội:
- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp công nghệ cao
của Việt Nam.
- Tạo ra 2500-300 việc làm trực tiếp cho lao động địa phương
- Hợp tác với các trường đại học và cao đẳng trong nước để đào tạo kỹ sư và công
nhân kỹ thuật cho nhà máy.
- Góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh và khu vực lân cận.
7. Thời gian hoạt động của dự án : 30 năm

II. CÁC NỘI DUNG TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ CẦN GIẢI TRÌNH RÕ:
1. Tư cách pháp nhân, năng lực chuyên môn và tài chính của chủ đầu tư trong lĩnh
vực đầu tư của dự án.
 Tư cách pháp nhân :
- Tên đầy đủ: Intel Corporation
- Loại hình doanh nghiệp: Tập đoàn đa quốc gia
- Quốc gia: Hoa Kỳ
- Năm thành lập: 1968
- Trụ sở chính: 2200 Mission College Blvd, Santa Clara, CA 95054, Hoa Kỳ
 Năng lực chuyên môn
- Lĩnh vực hoạt động:
 Thiết kế và sản xuất chip bán dẫn
 Phát triển phần mềm và công nghệ liên quan
 Cung cấp các giải pháp công nghệ cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng
- Thành tựu:
 Là nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới
 Cung cấp các sản phẩm chip bán dẫn tiên tiến nhất cho các thiết bị điện tử
 Phát minh ra nhiều công nghệ quan trọng trong lĩnh vực công nghệ máy tính
- Đội ngũ nhân viên:
 Gần 150.000 nhân viên trên toàn thế giới
 Đội ngũ kỹ sư và nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao
2. Mục tiêu, lĩnh vực hoạt động của dự án:
- Sự cần thiết phải đầu tư :
Quy mô thị trường linh kiện bán dẫn toàn cầu được định giá là 729,35 tỷ USD vào
năm 2023 và dự kiến sẽ đạt 1133,4 tỷ USD vào năm 2030, với tốc độ tăng trường
hàng năm là 6,5% (Maximize Market Research, 2024). Tại Việt Nam, lĩnh vực bán
dẫn nổi lên như một điểm đến của nhiều hãng sản xuất bán dẫn khi thu hút sự quan
tâm, hiện diện của những “ông lớn” hàng đầu thế giới của Mỹ và Hàn Quốc như
Intel, Samsung…với những dự án từ hàng trăm triệu đến cả tỷ USD đầu tư xây
dựng nhà máy, mở rộng sản xuất, lắp ráp.
- Sự phù hợp của mục tiêu dự án với chủ trương, chính sách, quy hoạch của Nhà
nước.
 Chủ trương, chính sách
Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Bộ Chính trị về
định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiêp quốc gia đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2045 xác định phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, công
nghiệp điện tử là con đường chủ đạo, và đặt mục tiêu đến năm 2030 các ngành này
đạt trình độ tiên tiến của thế giới, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư nhằm tạo ra nền tảng công nghệ số cho các ngành công nghiệp
khác. Đây cũng là con đường mà các quốc gia Đông Á trước đây đã đi qua trong
quá trình công nghiệp hóa như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và gần đây là
Trung Quốc. Sở dĩ các ngành công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp điện
tử có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc dẫn dắt sự chuyển dịch cơ cấu các
ngành công nghiệp của một quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa là vì nó sở
hữu những đặc trưng kinh tế quan trọng, gồm: (1) có cầu gia tăng khi thu nhập
thực tế bình quân đầu người tăng, (2) có tiềm năng cải thiện năng suất lao động
cao, (3) có tác động lan tỏa cao đối với các ngành kinh tế khác. Đây cũng là những
tiêu chí kinh tế khách quan để lựa chọn ngành công nghiệp ưu tiên phát triển.
Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về
một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư xác định ngành công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông là
một trong những ngành có mức độ sẵn sàng cao cần tập trung ưu tiên phát triển.
Quyết định số 157/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030 xác
định các ngành công nghiệp công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử là các ngành
được ưu tiên xem xét, lựa chọn các sản phẩm để đầu tư, phát triển.
Trong Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2035 Chính phủ đã xác định 3 nhóm ngành công nghiệp lựa chọn ưu tiên
phát triển, gồm: ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành Điện tử và Viễn
thông và ngành Năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Đồng thời Chiến lược cũng
định hướng quy hoạch không gian theo các cùng lãnh thổ sẽ bao gồm vùng công
nghiệp lõi và vùng công nghiệp đệm, trong đó các địa phương thuộc vùng lõi gồm
4 vùng kinh tế trọng điểm và 5 khu kinh tế biển được ưu tiên phát triển.
 Quy hoạch
Mục tiêu phát triển đến năm 2030 Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc
trung ương; là trung tâm kinh tế, văn hóa năng động của khu vực phía Bắc; một
trong những cực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng, kết nối chặt chẽ với
Thủ đô Hà Nội; có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển đồng bộ,
hiện đại. Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Người dân
có cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc. Đến năm 2050, Bắc Ninh là thành
phố trực thuộc trung ương, thuộc nhóm địa phương đứng đầu cả nước về quy mô
kinh tế; một trong những trung tâm công nghiệp công nghệ cao, nghiên cứu và
phát triển, sản xuất thông minh hàng đầu châu Á và thế giới; là thành phố xanh,
thông minh, hiện đại, đáng sống với trình độ phát triển cao, mang đậm bản sắc văn
hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc. Người dân được thụ hưởng các dịch vụ xã hội và chất
lượng cuộc sống ngang với các nước phát triển trong khu vực châu Á.
Nhiệm vụ trọng tâm của Bắc Ninh trong thời gian tới là tập trung nguồn lực
đầu tư vào ngành công nghiệp và dịch vụ; chú trọng phát triển các ngành công
nghiệp có tiềm năng phát triển; chuyển đổi và thu hút đầu tư vào nhóm ngành mới.
Đồng thời, thực hiện thực chất, hiệu quả cải cách hành chính, chuyển đổi số; xây
dựng chính quyền số gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp,
hiện đại; khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, khơi dậy khát vọng phát
triển cho người dân và doanh nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,
thu hút và trọng dụng nhân tài.
Về phương hướng phát triển các ngành quan trọng, Bắc Ninh sẽ chú trọng
phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp xanh, hình thành
trung tâm điện tử hàng đầu Việt Nam gắn với công nghệ thông minh, đẩy nhanh
tiến độ các dự án công nghiệp lớn, có tác động lan tỏa để trở thành động lực chính
cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh và của cả nước. Đa dạng hóa, đẩy mạnh phát triển
các ngành sản xuất công nghệ cao sản xuất thiết bị bán dẫn, công nghệ thông tin,
công nghiệp dược phẩm, y tế, thiết bị năng lượng tái tạo... nhằm nâng cao vị thế
ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong chuỗi giá trị toàn cầu.
 Sự phù hợp
Tỉnh Bắc Ninh đã và đang quy hoạch các khu công nghiệp và đang tiến hành lập
phân khu theo quy định và lựa chọn nhà đầu tư. KCN có vị trí kết nối thuận lợi với
các tỉnh lân cận như: Hà Nội, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hưng Yên, là vị trí trung
tâm của vùng Đông Bắc bộ, kết nối thuận tiện với khu Công nghệ cao Láng Hòa
Lạc và KCN các tỉnh lân cận. Ngoài ra, Bắc Ninh có vai trò quan trọng trong liên
kết vùng, thể hiện ở việc yêu cầu “Hình thành các hành lang xanh gắn với các
tuyến sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình, sông Ngũ Huyện Khê”; các vành
đai xanh bao quanh các khu vực đô thị để giới hạn sự phát triển lan tỏa tự phát của
các đô thị. Thêm vào đó, với việc được định hướng hình thành các trục liên lạc lớn
như “Trục liên kết vùng; Trục liên kết khu vực”… tạo sức hấp dẫn mới để thu hút
các dự án đầu tư vào trong lĩnh vực bán dẫn trong giai đoạn tiếp theo. Mục tiêu dự
án xây dựng nhà máy Intel ở Bắc Ninh hoàn toàn phù hợp với chủ trương, chính
sách, quy hoạch của Nhà nước. Dự án sẽ góp phần: (1) Phát triển ngành công
nghiệp điện tử Việt Nam: Tăng cường năng lực sản xuất chip điện tử, đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu. (2) Thu hút đầu tư
nước ngoài: Tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài vào
lĩnh vực công nghiệp điện tử. (3) Tạo việc làm: Tạo ra hàng nghìn việc làm cho
người lao động địa phương. (4) Phát triển kinh tế - xã hội địa phương: Góp phần
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh và khu vực xung quanh.
3. Vốn đầu tư:
- Tổng vốn đầu tư : 23.600.000.000.000 VNĐ
4. Tiến độ thực hiện dự án (kể từ ngày được cấp phép):
5. Danh mục các sản phẩm chủ yếu và dự kiến thị trường tiêu thụ:
 Sản phẩm chủ yếu :
- Chipset dành cho nhóm sản xuất máy tính và các thiết bị di động.
- Chip Ibex Peak, CPU dành cho máy tính xách tay và các thiết bị di động
- Bo mạch chủ, ổ nhớ Flash, card mạng, mạch tích hợp (IC)...và các thiết bị
bán dẫn khác
- Bo mạch Galileo để phát triển phần mềm
- Các sản phẩm vi xử lý Raptor Lake thế hệ mới nhất và vi xử lý thế hệ
tiếp theo Meteor Lake.
 Thị trường tiêu thụ chủ yếu : Các khu vực lân cận Việt Nam
6. Quy trình công nghệ chung:
B1. Nhận wafer
Wafer là những tấm silicon mỏng, được cắt từ một khối silicon lớn.
Wafer được vận chuyển từ các nhà máy sản xuất wafer của Intel đến nhà máy lắp
ráp và kiểm định chip Intel Việt Nam.
B2. Kiểm tra wafer
Wafer được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo không có lỗi.
Các lỗi có thể được phát hiện bằng các phương pháp kiểm tra quang học, điện và
điện áp.
B3. Lithography
Ánh sáng được chiếu lên wafer thông qua một khuôn mẫu để tạo ra các vi mạch
trên wafer.
Quá trình này được thực hiện nhiều lần để tạo ra các lớp vi mạch khác nhau.
B4. Etching
Các lớp vật liệu không mong muốn được loại bỏ bằng cách sử dụng hóa chất.
Quá trình này được thực hiện để tạo ra các chi tiết chính xác của vi mạch.
B5. Deposition
Các lớp vật liệu mới được phủ lên wafer bằng phương pháp lắng đọng hóa học
hoặc lắng đọng hơi.
Các lớp vật liệu này được sử dụng để tạo ra các kết nối điện và các thành phần
khác của vi mạch.
B6. Doping
Các nguyên tố tạp chất được thêm vào wafer để thay đổi tính chất điện của nó.
Quá trình này được thực hiện để tạo ra các loại transistor khác nhau.
B7. Metallization
Một lớp kim loại được phủ lên wafer để tạo ra các kết nối điện giữa các thành
phần của vi mạch.
Lớp kim loại này được in bằng phương pháp quang khắc hoặc in phun.
B8. Testing
Các chip được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo hoạt động chính xác.
Các chip lỗi được loại bỏ.
7. Nguyên, nhiên, vật liệu, linh kiện, phụ tùng cho sản xuất:
Các nguyên, vật liệu, linh kiện phụ tùng cho sản xuất chủ yếu là : bánh wafer
prime, photoresist, developer, nitrogen, …..
8. Địa điểm thực hiện dự án: Khu công nghiệp Yên Phong II-C
- Diện tích đất : 35.000 m²
Tỉnh Bắc Ninh có 16 KCN tập trung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch
phát triển với tổng diện tích là 6.397,68 ha. Hiện có 12/16 KCN đã đi vào hoạt động, 15
KCN đã được thành lập với diện tích 5.946,99 ha, với diện tích đất công nghiệp đã cho
thuê khoảng 2.481,57 ha. Tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất công nghiệp cho thuê theo quy
hoạch đạt 60,04%. Nhìn tổng quan, tình hình phát triển các KCN ở trên cho thấy, quỹ đất
sạch để phục vụ sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư là còn rất lớn, đây là một lợi thế
của Bắc Ninh để phát triển các KCN.
Các KCN của Bắc Ninh có vị trí địa lý thuận lợi cùng với chính sách đầu tư thông
thoáng, cởi mở luôn "Trải thảm đỏ đón nhà đầu tư” của lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh, cùng với
dư địa tại các KCN còn tương đối lớn đã và đang đưa Bắc Ninh trở thành một trong các
Tỉnh hấp dẫn các nhà đầu tư ở trong và ngoài nước.

- Lý do lựa chọn địa điểm (do yêu cầu của công nghệ, yêu cầu về nguồn nguyên
liệu và lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực, giao thông, ....).
10. Lao động:
11. Môi trường:
12. Thời hạn hoạt động của dự án:
13. Hiệu quả của dự án:

Ngày…..tháng…..năm…..
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký tên, đóng dấu)

You might also like