You are on page 1of 7

I, Giới thiệu chung về chương trình POHE

Chương trình giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng áp dụng
thí điểm tại 8 trường đại học Việt Nam được đánh giá đã mang lại thành công cho
những sinh viên theo học. Nhiều trường trong số này đang có kế hoạch mở rộng
mô hình sang những ngành đào tạo phù hợp. Việc nhân rộng triển khai chương
trình ra các trường khác trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam cũng đang được
tính đến.
Ông Siep Littooij, đồng Giám đốc Dự án giáo dục đại học định hướng nghề
nghiệp - ứng dụng (POHE) cho biết: Trong khuôn khổ hoạt động, Dự án đã triển
khai điều tra đánh giá sinh viên tốt nghiệp. Hầu hết họ đều cảm thấy hài lòng với
công việc hiện tại bởi năng lực đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. 85%
sinh viên có việc làm trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp, tỷ lệ sinh viên ra
trường không có việc làm đã giảm xuống 19%.
Chương trình (POHE) lần đầu tiên được triển khai thí điểm tại Việt Nam
năm 2005 với sự hỗ trợ kỹ thuật của nhóm các trường đại học hàng đầu Hà Lan do
đại học Khoa học ứng dụng Saxion điều phối thông qua Tổ chức phát triển năng
lực giáo dục đại học.
Mục đích của dự án là phát triển các chương trình đào tạo đại học gắn với
nhu cầu của thị trường lao động nhằm cung cấp đủ lượng sinh viên tốt nghiệp đại
học có kiến thức, thái độ, kỹ năng phù hợp với từng nhóm nghề nghiệp cụ thể;
củng cố và hoàn thiện chương trình đào tạo đại học theo định hướng nghề nghiệp -
ứng dụng gắn liền với nhu cầu của thị trường lao động.
Cho đến nay, sau 9 năm, 50 chương trình thuộc dự án POHE đã triển khai tại
8 trường đại học ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam, thuộc các lĩnh vực như: du lịch và
khách sạn, sư phạm, nông lâm, kỹ sư xây dựng, công nghệ thông tin, và kỹ sư điện
tử...
Đã có 2200 sinh viên được đào tạo theo chương trình giáo dục đại học định
hướng nghề nghiệp ứng dụng và 6000 sinh viên đang theo học. Theo báo cáo đánh
giá dự án, hầu hết sinh viên tốt nghiệp các chương trình POHE đã được thị trường
lao động hài lòng đón nhận. Ngoài ra, dự án còn có sự tham gia hợp tác của hơn
500 cơ quan, doanh nghiệp.
Theo kết quả khảo sát cựu sinh viên POHE thực hiện tháng 2-2014, các sinh
viên cho rằng chương trình đã phát triển các kỹ năng cho họ. Trong quá trình học,
sinh viên được trang bị các kỹ năng liên quan đến giao tiếp, làm việc nhóm, làm
việc độc lập, xây dựng kế hoạch và thực hiện các công việc cụ thể, thu thập và xử
lý số liệu, viết báo cáo, trình bày... thông qua các hoạt động thực tiễn như: đến các
cơ sở, doanh nghiệp để tìm hiểu nhu cầu khách hàng, thực hành, thực tập tại các
công ty...
Trong các chương trình đào tạo POHE, thực hành chiếm tỉ lệ lớn và thời
lượng kéo dài, sinh viên được định hình thực tập từ những năm học đầu tiên, được
tiếp xúc nhiều với thực tế. Ưu thế lớn nhất được các cựu sinh viên POHE tự hào là
thông qua thực hành tại các doanh nghiệp, sinh viên có được những trải nghiệm về
công việc, hình dung khái quát về nghề trong tương lai.
Nói ngắn gọn về dự án POHE, ông Siep Littooij cho rằng “Đây là dự án tập
trung đào tạo năng lực và kỹ năng áp dụng kiến thức nghề nghiệp cho sinh viên,
giảng viên POHE không phải là người duy nhất đào tạo sinh viên có được những
năng lực và thành công trên thị trường lao động”.Giáo dục định hướng nghề
nghiệp-ứng dụng (POHE) là giáo dục đại học đặt mục tiêu cung cấp các chương
trình đào tạo theo chuẩn quốc tế, có sự liên kết chặt chẽ với các lĩnh vực nghề
nghiệp (công giới) trong nền kinh tế xã hội của Việt Nam. Các chương trình POHE
ở Việt Nam cấp bằng cử nhân trình độ đại học. Chương trình POHE có 10 đặc
điểm chính như sau:
1) Sứ mạng của trường đại học Các chương trình POHE tại các trường đại học
tập trung mạnh mẽ vào thực hành nghề nghiệp trong cả nhiệm vụ đào tạo và nhiệm
vụ nghiên cứu. Sứ mạng của một trường hay một khoa đào tạo POHE chủ yếu là
phục vụ thị trường lao động địa phương, nhưng cũng có thể là thị trường lao động
nội địa và quốc tế.
2) Mục tiêu của POHE Các chương trình POHE đào tạo sinh viên, sau khi tốt
nghiệp, có khả năng làm việc được ngay trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Chất lượng của chương trình đáp ứng các yêu cầu của ngành theo quy định của nền
giáo dục đại học quốc gia (và quốc tế) và thực tiễn nghề nghiệp. Chất lượng của
các chương trình đại học (và cao học) POHE đáp ứng các tiêu chuẩn chung, được
quốc tế công nhận bằng đại học và thạc sỹ.
3) Chương trình POHE Chương trình đào tạo POHE dựa trên hồ sơ năng lực
nghề nghiệp, được phát triển cùng với công giới, có tham khảo các tiêu chuẩn quốc
gia và quốc tế. Năng lực là “khả năng vận dụng hài hòa kiến thức, kỹ năng và thái
độ trong hoạt động nghề nghiệp”. Hồ sơ năng lực được chuyển đổi thành một quá
trình sư phạm chứa đựng các hoạt động dạy và học trợ giúp sinh viên đạt được các
mục tiêu học tập dự kiến.
Chương trình POHE phản ánh cách tiếp cận tích hợp, trong đó kiến thức lý
thuyết kết hợp với thực hành và đào tạo các kỹ năng mềm, tập trung vào thực hành
nghề nghiệp của sinh viên. Bên cạnh việc đánh giá kiến thức lý thuyết truyền
thống, đánh giá sinh viên còn có cả các hợp phần thực hành liên quan đến công
giới. Đó là đánh giá khả năng của sinh viên trong thực hành nghề nghiệp và các kỹ
năng của họ trong việc sử dụng các thiết bị đặc biệt (ví dụ, các kỹ năng sử dụng
phòng thí nghiệm, thiết bị mô phỏng, v.v).
4) Tổ chức và quản lý Các chương trình POHE được tổ chức theo các mục tiêu
học tập của sinh viên nhằm đáp ứng yêu cầu của một nghề nghiệp cụ thể. Phương
pháp dạy và học tích cực trong các chương trình POHE đòi hỏi có sự hợp tác, làm
việc theo nhóm và tinh thần trách nhiệm ở cấp độ quản lý chương trình, các hoạt
động dạy, học và đánh giá cũng như các vấn đề quản lý, hành chính. Cập nhật các
chương trình POHE đòi hỏi có sự đánh giá một cách hệ thống và thường xuyên của
các bên liên quan. Các mục tiêu chính của đánh giá là: − Các năng lực và các mục
tiêu học tập đạt được trong suốt chương trình − Phương pháp sư phạm − Tính khả
thi của các đồ án sinh viên, công việc theo nhóm và các chương trình thực tập −
Quá trình đánh giá và kết quả đánh giá
5) Sự tham gia của công giới Cách tiếp cận của POHE đòi hỏi có sự hỗ trợ từ
công giới thông qua các hoạt động cố vấn/tư vấn ở cấp độ chương trình; cung cấp
các cơ hội học tập cho sinh viên qua các chương trình thực tập, hướng dẫn nghiệp
vụ trong các đồ án nhóm và đồ án tốt nghiệp. Thông qua đối thoại thường xuyên,
nhà trường tìm kiếm thông tin từ công giới cho việc phát triển và điều chỉnh các hồ
sơ nghề nghiệp, xem xét và cải tiến chương trình đào tạo. Công giới được khuyến
khích tham gia tích cực vào việc thực hiện chương trình đào tạo qua hình thức
thỉnh giảng, hướng dẫn đồ án sinh viên, tiếp nhận các chương trình thực tập và đồ
án tốt nghiệp.
6) Sinh viên Sinh viên POHE thể hiện các phẩm chất cần thiết của giáo dục đại
học. Các mục tiêu học tập định hướng thực hành trong chương trình POHE đòi hỏi
sinh viên học theo nhóm, cùng thực hiện các đồ án nhóm, tự học, thực hành độc
lập, tự sắp xếp công việc và làm các bài tập. Vì vậy sinh viên cần được hỗ trợ để
phát triển phong cách học tập đặc trưng “học thông qua làm việc”.
7) Giảng viên Bên cạnh các yêu cầu về công tác giảng dạy theo quy định, các
chương trình POHE đòi hỏi giảng viên phải có kinh nghiệm thực hành nghề
nghiệp. Đội ngũ giảng viên cần có kiến thức đầy đủ và thời sự về nghề nghiệp (có
nghĩa là các giảng viên tốt nghiệp từ các chương trình giáo dục đại học ở các
ngành có liên quan).
Đội ngũ giảng viên phải có khả năng dẫn dắt, đặc biệt ứng dụng tri thức và
chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thuộc ngành đào tạo. Đội ngũ giảng viên
phải có khả năng thực hiện các phương thức dạy học kích thích được tính chủ động
học tập của sinh viên, các phương thức đánh giá lý thuyết và thực hành tích hợp.
8) Cơ sở vật chất Các chương trình POHE cần cơ sở vật chất và những trang
thiết bị đặc thù để tổ chức và đào tạo thực hành nhằm mô phỏng các tình huống
trong thực tiễn nghề nghiệp. Yêu cầu chung của các chương trình POHE là sự sẵn
sàng đáp ứng của các trang thiết bị phục vụ thực hành, các phòng thí nghiệm rèn
luyện kỹ năng mô phỏng thực tế nghề nghiệp, phòng máy tính và thỏa thuận với
các công ty về việc sử dụng các trang thiết bị hoặc máy móc (đắt tiền) của công
giới khi cần thiết.
9) Nghiên cứu Các chương trình POHE tập trung thực hiện các nghiên cứu
ứng dụng, chuyển giao công nghệ và cải thiện nghề nghiệp thông qua mô hình:
nghiên cứu- đào tạo-ứng dụng-chuyển giao. Nghiên cứu ở trình độ cử nhân đòi hỏi
ứng dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ trong thực hành nghề nghiệp. Các hoạt
động nghiên cứu trong các chương trình POHE đều là nghiên cứu ứng dụng. Các
câu hỏi nghiên cứu được hình thành trong mối quan hệ mật thiết với công giới và
các đồ án tốt nghiệp của sinh viên thường giải quyết những vấn đề/bài toán nảy
sinh từ thực tế nghề nghiệp.
10) Vai trò của người lãnh đạo Cách tiếp cận POHE đòi hỏi sự ủng hộ của tất
cả các cấp quản lý trong nhà trường, từ hiệu trưởng, các phòng ban tới các đơn vị
dịch vụ hỗ trợ. Những ủng hộ này gồm ủng hộ đối với các chương trình định
hướng nghề nghiệp-ứng dụng; thể hiện khái niệm POHE trong tuyên ngôn sứ mạng
và chiến lược phát triển trường, khoa hoặc phòng ban; thiết lập và duy trì các mối
quan hệ với công giới, cũng như sự ủng hộ của ban điều phối chương trình và đảm
bảo chất lượng nội bộ.

II. Giới thiệu về dự án POHE tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Dự án POHE là dự án về giáo dục học đại học theo định hướng nghề nghiệp -
ứng dụng đã mang đến nhiều kết quả, tác động tích cực cho người học ở nhiều
trường đại học trong cả nước, được hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục –
Đào tạo và sự tham gia của 8 trường đại học, học viện trong đó có Học viện Nông
nghiệp Việt Nam. Đây là một trong hai hướng đào tạo chủ lực của Học viện được
áp dụng để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng đòi hỏi của các cơ sở
tuyển dụng lao động. Tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, chương trình đào tạo
ngành Công nghệ Rau – Hoa – Quả và Cảnh quan theo POHE được xây dựng từ
năm 2007 dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của các chuyên gia giáo dục Hà Lan.
Ngày 06/5/2014, Học viện Nông ngiệp Việt Nam tổ chức buổi phổ biến xây
dựng chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp POHE. PGS.TS.Vũ Văn
Liết đã phát biểu về định hướng phát triển đào tạo của Nhà trường trong thời gian
tới chia theo 2 hướng đó là định hướng nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp.
Bước đầu chuyển dần sang định hướng nghề nghiệp, giảm dần chỉ tiêu đào
tạo đối với một số ngành không theo 2 hướng này. Ban Quản lý dự án POHE của
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cấp kinh phí là 10.000 EURO/ngành cho 5 ngành của
Trường phát triển theo định hướng nghề nghiệp, ngoài ra một số ngành mở thêm sẽ
do Nhà trường hỗ trợ kinh phí.
Sau khi tiến hành thảo luận, cuộc họp đã đưa ra một số quyết định và yêu cầu
cụ thể về các ngành sẽ phát triển theo chương trình POHE và thời gian hoàn thành
cũng như xây dựng chương trình đào tạo, tiêu chuẩn giáo viên và tiêu chuẩn bài
giảng. Trong đó, dự kiến các ngành sau sẽ được phát triển theo chương trình
POHE:
 Khoa CNSH: Nấm ăn; nấm dược liệu;
 Khoa Cơ điện: Cơ khí thực phẩm; cơ khí ô tô;
 Khoa QLĐĐ: Quản lý tài nguyên nước;
 Khoa Chăn nuôivà NTTS: Chăn nuôi thú y;
 Khoa CNTT: Công nghệ thông tin;
 Khoa SPNN: SP kỹ thuật và khuyến nông;
 Khoa Môi trường: Quản lý tài nguyên và môi trường;
 Khoa Nông học: Bác sĩ cây trồng, cây dược liệu;
 Khoa Kinh tế và PTNN: Phát triển nông thôn.
Các chuyên gia cũng tìm hiểu về chương trình đào tạo POHE ngành Công nghệ
rau hoa quả & Cảnh quan (phát triển từ pha1) và việc triển khai quan hệ hợp tác
với WoW trong đào tạo POHE. Đại diện Trung tâm Đảm bảo chất lượng cũng chia
sẻ với chuyên gia về công tác đảm bảo chất lượng chương trình dào tạo POHE,
đánh giá chất lượng dạy và học, khó khăn và giải pháp khắc phục. Thông tin chia
sẻ từ phía Học viện sẽ giúp cho chuyên gia tư vấn nắm được thực trạng đào tạo
POHE tại Học viện, trên cơ sở đó, chuyên gia tư vấn sẽ giúp đề xuất giải pháp để
thúc đẩy phát triển đào tạo POHE ở Học viện trong thời gian tới.
Với mục tiêu đẩy mạnh đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học
theo hai hướng: Hàn lâm và nghề nghiệp, nhà trường đã tập trung thảo luận và đề
xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển giáo dục theo định hướng nghề
nghiệp. Trên cơ sở đó, nhà trường yêu cầu các khoa, phòng ban chức năng liên
quan thực hiện một số công việc sau:
• Tổ chức đề xuất, xây dựng chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp
trên cơ sở ưu tiên một số chương trình có tên trùng với tên ngành/chuyên ngành
đào tạo cấp IV do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định, nội dung chương trình đào tạo
có tính định hướng nghề nghiệp cao, ngành học có khả năng liên thông phối hợp
với nhau và tạo điều kiện cho người học khi tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn tại
Trường hoặc các cơ sở đào tạo khác.
• Ban quản lý dự án POHE hoàn thiện hồ sơ, đề án thành lập trung tâm
POHE trình Ban Giám hiệu duyệt.
• Ban quản lý dự án POHE lập kế hoạch, chương trình hội nghị hướng dẫn
các khoa xây dựng hồ sơ chi tiết về việc mở chương trình đào tạo theo định hướng
nghề nghiệp và xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai chương trình POHE giai đoạn
2 tại trường.
III. Một số hoạt động của chương trình POHE
Hội chợ sản phẩm đồ án sinh viên POHE lần thứ 6, năm 2014 diễn ra trong 2
ngày 17-18/11/2015
Hội chợ sản phẩm đồ án sinh viên là một hoạt động thường niên của ngành
Công nghệ Rau Hoa Quả và Cảnh quan. Đây nơi trưng bày và bán các sản phẩm đồ
án do sinh viên các khóa 56, 57 ngành Công nghệ Rau Hoa Quả-Cảnh quan thực
hiện. Ngoài ra còn có sự góp mặt của sinh viên RHQ&CQ khóa 58, 59. Hội chợ
lần này được tổ chức ở quy mô lớn, với tổng số 20 gian hàng bày và nhiều sản
phẩm có nội dung khác nhau. So với kỳ Hội chợ trước, sản phẩm năm nay có nhiều
đổi mới với các ý tưởng độc đáo và sáng tạo, bắt nhịp được với những thay đổi thị
hiếu của người tiêu dùng trên thị trường.
Và đây còn là cơ hội để sinh viên ngành Công nghệ Rau Hoa Quả và Cảnh
Quan được trải nghiệm và sáng tạo ra những sản phẩm mới mẻ, độc đáo, đồng thời
phát huy được những kỹ năng mềm trong việc thực hiện các dự án nhỏ.
Kết thúc Hội chợ, Ban tổ chức đã trao giải thưởng cho 03 cá nhân xuất sắc của
lớp RHQK56 với các chủ đề “Sản xuất nấm mỡ trái vụ trên giá thể mới” của sinh
viên Nguyễn Minh Ngọc, “Thiết kế cảnh quan ban công nhà bà Nguyễn Thu Thủy
tại Văn Lâm - Hưng Yên” của sinh viên Bùi Huyền Trang, và “Marketing chủ đề
Hoa, cây cảnh” của sinh viên Nguyễn Thị Minh Nghĩa, 1 nhóm sinh viên RHQK57
với chủ đề “Thiết kế và thi công tiểu cảnh” và 2 giải phong trào dành cho sinh viên
RHQK58, K59.
Hội chợ được tổ chức một cách công phu, đầu tư kỹ lưỡng để trở thành nơi
trưng bày và bán các sản phẩm đồ án do sinh viên hai khóa 56 và 57 ngành Công
nghệ Rau Hoa Quả và Cảnh quan thực hiện. Đặc biệt còn có 26 gian hàng của sinh
viên các khóa ngành Công nghệ Rau hoa quả và Cảnh quan, Hội chợ năm nay có
nhiều sản phẩm đặc sắc như: cây ăn quả (Thanh long, chanh đào, ổi, xoài, chanh
cảnh,...), cây rau (rau mầm, rau cải, cà chua, rau gia vị, nấm sò và nấm linh chi... ),
hoa cây cảnh (hoa – cây cảnh phối kết, vườn tường, hoa cúc trồng chậu,... ), bản vẽ
thiết kế và thi công cảnh quan. Hội chợ sẽ góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác
đào tạo giữa Học viện với các cơ quan doanh nghiệp trên cả nước, đồng thời đây là
cơ hội để các bạn sinh viên POHE thi đua, học hỏi, thể hiện được năng lực sáng
tạo, kết quả học tập tốt nhất kính tặng các thầy cô giáo nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà
giáo Việt Nam 20/11/2014.
Đến với Hội chợ, các thầy cô cùng toàn thể các bạn sinh viên sẽ có cơ hội thăm
quan, lựa chọn các sản phẩm độc đáo do chính sinh viên tạo ra.

You might also like