You are on page 1of 8

Tập thể Đại đội 4 tham gia thi ATGTĐB năm 2023

PHẦN 1: TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG XE


QUÂN SỰ, PHƯƠNG TIỆN CÁ NHÂN NHẰM BẢO ĐẢM ATGT
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Nhu cầu vật chất, nhu cầu đi lại của con người ngày càng tăng cao. Chính
vì thế, tình trạng tham gia giao thông diễn ra rất phức tạp. Vấn đề an toàn giao
thông là vấn đề nan giải, mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Tai nạn giao
thông được thẳng thắn nhìn nhận là “thảm họa”, bởi những hậu quả to lớn nó
gây ra đối với kinh tế – xã hội, nhất là những tổn thương tinh thần không thể
khắc phục. Phòng, tránh, khắc phục tai nạn giao thông được Đảng, Nhà nước và
Quân đội coi là một nhiệm vụ rất quan trọng mang tầm quốc gia.
Thuật ngữ an toàn giao thông được sử dụng một cách phổ biến, tuy nhiên
thuật ngữ an toàn giao thông trong quân đội lại chưa có định nghĩa nào được đưa
ra một cách thống nhất. Ta có thể hiểu an toàn giao thông trong quân đội chính
là việc đảm bảo cho các chủ thể là những người tham gia giao thông (sỹ quan,
quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng gọi tắt là quân
nhân) giúp cho các chủ thể đó có thể giảm thiểu tình trạng phát sinh tai nạn giao
thông và cũng từ đó mà các chủ thể có thể hạn chế tốn thất về vật chất, tính
mạng, tinh thần của con người khi xảy ra những vụ việc tai nạn giao thông.
Trong đó, tai nạn giao thông trong quân đội được hiểu cơ bản chính là
những sự việc có tính chất bất ngờ, xảy ra ngoài ý muốn chủ quan bởi vì vi
phạm quy tắc an toàn giao thông hoặc các chủ thể đã gặp phải các tình huống, sự
cố mà các chủ thể đó đã không kịp phòng tránh gây ra thiệt hại nhất định về
người và tài sản có liên quan đến yếu tố quân sự.
Việc đảm bảo an toàn giao thông trong quân đội luôn được đặt lên hàng
đầu, quyết định đến chất lượng thực hiện nhiệm vụ ở các đơn vị. Trong đó
nguyên nhân gây mất an toàn giao thông thường được phân làm hai loại:
Nguyên nhân khách quan: Do các sự cố của phương tiện hoặc các tác
động bên ngoài làm ảnh hưởng đến người điều khiển giao thông. Hiện nay, hệ
thống giao thông quốc gia đang phát triển mạnh. Nhiều tuyến đường mới mở,
nhưng cũng có nhiều đoạn đường cũ đã và đang xuống cấp; tuy đã được sửa
chữa, nâng cấp, nhưng phần lớn chưa bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật. Công tác quy
hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông chưa hợp lý, gây mất an toàn cho người
và phương tiện lưu thông trên đường. Trong khi đó, số lượng phương tiện tham
gia giao thông ngày càng nhiều, mật độ cao; hệ thống tín hiệu, biển báo chưa
đầy đủ, một số nơi, tuy đã lắp đặt, nhưng hoạt động không thường xuyên, bị mờ
hoặc vật chắn che khuất, bị hư hỏng nhưng chưa kịp khắc phục, nhất là những
tuyến đường ngoài thành phố, thị xã, khu đô thị. Trong khi đó, một số phương
tiện trong quân đội qua nhiều năm sử dụng đã xuống cấp, không đồng bộ. Hiện
tại thì nguyên nhân chủ quan đang chiếm tỉ lệ lên đến hơn 95%.
Nguyên nhân chủ quan: Xuất phát từ sự thiếu ý thức của quân nhân khi
tham gia giao thông thể hiện qua các hành vi: Điều khiển phương tiện khi đã
uống rượu, phóng nhanh, vượt ẩu, không chấp hành hiệu lệnh đèn, không đội
mủ bảo hiểm, lấn làn... Đáng chú ý, TNGT xảy ra với cả sĩ quan cấp tá, cấp úy,
quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và hạ sĩ quan, chiến
sĩ. Điều đó cho thấy, mọi quân nhân đều có nguy cơ mất ATGT, nếu không có ý
thức phòng, tránh. Bên cạnh đó, công tác quản lý quân nhân và phương tiện
tham gia giao thông của quân nhân ở một số đơn vị còn lỏng lẻo. Thực tế cho
thấy, có nhiều trường hợp tai nạn đáng tiếc xảy ra trong thời gian quân nhân
đang nghỉ phép hoặc đi công tác lẻ. Một số đơn vị có tình trạng: quân nhân (theo
quy định) không được mang xe máy vào doanh trại, nhưng vẫn đối phó bằng
cách gửi xe trong nhà dân và sau đó sử dụng, hoặc thuê, mượn xe khi cần. Một
số lái xe ô tô quân sự tay lái còn yếu, khi vận hành, gặp tình huống phức tạp trên
đường đã xử lý lúng túng, gây tai nạn. Các đơn vị kiểm soát quân sự chưa phát
huy hết vai trò phát hiện và xử lý vi phạm khi tình trạng phương tiện hoặc người
điều khiển phương tiện chưa đúng quy định ... Hiện tại thì nguyên nhân chủ quan
đang chiếm tỉ lệ lên đến hơn 95%.
 Tai nạn giao thông trong Quân đội vẫn đang là vấn đề đáng lo ngại. Mặc
dù tình hình trật tự, ATGT trong Quân đội đã có bước chuyển biến tích cực với
số vụ và số người chết do tai nạn ô-tô quân sự giảm rõ rệt, song số vụ tai nạn
mô-tô, ô-tô cá nhân, số người chết và bị thương trong nhóm này chưa giảm vững
chắc, thậm chí, có thời điểm số người chết còn có xu hướng tăng. Thực tế này đã
ảnh hưởng rất lớn đến kết quả xây dựng, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của
không ít đơn vị; ở phạm vi rộng hơn, nó còn tác động tiêu cực đến yêu cầu xây
dựng Quân đội “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”. Bởi vậy,
để tạo chuyển biến mạnh mẽ, vững chắc về ATGT, đẩy lùi tai nạn giao thông.
Bảo đảm an toàn giao thông trong quân đội là nhiệm vụ chung của tất cả
quân nhân tham gia giao thông trên đường, nó không là nhiệm của riêng của một
cá nhân hay một tổ chức nào. Mọi quân nhân khi tham gia giao thông đều có
trách nhiệm và nghĩa vụ là đảm bảo an toàn giao thông nhằm đảm bảo an toàn
không chỉ cho bản thân mình mà còn cho những người đang cùng tham gia giao
thông, cho phương tiện xe-máy quân sự và tập thể đơn vị. Vì thế mà mọi quân
nhân cần phải tự mình nâng cao ý thức của bản thân để bảo vệ chính bản thân và
gia đình mình trước.
Bên cạnh đó các cơ quan, đơn vị cần có các biện pháp nhằm nâng cao ý
thức cũng như xử lý các hành vi cố tình vi phạm giao thông nhằm răng đe để
mọi quân nhân cùng nhau thực hiện một cách tốt nhất.
Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 653, Cục Hậu cần, Quân khu 3
Nhận thức được quan trọng của việc bảo đảm an toàn giao thông trong
đơn vị, thời gian qua tại Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 653, Cục Hậu cần, Quân khu 3
Cấp ủy, chỉ huy các cấp đã quán triệt sâu sắc, cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết
của Đảng, Nhà nước, Quân đội về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đặc biệt là
triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 697- CT/QUTW ngày 22/11/2012 của
Thường vụ Quân ủy Trung ương về “Tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác
bảo đảm trật tự ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn
tắc giao thông”, Chỉ thị số 91/CT-BQP ngày 08/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng về “Tăng cường lãnh đạo, quản lý đổi với công tác trật tự ATGT trong
Quân đội”, “Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 của
Chính phủ’’ có nhiều biện pháp nhằm bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông,
nhất là trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vận chuyển. Ý thức tự giác chấp hành
an toàn giao thông của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị được nâng lên rõ rệt. Đơn vị
bảo đảm an toàn tuyệt đối không xảy ra tai nạn giao thông. Cụ thể:
- Đã thường xuyên đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT; qua đó 100% cán
bộ, chiến sĩ trong đơn vị đã nhận thức rõ hiểm họa của tai nạn giao thông, thấy
được trách nhiệm và tự giác chấp hành các quy định pháp luật về trật tự ATGT,
thực hiện “Văn hóa giao thông” nhất là đối tượng là đoàn viên, thanh niên.
- Cấp ủy, chỉ huy đơn vị đã quản lý chặt chẽ phương tiện cá nhân phục vụ
đi lại hằng ngày của cán bộ, chiến sĩ; hướng dẫn lực lượng tuần tra canh gác,
trực ban duy trì chặt chẽ việc chấp hành quy định về ATGT đối với quân nhân
và phương tiện khi ra, vào doanh trại. Thường xuyên tiến hành kiểm tra giấy tờ
cá nhân, giấy tờ quân đội, bằng lái xe dân sự-quân sự, đăng ký xe, bảo hiểm mô
tô, xe gắn máy. Kiên quyết chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm
quy định bảo đảm an toàn giao thông ngay từ trong đơn vị. Quy trách nhiệm cụ
thể đối với cá nhân, tập thể có quân nhân vi phạm; phải nghiêm khắc kiểm điểm,
nhận rõ trách nhiệm, phân tích nguyên nhân và đề ra các biện pháp khắc phục
kịp thời.
- Đã vận động 100% cán bộ chiến sỹ trong đơn vị sử dụng mũ bảo hiểm có
cằm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy.

Công tác kiểm tra xe trước khi tham gia vận chuyển của cán bộ chiến sỹ
- Tổ chức quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng các phương tiện quân sự,
thực hiện nghiêm quy trình, quy định về công tác kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo
vệ môi trường. Duy trì nghiêm túc công tác chuẩn bị xe khi tham gia vận chuyển
- Thường xuyên làm tốt công tác bảo dưỡng sửa chữa, kiểm tra đảm bảo
an toàn kỹ thuật đối với các phương tiện vận tải quân sự và việc chấp hành các
quy định Pháp luật về ATGT đối với đội ngũ lái xe, ngăn chặn kịp thời và xử lý
nghiêm cá nhân, đơn vị có dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn kỹ thuật, an
toàn giao thông.
- Hiện nay, đơn vị đang quản lý và sử dụng một số lượng xe-máy rất lớn,
trong đó có nhiều loại xe-máy chuyên dụng, đặc chủng. Vì thế, việc đảm bảo kỹ
thuật và hệ số an toàn cho các phương tiện khi tham gia giao thông là một yêu
cầu hết sức quan trọng. Thực hiện công tác kiểm nghiệm, giám định, duy trì
nghiêm các chế độ, quy định về quản lý, sử dụng xe máy, nâng cao chất lượng
ngày kỹ thuật, bảo đảm 100% ô tô tham gia giao thông được dán tem kiểm định.
Bên cạnh đó, cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và lực lượng
kiểm soát quân sự để giải quyết các vụ  việc. Ngoài ra, đơn vị đã gắn việc chấp
hành nghiêm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ với
cuộc vận động “Quản lý, khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết
kiệm và An toàn giao thông”; lồng ghép nội dung chấp hành các quy định về
ATGT với các chỉ tiêu thi đua, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện; đồng thời,
đề cao hơn nữa vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong chấp hành pháp luật
Nhà nước, kỷ luật quân đội nói chung
Hình ảnh pano, áp phích tuyên truyền ATGT tại đơn vị

- Cán bộ, chiến sĩ khi tham giao giao thông chấp hành nghiêm quy định
tín hiệu đèn giao thông, làn đường, phần đường, dừng đỗ phương tiện; không sử
dụng rượu bia, các chất kích thích thi điều khiển phương tiện tham gia giao
thông dưới mọi hình thức.
Tuy nhiên, với đặc thù đơn vị vận tải, phải thường xuyên thực hiện nhiệm
vụ vận chuyển trên đường, nhiều nhiệm vụ dài ngày xa đơn vị vẫn luôn tiềm ẩn
nguy cơ mất an toàn trong quá trình tham gia giao thông trên đường. Vẫn còn
tình trạng quân nhân vi phạm Luật Giao thông đường bộ ở mức độ này hay mức
độ khác. Phổ biến là các lỗi: Điều khiển phương tiện trong tình trạng có sử dụng
rượu, bia. Công tác quản lý quân nhân và phương tiện tham gia giao thông còn
có biểu hiện lỏng lẻ. Công tác kiểm tra phương tiện trước khi thực hiện nhiệm
vụ vận chuyển có thời điểm vẫn còn chủ quan.
PHẦN 2: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA
CÁN BỘ CHIẾN SỸ TRONG ĐƠN VỊ KHI THAM GIA GIAO THÔNG
Để tạo chuyển biến mạnh mẽ, vững chắc, nâng cao nhận thức của cán bộ
chiến sỹ khi tham gia giao thông cần thực hiện đồng bộ có hiệu quả các giải
pháp:
Một là: Tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền,
giáo dục làm cho mọi quân nhân trong đơn vị nhận thức sâu sắc, tự giác chấp
hành Luật giao thông đường bộ, các nghị định của Chính phủ, các chỉ thị của Bộ
Quốc phòng về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Chú trọng đổi mới nội dung,
hình thức tuyên truyền, giáo dục; gắn giáo dục chính trị, tư tưởng với nâng cao ý
thức, trách nhiệm tham gia giao thông cho cán bộ, chiến sĩ; chú trọng tổ chức
thường xuyên các cuộc thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ.
- Luôn coi trọng công tác giáo dục, xây dựng ý thức tự giác chấp hành
luật giao thông cho mọi quân nhân. Trong quá trình phổ biến, giáo dục phải đổi
mới hình thức, phương pháp, công tác tuyên truyền phải bảo đảm đồng bộ, khoa
học, tiến hành toàn diện nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Phương châm là phải bảo
đảm tính “dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo”, tạo được niềm tin, sự đồng thuận trong
đơn vị, cần lấy các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng để cảnh báo quân nhân,
xây dựng ý thức tự giác chấp hành luật giao thông cho bộ đội. Tăng cường công
tác kiểm tra xe quân sự và chấn chỉnh tác phong quân nhân khi tham gia giao
thông, kịp thời phòng ngừa và giảm tối đa việc mất ATGT trong Đơn vị.
- Tăng cường và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền thông qua lực
lượng 47, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; tuyên truyền trên website ,
facebook, zalo, fanpage của các đơn vị bằng các bộ công cụ tuyên truyền gồm:
tin bài, táp lô, biển bảng tuyên truyền, giáo án trình chiếu (hình thức đồ họa trực
quan sử dụng hình ảnh để trình bày thông tin)...; đẩy mạnh công tác tuyên
truyền về các gương người tốt, việc tốt trong tham gia giữ gìn đảm bảo trật tự an
toàn giao thông của đơn vị.
- Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng Hội đồng Quân nhân, tổ
chức Đoàn, hội Phụ nữ trong công tác tuyên truyền vận động Quân nhân chấp
hành văn hóa giao thông. Cụ thể hóa Cuộc vận động “Thanh niên với văn hóa
giao thông” bằng các công trình, phần việc cụ thể của thanh niên. Tuyên truyền
trong đoàn viên thanh niên để mỗi đoàn viên thanh niên trở thành những tuyên
truyền viên tích cực trong việc vận động các tầng lớp nhân dân nghiêm chỉnh
chấp hành các quy định của pháp luật và có những hành vi đẹp, ứng xử có văn
hóa khi tham gia giao thông. Xây dựng các mô hình mới, nhân rộng các mô
hình, điển hình hiệu quả trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông nhằm
thu hút đông đảo thanh thiếu niên tham gia. Kết hợp chặt chẽ việc triển khai
công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên với tuyên truyền, phổ biến pháp
luật an toàn giao thông.
- Phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chỉ huy các đơn vị trong
việc triển khai thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phải
coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, là một trong những tiêu chí đánh giá kết quả
thực hiện phong trào Thi đua Quyết thắng năm của đơn vị. Cụ thể hóa mục tiêu,
nội dung, chỉ tiêu thi đua sát với chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với điều kiện
thực tiễn của cơ quan, đơn vị.
- Tổ chức phát động phong trào thi đua bảo đảm an toàn giao thông, đăng
ký thực hiện phong trào thi đua ở các cấp phải thực sự sâu rộng; đa dạng hóa nội
dung, hình thức, phương thức, biện pháp thực hiện, thu hút được đông đảo quân
nhân tham gia thường xuyên, liên tục.
- Kết hợp chặt chẽ giữa thực hiện phong trào thi đua bảo đảm trật tự
ATGT với thực hiện phong trào thi đua quyết thắng và các phong trào thi đua
của các tổ chức, đoàn thể trong cơ quan, đơn vị; nhằm thúc đẩy mạnh mẽ, hiệu
quả phong trào thi đua, tạo sự đồng thuận và ý chí quyết tâm cao; gắn kết công
tác bảo đảm trật tự ATGT với thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Kết quả
thành tích thi đua phải được đánh giá công khai, công bằng, chính xác, khen
thưởng kịp thời, tạo động lực để các tập thể, cá nhân phấn đấu hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ được giao.
- Đối với quân nhân khi tham gia giao thông cần tích cực học tập, nâng
cao nhận thức pháp luật về giao thông; tự giác chấp hành nghiêm các quy định
của pháp luật và quân đội… Cùng với đó, thường xuyên rèn luyện chuyên môn,
nghiệp vụ, trình độ và kỹ năng điều khiển phương tiện; thực hiện nghiêm các
quy định, nền nếp trong công tác kỹ thuật; bảo đảm tốt tình trạng kỹ thuật và các
thủ tục pháp lý cần thiết của phương tiện và người điều khiển. Gương mẫu chấp
hành và vận động gia đình, cộng đồng thực hiện nghiêm, xứng đáng là tấm
gương mẫu mực trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT, góp phần tô thắm hình ảnh
Bộ đội Cụ Hồ.
Hai là: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng gắn với nâng cao hiệu
quả tổ chức thực hiện của hệ thống chỉ huy đối với công tác bảo đảm ATGT ở
tất cả các cấp, từng cơ quan, đơn vị. Mọi nhiệm vụ liên quan đến các hoạt động
tham gia giao thông của mỗi đơn vị đều phải được lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức
chặt chẽ, thống nhất, phát huy vai trò của tổ chức chỉ huy và các tổ chức quần
chúng, tạo sức mạnh tổng hợp trong toàn đơn vị đối với công tác bảo đảm
ATGT.
- Quản lý chặt chẽ mọi đối tượng khi tham gia giao thông, tăng cường
kiểm tra, kiểm soát các điều kiện đối với quân nhân sử dụng phương tiện giao
thông khi ra ngoài doanh trại, yêu cầu quân nhân viết cam kết không vi phạm
các quy định về an toàn giao thông. Có biện pháp phối hợp với các cơ quan chức
năng, chính quyền địa phương nơi đóng quân và nơi cư trú để quản lý chặt chẽ
việc chấp hành các quy định khi tham gia giao thông của quân nhân. Kỷ luật
nghiêm những trường hợp vi phạm an toàn giao thông do sử dụng rượu, bia.
- Đẩy mạnh các biện pháp kỹ thuật, trước hết chú trọng đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ lái xe, thợ sửa chữa. Tăng cường
công tác kiểm định, kiểm tra hệ số an toàn xe, máy, bảo dưỡng định kỳ, chủ
động khắc phục các sự cố kỹ thuật. Đối với các phương tiện không bảo đảm tiêu
chuẩn kỹ thuật hoặc quá thời hạn sử dụng, cần kiên quyết loại bỏ, không cho
phép lưu hành. Đề cao hơn nữa sự gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên
trong việc tuân thủ pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội và chấp hành Luật
Giao thông đường bộ.
Quá trình xây dựng đơn vị vững mạnh về chính trị, huấn luyện, sẵn sàng
chiến đấu, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật, quản lý vũ khí, trang bị, chỉ
huy các cấp phải gắn với bảo đảm an toàn về người và phương tiện giao thông
của đơn vị; coi ATGT là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá kết
quả xây dựng đơn vị và bình xét đơn vị vững mạnh toàn diện; kịp thời biểu
dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân chấp hành tốt công tác bảo đảm ATGT.
Ba là: Nâng cao chất lượng huấn luyện đội ngũ lái xe, tổ chức huấn luyện
đúng phương châm “cơ bản, thiết thực, vững chắc”, thực hiện tốt 3 quan điểm, 8
nguyên tắc, 6 mối kết hợp trong huấn luyện, trong huấn luyện, các đơn vị cần
chủ động đổi mới các nội dung trên, bảo đảm đồng bộ, chặt chẽ, khoa học; đồng
thời, bám sát yêu cầu đồng bộ, toàn diện, chuyên sâu, sát thực tiễn. Quá trình
thực hiện, cần kết hợp tốt giữa huấn luyện luật an toàn giao thông đường bộ với
kỹ thuật lái xe; tăng cường huấn luyện lái xe trên đường, huấn luyện đêm, huấn
luyện cơ động, huấn luyện theo nhiệm vụ, tình huống, đưa bộ đội vào sát, gần
thực tế tham gia giao thông; nâng cao khả năng lái xe trong các điều kiện tác
chiến; đáp ứng yêu được giao. Trong thực hành huấn luyện, lấy huấn luyện cán
bộ làm then chốt, tập trung nâng cao trình độ quản lý, chỉ huy và tổ chức điều
hành huấn luyện cho đội ngũ cán bộ phân đội; tích cực tập huấn, bồi dưỡng nâng
cao trình độ cán bộ các cấp, chú trọng bồi dưỡng những cán bộ trực tiếp huấn
luyện, cán bộ mới bổ nhiệm, vừa ra trường. Đối với huấn luyện phân đội, phải
bảo đảm cơ bản, vững chắc từ cấp dưới lên cấp cao hơn; chú trọng nâng cao chất
lượng. Đồng thời, kết hợp tốt giữa huấn luyện kỹ với chiến thuật và rèn luyện
thể lực cho bộ đội; duy trì nghiêm chế độ, nền nếp chính quy, nâng cao tính kỷ
luật, bảo đảm sức khỏe bền bỉ, dẻo dai, khả năng thích nghi với mọi điều kiện
địa hình, thời tiết, cường độ cao. Kịp thời điều chỉnh nội dung, chương trình, kế
hoạch huấn luyện phù hợp với điều kiện; tổ chức huấn luyện bù, vét cho các lực
lượng, đối tượng tham gia thực hiện các nhiệm vụ đột xuất chặt chẽ, chất lượng,
an toàn.bảo đảm phù hợp, sát với thực tế; huấn luyện cho bộ đội thực sự làm chủ
phương tiện, nhất là phương tiện mới;nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch lái
xe cả về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và ý thức chấp hành luật giao
thông. 
Cuối cùng công tác bảo đảm An toàn giao thông hiện nay là vấn đề được
Đảng và Nhà nước, Quân đội rất quan tâm vì nó tác động rất lớn tới sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi Quân nhân phải tự giác chấp hành nghiêm
chỉnh luật giao thông để góp phần xây dựng quân đội chính quy tinh nhuệ, xã
hội văn minh, hiện đại.

You might also like