You are on page 1of 5

[MC1] Thưa quý vị và các bạn, theo thống kê của Bộ Công an, từ năm 2020 đến

tháng 9/2022, cả nước đã xảy ra 1.570 vụ tai nạn giao thông liên quan đến học
sinh – sinh viên, làm chết 864 người, bị thương 1.794 người. Nguyên nhân chính
là do sự kém hiểu biết kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật về trật
tự an toàn giao thông. Sau đây là những ghi nhận của nhóm phóng viên chúng tôi
tại một số tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện Phú Bình.
[MC2] Không đội mũ bảo hiểm, đi xe trên 50 phân khối, dàn hàng ngang, phóng
nhanh, vượt ẩu,.. là những hình ảnh dễ dàng bắt gặp trên trục đường Quốc lộ 37,
đoạn qua cổng trường THPT Phú Bình vào giờ cao điểm mỗi buổi sáng và giờ tan
học.

Phỏng vấn học sinh : Bạn cảm thấy tình trạng giao thông trước cổng trường vào
mỗi buổi sáng và giờ tan học như thế nào?

[MC2] Thực tế hiện nay không ít các trường hợp học sinh sử dụng xe máy trên 50
phân khối làm phương tiện tham gia giao thông. Vậy đâu là lý do mà các em vẫn
lái xe máy đến trường dù biết đó là hành vi vi phạm pháp luật?

Phỏng vấn học sinh : Lý do vì sao bạn lựa chọn sử dụng xe máy trên 50cc?
Phỏng vấn giáo viên : Thầy/cô nghĩ sao về việc học sinh sử dụng xe mấy trên 50cc
khi tham gia giao thông dù nhà trường đã tuyên truyền và cấm hành vi này?

[MC1] Thưa quý vị và các bạn, bên cạnh việc học sinh sử dụng xe trên 50cc khi
chưa đủ tuổi, tình trạng học sinh không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm không
đạt chuẩn hay có đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai khi tham gia giao thông
cũng là một vấn đề hết sức đáng báo động

Phỏng vấn học sinh : Lý do vì sao bạn không đội mũ bảo hiểm/đội mũ bảo hiểm
không đạt chuẩn/ không cài quai mũ bảo hiểm?
[MC2] Nhà gần, thời trang, nhanh chóng (những lí do này có thể thay đổi sau khi
thu thập trả lời phỏng vấn) là những lý do phổ biến được học sinh đưa ra mà
không lường trước được hậu quả hành vi này để lại.

[MC2] Vào ngày 13/3/2023, hai học sinh tại Bình Định thương vong do thiếu quan
sát khi sang đường và đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn

[MC2] Hay vào đêm ngày 24/9/2023, một người đàn ông 28 tuổi tại TP. Hồ Chí
Minh, do không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đã tử vong tại chỗ sau
khi xảy ra va chạm mạnh với một chiếc ô tô con

[MC1] Thưa quý ví và các bạn, vào trưa ngày thứ Hai, mồng 9/10 đã xảy ra vụ va
chạm giữa 2 nam học sinh trước cổng làng nghề xã Xuân Phương, huyện Phú Bình.
Theo đó, học sinh A trong quá trình sang đường đã không quan sát các phía cẩn
thận đã xảy ra va chạm với học sinh B – vốn đang đi với tốc độ cao nên không kịp
thời xử lý tình huống, rất may vụ tai nạn đã không để lại thương tích.
[MC2] Nhằm nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh niên và học sinh về an
toàn giao thông, chiều ngày 8/9, huyện Đoàn Phú Bình tổ chức Hội nghị tuyên
truyền luật Giao thông đường bộ cho hơn 500 đoàn viên, thanh niên học sinh
trường THPT Phú Bình. Tại buổi tuyên truyền, học sinh đã được tìm hiểu về các
nhóm biển báo, một số quy định cụ thể khi tham gia giao thông và các mức xử
phạt đối với những trường hợp vi phạm

[MC2] Cụ thể, biển báo giao thông gồm 5 nhóm:


- Nhóm biển báo cấm: Biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không
được vi phạm.
(Nêu tên một số biển báo thường gặp)
- Nhóm biển hiệu lệnh: Báo cho người điều khiển phương tiện biết các điều bắt
buộc phải chấp hành khi tham gia giao thông.
(Nêu tên một số biển báo thường gặp)
- Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo: Dùng để báo cho người điều khiển
phương tiện biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng
ngừa trên tuyến đường tham gia giao thông
(Nêu tên một số biển báo thường gặp)
- Nhóm biển chỉ dẫn: Dùng để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết nhằm giúp
việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi,
đảm bảo an toàn.
(Nêu tên một số biển báo thường gặp)
- Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ: Dùng để thuyết minh bổ sung nội dung cho
các nhóm biển còn lại.
(Nêu tên một số biển báo thường gặp)
[MC2] Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện cần tuân thủ những
điều cơ bản được quy định trong Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH13
ngày 13/11/2008 như :
- Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn
đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ
- Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía
trước và phía sau trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

[MC2] Về một số mức xử lý đối với học sinh vi phạm luật an toàn giao thông được
quy định trong nghị định 100/2019/NĐ-CP:
- Cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực
hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn, không đúng
quy cách khi tham gia giao thông
+ Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực
hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh
từ 50 cm3 trở lên
+ Chở theo từ 03 người trở lên trên xe
+ Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu
tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một
bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe
đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
+ Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

[MC2] Ngoài ra, đối với trường hợp vi phạm là học sinh, cảnh sát giao thông sẽ
thông báo về nhà trường, gia đình để có biện pháp giáo dục, răng đe, nhắc nhở
phù hợp

[MC1] Cảm ơn quý vị và các bạn đã đón xem, xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại

You might also like