You are on page 1of 6

Nguyễn Đoan Hạnh THPT Chuyên Lương Văn Chánh

PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN


Câu 1.Nêu những quy định của pháp luật về xin đường, nhường đường khi
tham gia giao thông.
1.Quy tắc xin đường khi tham gia giao thông :
* Luật giao thông đường bộ quy định, khi muốn chuyển hướng, người điều khiển
phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

Những trường hợp phải bật đèn xi-nhan để xin đường gồm: chuyển làn; rẽ phải, rẽ
trái, quay đầu; vượt xe khác; cho xe chuyển bánh từ vị trí đỗ, hoặc chạy vào sát vỉa
hè để dừng, đỗ xe.

Khi đi theo đường cong, người điều khiển phương tiện giao thông cua theo đường
cong (không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn) thì vẫn xem là đang đi trên
một đoạn đường thẳng, theo một hướng, không hề gây nguy hiểm cho người tham
gia giao thông phía sau hoặc chiều ngược lại thì không bắt buộc bật đèn tín hiệu.

Ngoài ra, trong quá trình tham gia giao thông, một số trường hợp khác người điều
khiển nên bật đèn xi-nhan để đảm bảo an toàn cho bản thân và giúp việc lưu thông
trên đường thuận tiện hơn. Những trường hợp đó cụ thể như sau:

Khi đi qua vòng xuyến: Về cơ bản theo nguyên tắc “vào trái, ra phải” nghĩa là khi
vào vòng xuyến thì xi-nhan trái, khi ra khỏi thì xi-nhan phải.

Khi lùi theo đường cong, ví dụ như lùi vào ngõ: phải bật tín hiệu như khi tiến vì lúc
đó muốn chuyển hướng xe.

Đi qua ngã 3 chữ Y: Nếu có biển báo ngã rẽ thì bật đèn tín hiệu như bình thường,
Nếu không có biển báo mà đi thẳng theo nhánh bên phải (từ chân chữ Y lên) thì
không cần xi-nhan
Nguyễn Đoan Hạnh THPT Chuyên Lương Văn Chánh

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, luật chưa quy định khoảng cách bắt buộc phải
bật đèn xi-nhan trước khi cho xe chuyển hướng. Nhưng bật xi-nhan sớm quá hoặc
tắt muộn quá cũng đều không nên, vì sẽ gây khó hiểu cho xe khác xung quanh.

Vì vậy để bảo đảm an toàn, nếu giảm tốc độ khi vào chỗ rẽ, nên bật xi nhan trước
khoảng 25-30 mét, và sau khi rẽ xong, cũng duy trì thêm 5-10 mét ở vị trí thẳng lái
rồi mới tắt xi-nhan.

2. Quy tắc nhường đường khi tham gia giao thông


1. Khi gặp người đi bộ, người khuyết tật qua đường:
- Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú
ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
- Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện
phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người
khuyết tật qua đường.
- Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương
tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua
đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người
khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.
2. Khi chuyển hướng xe:
Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải
nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường
dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển
hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương
tiện khác.
3. Khi gặp xe ưu tiên:
Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh
chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường.
Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
Nguyễn Đoan Hạnh THPT Chuyên Lương Văn Chánh

4. Tại nơi đường giao nhau:


Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc
độ và nhường đường theo quy định sau đây:
- Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường
đường cho xe đi đến từ bên phải;
- Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho
xe đi bên trái;
- Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa
đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh
phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng
nào tới.

5. Khi tránh xe đi ngược chiều:


- Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ
tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi;
- Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc;
- Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có
chướng ngại vật đi trước.
6. Khi vào đường cao tốc:
Nguyễn Đoan Hạnh THPT Chuyên Lương Văn Chánh

Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi vào đường cao tốc phải có
tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an
toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường
tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường
cao tốc.
Câu 2 : Em hãy xây dựng kế hoạch để tuyên truyền cho mọi người xung quanh
biết về những quy định này.
An toàn giao thông hiện nay là một trong những vấn đề đang được xã hội quan
tâm sâu sắc. Đó là vì tình hình tai nạn giao thông trên thế giới nói chung và tại Việt
Nam nói riêng đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng với việc gia tăng các ca
tử vong và thương tích do mất an toàn giao thông. Những năm gần đây, số tai nạn
giao thông xảy ra ở nước ta ngày càng nhiều; số người chết vì tai nạn giao thông
cũng tăng lên đáng kể. Cụ thể, trong năm 2019, trên địa bàn cả nước xảy ra 17.626
vụ tai nạn giao thông, bao gồm 9.229 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở
lên và 8.397 vụ va chạm giao thông, làm 7.624 người chết, 13.624 người bị thương
và 8.528 người bị thương nhẹ.

Tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ, có thể cướp đi mạng sống
của từng người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị đe dọa bởi
tai nạn giao thông ? Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao
thông là học sinh. Sự hiểu biết về các quy định an toàn giao thông của mọi người
vẫn còn hạn hẹp. Và một trong số đó , quy định của pháp luật về xin đường, nhường
đường khi tham gia giao thông cần được phổ biến đến mọi người, mọi nhà. Nhằm
để nâng cao văn hóa giao thông, đẩy mạnh ý thức, trách nhiệm của người tham gia
giao thông, góp phần giảm thiểu vi phạm an toàn giao thông, tai nạn giao thông.

Nhường đường là một trong những nét đẹp của người Việt Nam trong khi tham
gia giao thông đường bộ. Với mục đích giúp mọi người có nhận thức hơn về những
quy định của pháp luật về xin đường, nhường đường khi tham gia giao thông, em đã
xây dựng kế hoạch để tuyên truyền cho mọi người xung quanh biết về những quy
định này như sau :

- Phát động toàn quốc hoặc các cơ sở ở địa phương như các trường học , các
nhóm câu lạc bộ về các cuộc thi vẽ tranh, áp phích về quy định về xin đường,
nhường đường khi tham gia giao thông.
- In ấn, phát tờ rơi về các nội dung an toàn giao thông tới mọi người, mọi nhà
- Tổ chức tuyên truyền về xin đường, nhường đường khi tham gia giao thông
lồng ghép vào các buổi: sinh hoạt lớp, sinh hoạt chuyên đề, hoạt động ngoại khóa,
họp gia đình, họp tổ dân phố...
Nguyễn Đoan Hạnh THPT Chuyên Lương Văn Chánh

- Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh và học sinh qua hệ thống truyền thanh của
trường vào cuối mỗi buổi học. 
- Tuyên truyền thông qua các cuộc thi tìm hiểu về các quy định về xin đường,
nhường đường khi tham gia giao thông, các video về kỹ năng tham gia giao thông
an toàn…
- Nêu gương các điển hình tiên tiến trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao
thông.

Bên cạnh những mục tiêu đã đề ra như trên, để kế hoạch được thực hiện một
cách triệt để thì một việc không thể thiếu đó là sự tham gia hưởng ứng tích cực của
mọi người về những quy định trên . Tất cả mọi người cần ý thức được tầm quan
trọng, cần thiết của các quy định về xin đường, nhường đường khi tham gia giao
thông.
Em hy vọng một ngày gần đây, tình trạng tai nạn giao thông sẽ giảm thiểu tối
đa, đem lại niềm vui cho người tham gia giao thông, góp phần làm giảm thiểu tai
nạn giao thông trên địa bàn.

Các ban thân mến, cuộc sống của chúng ta ở phía trước có rất nhiều điều tốt
đẹp, tương lai đang rộng mở và chờ đón chúng ta, đừng vì nhanh một phút mà chậm
một đời. Hãy là người văn minh, lịch sự khi tham gia giao thông nhé !
Nguyễn Đoan Hạnh THPT Chuyên Lương Văn Chánh

You might also like