You are on page 1of 3

Cuộc thi atgt cho nụ cười ngày mai.

(Phần tự luận )
Quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau
Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và
nhường đường theo quy định sau đây:
1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho
xe đi đến từ bên phải;
2. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi
bên trái;
3. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường
nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường
đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
Quy tắc nhường đường khi tham gia giao thông
1. Khi gặp người đi bộ, người khuyết tật qua đường:
- Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan
sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
- Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan
sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải
quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm
tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an
toàn.
2. Khi chuyển hướng xe:
Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường
quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho
họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát
thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
3. Khi gặp xe ưu tiên:
Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng
giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây
cản trở xe được quyền ưu tiên.
4. Tại nơi đường giao nhau:
Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và
nhường đường theo quy định sau đây:
- Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho
xe đi đến từ bên phải;
- Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi
bên trái;
- Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường
nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường
đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
5. Khi tránh xe đi ngược chiều:
- Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn
phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi;
- Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc;
- Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại
vật đi trước.
6. Khi vào đường cao tốc:
Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu
xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe
nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe
chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc.
Câu 2: Kế hoạch tuyên truyền của e cho mọi người xung quanh biết về những quy định của
pháp luật về xin đường , nhường đường khi tham gia giao thông như sau
1 THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN :
-VỀ THỰC TRẠNG giao thông ở Việt Nam hiện nay được coi là lĩnh vực tồi tệ nhất bởi
những tai nạn giao thông khủng khiếp thường xuyên xảy ra. Người ta không khỏi rùng mình
trước những thông tin đáng sợ về sự thiệt hại người và của do tai nạn giao thông gây ra
hằng ngày, hằng tháng, hằng năm. Mỗi ngày, trung bình có khoảng 35 người chết, mỗi năm
hơn chục ngàn người chết vì tai nạn giao thông. Quả là một con số khủng khiếp! Chiến
tranh đã kết thúc mấy chục năm nhưng chúng ta lại rơi vào một thảm họa không kém đau
thương, tang tóc. Có lẽ tai nạn giao thông cũng là một thứ giặc mà chúng ta phải luôn luôn
đối mặt. Tai nạn giao thông không chỉ gieo rắc đau thương, làm tan vỡ hạnh phúc của bao
gia đinh mà còn gây thiệt hại to lớn về vật chất và tinh thần cho cả xã hội. Bên cạnh đó, tình
trạng mất an toàn giao thông nghiêm trọng đã ảnh hưởng không tốt tới sự nhìn nhận, đánh
giá tình hình phát triển của Việt Nam và gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư
nước ngoài vào nước ta. Nhiều du khách khi được hỏi về những điều chưa được ở Việt
Nam thì họ đều trả lời giống nhau ở chỗ điều đáng ngại nhất là an toàn giao thông quá kém.
Họ rất sợ phải đi bộ băng qua đường vì xe cộ chạy ào ào, bất chấp đèn đỏ. Liệu đất nước
Việt Nam xinh đẹp, con người Việt Nam thân thiện có tạo được cảm tình với du khách để họ
còn muốn quay lại? Theo con số thống kê của ngành du lịch thì hơn 70% du khách không
muốn trở lại vì nhiều lí do, mà một trong những lí do đáng kể là tình trạng giao thông không
bảo đảm an toàn. Rõ ràng, mất an toàn giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển
kinh tế, nhất là đối với ngành du lịch. Làm thế nào để Việt Nam trở thành điểm đến của bạn
bè quốc tế? Câu trả lời một phần thuộc về tình trạng an toàn giao thông.
-NGUYÊN NHÂN của tình trạng mất an toàn giao thông thì có rất nhiều. Trước hết là ở nhận
thức và thái độ tự giác chấp hành luật lệ giao thông của người dân quá kém. Khi lưu thông
trên đường, ai cũng chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ tới người khác, điều này được thể
hiện ở chỗ khi có xe cứu thương đi qua , dù là xe có báo động ưu tiên nhưng nhiều người
vẫn chen lên , không hề có ý thức nhường chỗ cho xe qua , gây nguy hiểm đến tính mạng
người bệnh. Tình trạng không chịu nhường nhau chỗ ngã ba ngã tư nên gây tắc đường
hằng giờ; hiện tượng phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách gây ra tai nạn cho bản thân và cho
người cùng lưu thông trên đường xảy ra thường xuyên. Hay khi có tín hiệu đèn đỏ,người
điều khiển giao thông vẫn cố vượt lên,dù chỉ nhanh vài giây nhưng có khi lại mất cả cuộc
đời để trả giá. Không chỉ dừng lại ở đây , một số người qua đường còn không chú ý vạch kẻ
đường, không chú ý tới đèn tín hiệu mà cứ thế lao qua, bất chấp tính mạng của bản thân và
những người xung quanh .
2. MỤC TIÊU:
-Giúp mọi người ý thức được tầm quan trọng của việc chấp hành nghiêm túc quy định về an
toàn giao thông và những hậu quả của việc thiếu an toàn giao thông :
Thiếu an toàn giao thông gây nên thiệt hại về tính mạng của cải của người tham gia giao
thông
+ Để lại nỗi đau đớn về thể xác lẫn tinh thần
+Thiếu an toàn giao thông ảnh hưởng đến sự nhìn nhận đánh giá về tình hình phát triển của
Việt Nam gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài
+Vấn đề thiếu an toàn giao thông ở Việt Nam ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh của đất
nước trong mắt bạn bè thế giới
+Theo con số thống kê của du lịch thì hơn 70% du khách nước ngoài không muốn trở lại
Việt Nam vì nhiều lí do nhưng một trong những lí do đáng kểr là tình trạng thiếu an toàn
giao thông.
-Nâng cao hiểu biết của mọi người về các quy định về an toàn giao thông
-Đẩy mạnh ý thức , trách nhiệm của người dân Việt Nam về việc chấp hành các quy định về
an toàn giao thông
-Giảm thiểu các trường hợp vi phạm an toàn giao thông,cũng như giảm thiểu các vụ tai nạn
giao thông,số lượng người chết qua các năm .Nâng cao văn hoá giao thông
-Tạo dựng một xã hội ổn định , giao thông ôn hoà, phát triển lành mạnh.
3. YÊU CẦU :
-Tất cả mọi người đều phải ghi nhớ nội dụng của quy định về xin đường,nhường đường khi
tham gia giao thông và khắc sâu về tầm quan trọng , tính cấp thiết của việc chấp hành an
toàn giao thông.
-Tuân thủ nghiêm túc các quy tắc về an toàn giao thông, nếu không thì phải tự chịu trách
nhiệm và chấp hành nghiêm túc các hình phạt theo quy định của pháp luật .
-Tạo dựng ý thức trách nhiệm "mình vì mọi người " khi tham gia giao thông không chỉ giữ
gìn an toàn cho bản thân mà luôn phải nghĩ đến những người xung quanh.
-Mỗi người không chỉ tự nhắc nhở bản thân thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông
mà còn phải không ngừng tuyên truyền nhắc nhở mọi người xung quanh cùng thực hiện .
3.ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
Thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông và tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng
thực hiện là nghĩa vụ trách nhiệm của tất cả công dân Việt Nam .
4.NỘI DUNG,CÁCH TIẾN HÀNH:
-Đưa học sinh tiếp cận,tiếp thu nhiều hơn về các quy định,vấn đề,thực trạng giao thông của
nước ta thông qua các hoạt động ngoại khoá,các buổi tư vấn giáo dục, toạ đàm .
-Tổ chức các buổi phỏng vấn người dân về thực trạng giao thông ở địa phương để đưa ra
các biện pháp giải quyết phù hợp , kịp thời.
-Làm các bộ phim tài liệu, phim ngắn về hậu quả của tai nạn giao thông nhằm giúp mọi
người khắc sâu hơn về những nỗi đau mà tai nạn giao thông đem lại
-Lập ra những diễn đàn online,hay hội nhóm trên các trang mạng xã hội để tuyên truyền về
an toàn giao thông nhằm thu hút các bạn trẻ
-Tổ chức nhiều cuộc thi về an toàn giao thông
-Nêu gương những hành động đẹp, con người đẹp nghiêm túc chấp hành quy định về an
toàn giao thông
-Xử phạt nghiêm túc những hành vi vi phạm giao thông .

You might also like