You are on page 1of 3

Câu 1:

1. Quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau


Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường
đường theo quy định sau đây:
1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi
đến từ bên phải;
2. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên
trái;
3. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh
và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe
đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
2. Quy tắc nhường đường khi tham gia giao thông
1. Khi gặp người đi bộ, người khuyết tật qua đường:
- Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát,
nhường đường cho người đi bộ qua đường.
- Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát,
giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
- Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan
sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ,
nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.
2. Khi chuyển hướng xe:
Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường
quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ,
nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không
gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
3. Khi gặp xe ưu tiên:
Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc
độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe
được quyền ưu tiên.
4. Tại nơi đường giao nhau:
Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường
đường theo quy định sau đây:
- Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi
đến từ bên phải;
- Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên
trái;
- Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và
đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi
trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
5. Khi tránh xe đi ngược chiều:
- Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải
vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi;
- Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc;
- Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi
trước.
6. Khi vào đường cao tốc:
Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin
vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào
dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn
đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc.

Câu 2:
Thứ nhất,  Các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về an toàn
giao thông trên các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không và
tuyên truyền phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Thứ hai, Tuyên truyền về cách ứng xử văn hóa, xử lý tình huống khi tham gia giao thông để
hình thành văn hóa tham gia giao thông, nhất là đối với giao thông đường bộ; cách ứng xử văn
hóa khi tham gia giao thông cho học sinh, sinh viên; đấu tranh lên án các hành vi vi phạm trật tự,
an toàn giao thông; giới thiệu các mô hình, bài học kinh nghiệm trong công tác đảm bảo an toàn
giao thông tại các nước trên thế giới.
Thứ ba,  Trong an toàn giao thông đường bộ: Đẩy mạnh tuyên truyền về quy tắc giao thông, đội
mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện; các
biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng; hành vi sử
dụng điện thoại khi tham gia giao thông; phổ biến tuyên truyền về mức xử phạt, hình thức xử
phạt khi vi phạm giao thông, những hậu quả sức khỏe, gánh nặng bệnh tật, gánh nặng kinh tế,
gánh nặng cho xã hội, di chứng do tai nạn giao thông gây ra.
Tuyên truyền, khuyến khích người dân tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng
hoặc phương tiện “xanh” (như xe đạp, đi bộ) nhằm giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, đặc biệt tại
các thành phố lớn, tập trung đông dân cư.
Thứ tư, Trong an toàn giao thông đường thủy: Thường xuyên tuyên truyền các quy định về điều
kiện đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường thủy, trong hoạt động chở khách du lịch,
chở khách trên sông; chủ phương tiện, người lái phương tiện đường thủy nâng cao điều kiện
bằng, chứng chỉ điều khiển phương tiện, kiểm định định kỳ an toàn kỹ thuật phương tiện; vận
động người tham gia giao thông đường thủy mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi cá nhân.
Thứ năm, Trong an toàn giao thông đường sắt: Tiếp tục tuyên truyền quy tắc an toàn giao thông
đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt. Kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên
các thanh chắn ngang đường sắt, đèn báo hiệu tại các điểm nút giao. Tuyên truyền để người dân
không buôn bán, họp chợ, phơi nông sản, lấn chiếm hành lang giao thông đường sắt, mở các lối
đi đường ngang tự phát.
Thứ sáu, Trong an toàn giao thông hàng không: Tuyên truyền về văn hóa giao thông hàng
không; công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, an ninh hàng không
và các dịch vụ có liên quan; hình thức xử lý và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cố tình vi
phạm an toàn hàng không.
Thứ bảy, Trong phòng, chống tác hại của rượu, bia: Tuyên truyền về tác hại của rượu, bia; tác
hại của rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; các mức độ nguy cơ khi
uống rượu, bia; các biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; vận động hạn chế uống rượu, bia và
không điều khiển phương tiện giao thông, vận hành máy móc sau khi uống rượu, bia; tuyên
truyền vai trò của gia đình, người thân trong việc thay đổi thói quen và hành vi giao thông liên
quan đến bia rượu của các thành viên trong gia đình, thực hiện “Đã uống rượu, bia – Không lái
xe”.
Thứ tám, Tuyên truyền các giải pháp giảm ùn tắc giao thông đặc biệt tại các thành phố lớn như
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

You might also like