You are on page 1of 9

CHƯƠNG I .

Tổng quan
1. Khái niệm
1.1 Khái niệm an toàn
An toàn là một từ quen thuộc mà chúng ta thường sử dụng trong
cuộc sống nhưng không phải ai cũng hiểu một cách chính xác về nó.
Theo từ điển pháp luật, an ninh được định nghĩa thì An toàn là trạng thái
mà con người, thiết bị và môi trường được bảo vệ, ngăn ngừa các yếu tố
có hại có thể phát sinh (hoặc tiềm ẩn) dưới tác động của các yếu tố có
hại (các yếu tố chủ quan, khách quan) đến con người trong cuộc sống.
1.2 Khái niệm giao thông
Giao thông là hệ thống di chuyển, đi lại của mọi người, bao gồm
những người tham gia giao thông dưới các hình thức đi bộ, cưỡi động
vật hoặc chăn gia súc, sử dụng xe đạp, xe máy, ô tô hay các phương tiện
giao thông khác, một cách đơn lẻ hoặc cùng nhau. Giao thông thường có
tổ chức và được kiểm soát bởi cơ quan. Các phương tiện giao thông phổ
biến ở nước ta hiện nay là xe đạp, xe máy, ô tô, tàu lửa, xe bus, thuyền,
máy bay…

1.3

Khái niệm an toàn giao thông


An toàn giao thông là hành vi, văn hoá khi tham gia giao thông
trong đó bao gồm việc hiểu biết và ý thức chấp hành các quy định pháp
luật về giao thông.

An toàn giao thông nói một cách dễ hiểu là sự an toàn khi tham gia
giao thông bằng các phương tiện vận tải khác nhau như đường bộ, đường
sắt, đường thuỷ, đường hàng không. Sự an toàn đó được đảm bảo bằng
việc chấp hành tốt các luật giao thông của người tham gia giao thông.

1.4

Giao thông đường bộ


Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008
thì đường bộ được hiểu như sau:

“Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà
đường bộ”.

Trong đó, các loại đường đường theo Điều 3 được định nghĩa gồm:

– Đường phố là đường đô thị, gồm lòng đường và hè phố.

– Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách
chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức
với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ,
bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ
cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.

– Đường chính là đường bảo đảm giao thông chủ yếu trong khu
vực.

– Đường nhánh là đường nối vào đường chính.


– Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao
thông đường bộ được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác
nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu
đường ưu tiên.

– Đường gom là đường để gom hệ thống đường giao thông nội bộ


của các khu đô thị, công nghiệp, kinh tế, dân cư, thương mại – dịch vụ
và các đường khác vào đường chính hoặc vào đường nhánh trước khi
đấu nối vào đường chính.
2. An toàn giao thông đường bộ
+Quy tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ được quy định tại
điều 9 Luật giao thông đường bộ 2008 như sau:

Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình,
đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo
hiệu đường bộ.
Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng
ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
 Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm:

Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông,
biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
 Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định như sau:

Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở
các hướng dừng lại.
Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia
giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải
dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của
người điều khiển giao thông được đi.
Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao
thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại;
người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông
được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển
giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau
lưng người điều khiển giao thông.
 Tín hiệu đèn giao thông có ba màu, quy định như sau:
 Tín hiệu xanh là được đi;
 Tín hiệu đỏ là cấm đi;
 Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã
đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp
nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường
cho người đi bộ qua đường.
 Khoảng cách giữa các xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ
 Người lái xe phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy
trước xe mình ở nơi có biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa 2 xe” phải giữ
một khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển.
 Xe ô tô chạy thành từng đoàn có tổ chức theo một hàng thì chiều
dài mỗi đoàn không quá 250m; khoảng cách mỗi đoàn là 100m; trừ đoàn
xe có cảnh sát dẫn đường.
 Trên đường cao tốc trừ khi nhập làn và tách làn người lái xe phải
duy trì khoảng cách an toàn khi mặt đường khô ráo, được quy định như
sau:

Tốc độ lưu hành Khoảng cách an toàn tối thiểu

Đến 60 30

Trên 60 đến 80 50

Trên 80 đến 100 70

Trên 100 đến 120 90

 Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của
hệ thống báo hiệu đường bộ.

 Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông
phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
 Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người
tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.

 Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển
phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi
bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
 Vượt xe:

 Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và
khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng
đèn.
 Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía
trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe
chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
 Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển
phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần
đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại
đối với xe xin vượt.
 Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ một số trường hợp sau
đây thì được phép vượt bên phải
 Chuyển hướng xe:

 Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm
tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
 Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy
chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe
đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các
xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không
gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
 Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên
dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo
cho phép quay đầu xe.
 Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua
đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ,
đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt,
đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.
+ Các nguyên tắc đảm bảo an toàn giao thông đường bộ
 Người đi bộ phải chú ý quan sát và nhường đường cho các phương
tiện giao thông khi qua đường.
 Khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện phải đội mũ
bảo hiểm bảo đảm chất lượng và cài quay đúng quy cách.
 Hãy thắt dây an toàn khi đi xe ô tô ở tất cả các hàng ghế có trang bị
dây an toàn.
 Khi tham gia giao thông phải đi bên phải, đi đúng phần đường, làn
đường và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
 Không sử dụng điện thoại hoặc làm các việc khác gây mất tập trung
khi lái xe.
 Phải ra tín hiệu trước khi cho xe chuyển hướng.
 Đã uống rượu, bia thì không lái xe.
 Không chạy quá tốc độ quy định và phóng nhanh, vượt ẩu khi lái
xe.
 Hãy giữ khoảng cách an toàn với xe chạy phía trước để kịp thời xử
lý các hình huống bất ngờ có thể xảy ra.
 Hãy tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ mọi người khi tham gia
giao thông, để thể hiện mình là người có văn hóa giao thông

You might also like