You are on page 1of 27

TRƯỜNG TCN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ HÙNG VƯƠNG

CHUYÊN ĐỀ

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC


VỀ PHÁP LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG;

THỰC HIỆN CÁC HÀNH VI VĂN HÓA KHI THAM GIA


GIAO THÔNG, TỰ GIÁC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT
VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG

Người thực hiện: NGUYỄN ĐÌNH CÔNG


PHẦN I
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN
CỦA
PHÁP LUẬT
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG


Luật Giao thông đường bộ áp dụng đối với
tổ chức, cá nhân liên quan đến giao thông đường bộ
trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1.2. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG GIAO


THÔNG ĐƯỜNG BỘ
• Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là
trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
• Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác,
nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ
gìn an toàn cho mình và cho người khác.
• Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo
đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông
đường bộ.
Chương II: QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

2.1. QUY TẮC CHUNG


Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo
chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường
quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường
bộ.

Đi bên phải theo chiều đi Đi bên trái theo chiều đi


Chương II: QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

2.1. QUY TẮC CHUNG


• Việt Nam, Hà Lan, Đức, Thụy sỹ, Ba Lan, Italia,
Tây Ban Nha …
• Anh, Scotland, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia,
Nhật, Macau, Malaysia, Singapore, Sri Lanka,
Thái Lan, Úc, New Zealand…

Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và


người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải
thắt dây an toàn.
Chương II: QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

2.2. HỆ THỐNG BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ:


Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm:
– Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
– Tín hiệu đèn giao thông;
– Biển báo hiệu;
– Vạch kẻ đường;
– Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ;
– Rào chắn.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể
về báo hiệu đường bộ.
Chương II: QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

2.2.1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông:


1) Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở
các hướng dừng lại. (hình 1)
2) Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia
giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông
phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái
của người điều khiển giao thông được đi. (hình 2)

Hình 1 Hình 2
Chương II: QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

2.2.2. Tín hiệu đèn giao thông:


có 3 màu được quy định như sau:
1) Tín hiệu xanh là được đi;
2) Tín hiệu đỏ là cấm đi (dừng lại);
3) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng,
trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi
tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là
được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát,
nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Chương II: QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

2.2.1. Hệ thống Biển báo hiệu đường bộ:


có 5 nhóm chính:
1) Biển báo cấm.
2) Biển báo nguy hiểm.
3) Biển báo hiệu lệnh.
4) Biển báo chỉ dẫn.
5) Biển phụ.
Chương II: QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

 Biển báo cấm: Nhóm biển báo cấm là nhóm biển


biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao
thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ
yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng,
trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu
đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc
biệt.

Đường cấm Cấm mô tô Cấm xe


gắn máy
Chương II: QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

 Biển báo nguy hiểm và cảnh báo: là nhóm biển


báo cho người tham gia giao thông biết trước các
nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa
kịp thời. Biển có hình tam giác đều, viền đỏ, nền
màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc
cần báo hiệu

Giao nhau với Giao nhau với Giao nhau với


đường cùng cấp đường không ưu tiên đường ưu tiên
Chương II: QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

 Biển hiệu lệnh: là nhóm biển để báo các hiệu


lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông
phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo. Trừ
một số biển đặc biệt, các biển thể hiện hình tròn
trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng
cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao
thông đường biết

Đường dành cho Hướng đi phải theo Ấn còi


người đi bộ
Chương II: QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

 Biển báo chỉ dẫn: là nhóm biển báo dùng để


cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho
người tham gia giao thông. Biển có hình chữ nhật
hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu
xanh lam.

Đường một Mũi tên chỉ Chỉ hướng đường


chiều hướng đi
Chương II: QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

 Biển phụ, biển viết bằng chữ: là nhóm biển


nhằm thuyết minh bổ sung nội dung biển chính
hoặc được sử dụng độc lập.

Phạm vi Hướng Biển được sử dụng độc


tác dụng đường lập để báo trước cho
của biển ưu tiên người lái xe biết gần đến
chỗ rẽ nguy hiểm và để
chỉ hướng rẽ.
PHẦN II
VĂN HÓA GIAO THÔNG
2.1. Khái niệm văn hóa giao thông.
Văn hóa giao thông là một bộ phận của Văn
hóa ứng xử của con người khi tham gia giao
thông. Đó là sự tôn trọng, sự hiểu biết đầy đủ
và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về giao
thông, và ý thức trách nhiệm với cộng đồng khi
tham gia giao thông.
Hai yếu tố quan trọng quyết định văn hóa
giao thông đó chính là tính pháp lý và tính
cộng đồng trong văn hóa giao thông.
 Tính pháp lý:
Văn hóa giao thông chính là phải chấp hành
đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao
thông đường bộ.

 Tính cộng đồng:


Tính cộng đồng chính là sự tôn trọng,
nhường nhịn, giúp đỡ và ứng xử một cách văn
hóa giữa những người tham gia giao thông với
nhau.
2.2. Sự cần thiết xây dựng nếp sống văn hóa
giao thông.
Xây dựng nếp sống văn hoá giao thông khi
tham gia giao thông nhằm tạo nên nếp sống cư
xử có văn hoá, đúng luật, an toàn và có ý thức
lịch sự, tự giác tuân thủ pháp luật về an toàn
giao thông (ATGT).
Biết từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên và nhường
nhịn cho người già, trẻ em. Biết xin lỗi, cảm ơn
khi có va quệt.
 Văn hoá giao thông nâng lên.
2.3. Các tình huống ứng xử khi tham gia giao
thông.
Người tham gia giao thông phải chấp hành Pháp
luật giao thông đường bộ.

dừng xe trước vạch dừng


khi có tín hiệu dừng

Dừng xe nhường đường cho người đi


bộ
Tình huống xe ô tô báo rẽ và đang rẽ phải, tuy
nhiên xe máy vẫn cố tình đi vào quỹ đạo chuyển
động của ô tô, rất dễ xảy ra tai nạn khi xe máy nằm
trong vùng mù của ô tô.

Không cố chen vào chỗ trống


khi có xe đang rẽ phải
Khi tham gia giao thông không được dàn hàng
ngang gây cản trở và mất an toàn giao thông.
Khi tham gia giao thông phải giữ khoảng cách an
toàn với xe phía trước.

Dàn hàng 5 đi trên đường Tai nạn do không giữ khoảng cách an
toàn
khi tham gia giao thông
Khi tham gia giao thông phải chở đúng số người
để đảm bảo an toàn.

Chở quá số người quy định trên xe


Không sử dụng rượu, bia trước và trong khi điều khiển
phương tiện tham gia giao thông.

Không uống rượu, bia


Trước khi tham gia giao thông
Còn rất nhiều các tình huống bất ngờ khác xảy ra khi
chúng ta tham gia giao thông trên đường.
Nhưng sự bình tĩnh, biết cách kiềm chế cảm xúc của bản
thân, tôn trọng, nhường nhịn nhau trên đường giao thông
chính là chìa khóa giải quyết các vấn đề đó chính là nét văn
hóa đẹp khi tham gia giao thông.

Giao thông hỗn loạn khi không biết nhường nhịn


2.4. Tình người khi tham gia giao thông.
Dừng lại giúp người khác mà không bận tâm tới việc
được đền ơn là hành động khiến việc tham gia giao thông bớt
căng thẳng và đó cũng là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử
của con người khi tham gia giao thông.
Người già yếu bệnh tật, trẻ em, phụ nữ có thai là những
người cần nhận được sự giúp đỡ nhiều nhất khi tham gia giao
thông trên đường.

Giúp đỡ người già sang đường


CÂU HỎI
1. Hãy nêu quy tắc chung của quy tắc giao thông đường
bộ?
2. Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách
nhiệm của ai?
3. Hãy kể tên các nước áp dụng quy tắc giao thông
“Đi bên trái theo chiều đi”.
4. Hệ thống biển báo hiệu đường bộ phân ra mấy nhóm
chính? Nêu cách nhận biết, tác dụng của từng nhóm.
5. Nêu các yếu tố quan trọng quyết định văn hóa giao
thông? Nội dung của các yếu tố đó?
6. Nêu một số việc làm cụ thể trong giao thông để thể
hiện tính pháp lý và tính cộng đồng của Văn hóa giao

You might also like