You are on page 1of 54

Đáp án cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông 2020 -

Tuần 16
Câu 1. Ngày 12/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật
tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Chiến lược
đề ra mục tiêu hàng năm giảm số người chết và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ ở
mức nào dưới đây?

A. Hàng năm giảm 5 - 7% số người chết và bị thương


B. Hàng năm giảm 5 - 10% số người chết và bị thương
C. Hàng năm giảm 10 - 15% số người chết và bị thương
D. Hàng năm giảm 15 - 20% số người chết và bị thương

Câu 2. Theo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia, đối tượng nào dưới đây bị cấm sử dụng
rượu, bia khi tham gia giao thông?

A. Người điều khiển: Xe ô tô, xe mô tô, xe đạp, xe gắn máy


B. Người ngồi phía sau người điều khiển xe cơ giới
C. Người đi bộ
D. Cả ý A và ý B

Câu 3. Cuộc đua xe chỉ được thực hiện khi nào?

A. Diễn ra trên đường phố không có người qua lại


B. Được người dân ủng hộ
C. Được cơ quan có thẩm quyền cấp phép

Câu 4. Trên đường đang xảy ra ùn tắc, những hành vi nào sau đây là thiếu văn hóa khi tham
gia giao thông?

A. Bấm còi liên tục thúc giục các phương tiện phía trước nhường đường
B. Đi lên vỉa hè, tận dụng mọi khoảng trống để nhanh chóng thoát khỏi nơi ùn tắc
C. Lấn sang trái đường cố gắng vượt lên xe khác
D. Tất cả các ý nêu trên

Câu 5. Gặp biển báo này, người tham gia giao thông phải xử lý như thế nào?
A. Dừng xe tại khu vực có trạm Cảnh sát giao thông
B. Tiếp tục lưu thông với tốc độ bình thường
C. Phải giảm tốc độ đến mức an toàn và không được vượt khi đi qua khu vực
này

Câu 6. Khi gặp vạch kẻ đường nào các xe được phép đè vạch?

A. Vạch 1
B. Vạch 3
C. Vạch 2
D. Vạch 1 và vạch 3

Câu 7. Các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào vi phạm quy tắc giao thông?

A. Xe tải, xe con
B. Xe khách, xe con
C. Xe khách, xe tải
Câu 8. Xe của bạn đang di chuyển gần đến khu vực giao cắt với đường sắt, khi rào chắn đang
dịch chuyển, bạn điều khiển xe như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

A. Quan sát nếu thấy không có tàu thì tăng tốc cho xe vượt qua đường sắt
B. Dừng lại trước rào chắn một khoảng cách an toàn
C. Ra tín hiệu, yêu cầu người gác chắn tàu kéo chậm barie để xe bạn qua

Câu 9. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hàng hải Việt Nam (Luật số 95/2015/QH13), hành vi
nào dưới đây bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải?

A. Gây phương hại hoặc đe dọa gây phương hại đến chủ quyền và an ninh quốc gia
B. Vận chuyển người, hàng hóa, hành lý, vũ khí, chất phóng xạ, chất phế thải độc hại, chất ma
túy trái với quy định của pháp luật
C. Cố ý tạo chướng ngại vật gây nguy hiểm hoặc làm cản trở giao thông hàng hải
D. Tất cả các hành vi trên

Câu 10. “Đêm nay trên đường hành quân ra mặt trận. Trùng trùng đoàn quân tiến bước theo
con đường của Bác. Nở ngàn hoa chiến công ta dâng lên Người. Dâng lên tới Đảng cả niềm tin
chiếu sáng ngời…”

Đó là những câu mở đầu bài hát “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” của nhạc sĩ Huy
Thục, một trong các bài hát quy định trong Quân đội nhân dân Việt Nam, được nhiều người yêu
thích. Bạn hãy cho biết bài hát này được sáng tác vào năm nào?

A. Năm 1967
B. Năm 1968
C. Năm 1969

Đáp án cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông 2020 -


Tuần 15
Câu 1: Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 1711/CĐ-TTg ngày 07/12/2020 về
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông gắn với phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp Tết Dương
lịch, Tết Nguyên đán Tân Sửu và Lễ hội xuân 2021. Trong Công điện này, Thủ tướng Chính
phủ đã đề ra mấy nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai thực hiện?

A. 6 nhiệm vụ, giải pháp.

B. 7 nhiệm vụ, giải pháp.

C. 8 nhiệm vụ, giải pháp.

D. 9 nhiệm vụ, giải pháp.

Câu 2: Sử dụng rượu, bia khi lái xe, nếu bị phát hiện thì bị xử lý như thế nào?

A. Chỉ bị nhắc nhở.

B. Bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị xử lý hình sự tùy theo mức độ vi phạm.

C. Không bị xử lý hình sự.

Câu 3: Khi gặp một đoàn xe, một đoàn xe tang hay gặp một đoàn người có tổ chức theo đội
ngũ, người lái xe phải xử lý như thế nào?

A. Từ từ đi cắt qua đoàn người, đoàn xe.

B. Không được cắt ngang qua đoàn người, đoàn xe.

C. Báo hiệu từ từ cho xe đi cắt qua để bảo đảm an toàn.

Câu 4: Khi gặp xe buýt đang dừng đón, trả khách, người điều khiển xe mô tô phải xử lý như thế
nào dưới đây để đảm bảo an toàn giao thông?

A. Tăng tốc độ để nhanh chóng vượt qua bến đỗ.

B. Giảm tốc độ đến mức an toàn có thể, quan sát người qua đường và từ từ vượt qua xe buýt.

C. Yêu cầu phải dừng lại phía sau xe buýt chờ xe rời bến mới đi tiếp.

Câu 5: Trong các biển dưới đây biển nào là biển “Hết mọi lệnh cấm”?

A. Biển 1.
B. Biển 2.

C. Biển 3.

D. Cả ba biển.

Câu 6: Các vạch dưới đây có tác dụng gì?

A. Phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau.

B. Phân chia các làn xe chạy cùng chiều nhau.

Câu 7: Các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào vi phạm quy tắc giao thông?

A. Xe con, xe tải, xe khách.

B. Xe tải, xe khách, xe mô tô.

C. Xe khách, xe mô tô, xe con.

D. Cả bốn xe.

Câu 8: Trong tình huống dưới đây, xe đầu kéo kéo rơ moóc (xe container) đang rẽ phải, xe con
màu xanh và xe máy phía sau xe container đi như thế nào để đảm bảo an toàn?
A. Vượt về phía bên phải để đi tiếp.

B. Giảm tốc độ, chờ xe container rẽ xong rồi tiếp tục đi.

C. Vượt về phía bên trái để đi tiếp.

Câu 9: Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 103/2008/NĐ-CP của Chính phủ về bảo hiểm bắt
buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, khi xảy ra tai nạn giao thông, doanh nghiệp bảo
hiểm không bồi thường thiệt hại đối với trường hợp nào dưới đây?

A. Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe, hoặc của người bị thiệt hại.

B. Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ
giới.

C. Lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới
bắt buộc phải có Giấy phép lái xe.

D. Tất cả các trường hợp trên.

Câu 10:

"Chim kêu, chim kêu ven rừng suối gọi ta lên đường nặng trĩu hai vai
Hoa mai vàng chen lá ngụy trang
Sương đêm, sương đêm ướt đầm nón vải, ta xuyên rừng theo giải phóng quân
Từ ngày đô thị vùng lên, chị em mình đi tải đạn, để các anh đi diệt thù”

Đó những câu mở đầu ca khúc “Cô gái Sài Gòn đi tải đạn”, sáng tác năm 1968, viết về những
cô gái Sài Gòn tình nguyện rời gia đình, tham gia dân công hỏa tuyến, làm mọi việc, trong đó
có việc vận chuyển đạn cho bộ đội, góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước. Bạn hãy cho biết ai là tác giả ca khúc này?

A. Nguyễn Văn Tý

B. Xuân Giao

C. Lư Nhất Vũ

D. Hoàng Hiệp

Đáp án cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông 2020 -


Tuần 14
Câu 1. Nghị định 103/2008/NĐ-CP của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân
sự của chủ xe cơ giới được ban hành ngày tháng năm nào?

A. Ngày 16/8/2008

B. Ngày 16/9/2008

C. Ngày 16/10/2008

D. Ngày 16/11/2008

Câu 2. Tại Điều 29 của Nghị định 103/2008/NĐ-CP nêu trên, việc xử phạt các hành vi vi
phạm quy định về tham gia bảo hiểm của người điều khiển xe cơ giới được quy định
như thế nào?

A. Phạt tiền 100.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe mô tô ba bánh và
các loại xe cơ giới tương tự không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn
hiệu lực.

B. Phạt tiền 500.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe cơ giới
tương tự không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực.

C. Cả hai nội dung trên.

Câu 3. Trên đường cao tốc, người lái xe phải dừng xe, đỗ xe như thế nào để đảm bảo an
toàn giao thông ?

A. Không được dừng xe, đỗ xe hoặc chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi đường rộng, nếu dừng, đỗ
xe ở nơi đường hẹp phải sử dụng còi báo hiệu để người lái xe khác biết.
B. Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định, trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng
nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì
phải báo hiệu để người lái xe khác biết.

C.Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi đường rộng; trường hợp dừng xe, đỗ xe tại nơi đường hẹp
phải đặt các chướng ngại vật trên đường để yêu cầu người lái xe khác giảm tốc độ để bảo đảm
an toàn.

Câu 4. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong hầm đường bộ ngoài
việc phải tuân thủ các quy tắc giao thông còn phải thực hiện những quy định nào dưới
đây ?

A. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn; xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng
báo hiệu; chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định.

B. Xe cơ giới phải bật đèn ngay cả khi đường hầm sáng; phải cho xe chạy trên một làn đường
và chỉ chuyển làn ở nơi được phép; được quay đầu xe, lùi xe khi cần thiết.

C. Xe máy chuyên dùng phải bật đèn ngay cả khi đường hầm sáng; phải cho xe chạy trên một
làn đường và chỉ chuyển làn ở nơi được phép; được quay đầu xe, lùi xe khi cần thiết.

Câu 5. Vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường nào dưới đây cho phép xe chỉ được đi
thẳng và rẽ phải?

A. Vạch 1.

B. Vạch 2 và 3.

C. Vạch 3.

D. Vạch 1 và 2.

Câu 6. Vạch kẻ đường nào dưới đây là vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim
đường), xe không được lấn làn, không được đè lên vạch?
A. Vạch 1

B. Vạch 2

C. Vạch 3

D. Cả 3 vạch.

Câu 7. Các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào chấp hành đúng quy tắc giao thông?

A. Xe tải, mô tô.

B. Xe khách, mô tô.

C. Xe tải, xe con.

D. Mô tô, xe con.

Câu 8. Xe nào dừng đúng quy tắc giao thông?


A. Xe con.

B. Xe mô tô.

C. Cả 2 xe đều đúng.

Câu 9. Theo quy định tại Điều 12 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (Luật số
66/2006/QH11), những hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng không
dân dụng?

A. Đưa vũ khí, chất cháy, chất nổ, các vật phẩm nguy hiểm khác lên tàu bay, vào cảng hàng
không, sân bay và các khu vực hạn chế khác trái quy định.

B. Phá hủy, gây hư hại, làm biến dạng, di chuyển vật đánh dấu, vật ngăn cách, vật ghi tín hiệu,
vật bảo vệ tại cảng hàng không, sân bay; làm hư hại các ký hiệu, thiết bị nhận biết cảng hàng
không, sân bay.

C. Đe dọa, uy hiếp an toàn bay, gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người
khác trong tàu bay.

D. Tất cả các hành vi trên.

Câu 10. “Đường Hồ Chí Minh trên biển” là tên gọi của tuyến đường vận tải quân sự do Hải
quân nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng miền Nam Việt Nam thực hiện bí mật trên Biển
Đông, được thành lập ngày 23/10/1961, để vận chuyển vũ khí từ miền Bắc vào chi viện cho
Quân Giải phóng miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. “Đường Hồ Chí Minh trên
biển” thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng của Quân đội ta; là một sáng tạo chiến lược của
Đảng về chiến tranh nhân dân trong thời đại Hồ Chí Minh, đã góp phần quan trọng làm nên Đại
thắng mùa Xuân năm 1975. Theo bạn, đâu là điểm đầu tuyến đường này, nơi xuất phát của
những “Đoàn tàu không số”?

A. Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).

B. Bến K15 - Đồ Sơn (Hải Phòng).

C. Cảng Gianh (Quảng Bình).

D. Vịnh Vũng Rô (Phú Yên).

>>> Số người trả lời đúng tuần 14: 5.421

Đáp án cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông 2020 -


Tuần 13
Câu 1. Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (Luật số 44/2019/QH14) có hiệu lực thi
hành từ ngày tháng năm nào?

A. Ngày 14/6/2019

B. Ngày 31/12/2019

C. Ngày 01/01/2020

D. Ngày 02/01/2020

Câu 2. Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia nêu trên quy định như thế nào về việc
phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia?

A. Người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia
giao thông
B. Người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải có trách
nhiệm chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển
phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông

C. Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra nồng độ cồn trong máu, hơi thở của
người điều khiển phương tiện giao thông đang tham gia giao thông hoặc gây ra tai nạn giao
thông

D. Tất cả các nội dung trên

Câu 3. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, người điều khiển
phương tiện phải nhường đường như thế nào là đúng quy tắc giao thông ?

A. Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải

B. Xe báo hiệu xin đường trước xe đó được đi trước

C. Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên trái

Câu 4. Người lái xe phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy trong
các trường hợp nào dưới đây ?

A. Khi vượt xe khác

B. Khi vượt xe khác tại đoạn đường được phép vượt

C. Khi xe sau xin vượt và đảm bảo an toàn

D. Khi xe sau có tín hiệu vượt bên phải

Câu 5. Biển này có ý nghĩa gì?

A. Bắt đầu đường cao tốc

B. Chỉ dẫn địa giới đường cao tốc, chiều dài đường cao tốc

C. Tên và ký hiệu đường cao tốc, giá trị hạn chế tốc độ tối đa và tối thiểu

D. Cả ý 1 và ý 3
Câu 6. Ý nghĩa các biểu tượng ghi trên biển chỉ dẫn là gì?

A. Xăng dầu, ăn uống, thông tin, sửa chữa xe

B. Xăng dầu, ăn uống, nhà nghỉ, sửa chữa xe

C. Xăng dầu, ăn uống, cấp cứu, sửa chữa xe

Câu 7. Trong hình dưới, những xe nào vi phạm quy tắc giao thông?

A. Xe con (A), xe con (B), xe tải (D)

B. Xe tải (D), xe con (E), xe buýt (G)

C. Xe tải (D), xe con (B)


D. Xe con (B), xe con (C).

Câu 8. Các xe đi theo thứ tự nào là đúng quy tắc giao thông đường bộ?

A. Xe của bạn, mô tô, xe con

B. Xe con, xe của bạn, mô tô

C. Mô tô, xe con, xe của bạn

Câu 9. Theo Luật Giao thông đường thủy nội địa (Luật số 23/2004/QH11), các hành vi nào
dưới đây bị cấm?

A. Phá hoại công trình giao thông đường thuỷ nội địa; tạo vật chướng ngại gây cản trở giao
thông đường thuỷ nội địa

B. Mở cảng, bến thuỷ nội địa trái phép; đón, trả người hoặc xếp, dỡ hàng hoá không đúng nơi
quy định

C. Xây dựng trái phép nhà, lều quán hoặc các công trình khác trên đường thuỷ nội địa và phạm
vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa

D. Tất cả các hành vi trên

Câu 10. Dưới đây là một bức ảnh tư liệu về quá trình xây dựng con đường dài 185km nối
thành phố Hà Giang với 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh Hà Giang, thi công từ
năm 1959 đến năm 1965, với bao gian khổ, hy sinh của công nhân giao thông, thanh niên xung
phong, dân công và đồng bào các dân tộc. Con đường này không chỉ có ý nghĩa thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội mà còn là tuyến đường ưa thích của đông đảo khách du lịch trong và ngoài
nước đến với Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Bạn hãy cho biết tên con
đường này?

A. Đường Độc Lập

B. Đường Tự Do

C. Đường Hạnh Phúc

D. Đường Hồ Chí Minh

>>> Số người trả lời đúng tuần 13: 2.332

Đáp án cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông 2020 -


Tuần 12
Câu 1. Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người điều khiển xe mô
tô, xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông sẽ bị
phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi vi phạm nào sau đây?
A. Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người
điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng

B. Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số
bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của
chữ, số, nền biển

C. Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng

D. Tất cả các hành vi trên

Câu 2.Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung
với đường sắt thì loại phương tiện nào được quyền ưu tiên đi trước?

A. Phương tiện nào bên phải không vướng

B. Phương tiện nào ra tín hiệu xin đường trước

C. Phương tiện giao thông đường sắt

Câu 3. Bạn đang lái xe trên đường hẹp, xuống dốc và gặp một xe đang đi lên dốc, bạn
cần làm gì?

A. Tiếp tục đi vì xe lên dốc phải nhường đường cho mình

B. Nhường đường cho xe lên dốc

C. Chỉ nhường đường khi xe lên dốc nháy đèn

Câu 4. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy có được đi xe dàn hàng ngang;
đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; sử dụng ô (dù), điện
thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) hay không?

A. Được phép nhưng phải đảm bảo an toàn

B. Không được phép

C. Được phép tùy từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể

Câu 5. Biển nào chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng hầm chui qua đường?
A. Biển 1

B. Biển 2

C. Cả hai biển

D. Không biển nào

Câu 6. Biển nào chỉ dẫn tên đường trên các tuyến đường đối ngoại?

A. Biển 1

B. Biển 2

C. Biển 3

D. Biển 1 và 2

Câu 7. Trong hình dưới, những xe nào vi phạm quy tắc giao thông?

A. Xe con (B), mô tô (C)

B. Xe con (A), mô tô (C)


C. Xe con (E), mô tô (D)

D. Tất cả các loại xe trên

Câu 8. Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt?

A. Phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt

B. Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt

C. Tự mở lối đi qua đường sắt; xây dựng trái phép cầu vượt, hầm chui, cống hoặc công trình
khác trong phạm vi đất dành cho đường sắt; khoan, đào trái phép trong phạm vi bảo vệ công
trình đường sắt

D. Tất cả các hành vi trên

Câu 9. Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng không dân dụng?

A. Thực hiện nhiệm vụ của nhân viên hàng không mà không có giấy phép, chứng chỉ phù hợp

B. Thả thiết bị, vật dụng hoặc các vật thể khác vào không trung gây ảnh hưởng đến an toàn
bay, môi trường và dân sinh

C. Nuôi, thả chim, gia súc, gia cầm trong khu vực cảng hàng không, sân bay

D. Tất cả các hành vi trên

Câu 10. “Ơi cô gái Trường Sơn/Bao đêm em đi mở đường/Cho từng chuyến xe anh
qua/Vang giọng hát em ngân xa…” Đó là những câu mở đầu một ca khúc của nhạc sĩ Văn
Dung, từng được bình chọn là một trong những ca khúc hay nhất về ngành Giao thông vận tải.
Xin bạn cho biết tên ca khúc này?

A. Cô gái mở đường

B. Đường bốn mùa xuân

C. Đường Trường Sơn xe anh qua

D. Vui mở đường

>>> Số người trả lời đúng tuần 12: 4.955

Đáp án cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông 2020 -


Tuần 11
Câu 1. Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người điều
khiển xe mô tô, xe gắn máy thực hiện hành vi nào dưới đây sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu
đồng đến 3 triệu đồng (chưa kể các hình thức xử phạt bổ sung)?

A. Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy

B. Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc

C. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá
50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

D. Tất cả các hành vi trên

Câu 2. Theo bạn, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham
gia giao thông không được thực hiện những hành vi nào dưới đây?

A. Đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách

B. Sử dụng ô (dù); bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác

C. Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; thực hiện các hành vi khác gây mất trật
tự an toàn giao thông

D. Đáp án B và C

Câu 3. Khi muốn chuyển hướng, người lái xe phải thực hiện như thế nào để đảm bảo an
toàn giao thông?

A. Quan sát gương, ra tín hiệu, quan sát an toàn và chuyển hướng

B. Quan sát gương, giảm tốc độ, ra tín hiệu chuyển hướng, quan sát an toàn và chuyển hướng

C. Quan sát gương, tăng tốc độ, ra tín hiệu và chuyển hướng

Câu 4. Trên đường cao tốc, người lái xe xử lý như thế nào khi đã vượt quá lối ra của
đường định rẽ?

A. Quay xe, chạy trên lề đường bên phải và rẽ khỏi đường cao tốc

B. Lùi xe sát lề đường bên phải và rẽ khỏi đường cao tốc

C. Tiếp tục chạy đến lối ra tiếp theo


Câu 5. Biển nào báo hiệu “Nơi đỗ xe dành cho người khuyết tật”?

A. Biển 1

B. Biển 2

C. Biển 3

Câu 6. Biển nào chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng cầu vượt qua đường?

A. Biển 1

B. Biển 2

C. Cả hai biển

D. Không biển nào

Câu 7. Trong trường hợp này, thứ tự xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
A. Xe công an, xe quân sự, xe con + môtô

B. Xe quân sự, xe công an, xe con + môtô

C. Xe môtô + xe con, xe quân sự, xe công an

Câu 8. Khi tầm nhìn bị hạn chế bởi sương mù hoặc mưa to, người lái xe phải thực hiện
các thao tác nào?

A. Tăng tốc độ, chạy gần xe trước, nhìn đèn hậu để định hướng

B. Giảm tốc độ, chạy cách xa xe trước với khoảng cách an toàn, bật đèn sương mù và đèn
chiếu gần

C. Tăng tốc độ, bật đèn pha vượt qua xe chạy trước

Câu 9. Theo Nghị định số 162/2018/NĐ-CP ngày 30/11/2018 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, cá nhân bị phạt tiền từ 1
triệu đồng đến 3 triệu đồng khi có hành vi vi phạm nào sau đây?

A. Không tuân theo hướng dẫn về bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn hàng không, phòng chống
dịch bệnh của thành viên tổ bay

B. Sử dụng trái phép trang bị, thiết bị an toàn trên tàu bay

C. Cả hai hành vi trên


Câu 10.“Trên những nẻo đường của Tổ quốc xanh tươi/Có những loài hoa thơm đậm đà
sắc hương/Có những bài ca nghe rạo rực lòng người…”

Đó là những câu mở đầu ca khúc “Bài ca người giáo viên nhân dân”, một trong những ca khúc
quen thuộc về nhà giáo, được nhiều người yêu thích. Theo bạn, ai là tác giả ca khúc này?

A. Phan Huỳnh Điểu

B. Hoàng Vân

C. Xuân Giao

D. Nguyễn Văn Tý

>>> Số người trả lời đúng tuần 11: 5.695

Đáp án cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông 2020 -


Tuần 10
Câu 1: Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người điều khiển xe mô
tô, xe gắn máy sử dụng điện thoại di động khi lái xe sẽ bị xử phạt tiền ở mức nào (chưa kể các
hình thức xử phạt bổ sung)?

A. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

B. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1 triệu đồng.

C. Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.

Câu 2: Người điều khiển xe môtô, ô tô, máy kéo trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có
nồng độ cồn có bị nghiêm cấm hay không?

A. Bị nghiêm cấm.

B. Không bị nghiêm cấm.

C. Không bị nghiêm cấm, nếu nồng độ cồn trong máu ở mức nhẹ, có thể điều khiển phương
tiện tham gia giao thông.

Câu 3: Khi lái xe trên đường vắng mà cảm thấy buồn ngủ, người lái xe nên chọn cách xử lý
như thế nào cho phù hợp?

A. Tăng tốc độ kết hợp với nghe nhạc và đi tiếp.

B. Quan sát, dừng xe tại nơi quy định; nghỉ cho đến khi hết buồn ngủ và đi tiếp.
C. Sử dụng một ít rượu và bia để hết buồn ngủ và đi tiếp.

Câu 4: Điều khiển xe ô tô trong trời mưa, người lái xe phải xử lý như thế nào để đảm bảo an
toàn?

A. Giảm tốc độ, tăng cường quan sát, không nên phanh gấp, không nên tăng ga hay đánh vô
lăng đột ngột, bật đèn pha gần, mở chế độ gạt nước ở chế độ phù hợp để đảm bảo quan sát.

B. Phanh gấp khi xe đi vào vũng nước và tăng ga ngay sau khi ra khỏi vũng nước.

C. Bật đèn chiếu xa, tăng tốc độ điều khiển ô tô ra khỏi khu vực mưa.

Câu 5: Khi điều khiển xe ô tô trên đường trơn cần chú ý những điểm gì để đảm bảo an toàn?

A. Giữ vững tay lái cho xe đi đúng vệt bánh xe đi trước, sử dụng số thấp đi chậm, giữ đều ga,
đánh lái ngoặt và phanh gấp khi cần thiết.

B. Giữ vững tay lái cho xe đi đúng vệt bánh xe đi trước, sử dụng số thấp đi chậm (sử dụng số L
hoặc 1, 2 đối với xe số tự động), gài cầu (nếu có), giữ đều ga, không lấy nhiều lái, không đánh
lái ngoặt và phanh gấp.

Câu 6: Biển nào cho phép quay đầu xe?

A. Biển 1.

B. Biển 2.

C. Cả hai biển.

Câu 7: Theo hướng mũi tên, những hướng nào xe mô tô được phép đi?
A. Cả ba hướng.

B. Hướng 1 và 2.

C. Hướng 1 và 3.

D. Hướng 2 và 3.

Câu 8: Các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (kể cả những xe có quyền ưu tiên) đều
phải dừng lại bên phải đường của mình và trước vạch “dừng xe” tại các điểm giao cắt giữa
đường bộ và đường sắt khi có báo hiệu dừng nào dưới đây?

A. Hiệu lệnh của nhân viên gác đường ngang.

B. Đèn đỏ sáng nháy, cờ đỏ, biển đỏ; còi, chuông hoặc loa phát âm thanh kêu.

C. Rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 9: Hành khách trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông có những trách nhiệm
nào sau đây?

A. Tuyệt đối tuân thủ sự hướng dẫn của thuyền viên, người lái phương tiện trong việc thực hiện
quy định về mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cá nhân theo đúng quy cách trên
phương tiện vận tải hành khách ngang sông trong suốt hành trình của phương tiện.

B. Chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra do việc không tuân thủ các quy định, hướng dẫn
về mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cá nhân theo đúng quy cách khi tham gia giao
thông bằng phương tiện vận tải hành khách ngang sông.

C. Cả 2 đáp án trên.
Câu 10:

“Một chiều đi trên con đường này


Hoa điệp vàng trải dưới chân tôi
Ngập ngừng trong tôi như thầm hỏi
Đường về trường ôi sao lạ quá…”

Đó là những câu mở đầu ca khúc “Con đường đến trường”, một ca khúc được nhiều người yêu
thích, nhất là học sinh, sinh viên. Theo bạn, ai là tác giả ca khúc này?

A. Trần Đức

B. Phạm Đăng Khương

C. Nguyễn Ngọc Thiện

D. Vũ Hoàng

>>> Số người trả lời đúng tuần 10: 10.750

Đáp án cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông 2020 -


Tuần 9
Câu 1: Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người điều khiển xe mô
tô, xe gắn máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ
sẽ bị xử phạt ở mức nào?

A. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

B. Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng
đến 24 tháng.

C. Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22
tháng đến 24 tháng.

Câu 2: Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao
thông có được sử dụng ô khi trời mưa hay không?

A. Được sử dụng.

B. Chỉ người ngồi sau được sử dụng.

C. Không được sử dụng.


D. Được sử dụng nếu không có áo mưa.

Câu 3: Trên làn đường dành cho ô tô có vũng nước lớn, có nhiều người đi xe mô tô trên làn
đường bên cạnh, người lái xe ô tô xử lý như thế nào là có văn hóa giao thông?

A. Cho xe chạy thật nhanh qua vũng nước.

B. Giảm tốc độ cho xe chạy chậm qua vũng nước.

C. Giảm tốc độ cho xe chạy qua làn đường dành cho mô tô để tránh vũng nước.

Câu 4: Khi điều khiển ô tô qua đoạn đường ngập nước, người lái xe cần thực hiện các thao tác
nào để đảm bảo an toàn?

A. Tăng lên số cao, tăng ga và giảm ga liên tục để thay đổi tốc độ, giữ vững tay lái để ô tô vượt
qua đoạn đường ngập nước.

B. Đạp ly hợp (côn) hết hành trình, tăng ga và giảm ga liên tục để thay đổi tốc độ, giữ vững tay
lái để ô tô vượt qua đoạn đường ngập nước.

C. Quan sát, ước lượng độ ngập nước mà xe ôtô có thể vượt qua an toàn, về số thấp, giữ đều
ga và giữ vững tay lái để ô tô vượt qua đoạn đường ngập nước.

Câu 5: Trong các biển dưới đây biển nào là biển “Hết hạn chế tốc độ tối đa cho phép”?

A. Biển 1.

B. Biển 2.

C. Biển 3.

D. Cả ba biển.

Câu 6: Biển nào dưới đây báo hiệu hết cấm vượt?
A. Biển 1.

B. Biển 2.

C. Biển 3.

D. Biển 2 và 3.

Câu 7: Các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

A. Các xe ở phía tay phải và tay trái của người điều khiển được phép đi thẳng.

B. Cho phép các xe ở mọi hướng được rẽ phải.

C. Tất cả các xe phải dừng lại trước ngã tư, trừ những xe đã ở trong ngã tư được phép tiếp tục
đi.

Câu 8: Theo Nghị định số 162/2018/NĐ-CP ngày 30/11/2018 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, hành vi di chuyển trên đường
cất hạ cánh, đường lăn của sân bay khi không được phép sẽ bị phạt tiền ở mức nào?

A. Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

B. Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng.

C. Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.

D. Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng.

Câu 9: Theo Luật Đường sắt số 06/2017/QH14, khái niệm “Đất dành cho đường sắt” được hiểu
như thế nào cho đúng?

A. Đất dùng để xây dựng công trình đường sắt.

B. Đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.


C. Đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 10: “Năm xưa anh phá núi em mở đường trên đỉnh Trường Sơn đồi núi trập trùng/Năm nay
cũng những bàn tay lấp hố bom xây cuộc sống…”.

Đó là những câu mở đầu một ca khúc của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn, được nhiều người yêu
thích. Xin bạn cho biết tên ca khúc này?

A. Tàu anh qua núi.

B. Cô gái mở đường.

C. Đường tàu mùa xuân.

D. Đường tôi đi dài theo đất nước.

>>> Số người trả lời đúng tuần 9: 3.705

Đáp án cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông 2020 -


Tuần 8
Câu 1: Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người điều khiển xe đạp
trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn sẽ bị phạt tiền ở mức nào là cao nhất?

A.Từ 80.000 đến 100.000 đồng.


B.Từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
C.Từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
D.Từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.

Câu 2. Người lái xe không được lùi xe ở những khu vực nào dưới đây?

A.Ở khu vực cho phép đỗ xe.


B.Ở khu vực cấm dừng và trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.
C.Nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che
khuất, trong hầm đường bộ, trên đường cao tốc.
D.Cả B và C

Câu 3. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông
phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu nào?
A.Biển báo hiệu cố định.
B.Báo hiệu tạm thời.

Câu 4. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ
phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi như thế nào?

A.Cho xe đi trên bất kỳ làn đường nào hoặc giữa 02 làn đường nếu không có xe phía trước.
B.Phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép;
khi chuyển làn phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
C.Phải cho xe đi trong một làn đường, khi cần thiết phải chuyển làn đường, người lái xe phải
quan sát xe phía trước để bảo đảm an toàn.

Câu 5. Khi gặp biển nào thì các phương tiện không được đi vào, trừ ô tô và mô tô?

A.Biển 1.
B.Biển 2.

Câu 6. Biển nào báo hiệu “Hướng đi thẳng phải theo” ?

A.Biển 1.
B.Biển 2.

Câu 7. Xe nào được quyền đi trước trong trường hợp này?


A.Mô tô.
B.Xe con.

Câu 8. Nghị định 95/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 quy định như thế nào về niên hạn sử dụng
của xe ô tô?

A.Không quá 25 năm đối với ô tô chở hàng.


B.Không quá 20 năm đối với xe ô tô chở người.
C.Không quá 17 năm đối với xe ô tô chuyển đổi công năng từ các loại xe khác thành xe ô tô
chở người trước ngày 01 tháng 01 năm 2002.
D.Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 9. Trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa?

A.Là trách nhiệmcủa toàn xã hội, của chính quyền các cấp, của tổ chức, cá nhân quản lý hoặc
trực tiếp tham gia giao thông.
B.Là trách nhiệm của chính quyền các cấp.
C.Là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân quản lý hoặc trực tiếp tham gia giao thông.

Câu 10.

“…Không có kính, rồi xe không có đèn


Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”.

Đó là những câu kết trong bài thơ “Tiểu đội xe không kính”, được sáng tác trong thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước. Theo bạn, ai là tác giả bài thơ này?
A.Trần Đăng Khoa
B.Lê Anh Xuân
C.Phạm Tiến Duật
D.Tố Hữu

>>> Số người trả lời đúng tuần 8: 7.026

Đáp án cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông 2020 -


Tuần 7
Câu 1. Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người điều khiển xe ô tô
và các loại xe tương tự xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt
quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị xử phạt ở mức
nào?

A. Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng
đến 12 tháng
B. Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16
tháng đến 18 tháng
C. Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22
tháng đến 24 tháng

Câu 2. Bạn đang lái xe trong khu dân cư có đông xe qua lại, nếu muốn quay đầu, bạn cần làm
gì để tránh ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông?

A. Đi tiếp đến điểm giao cắt gần nhất hoặc nơi có biển báo cho phép quay đầu xe
B. Bấm đèn khẩn cấp và quay đầu xe từ từ bảo đảm an toàn
C. Bấm còi liên tục khi quay đầu để cảnh báo các xe khác
D. Nhờ một người ra hiệu giao thông trên đường chậm lại trước khi quay đầu

Câu 3. Hành vi vận chuyển đồ vật cồng kềnh bằng xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao
thông có được phép hay không?

A. Không được vận chuyển


B. Chỉ được vận chuyển khi đã chằng buộc cẩn thận
C. Chỉ được vận chuyển vật cồng kềnh trên xe máy nếu khoảng cách về nhà ngắn hơn 2 km

Câu 4. Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh
của đèn hoặc biển báo hiệu thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?

A. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông


B. Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông
C. Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ
D. Theo quyết định của người tham gia giao thông nhưng phải bảo đảm an toàn

Câu 5. Biển nào báo hiệu các phương tiện phải đi đúng làn đường quy định và tuân thủ tốc độ
tối đa cho phép?

A. Biển 1
B. Biển 2
C. Cả hai biển

Câu 6. Biển nào sau đây là biển “Dốc xuống nguy hiểm”?

A. Biển 1
B. Biển 2

Câu 7. Theo hướng mũi tên, những hướng nào xe gắn máy đi được?

A. Cả ba hướng
B. Chỉ hướng 1 và 3
C. Chỉ hướng 1

Câu 8. Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như thế nào về trách nhiệm của chủ phương
tiện, người lái xe và đơn vị đăng kiểm trong việc đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo
vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ?

A. Chủ phương tiện, người lái xe ô tô chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của
phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định
B. Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc kiểm định phải chịu trách
nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định
C. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng
thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 9. Hành vi nào sau đây bị cấm trong báo hiệu hàng hải

A. Làm dịch chuyển hoặc hư hỏng báo hiệu hàng hải


B. Làm mất hiệu lực hoặc thay đổi đặc tính báo hiệu hàng hải
C. Không kịp thời sửa chữa, khôi phục lại các báo hiệu hàng hải bị hư hại hoặc trôi dạt
D. Tất cả các hành vi trên

Câu 10.

“Khi xuân sang trên bến cảng


Đàn hải âu tung cánh bay rợp trời
Cảng của ta vui đón bao chuyến hàng
Những chuyến hàng bè bạn từ xa xôi
Những chuyến hàng Việt Nam gửi đi muôn nơi…”

Đó là những câu mở đầu trong một sáng tác của nhạc sĩ Hồ Bắc, từng được bình chọn là một
trong những bài hát hay nhất về ngành Giao thông vận tải. Theo bạn, tên bài hát này là gì?

A. Thành phố hoa phượng đỏ


B. Chiều trên bến cảng
C. Bến cảng quê hương tôi
D. Biển hát chiều nay

>>> Số người trả lời đúng tuần 7: 3.982

Đáp án cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông 2020 -


Tuần 6
Câu 1: Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ ngày tháng năm nào?

A. Ngày 30/12/2019

B. Ngày 31/12/2019

C. Ngày 01/01/2020

D. Ngày 02/01/2020

Câu 2: Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP nêu trên, ngoài hình thức xử phạt bổ sung, mức
phạt tiền cao nhất đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm về nồng độ cồn là
bao nhiêu?

A. Từ 2 đến 3 triệu đồng

B. Từ 4 đến 5 triệu đồng

C. Từ 6 đến 8 triệu đồng

D. Từ 9 đến 10 triệu đồng

Câu 3: Ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, đường cao tốc,
đường hẹp, đường dốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có được quay
đầu xe hay không?

A. Được phép

B. Không được phép

C. Tùy từng trường hợp

Câu 4: Hành vi sử dụng xe mô tô để kéo, đẩy xe mô tô khác bị hết xăng đến trạm mua xăng có
được phép hay không?

A. Chỉ được kéo nếu đã nhìn thấy trạm xăng.

B. Chỉ được thực hiện trên đường vắng phương tiện cùng tham gia giao thông.

C. Không được phép.

Câu 5: Khi gặp hiệu lệnh như dưới đây của cảnh sát giao thông, người tham gia giao thông
phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
A. Người tham gia giao thông ở các hướng phải dừng lại.

B. Người tham gia giao thông ở các hướng được đi theo chiều gậy chỉ của cảnh sát giao thông.

C. Người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau người điều khiển được đi tất cả các
hướng; người tham gia giao thông ở phía bên phải và phía bên trái người điều khiển phải dừng
lại.

D. Người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau người điều khiển phải dừng lại; người
tham giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng.

Câu 6: Biển nào chỉ dẫn nơi bắt đầu đoạn đường dành cho người đi bộ?

A. Biển 1
B. Biển 2

C. Biển 3

Câu 7: Xe nào được quyền đi trước trong trường hợp này?

A. Xe con

B. Xe mô tô

Câu 8: Hành vi nào dưới đây không bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt?

A. Chăn thả súc vật, họp chợ trên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và
hành lang an toàn giao thông đường sắt.

B. Dùng biện pháp cho tàu dừng trước chướng ngại trên đường sắt khi phát hiện có sự cố gây
mất an toàn giao thông đường sắt (xe ô tô hỏng trên đường sắt, cây đổ vào đường sắt, phát
hiện ray đường sắt bị gãy…)

C. Ném đất, đá hoặc các vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống.

D. Cả 3 đáp án A, B, C đều đúng.

Câu 9: Theo quy định tại Nghị định số 162/2018/NĐ-CP ngày 30/11/2018 của Chính phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, cá nhân bị phạt tiền
từ 3 đến 5 triệu đồng khi có hành vi vi phạm nào sau đây?

A. Sử dụng Thẻ, Giấy phép kiểm soát an ninh hàng không hoặc Thẻ giám sát viên an ninh hàng
không, an toàn hàng không của người khác vào khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân
bay, lên tàu bay.
B. Sử dụng giấy tờ nhân thân, vé, thẻ lên tàu bay giả hoặc giấy tờ nhân thân, vé, thẻ lên tàu
bay mang tên người khác vào khu vực cách ly, lên tàu bay hoặc cho người chưa thành niên
vào khu vực cách ly, lên tàu bay.

C. Cho người khác mượn Thẻ kiểm soát an ninh hàng không, Giấy phép kiểm soát an ninh
hàng không, Thẻ giám sát viên an ninh hàng không, an toàn hàng không để vào khu vực hạn
chế tại cảng hàng không, sân bay, lên tàu bay.

D. Tất cả các hành vi trên

Câu 10:

Ta đi giữa ban ngày


Trên đường cái, ung dung ta bước.
Đường ta rộng thênh thang tám thước
Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên
Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên
Đường cách mạng, dài theo kháng chiến…

Theo bạn, đó là những câu thơ của tác giả nào dưới đây?

A. Xuân Diệu

B. Chế Lan Viên

C. Tố Hữu

D. Nguyễn Đình Thi

>>> Số người trả lời đúng tuần 6: 14.222

Đáp án cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông 2020 -


Tuần 5
Câu 1: Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật
tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021 đề ra mục tiêu giảm số
thương vong do tai nạn giao thông mỗi năm ở mức nào?

A. Từ 3% đến 5%

B. Từ 5% đến 10%

C. Từ 10% đến 15%

D. Từ 10% đến 20%


Câu 2. Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người điều khiển xe
đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm về nồng độ cồn
bị phạt tiền ở mức nào là cao nhất?

A. Từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng

B. Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng

C. Từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng

D. Từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng

Câu 3. Hành vi lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại
xe cơ giới có được phép hay không?

A. Được phép

B. Không được phép

C. Được phép tùy từng trường hợp

Câu 4. Khi sử dụng giấy phép lái xe đã khai báo mất để điều khiển phương tiện cơ giới đường
bộ, ngoài việc bị thu hồi giấy phép lái xe, chịu trách nhiệm trước pháp luật, người lái xe không
được cấp giấy phép lái xe trong thời gian bao nhiêu năm ?

A. 02 năm

B. 03 năm

C. 05 năm

D. 04 năm

Câu 5. Biển nào chỉ dẫn cho người tham gia giao thông biết vị trí và khoảng cách có làn đường
cứu nạn hay làn thoát xe khẩn cấp?

A. Biển 1

B. Biển 2

C. Cả hai biển
Câu 6. Biển nào sau đây cảnh báo nguy hiểm đoạn đường thường xảy ra tai nạn?

A. Biển 1

B. Biển 2

C. Biển 3

Câu 7. Xe nào đỗ vi phạm quy tắc giao thông?

A. Chỉ mô tô

B. Chỉ xe tải
C. Cả ba xe

D. Chỉ mô tô và xe tải

Câu 8. Tại đường ngang, cầu chung đường bộ và đường sắt, quyền ưu tiên thuộc về phương
tiện giao thông nào?

A. Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ

B. Phương tiện giao thông vận tải đường sắt

C. Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu

D. Xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp

Câu 9. Theo Nghị định số 162/2018/NĐ-CP ngày 30/11/2018 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, đối với hành vi vi phạm là mở
cửa của tàu bay khi không được phép sẽ áp dụng mức phạt tiền như thế nào đối với cá nhân?

A. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

B. Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

C. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

D. Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Câu 10. “Đi dọc Việt Nam theo bánh con tàu quay/Qua đèo Hải Vân mây bay đỉnh núi...”. Đó là
những câu mở đầu của một ca khúc gắn liền với tên tuổi của Nghệ sĩ nhân dân Thanh Hoa và
ngành đường sắt Việt Nam. Theo bạn, đó là ca khúc nào dưới đây?

A. Cô gái mở đường (Tác giả: Xuân Giao)

B. Đường tàu mùa xuân (Tác giả: Phạm Minh Tuấn)

C. Tàu anh qua núi (Tác giả: Phan Lạc Hoa)

D. Đường tôi đi dài theo đất nước (Tác giả: Vũ Trọng Hối)

>>> Số người trả lời đúng tuần 5: 9.763

Đáp án cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông 2020 -


Tuần 4
Câu 1: Ngày 19/02/2019, Chính phủ ban hành Nghị quyết về tăng cường đảm bảo trật tự an
toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021. Theo bạn, đó là Nghị quyết
nào dưới đây?

A. Nghị quyết số 10/NQ-CP

B. Nghị quyết số 11/NQ-CP

C. Nghị quyết số 12/NQ-CP

D. Nghị quyết số 13/NQ-CP

Câu 2: Hành vi vượt xe tại các vị trí có tầm nhìn hạn chế, đường vòng, đầu dốc có bị nghiêm
cấm hay không?

A. Không bị nghiêm cấm.

B. Không bị nghiêm cấm khi rất vội.

C. Bị nghiêm cấm.

D. Không bị nghiêm cấm khi khẩn cấp.

Câu 3: Khi lái xe trong khu đô thị và đông dân cư trừ các khu vực có biển cấm sử dụng còi,
người lái xe được sử dụng còi như thế nào trong các trường hợp dưới đây?

A. Từ 22 giờ đêm đến 5 giờ sáng.

B. Từ 5 giờ sáng đến 22 giờ đêm.

C. Từ 23 giờ đêm đến 5 giờ sáng.

Câu 4: Người lái xe không được vượt xe khác khi gặp trường hợp nào ghi ở dưới đây?

A. Trên cầu hẹp có 1 làn xe; nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường
sắt; xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

B. Trên cầu có từ 2 làn xe trở lên; nơi đường bộ giao nhau không cùng mức với đường sắt; xe
được quyền ưu tiên đang đi phía trước nhưng không phát tín hiệu ưu tiên.

C. Trên đường có 2 làn đường được phân chia làn bằng vạch kẻ nét đứt.

Câu 5: Biển nào báo hiệu “Giao nhau với đường ưu tiên”?
A. Biển 1.

B. Biển 2.

C. Biển 3.

D. Cả ba biển.

Câu 6: Gặp biển nào dưới đây người tham gia giao thông cần phải điều chỉnh tốc độ xe chạy
cho thích hợp, đề phòng gió ngang thổi mạnh gây lật xe?

A. Biển 1.

B. Biển 2.

C. Cả hai biển.

Câu 7: Xe nào được quyền đi trước trong trường hợp này?


A. Mô tô.

B. Xe cứu thương.

Câu 8: Xe nào phải nhường đường đi cuối cùng qua nơi giao nhau này?

A. Xe khách.

B. Xe tải.

C. Xe con.

Câu 9: Khi xe ô tô bị hỏng tại vị trí giao nhau giữa đường bộ và đường sắt, người lái xử lý như
thế nào?

A. Nhanh chóng đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu 500 mét về hai phía để báo cho
người điều khiển phương tiện đường sắt và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga
nơi gần nhất, đồng thời bằng mọi biện pháp nhanh chóng đưa ô tô hỏng ra khỏi phạm vi an
toàn đường sắt.

B. Nhanh chóng đặt biển cảnh báo nguy hiểm tại vị trí xe ô tô bị hỏng để đoàn tàu dừng lại.

C. Liên hệ ngay với đơn vị cứu hộ để đưa ô tô hỏng ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.

D. Nhờ người báo với thợ sửa chữa ô tô.

Câu 10: Ai là tác giả bài hát “Chào em cô gái Lam Hồng”?

A. Ánh Dương

B. Đỗ Nhuận

C. Lưu Hữu Phước

D. Phạm Tuyên

>>> Số người trả lời đúng tuần 4: 7.460

Đáp án cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông 2020 -


Tuần 3
Câu 1: Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người điểu khiển xe mô tô, xe gắn
máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có
hành vi “không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ
ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn” bị phạt tiền ở mức nào?

A. 100.000 đồng đến 200.000 đồng

B. 200.000 đồng đến 300.000 đồng

C. 300.000 đồng đến 400.000 đồng

D. 400.000 đồng đến 500.000 đồng

Câu 2: Ngay sau khi uống rượu, bia có được phép lái xe mô tô, ô tô, máy kéo hay không?

A. Không được phép.

B. Chỉ được lái ở tốc độ chậm và quãng đường ngắn.

C. Chỉ được lái nếu trong cơ thể có nồng độ cồn thấp.


Câu 3: Hành vi điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu có bị
nghiêm cấm hay không?

A. Bị nghiêm cấm tuỳ từng trường hợp.

B. Không bị nghiêm cấm.

C. Bị nghiêm cấm.

Câu 4: Người điều khiển xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy có được phép sử dụng xe để
kéo hoặc đẩy các phương tiện khác khi tham gia giao thông không?

A. Được phép.

B. Nếu phương tiện được kéo, đẩy có khối lượng nhỏ hơn phương tiện của mình.

C. Tuỳ trường hợp.

D. Không được phép.

Câu 5: Biển nào báo hiệu, chỉ dẫn xe đi trên đường này được quyền ưu tiên qua nơi giao
nhau?

A. Biển 1 và 2.

B. Biển 1 và 3.

C. Biển 2 và 3.

D. Cả ba biển.

Câu 6: Khi gặp biển nào, người lái xe phải giảm tốc độ, chú ý xe đi ngược chiều, xe đi ở phía
đường bị hẹp phải nhường đường cho xe đi ngược chiều?
A. Biển 1.

B. Biển 1 và 3.

C. Biển 2 và 3.

D. Cả ba biển.

Câu 7: Trường hợp này xe nào được quyền đi trước?

A. Mô tô.

B. Xe con.

Câu 8: Khi hai phương tiện thủy nội địa đi cắt hướng nhau có nguy cơ va chạm, thuyền trưởng,
người lái phương tiện phải giảm tốc độ, tránh và nhường đường theo nguyên tắc nào dưới
đây?

A. Phương tiện thô sơ phải tránh và nhường đường cho phương tiện có động cơ.

B. Mọi phương tiện phải tránh bè.


C. Phương tiện có động cơ nào nhìn thấy phương tiện có động cơ khác bên mạn phải của
mình thì phải tránh và nhường đường cho phương tiện đó.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 9: Theo Nghị định số 162/2018/NĐ-CP ngày 30/11/2018 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, hành vi nào dưới đây sẽ bị phạt
tiền từ 3 đến 5 triệu đồng?

A. Hút thuốc, kể cả thuốc lá điện tử trên tàu bay.

B. Sử dụng thiết bị điện tử, thiết bị thu phát sóng trên tàu bay khi không được phép.

C. Làm hư hỏng trang bị, thiết bị của tàu bay.

D. Tất cả các hành vi trên.

Câu 10: “Bài ca giao thông vận tải” do nhạc sỹ nào sáng tác?

A. Nhạc sỹ Hoàng Việt

B. Nhạc sỹ Hoàng Vân

C. Nhạc sỹ Hoàng Hà

D. Nhạc sỹ Hoàng Hiệp

>>> Số người trả lời đúng tuần 3: 6.830

Đáp án cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông 2020 -


Tuần 2
1. Chỉ thị 18-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc
phục ùn tắc giao thông được ban hành năm nào?

A. 2010
B. 2011
C. 2012
D. 2013

2. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma tuý có bị
nghiêm cấm hay không?
A. Bị nghiêm cấm.
B. Không bị nghiêm cấm.
C. Không bị nghiêm cấm, nếu có chất ma tuý ở mức nhẹ, có thể điều khiển phương tiện tham
gia giao thông.

3. Trên đường có nhiều làn đường, khi điều khiển phương tiện ở tốc độ chậm, bạn phải
đi ở làn đường nào?

A. Đi ở làn bên phải trong cùng.


B. Đi ở làn phía bên trái.
C. Đi ở làn giữa.
D. Đi ở bất cứ làn nào.

4. Người lái xe sử dụng đèn như thế nào khi lái xe trong khu đô thị và khu đông dân cư
vào ban đêm?

A. Bất cứ đèn nào miễn là mắt nhìn rõ phía trước.


B. Chỉ bật đèn chiếu xa (đèn pha) khi không nhìn rõ đường.
C. Đèn chiếu xa (đèn pha) khi đường vắng, đèn pha chiếu gần (đèn cốt) khi có xe đi ngược
chiều.
D. Đèn chiếu gần (đèn cốt).

5. Biển nào chỉ đường dành cho người đi bộ, các loại xe không được đi vào khi gặp biển
này?

A. Biển 1.
B. Biển 1 và 3.
C. Biển 3.
D. Cả ba biển.

6. Biển nào báo hiệu sắp đến chỗ giao nhau nguy hiểm?
A. Biển 1.
B. Biển 1 và 2.
C. Biển 2 và 3.
D. Cả 3 biển.

7. Biển nào báo hiệu nguy hiểm giao nhau với đường sắt?

A. Biển 1 và 2.
B. Biển 1 và 3.
C. Biển 2 và 3.
D. Cả ba biển.

8. Theo hướng mũi tên, thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

A. Xe tải, xe công an, xe khách, xe con.


B. Xe công an, xe khách, xe con, xe tải.
C. Xe công an, xe con, xe tải, xe khách.
D. Xe công an, xe tải, xe khách, xe con.

9. Những hành vi nào sau đây bị cấm trong khu vực vùng nước cảng biển:
A. Tổ chức bơi lội trong vùng nước cảng biển khi chưa được chấp thuận của Cảng vụ hàng hải.
B. Tiến hành hoạt động mò, lặn hoặc các công việc khác ngầm dưới nước tại vùng nước cảng
biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải.
C. Các hoạt động tập trung nhiều phương tiện trong vùng nước cảng biển khi chưa được phép
của Cảng vụ hàng hải.
D. Tất cả các hành vi trên.

10. “Đi dưới trời khuya sao đêm lấp lánh/Tiếng hát ai vang vọng cây rừng/Phải chăng em
cô gái mở đường/Không thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát…”. Đó là đoạn trích trong
một bài hát của nhạc sĩ Xuân Giao, sáng tác năm 1966. Xin bạn cho biết tên của bài hát
này?

A. Lá đỏ
B. Chào em cô gái Lam Hồng
C. Đường Trường Sơn xe anh qua
D. Cô gái mở đường

>>> Số người trả lời đúng tuần 2: 2.837

Đáp án cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông 2020 -


Tuần 1
Câu 1. Ngày truyền thống ngành Giao thông vận tải là ngày nào?

A. 28/08/1945

B. 29/08/1945

C. 30/08/1945

D. 01/09/1945

Câu 2. “Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ” gồm những đối
tượng nào dưới đây?

A. Người điều khiển xe cơ giới

B. Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ

C. Người điều khiển xe thô sơ

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3. Theo Luật phòng chống tác hại của rượu, bia, đối tượng nào dưới đây bị cấm sử
dụng rượu, bia khi tham gia giao thông?
A. Người điều khiển: Xe ô tô, xe mô tô, xe đạp, xe gắn máy

B. Người ngồi phía sau người điều khiển xe cơ giới

C. Người đi bộ

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4. Hành vi giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để
điều khiển xe tham gia giao thông có được phép hay không?

A. Chỉ được thực hiện nếu đã hướng dẫn đầy đủ

B. Không được phép

C. Được phép tuỳ từng trường hợp

D. Chỉ được phép thực hiện với thành viên trong gia đình

Câu 5. Biển nào là biển “Cấm đi ngược chiều”?

A. Biển 1

B. Biển 2

C. Biển 3

D. Cả ba biển

Câu 6. Biển báo nào báo hiệu bắt đầu đoạn đường vào phạm vi khu dân cư, các phương
tiện tham gia giao thông phải tuân theo các quy định đi đường được áp dụng ở khu
đông dân cư?
A. Biển 1

B. Biển 2

Câu 7. Gặp biển nào người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ?

A. Biển 1

B. Biển 2

C. Biển 3

D. Biển 1 và 3

Câu 8. Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
A. Xe tải, xe khách, xe con, mô tô

B. Xe tải, mô tô, xe khách, xe con

C. Xe khách, xe tải, xe con, mô tô

D. Mô tô, xe khách, xe tải, xe con

Câu 9. Những người nào phải sử dụng áo phao, dụng cụ nổi cá nhân trên phương tiện
vận tải hành khách ngang sông?

A. Mọi hành khách, thuyền viên, người lái phương tiện trên phương tiện vận tải hành khách
ngang sông phải mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cá nhân trong suốt hành trình của
phương tiện từ lúc rời bến đến khi cập bến an toàn.

B. Thuyền viên, người lái phương tiện trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải
mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cá nhân trong suốt hành trình của phương tiện từ lúc
rời bến đến khi cập bến an toàn.

C. Mọi hành khách trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải mặc áo phao hoặc
cầm (đeo) dụng cụ nổi cá nhân trong suốt hành trình của phương tiện từ lúc rời bến đến khi
cập bến an toàn.

Câu 10. Ca khúc “Từ một ngã tư đường phố” là tác phẩm của ai, sáng tác vào năm nào?

A. Phó Đức Phương, 1975

B. Phan Huỳnh Điểu, 1973

C. Phạm Tuyên, 1973


D. Lưu Hữu Phước, 1974

You might also like