You are on page 1of 24

BÀI DỰ THI

CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG


“An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp trung học phổ thông
Dành cho học sinh
Năm học 2023 – 2024
(Bài thi gồm 02 phần: Trắc nghiệm và Tự luận)

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)

Câu 1: Hành động nào dưới đây không gây nguy hiểm cho người lái xe và cản trở
người tham gia giao thông khác?
A. Đi nhanh, tạt đầu trước các phương tiện khác;
B. Ra tín hiệu báo hướng rẽ, quan sát và rẽ thật nhanh;
C. Giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ khi muốn chuyển hướng;
D. Đu bám, kéo, đẩy xe khác trên đường.

Chọn C:
Giải thích: Căn cứ Điều 15 Luật giao thông đường bộ 2008 số 23/2008/QH12 quy định:
“- Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín
hiệu báo hướng rẽ.”

Câu 2. Khi tham gia giao thông đến nơi đường giao nhau, trên làn đường rẽ phải có
vạch kẻ mắt võng, người tham gia giao thông phải dừng xe như thế nào nếu gặp đèn tín
hiệu màu đỏ?
A. Người tham gia giao thông dừng trước vạch dừng;
B. Người tham gia giao thông dừng trước vạch dừng và không được dừng trên
phần đường kẻ vạch mắt võng để nhường đường cho phương tiện được rẽ theo tín
hiệu đèn;
C. Người tham gia giao thông dừng trên vạch mắt võng;
D. Người tham gia giao thông được dừng trên vạch mắt võng chờ tín hiệu đèn xanh
để đi qua.
Chọn B:
Giải thích: Căn cứ theo quy định tại Điểm e Vạch 4.4 QCVN 41:2019/BGTVT về biển
báo giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 quy định:
1|4 Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2023-2024
“Vạch kẻ kiểu mắt võng được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng
phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông”.
Như vậy, khi thấy vạch kẻ mắt võng, người điều khiển phương tiện giao thông không được
dừng lại trong vạch này. Tuy nhiên, việc đi qua vạch mắt võng chia thành hai trường hợp
như sau:
 Thứ nhất, vạch kẻ mắt võng không đi cùng mũi tên chỉ hướng, trong trường hợp
này, nếu đèn tín hiệu xanh, lái xe được đi qua vạch mắt võng. Nếu tín hiệu đèn
đỏ mà lái xe dừng tại vạch mắt võng thì xem là vi phạm lỗi không tuân thủ hiệu
lệnh vạch kẻ đường.
 Thứ hai, trên vạch kẻ mắt võng là mũi tên xác định hướng phải đi thì những
người đi theo hướng phải đi của mũi tên được phép đi qua. Nếu mũi tên trên
vạch mắt võng chỉ hướng rẽ phải mà xe đi qua vạch kẻ mắt võng sau đó đi thẳng
thì dù đèn xanh vẫn vi phạm lỗi không tuân thủ hiệu lệnh vạch kẻ đường.

Câu 3. Anh A điều khiển xe máy điện chạy trong khu vực thị trấn, với tốc độ cho
phép, để đảm bảo an toàn giao thông, anh A cần giữ khoảng cách với xe chạy liền trước
xe của mình như thế nào?
A. Giữ khoảng cách tối thiểu là 35 mét;
B. Giữ khoảng cách tối thiểu là 55 mét;
C. Chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của
mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông
thực tế;
D. Với khoảng cách an toàn thích hợp và nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.

Chọn C:

Giải thích:

- Theo quy định tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ tối đa của xe máy

điện trong khu dân cư, thị trấn, khu vực đông dân cư là không quá 40km/h.

- Căn cứ vào Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, khoảng cách an toàn giữa 2 xe khi

tham gia giao thông trên đường được quy định như sau:

“Trường hợp điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60km/h, người lái xe phải chủ động giữ
khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy
thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao
thông.”
=> Như vậy điều khiển xe máy điện chạy trong khu vực thị trấn thuộc Trường hợp điều
khiển xe chạy với tốc độ dưới 60km/h. Để đảm bảo an toàn giao thông, người lái xe phải
chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng
2|4 Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2023-2024
cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế.

Câu 4. Khi điều khiển phương tiện ở khu đô thị và khu đông dân cư từ 22h ngày
hôm trước đến 5h ngày hôm sau, người điều khiển phương tiện (trừ các xe ưu tiên) phải
báo hiệu bằng cách nào sau đây để xin vượt xe?
A. Báo hiệu bằng tín hiệu đèn và còi xe;
B. Báo hiệu bằng còi xe;
C. Báo hiệu bằng tín hiệu đèn;
D. Không cần báo hiệu, khi thấy đường rộng thì vượt nhanh.

Chọn C:
Giải thích:
Căn cứ Khoản 1 Điều 14 Luật giao thông đường bộ hiện hành có quy định rõ trong đô thị
và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ xe xin vượt phải báo hiệu như sau:
- Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22
giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
Như vậy, xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; nhưng trong khu đô thị và khu
đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
Đặc biệt Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử
dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ
theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng (Nghị định 100/2019/NĐ-
CP).

Câu 5: Hãy sắp xếp thứ tự các bước để vượt xe an toàn khi điều khiển xe máy điện:
(1) Kiểm tra an toàn phía trước và phía sau qua gương chiếu hậu

(2) Kiểm tra an toàn một lần nữa khi xe đã nhường đường. Tăng tốc độ để vượt

(3) Bật tín hiệu chuyển hướng bên trái báo hiệu chuyển hướng và dịch chuyển dần
sang trái

(4) Duy trì tốc độ ổn định phía sau xe định vượt, giữ khoảng cách an toàn với xe
định

vượt.
A. 2-3-1-4 B. 1-4-2-3
C. 4-3-1-2 D. 4-1-3-2
Chọn D :
Giải thích Để vượt xe an toàn khi điều khiển xe máy điện cần thực hiện theo các bước sau:
4) Duy trì tốc độ ổn định phía sau xe định vượt, giữ khoảng cách an toàn với xe định
vượt:
3|4 Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2023-2024
Duy trì tốc độ ổn định, giữ một khoảng cách an toàn giữa bạn và xe định vượt là quan
trọng để giúp giảm nguy cơ va chạm khi vượt qua xe khác. Nếu bạn tăng tốc độ quá nhanh,
có thể tạo ra tình huống nguy hiểm và khó kiểm soát.
1) Kiểm tra an toàn phía trước và phía sau qua gương chiếu hậu:

Theo khoản 2 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008, xe xin vượt chỉ được vượt
khi:
Không có chướng ngại vật phía trước.
Không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt.
Xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
Nếu không để ý kỹ xung quanh, người điều khiển phương tiện sẽ rất dễ vướng vào
các chướng ngại vật và gây ra tai nạn giao thông. Do đó Kiểm tra an toàn phía trước
và phía sau qua gương chiếu hậu sẽ đảm bảo rằng không có xe đang chuyển hướng,
không có bất kỳ chướng ngại vật nào đang chờ đợi phía trước, không có xe khác
đang cố gắng vượt bạn cùng một lúc.
3) Bật tín hiệu chuyển hướng bên trái báo hiệu chuyển hướng và dịch chuyển
dần sang trái:
Theo khoản 1 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định xe xin vượt
phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi. Trường hợp xin vượt xe trong khu vự đô thị và
khu đông dân cư thì từ 22 giờ đến 05 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
Trường hợp vượt xe nhưng không có tín hiệu báo trước khi vượt, người điều khiển
phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 100.000 đến 200.000 đồng
Do đó cần phải dật tín hiệu chuyển hướng bên trái báo hiệu chuyển hướng. Mặt
khác việc dịch chuyển sang trái một cách nhẹ nhàng và dần dần để đảm bảo rằng
không có xe nào ở phía trước hay phía sau bạn đang cố gắng chuyển làn, vượt lên
đồng thời, tránh va trạm.
2) Kiểm tra an toàn một lần nữa khi xe đã nhường đường. Tăng tốc độ để
vượt:
Trước khi bắt đầu vượt, hãy kiểm tra an toàn một lần nữa để đảm bảo không có thay
đổi đột ngột trong tình hình giao thông.

Câu 6. Mai là ngày sinh nhật tròn 16 tuổi của B. Chiều nay, B hỏi mượn xe máy điện
của anh trai để rủ bạn đi mua quần áo mới mặc trong buổi sinh nhật. Theo em, trong trường
hợp này, anh trai B nên sẽ xử lý như thế nào để đảm bảo tuân thủ Luật giao thông đường bộ?
A. Kiên quyết không cho B mượn xe;
B. Cho mượn xe và yêu cầu phải đội mũ bảo hiểm;
C. Cho mượn xe và không yêu cầu đội mũ bảo hiểm;
D. Chỉ cho B mượn xe và không được chở bạn đi cùng.
Chọn B :
Giải thích:
- Căn cứ khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 có giải thích từ ngữ như sau:
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo;
rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô
4|4 Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2023-2024
ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
- Tại điểm d khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về xe máy điện như
sau:
d) Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất
không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h;
- Tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị
định 123/2021/NĐ-CP có quy định về tuổi người lái xe máy điện như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể
cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các
loại xe tương tự xe ô tô.
=>Như vậy, xe máy điện là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có vận tốc thiết kế
không lớn hơn 50 km/h và nếu người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe máy
điện thì sẽ bị phạt cảnh cáo. Pháp luật hiện hành không có quy định xử phạt đối với người
từ đủ 16 tuổi trở lên điều khiến xe máy điện tham gia giao thông. Do đó, độ tuổi được phép
đi xe máy điện là đủ 16 tuổi trở lên. Tuy nhiên khi tham gia giao thông cần tuân thủ các
quy định Luật giao thông đường bộ hiện hành, trong đó có đội mũ bảo hiểm.

Câu 7. Đang điều khiển xe đạp điện trên đường đi học về, bạn M nghe thấy tiếng còi
của xe cứu hỏa ở phía sau. Trong trường hợp này, bạn M cần điều khiển xe theo phương án
nào dưới đây để đảm bảo an toàn và tuân thủ đúng Luật giao thông đường bộ?
A. Phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải
để nhường đường cho xe cứu hỏa;
B. Phải nhanh chóng tăng tốc độ, vượt trước để nhường đường cho xe cứu hỏa;
C. Điều khiển xe đi với tốc độ bình thường, tránh sát lề đường bên trái để nhường
đường cho xe cứu hỏa;
D. Ngay lập tức dừng xe và dắt xe vào sát lề đường để nhường đường cho xe cứu hỏa.
Chọn A :
Giải thích:
- Theo quy định của Điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008 số 23/2008/QH12 thì xe cứu
hỏa được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới.
- Đặc biệt cũng tại Khoản 3S Điều này có quy định: Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu
tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề
đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

5|4 Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2023-2024
Câu 8. Biển nào dưới đây báo hiệu cấm các phương tiện rẽ trái?

Biển 1 Biển 2 Biển 3

A. Biển 1; B. Biển 1 và Biển 3;


C. Biển 2; D. Biển 2 và Biển 3.
Chọn A :
Giải thích:
Căn cứ theo quy định tại Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT thì Biển số P.123a "Cấm rẽ
trái". Biển không có giá trị cấm quay đầu xe.
 Đặc điểm: Biển báo cấm hình tròn, nền trắng, viền đỏ, nội dung màu đen, có
vạch đỏ chéo kéo từ trên xuống dưới từ trái qua phải.
 Biển P.123a có hiệu lực cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) rẽ sang phía trái trừ
các xe được ưu tiên theo quy định.

Câu 9. Vạch kẻ đường nào sau đây là vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim
đường), xe không được lấn làn, không được đè lên vạch?

Vạch 1 Vạch 2 Vạch 3


A. Vạch 1; B. Vạch 2;
C. Vạch 3; D. Vạch 2 và 3.
Chọn C :
Giải thích:
Theo Phụ lục G của bộ QCVN 41:2016/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo
hiệu đường bộ, vạch kẻ đường thường gặp là loại vạch dùng để quy định các phần đường
khác nhau, thường có màu trắng hoặc màu vàng. Trong đó Vạch vàng nét liền:
 Dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 làn xe và không có
dải phân cách ở giữa.
 Khi tham gia giao thông ở những đoạn đường có vạch kẻ vàng nét liền, xe
không được lấn làn, không được đè lên vạch.
>>> Do đó vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), xe không được lấn làn,
không được đè lên vạch là Vạch vàng nét liền.
6|4 Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2023-2024
Câu 10. Trong hình dưới đây, các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào vi phạm quy tắc
giao thông?

A. Xe khách, xe tải; B. Xe khách, xe con;


C. Xe con, xe tải; D. Xe khách, xe tải, xe con.

Chọn A :
Giải thích: Xe con đang ở đúng làn đường, đúng hướng rẽ với tín hiệu đèn xanh nên đúng
quy tắc giao thông. Xe khách và xe tải đang ở sai làn đường so với hướng rẽ nên đều vi
phạm.
>>> Do đó chọn A là đáp án chính xác nhất.

PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN

Hãy tóm tắt những kiến thức, kĩ năng về an toàn giao thông mà em đã được
học trong chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp THPT.
Bằng những hiểu biết của bản thân và vận dụng những kiến thức đã học, hãy nêu
những ý tưởng và hành động để góp phần xây dựng văn hoá giao thông trong
trường học của em hoặc nơi em đang sinh sống.

BÀI LÀM

1, Hãy tóm tắt những kiến thức, kĩ năng về an toàn giao thông mà em đã được
học trong chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp THPT

I. Các quy tắc và biển báo giao thông


1. Các quy tắc về an toàn giao thông
7|4 Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2023-2024
* Quy tắc chung khi tham gia giao thông
- Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn
đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
- Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước
và phía sau trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
* Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định:
1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định và có giấy
phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên
bảo trợ tay lái.
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
- Đăng ký xe;
- Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật
Luật Giao thông đường bộ;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới
quy định tại Điều 55 của Luật Giao thông đường bộ;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
3. Một số lưu ý khác (Theo nguồn từ Uỷ ban an toàn giao thông Quốc gia):
- Kiểm tra phương tiện;
- Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy/xe đạp;
- Tuân thủ nghiêm các biển báo, chỉ dẫn;
- Tỉnh táo tập trung khi lái xe;
- Không lái xe khi mệt mỏi, buồn ngủ;
- Đi đúng tốc độ cho phép;
- Giữ khoảng cách an toàn giữa các phương tiện;
- Bảo vệ trẻ em khi lái xe;
- Lịch sự khi tham gia giao thông.
2. Quy định về đường, làn đường
- Một trong những nguyên tắc cơ bản khi tham gia giao thông là đi đúng làn đường,
phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

- Điều 13 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Trên đường có nhiều làn
đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người
điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn
đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và
phải bảo đảm an toàn.

- Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường
bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

- Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về
bên phải.

8|4 Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2023-2024
Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm sai làn đường (Ảnh minh họa)

Với những quy định trên, trường hợp người điều khiển phương tiện muốn rẽ phải
nhưng lại đi vào phần đường dành cho các phương tiện đi thẳng là bạn đã vi phạm luật
giao thông đường bộ, kể cả khi có bật xi-nhan xin rẽ phải

II. Quy định về biển báo giao thông


Theo khoản 1 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 thì hệ thống báo hiệu
đường bộ bao gồm: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông,
biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
Như vậy, biển báo giao thông thuộc hệ thống báo hiệu đường bộ. Nếu ở cùng một khu vực
mà đồng thời có các hình thức báo hiệu khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp
hành hiệu lệnh theo thứ tự sau:
 Đầu tiên là hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
 Thứ hai là hiệu lệnh của đèn tín hiệu;
 Thứ ba là hiệu lệnh của biển báo giao thông;
 Thứ tư là hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên đường.
Lưu ý: Trường hợp ở một vị trí đã có biển báo cố định lại có biển khác có tính chất tạm
thời mà 02 biển có ý nghĩa khác nhau thì phải chấp hành theo biển báo có tính chất tạm
thời.
 Ý nghĩa biển báo giao thông
Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, mỗi loại biển báo giao thông lại mang những ý
nghĩa khác nhau. Cụ thể:
- Nhóm biển báo cấm: Biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi
phạm.

9|4 Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2023-2024
- Nhóm biển hiệu lệnh: Báo cho người điều khiển phương tiện biết các điều bắt buộc phải
chấp hành khi tham gia giao thông.
- Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo: Dùng để báo cho người điều khiển phương tiện
biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến
đường tham gia giao thông để chủ động phòng ngừa kịp thời tai nạn.
- Nhóm biển chỉ dẫn: Dùng để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết nhằm giúp việc
điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an
toàn.
- Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ: Dùng để thuyết minh bổ sung nội dung cho các
nhóm biển còn lại.

III. Kỹ năng điều khiển phương tiện


1. An toàn khi đi bộ trên đường

- Điều 32, Luật Giao thông đường bộ, người đi bộ phải tuân thủ các quy tắc giao
thông như sau:

1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường
thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có
cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho
người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an
toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao
thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại
cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại
phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua
đường.

- Nếu vi phạm, người đi bộ sẽ bị phạt theo quy định tại Điều 9, Nghị định
171/2013/NĐ-CP, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
và đường sắt:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Không đi đúng phần đường quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b Khoản 2
Điều này;
10|4 Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2023-2024
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường;
c) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao
thông.
2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau
đây:
a) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
b) Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an
toàn;
c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
3. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ
người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

2. An toàn khi đi xe đạp


* Tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ đối với người đi xe đạp.
- Đi xe đạp phải đi đúng phần đường giành cho xe thô sơ và phải đi sát lề đường bên
tay phải.
- Khi đi qua đường giao nhau phải theo tín hiệu đèn giao thông. Nếu không có đèn
tín hiệu phải quan sát các phía.
- Khi đi qua đường giao nhau có vòng xuyến phải đi đúng chiều vòng xuyến.
- Khi qua đường ở nơi có cầu vượt, hầm giành cho xe đạp thì phải sử dụng cầu vượt,
hầm.
- Khi muốn chuyển hướng (rẽ phải, rẽ trái) phải đi chậm, giơ tay xin đường và chú ý
quan sát xe.
- Khi đi từ đường ngõ (hẻm), trong nhà, cổng trường ra đường chính phải quan sát,
nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, hoặc từ đường phụ ra đường chính phải
đi chậm, quan sát nhường đường cho xe đi trên đường chính.
- Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ
em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
* Nhận thức những hành vi đi xe đạp không an toàn
- Đi vào làn đường của xe cơ giới, đi trước xe cơ giới.
- Đi vào đường cấm, đi hàng ba trở lên, đèo qua số người quy định.
- Đi bỏ hai tay, lạng lách, đánh võng.
- Sử dụng ô khi đi xe đạp hoặc đèo người sử dụng ô ngồi sau.
- Rẽ đột ngột qua đầu xe.
* Người điều khiển xe đạp không được thực hiện các hành vi sau đây
- Đi xe dàn hàng ngang;
- Đi xe vào phần đương dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
- Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
- Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
- Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối
với xe ba bánh;
- Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
* Người đi xe đạp cần lưu ý:
- Đi đúng phần đường quy định và đi sát lề đường bên phải.
11|4 Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2023-2024
- Sử dụng cầu vượt, hầm khi đi qua đường ở nơi có cầu vượt, hầm dành cho xe đạp.
- Không chuyển hướng đột ngột, quan sát kỹ trước khi chuyển hướng.
- Có báo hiệu phía trước và phía sau khi đi ban đêm.
3. An toàn khi ngồi trên xe ô tô
- Khi lên xe cần đảm bảo ngồi ngay ngắn, đúng vị trí ghế ngồi trong xe ô tô. Nên thắt
dây an toàn trong suốt hành trình xe chạy.
- Không nhảy, leo trèo trong xe ô tô.
- Không mở cửa và thò đầu, tay chân ra bên ngoài.
- Chỉ xuống xe khi xe dừng hẳn và theo hướng dẫn của người lớn.
- Chọn chỗ ngồi thật phù hợp và không ở trong xe một mình.

4. An toàn khi sử dụng phương tiện công cộng


- Lợi ích của giao thông công cộng

12|4 Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2023-2024
An toàn khi sử dụng phương tiện công cộng
- Không di chuyển, đưa bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể ra ngoài khi xe đang chạy
- Giữ khoảng cách an toàn ít nhất 3m quanh vùng xe buýt
- Cách lên và xuống xe
- Khi xếp hàng lên xe buýt, hãy đứng vuông góc với xe vì nếu xếp hàng dọc thì sẽ rơi
vào điểm mù của tài xế. Đặc biệt chỉ tiến lại gần và chuẩn bị lên xe khi xe đã dừng
lại hẳn, cửa đã mở và tài xế thông báo có thể lên xe.
- Khi bước lên hoặc xuống xe, cần phải bám chắc vào tay vịn để tránh bị ngã và đảm
bảo rằng quần áo, đồ dùng gọn gàng để không bị vướng vào xe. Không được đi bộ
hoặc băng qua đường ở ngay phía sau xe buýt vì tài xế khó có thể quan sát được,
dẫn đến tình huống nguy hiểm.
- Giữ gìn tài sản cá nhân: Việc bị trộm cắp, móc túi không phải là vấn đề quá xa lạ
khi đi xe công cộng. Vì vậy không để những vật dụng có giá trị ở túi áo, túi
quần. Trước khi xuống xe thì nên quan sát xem có để quên đồ đạc hay không.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Phương tiện công cộng là nơi đông người nên có khả năng
13|4 Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2023-2024
lây lan vi khuẩn, virus rất cao. Vì vậy nên đeo khẩu trang khi đi xe để tránh bị lây
các bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp như cảm cúm.

IV. Quy tắc ưu tiên và điều khiển phương tiện


1. Các xe ưu tiên theo luật
Các loại xe ưu tiên ở Việt Nam có 5 loại quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Giao thông
đường bộ 2008, bao gồm:
 Xe đi làm nhiệm vụ chữa cháy khẩn cấp
 Xe cứu thương thực hiện nhiệm vụ cấp cứu khẩn cấp
 Những xe quân sự, công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp và những đoàn xe có xe cảnh
sát dẫn đường
 Xe đi làm nhiệm vụ khắc phục hậu quả sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm
nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định của pháp luật
 Đoàn xe tang
2. Thứ tự các xe ưu tiên theo luật từ cao đến thấp

Trong 5 loại xe ưu tiên trên sẽ có những xe được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường
giao nhau từ bất kỳ hướng nào. Bởi đây là những xe có nhiệm vụ rất quan trọng và cần được ưu
tiên hàng đầu, cụ thể các xe ưu tiên theo thứ tự:

1. Xe đi làm nhiệm vụ chữa cháy


2. Những xe quân sự, công an đi làm nhiệm vụ và những đoàn xe có xe cảnh sát dẫn
đường
3. Xe cứu thương cấp cứu khẩn cấp
4. Xe đi làm nhiệm vụ khắc phục hậu quả sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm
vụ khẩn cấp theo quy định của pháp luật
5. Đoàn xe tang

Những phương tiện được ưu tiên khi tham gia giao thông (Nguồn: Sưu tầm)
V. Nguyên tắc giữ khoảng cách và tốc độ an toàn
14|4 Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2023-2024
Khi điều khiển xe tham gia giao trên đường, chủ xe cần đảm bảo giữ khoảng cách an toàn
tối thiểu theo quy định pháp luật.
Căn cứ vào Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, khoảng cách an toàn giữa 2 xe khi
tham gia giao thông trên đường được quy định như sau:
- Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển
xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe
của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách
không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.
- Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được
quy định như sau:

+ Nếu vận tốc bằng 60km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu là 35m.
+ Nếu vận tốc trên 60 - 80km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu là 55m.
+ Nếu vận tốc từ trên 80 - 100km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu là 70m.
+ Nếu vận tốc từ trên 100 - 120km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu là 100m.
- Trường hợp điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60km/h, người lái xe phải chủ động
giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách
này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an
toàn giao thông.
- Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo
dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp
lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định khi mặt đường khô ráo
nêu trên.
Đối với trường hợp xe đi trên cao tốc, khoảng cách an toàn tối thiểu cũng dựa vào
tốc độ của xe khi tham gia giao thông theo như quy định trên.

VI. Nâng cao nhận thức về tai nạn giao thông, các biện pháp sơ cứu
cấp cứu
1. Thực trạng an toàn giao thông trong khu vưc
- Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc: Theo báo cáo của Công an tỉnh Vĩnh Phúc, trong 9
tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh xảy ra 31 vụ tai nạn giao thông (TNGT)
đường bộ, làm 21 người chết, 33 người bị thương, thiệt hại tài sản ước tính
536.500.000đ (So với cùng kỳ năm 2022, tăng 6 vụ, tăng 3 người chết, tăng 20
15|4 Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2023-2024
người bị thương), không xảy ra vụ TNGT nào đối với giao thông đường sắt và
đường thuỷ. Riêng trong tháng 9 năm 2023, xảy ra 14 vụ TNGT đường bộ, làm 08
người chết, 12 người bị thương, thiệt hại tài sản ước tính 79.000.000đ (So với tháng
8 năm 2023: Tăng 11 vụ, tăng 07 số người chết, tăng 05 người bị thương; so với
cùng kỳ năm 2022: Tăng 12 vụ, tăng 07 người chết, tăng 10 người bị thương); tháng
10 năm 2023, xảy ra 27 vụ, làm 11 người chết, 31 người bị thương, thiệt hại tài sản
ước tính 108.000.000đ (So với tháng trước liền kề: Tăng 13 vụ, tăng 03 số người
chết, tăng 19 người bị thương; so với cùng kỳ năm trước: Tăng 25 vụ, tăng 10 người
chết, tăng 29 người bị thương).

2. Nâng cao ý thức của mỗi người khi tham gia giao thông, cần thực hiện
tốt các yêu cầu sau:
- Trước khi tham gia giao thông phải kiểm tra mức độ an toàn của phương tiện.
- Phải đảm bảo đầy đủ giấy tờ theo quy định khi tham gia giao thông.
- Phải đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng. Nói không với mũ bảo hiểm kém chất
lượng.
- Đi đúng làn đường, phần đường, vạch đường,… theo quy định, luôn luôn có thái độ
chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông.
- Bảo đảm đi đúng tốc độ. Nêu cao ý thức nhường đường, rẽ trái, rẽ phải… đúng quy
định. Rèn luyện tính kiên nhẫn, chờ đợi khi gặp đèn tín hiệu giao thông hay tắc
đường. Phải biết giúp đỡ người bị tai nạn giao thông.
- Bảo dưỡng định kỳ các phương tiện cẩn thận.
- Rèn luyện nếp sống văn hoá trong giao thông và thực hiện tốt quy ước “Bốn không,
ba có” mà Ủy Ban An toàn Giao thông quốc gia đã kêu gọi toàn dân thực hiện khi
tham gia giao thông (Bốn không gồm: Không uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu,
vượt đèn đỏ, vận hành phương tiện không đủ giấy tờ quy định; không lấn chiếm vỉa
hè, lòng đường, hành lang bảo vệ an toàn giao thông; không có thói hư tật xấu trong
ứng xử với mọi người cùng tham gia giao thông cũng như khi xảy ra tai nạn giao
thông; không để xảy ra tai nạn khi tham ra giao thông. Ba có gồm: có hiểu biết đầy
đủ pháp luật về giao thông; có ý thức trách nhiệm cao nhất với bản thân và cộng
đồng; có hành vi ứng xử văn hoá, hợp tác giúp đỡ người bị nạn khi xảy ra tai nạn
giao thông).
3. Hậu quả của tai nạn giao thông
- Đối với bản thân người bị tai nạn giao thông:
 Về mặt sức khỏe: người bị tai nạn giao thông có thể phải đối mặt với các vấn đề
sức khỏe nghiêm trọng, từ những chấn thương nhẹ đến những hậu quả tàn phế
hoặc thậm chí tử vong. Họ cần phải trải qua quá trình điều trị, phục hồi và thích
nghi lại với cuộc sống. Những hậu quả này không chỉ gây ảnh hưởng về mặt vật
chất, mà còn có tác động đáng kể đến tâm lý và tinh thần của người bị tai nạn.
 Về tài sản: tai nạn giao thông có thể gây thiệt hại nặng nề đến phương tiện vận
chuyển và tài sản cá nhân của người bị tai nạn. Những thiệt hại này có thể ảnh
hưởng đến khả năng di chuyển, làm việc và cuộc sống hàng ngày của họ. Đồng
thời, việc phục hồi và khôi phục lại tài sản cũng đòi hỏi sự đầu tư thời gian, công
16|4 Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2023-2024
sức và tài chính.
- Đối với gia đình:
 Về mặt cảm xúc: gia đình người bị tai nạn phải trải qua những cảm xúc đau đớn,
lo lắng và sợ hãi. Họ phải đối mặt với tình huống khó khăn và cảm nhận áp lực
từ việc chăm sóc người thân bị tai nạn khiến tâm lý có thể bị ảnh hưởng nghiêm
trọng, gây ra sự không ổn định và căng thẳng trong mối quan hệ gia đình.
 Về mặt tài chính: tài chính cũng là một khía cạnh quan trọng khi phải chi trả một
phần hoặc toàn bộ các chi phí y tế, chi phí di chuyển và chi phí chăm sóc sau tai
nạn. Dù pháp luật đã quy định chế độ bồi thường thiệt hại nhưng không phủ
nhận được đây là những khoản chi phí hết sức tốn kém về tài sản, vật chất mà
các bên tham gia phải chịu.
- Đối với xã hội:
 Tai nạn giao thông gây mất mát đáng kể về nguồn nhân lực, đặc biệt là trong
nhóm độ tuổi lao động. Những người trẻ tuổi và có năng lực lao động cao
thường là nạn nhân chính của tai nạn giao thông.
 Các cơ sở y tế phải đối mặt với việc tiếp nhận và điều trị những người bị thương
nặng sau tai nạn, cung cấp các dịch vụ phục hồi chức năng và tái hợp xã hội cho
những người bị ảnh hưởng tạo áp lực và tốn kém cho hệ thống y tế và ảnh hưởng
đến khả năng đáp ứng nhu cầu y tế của xã hội.
 Việc sửa chữa cơ sở hạ tầng, chi phí y tế và hậu quả về việc không thể làm việc
hoặc giảm năng suất lao động đều tạo ra sự sụt giảm kinh tế, khả năng phát triển
chung của xã hội.

4. Các giải pháp giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông
Việc giảm thiểu tai nạn giao thông không phải là nhiệm vụ, trách nhiệm của bất kỳ một
cá nhân nào mà nó cần có sự hợp tác, đoàn kết của cả một cộng đồng. Chúng ta cần đưa
ra các biện pháp, giải pháp đồng bộ, cụ thể, chi tiết, phù hợp để có thể khiến người dân
hưởng ứng một cách nhiệt tình.

- Đối với lực lượng cảnh sát giao thông: Đây là lực lượng nòng cốt đảm bảo trật tự
an toàn giao thông, cho nên việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, giáo dục ý thức trách
nhiệm, chấn chỉnh thái độ tác phong khi tiếp xúc với nhân dân là việc làm cần thiết
nhất bên cạnh việc hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện làm việc, đổi mới nâng
cao chất lượng tuần tra theo hướng tăng cường cơ động, tuần tra kiểm soát dọc
tuyến đường mình phụ trách để khi phát hiện sai phạm là lập tức giải quyết;
- Đối với các hành vi vi phạm: Xử lý triệt để các lỗi là nguyên nhân gây ra tai nạn
giao thông như: xe chở quá số người, chạy quá tốc độ quy định; tránh, vượt sai quy
định; đi không đúng phần đường; xe hết niên hạn sử dụng, xe không đảm bảo tiêu
chuẩn an toàn kỹ thuật; không tuân thủ tín hiệu giao thông;... Phạt thật nặng những
người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong máu vượt quá mức
cho phép gây ra tai nạn;...

17|4 Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2023-2024
- Đối với biển báo: Cần thống nhất các quy định, biển báo giao thông để tránh hiểu
nhầm. Ví dụ như ở thành phố lớn cho phép rẽ phải khi đèn đỏ nhưng ở các tỉnh thì
không, như vậy sẽ dẫn đến tình trạng người ở thành phố về tỉnh cứ rẽ phải khi đèn
đỏ. Điều chỉnh và quy định các xe phải đi theo đúng làn, theo biển báo đã đặt tại bộ
phận đó. Không để trường hợp các xe đi tràn lan, đi lẫn lộn vào làn của xe khác,
quay đầu xe không đúng nơi, tạo nên sự lộn xộn trong việc chấp hành Luật Giao
thông;

- Đối với công tác giáo dục: Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo đảm trật
tự an toàn giao thông; thông qua các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về
tình hình trật tự an toàn giao thông; cần đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền
phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông như triển lãm panô ảnh,
phát tờ rơi tuyên truyền;…. Bên cạnh đó, thường xuyên khảo sát, phát hiện những
bất cập mới phát sinh trong công tác tổ chức giao thông, có biện pháp khắc phục kịp
thời bất cập xáy ra;...
5. Các biện pháp sơ cứu cấp cứu
1) Gọi hỗ trợ
– Đối với TNGT đường bộ: đầu tiên, bạn hãy gọi cấp cứu 115
– Đối với TNGT đường biển cần liên hệ với hệ thống đài thông tin duyên hải Việt Nam
hoặc hệ thống đài trực canh của Bộ đội Biên phòng hoặc Hệ thống quan sát tàu cá của
Tổng cục Thủy sản, hoặc các phương tiện đang hoạt động trên biển gần khu vực bị nạn
biết để yêu cầu trợ giúp. Nội dung điện cấp cứu – khẩn cấp cần có đủ thông tin giúp
cho Cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn hoặc phương tiện đang hoạt động trên biển gần
khu vực bị nạn biết tính huống tai nạn, sự cố để chuẩn bị phương án hỗ trợ hoặc tìm
kiếm, cứu nạn, sau đó đánh giá nhanh chóng tình huống, xử lý mối đe dọa đến tính
mạng nạn nhân, cụ thể làm theo các bước sau đây

2) Đánh giá nhanh toàn trạng theo các bước ABCDE


– Với người bệnh có ngừng tuần hoàn hay không, đánh giá nhanh trong vòng 10 giây, tư
thế người kiểm tra quỳ một bên nạn nhân, ghé tai gần sát mũi nạn nhân để kiểm tra
còn thở hay không, mắt hướng xuống quan sát ngực bụng xem có hô hấp có bất
thường hay không, tay bắt mạch cảnh xem còn đập hay không. Nếu người bệnh có
ngừng tuần hoàn cần cấp cứu ngừng tuần hoàn ngay, nếu không ngừng tuần hoàn,
kiểm tra lại theo các bước sau:

2.1.Airway (A): Kiểm tra đường thở


Nếu phát hiện có tắc nghẽn đường thở do các nguyên nhân như dị vật, đất, cát, đờm rãi,
máu đông, đồ làm răng giả,… cần thực hiện các bước sau để làm thông thoáng và tránh
gập đường thở:

+ Nghiêng người ghé sát miệng nạn nhân để xem còn thở hay không (chú ý nếu có nghi
ngờ gãy cột sống cổ cần cố định cột sống cổ ngay).

+ Móc hoặc máy hút lấy sạch dị vật đờm dãi… Nếu nạn nhân còn khó thở, cần phải kiểm
tra xem có phải do tụt lưỡi để triển khai kéo lưỡi.

18|4 Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2023-2024
+ Nâng cằm, đẩy hàm giữ cho đường thở được thẳng trục, tránh gập đường thở.

2.2. Hỗ trợ hô hấp (B – Breathing)


Nếu thấy nạn nhân thở ngáp hoặc ngừng thở, tím tái thì phải tiến hành ngay hô hấp nhân
tạo bằng cách thổi hơi hoặc bóp bóng ambu có oxy vào miệng hoặc mũi của nạn nhân.

Nếu nạn nhân có tổn thương ngực hở rộng, chảy nhiều máu cần đặt ngay miếng gạc lớn
hoặc lấy quần áo sạch đặt lên vết thương và băng kín, mục đích cầm máu và hạn chế khí
tràn vào khoang ngực (vì khí vào càng làm nạn nhân khó thở hơn).

Tuyệt đối không lấy bỏ dị vật đang cắm trên ngực vì có nguy cơ sẽ gây chảy máu ồ ạt, làm
nạn nhân có thể tử vong nhanh chóng.

2.3. Đảm bảo tuần hoàn để tưới máu mô (C – Circulation)


Đánh giá tuần hoàn dựa vào bắt mạch ngoại vi ở cổ tay, vùng cổ hay bẹn. Nếu khó bắt
hoặc không bắt được thì nạn nhân trong tình trạng sốc nặng, có thể sắp ngừng tim. Các
biện pháp cầm máu như băng ép có trọng điểm, đặc biệt là có vết thương có máu chảy ồ ạt
hoặc phun thành tia hoặc ép chặt vào chỗ đang chảy máu bằng quần áo hoặc băng gạc sạch
vô khuẩn càng tốt, giữ nguyên cho đến khi nhân viên y tế đến, tuyệt đối không bỏ tay đang
giữ ép ra hoặc bỏ gạc đang giữ để thay gạc mới sẽ làm cho máu chảy càng mạnh hơn và
khó cầm. Với trường hợp nhóm cấp cứu trước viện đến được hiện trường, có tổn thương
mạch cảnh hoặc mạch máu chi lớn, cần sử dụng phương pháp chèn gạc khâu da để cầm
máu nhanh và rất hiệu quả cho nạn nhân. Ngoài ra cần nâng cao chi chảy máu sao với mức
tim và giữ nguyên sẽ có tác dụng làm cho máu dồn về tim, não. Chỉ đặt garo nếu chi đã cắt
cụt và còn đang tiếp tục chảy máu.

Trường hợp nạn nhân có ngừng tim cần tiến hành hồi sức tim phổi bằng ép tim ngoài lồng
ngực. Ép tim ngoài lồng ngực với tần số 100-120 lần/phút. Sau khi ép tim 30 lần cần thổi
ngạt cho nạn nhân 2 lần. Tiến hành 2 người là tốt nhất, một người ép tim, một người thổi
ngạt, và có thể thay phiên nhau.

2.4. Đánh giá tổn thương hệ thần kinh (D – Disability)


Cần đánh giá nhanh tổn thương hệ thần kinh qua cách đánh giá nhanh nạn nhân tỉnh, có thể
giao tiếp được bình thường hay không, có trả lời đúng câu hỏi hay không, có co tay co
chân khi véo đau hay không. Nếu nạn nhân không đáp ứng bằng hỏi hoặc kích thích đau,
khi đó nạn nhân đã hôn mê, cần vận chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.
19|4 Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2023-2024
2.5. Bộc lộ toàn thân (E – Exposure)
Một nguyên tắc trong khám và đánh giá sơ bộ tổn thương trong cấp cứu ban đầu là phải cởi
bỏ toàn bộ quần áo nạn nhân để đánh giá các tổn thương khác để xử trí, tránh bỏ lọt tổn
thương, đặc biệt những tổn thương ở mặt sau lưng hoặc tầng sinh môn. Nếu nạn nhân nghi
ngờ có tổn thương cột sống cổ hoặc thắt lưng nên lưu ý bất động trong quá trình kiểm tra.
Khi bộc lộ chú ý vì làm hạ thân nhiệt nhất là mùa đông nên phải làm nhanh sau đó che phủ
ngay cho nạn nhân. Phụ nữ cần lưu ý xem có thai hay không. Bất động trên ván cứng hoặc
nền cứng, tránh di lệch xoay trở nạn nhân gây biến chứng nếu có tổn thương cột sống.
Động viên, trấn an người gặp nạn cũng đóng vai trò rất quan trọng, giúp nạn nhân đỡ lo âu,
không hoảng loạn.

3) Vận chuyển người bệnh


– Nếu người bị nạn mắc kẹt trong ô tô, họ rất dễ bị gãy xương, chấn thương cột sống,
đặc biệt là cột sống cổ. Trong trường hợp này, không nên di chuyển mà để nạn nhân
bất động, vì nếu di chuyển, tổn thương của họ trở nên trầm trọng hơn, dễ gây sốc,
nguy hiểm đến tính mạng, do vậy cần có ý kiến hướng dẫn của nhân viên cấp cứu qua
điện thoại hoặc trực tiếp. Khi có tình huống nguy hiểm tại hiện trường (ví dụ nguy cơ
chập điện, cháy nổ…), bắt buộc phải di chuyển nạn nhân ra khỏi hiện trường.

– Trong khi di chuyển nạn nhân cố gắng tránh các động tác làm xoắn vặn, gập cổ, gập
người. Tốt nhất là có nhiều người hỗ trợ để giữ thẳng lưng, cổ và chân nạn nhân trong
quá trình di chuyển. Nếu nạn nhân gãy xương chi gây biến dạng gập góc, cố gắng giữ
nguyên tư thế biến dạng khi di chuyển. Khi di chuyển nạn nhân ra khỏi vùng nguy
hiểm, trong điều kiện nào đó (nền đất, bãi cỏ…) nên kéo hơn là bế. Cách tốt nhất để
kéo nạn nhân là túm lấy cổ áo hoặc ống quần.

– Không vận chuyển nạn nhân đi cấp cứu bằng xe máy, xe đạp hay cõng trên lưng. Đặc
biệt, không cố lấy những vật nhọn đã găm sâu vào cơ thể nạn nhân, đặc biệt là bụng,
ngực, đầu. Các động tác hỗ trợ sơ cứu phải hết sức thận trọng để ngăn ngừa những tổn
thương thứ phát, khiến cho tình trạng nạn nhân nặng hơn.

– Như vậy, nếu với thái độ bình tĩnh và các động tác sơ cứu đúng đắn, người cứu nạn đã
có thể góp phần giảm hậu quả và cứu sống được nạn nhân bị tai nạn giao thông khi họ
là những người tiếp cận nạn nhân trước hệ thống y tế hoặc nhân viên y tế trước viện.

20|4 Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2023-2024
VII. Cảnh giác với các nguy cơ và nguyên tắc đảm bảo an toàn giao
thông
1. Những nguy cơ tiềm ẩn gây tai nạn giao thông
- Đeo tai nghe, sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông,
- Không gạt chân chống lên khi chạy xe,
- Vượt đèn vàng
- Người đi bộ, chạy thể dục không ép sát vào lề hoặc chạy lên vỉa hè
- Người dân có thói quen đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông ngay trên đường
- Sử dụng bàn trượt patin di chuyển lộn xộn khiến lòng đường bị thu hẹp, hạn chế tầm
quan sát của các xe cộ đang lưu thông.
- Xe máy, xe đạp ngang nhiên đi trên phần đường, thậm chí đi ngược chiều làn đường
của xe ô tô
- Người dân tận dụng lòng đường cho việc phơi nông sản, chăn thả gia súc…
- Dẫn dắt súc vật đi trên đường

2. Nguyên tắc đảm bảo an toàn giao thông

Theo luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 các hành vi sau đây bị nghiêm cấm,
người tham gia giao thông cần lưu ý:

1. Người đi bộ phải chú ý quan sát các phương tiện giao thông khi qua đường.
2. Khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm bảo
đảm chất lượng và cài quay đúng quy cách.
3. Hãy thắt dây an toàn khi đi xe ô tô ở tất cả các hàng ghế có trang bị dây an toàn.
4. Khi tham gia giao thông phải đi bên phải, đi đúng phần đường, làn đường và phải
chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
5. Không sử dụng điện

thoại hoặc làm các việc khác gây mất tập trung khi lái xe.
6. Phải ra tín hiệu trước khi cho xe chuyển hướng.
7. Đã uống rượu, bia thì không lái xe.
8. Không chạy quá tốc độ quy định và phóng nhanh, vượt ẩu khi lái xe.
9. Hãy giữ khoảng cách an toàn với xe chạy phía trước để kịp thời xử lý các hình
huống bất ngờ có thể xảy ra.
10. Hãy tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ mọi người khi tham gia giao thông, để
thể hiện mình là người có văn hóa giao thông.

Những hành vi nghiêm cấm khi tham gia giao thông 2023

11. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo
hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác
thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
12. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường;
đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác
21|4 Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2023-2024
ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng
trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống,
tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.
13. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.
14. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật
và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.
15. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ
thuật của xe khi đi kiểm định.
16. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
17. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.
18. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu
hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
– Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50
miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
19. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.
– Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng
chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ
điều khiển xe máy chuyên dùng.
20. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều
khiển xe tham gia giao thông đường bộ.
21. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.
22. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi,
sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu
tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.
23. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại
xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công
cộng.
24. Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện
đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã.
25. Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng
dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn
tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.
26. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh
theo quy định.
27. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.
28. Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.
29. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.
30. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức
ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.
31. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi
phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
32. Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên
dùng.
33. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho
người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ

22|4 Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2023-2024
2, Bằng những hiểu biết của bản thân và vận dụng những kiến thức đã học,
hãy nêu những ý tưởng và hành động để góp phần xây dựng văn hoá giao
thông trong trường học của em hoặc nơi em đang sinh sống.

BÀI LÀM

I. Giới thiệu chung về văn hóa giao thông trong trường học và nơi sinh
sống

- Theo số liệu thống kê của ủy ban An toàn giao thông quốc gia trung bình mỗi
năm có tới 2000 Thanh thiếu niên thiệt mạng vì tai nạn giao thông trên cả
nước học sinh trung học phổ thông có liên quan tới 90% tổng số vụ tai nạn
giao thông kệ trên tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông của nhóm này có xu
hướng ngày càng gia tăng

- Tại trường THPT Quang Hà nói chung cũng như trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
nói riêng, mạng lưới giao thông tương đối phức tạp. Chính vì vậy vẫn còn
tồn tại một số trường hợp vi phạm luật giao thông như: không đội mũ bảo
hiểm khi đi xe máy điện, xe điện, học sinh chưa đủ 18 tuổi sử dụng xe máy
trên 50 phân khối, hiện tượng phóng nhanh vượt ẩu vẫn còn xảy ra thường
xuyên,... Đã có nhiều trường hợp giáo viên phải lên tiếng nhắc nhở.

- Đặc biệt tại trường THPT Quang Hà nơi gần một giao lộ đèn đỏ thì tình trạng
học sinh vượt đèn đỏ hay đi ngược chiều lại càng dễ dàng trông thấy.

- Tuy nhiên với sự theo dõi sát sao, để ý kỹ lưỡng, sự phối hợp giữa nhà
trường và Công an tỉnh đã góp phần phát hiện và có những biện pháp phù
hợp đối với những học sinh vi phạm. Chính vì vậy trong những tháng gần
đây số lượng học sinh vi phạm An Toàn Giao Thông trên địa bàn tỉnh nói
chung và tại trường THPT Quang Hà nói riêng đã giảm đi đáng kể. Các buổi
tuyên truyền ngoại khóa về An Toàn Giao Thông cũng đã có phần giúp các
em nhận thức được rõ hơn tầm quan trọng và những quy định về an toàn giao
thông.

- Hiện tại những trường hợp như sử dụng bia rượu khi tham gia giao thông,
23|4 Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2023-2024
điều khiển xe máy xe điện khi không đội mũ bảo hiểm, lấn làn đi làn đường
cấm hay đi ngược chiều dường như đã không còn xuất hiện tại trường Quang
Hà. Hầu hết học sinh đã có văn hóa giao thông có sự hiểu biết ý thức chấp
hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông

II. Những ý tưởng để nâng cao ý thức giao thông trong trường học

III. Những ý tưởng để nâng cao ý thức giao thông trong nơi sinh

24|4 Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2023-2024

You might also like