You are on page 1of 35

Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

TRƯỜNG THPT LẠNG GIANG SỐ 1


ĐOÀN TRƯỜNG THPT LẠNG GIANG SỐ 1

Bài dự thi cuộc thi tìm hiểu

“AN TOÀN GIAO THÔNG CHO NỤ CƯỜI NGÀY MAI”

CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG


“An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp trung học phổ thông

1| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

Dành cho học sinh


Năm học 2021 – 2022
(Bài thi gồm 02 phần: trắc nghiệm và tự luận)

Họ và tên: DƯƠNG NGỌC ANH Giới tính: Nữ


Ngày, tháng, năm sinh: 10-06-2005
Trường: THPT Lạng Giang số 1 Lớp: 11 a11
Địa chỉ nhà trường: Xã Yên Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Số điện thoại di động:0966710832
Nhà riêng:......................
Email (nếu có):duongngocanh2005bg@gmail.com

2| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án B D C A C A D B D B

Câu 1. Người khuyết tật, người già yếu tham gia giao thông, các phương tiện
phải nhường đường như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
A. Các phương tiện phải bấm còi để báo hiệu cho người già yếu, người khuyết tật
biết và phóng nhanh qua.
B. Các phương tiện phải giảm tốc độ nhường đường cho người đi bộ, người khuyết
tật, người già yếu tham gia giao thông.
C. Các phương tiện bấm còi nhiều lần để người khuyết tật, người già yếu biết.
D. Các phương tiện phóng nhanh qua nơi có người khuyết tật, người già yếu.
Câu 2. Linh đang điều khiển xe đạp điện trên đường về nhà, đến đoạn đường
giao nhau với đường sắt không có rào chắn thì xe của Linh bị hỏng, trong
trường hợp này, Linh cần phải xử lý như thế nào để bảo đảm an toàn?
A. Để xe ở đó và tìm người hỗ trợ sửa xe giúp mình rồi đi tiếp.
B. Để xe ở đó và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất.
C. Di chuyển xe ra ngoài khu vực đường sắt cách đường ray gần nhất 4 mét rồi và
tìm người hỗ trợ sửa xe giúp mình.
D. Di chuyển xe ra ngoài khu vực đường sắt cách đường ray gần nhất 5 mét rồi và
tìm người hỗ trợ sửa xe giúp mình.
Câu 3. Để bảo đảm an toàn, người lái xe nên chọn cách xử lý nào dưới đây khi
quan sát phía trước thấy người đi bộ sang đường tại nơi có vạch kẻ đường dành
cho người đi bộ?
A. Tăng tốc độ để vượt qua trước người đi bộ.
B. Tăng tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trên vạch dừng xe để nhường đường
cho người đi bộ

3| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

C. Giảm tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trước vạch dừng xe để nhường đường
cho người đi bộ.
D. Giảm tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trên vạch dừng xe để nhường đường
cho người đi bộ.
Câu 4. Em đang đạp xe đến trường, thấy xe ngược chiều có tín hiệu báo hướng
rẽ trái cắt ngang hướng di chuyển của em, em phải chọn cách xử lí nào để bảo
đảm an toàn?
A. Giảm tốc độ hoặc dừng lại để nhường đường cho phương tiện đó rồi tiếp tục di
chuyển.
B. Đi nhanh hơn để vượt qua phương tiện có tín hiệu báo rẽ trái.
C. Đi sang phía giữa đường để tránh phương tiện có tín hiệu báo hướng rẽ trái.
D. Đi vào sát lề đường để tránh phương tiện có tín hiệu rẽ trái.
Câu 5. Lựa chọn các từ theo thứ tự ở các phương án dưới đây để điền vào chỗ
chấm ............ của đoạn thông tin về quy tắc vượt xe khi tham gia giao thông.
Khi vượt, các xe phải vượt về (1)……… (trừ các trường hợp được quy định
trong Luật Giao thông đường bộ). Xe đi với tốc độ (2)…….. phải đi về bên phải,
khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía
trước phải (3)………, đi sát về (4)……… bên phải của phần xe chạy cho đến khi
xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt
A. (1) bên trái – (2) cao hơn – (3) duy trì tốc độ – (4) phần đường.
B. (1) bên phải – (2) thấp hơn – (3) tăng tốc độ – (4) làn đường.
C. (1) bên trái – (2) thấp hơn – (3) giảm tốc độ – (4) phần đường.
D. (1) bên phải– (2) cao hơn – (3) chuyển hướng – (4) làn đường.
Câu 6. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu
hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông
báo hiệu, người tham gia giao thông phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tính
từ ray gần nhất là bao nhiêu mét?
A. Tối thiểu 5 mét. B. Tối đa 5 mét.
C. Tối thiểu 3 mét. D. Tối đa 3 mét.

4| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

Câu 7. Hãy lựa chọn phương án đúng nhất để bảo đảm an toàn về sử dụng
phanh khi điều khiển mô tô, xe gắn máy?
A. Sử dụng đồng thời cả hai phanh, giữ nguyên ga, giữ xe cân bằng.
B. Sử dụng phanh sau trước sau đó sử dụng phanh trước, giảm ga, giữ xe cân bằng.
C. Sử dụng phanh trước sau đó sử dụng phanh sau, giảm ga, giữ xe cân bằng.
D. Sử dụng kết hợp giảm ga, phanh trước phanh sau sử dụng đồng thời. Không sử
dụng phanh một cách đột ngột.
Câu 8. Minh đang điều khiển xe đạp đến trường, đi đến đoạn đường giao nhau
có báo hiệu đi theo vòng xuyến. Trong trường hợp này, Minh cần lựa chọn cách
đi nào sau đây để không gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông?
A. Minh phải tăng tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.
B. Minh phải giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.
C. Minh phải tăng tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.
D. Minh phải giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.
Câu 9. Em hãy sắp xếp thứ tự các bước vượt xe an toàn cho phù hợp.
(1) Kiểm tra an toàn phía trước và kiểm tra an toàn phía sau qua gương chiếu hậu
hai bên.
(2) Kiểm tra an toàn một lần nữa khi xe phía trước đã nhường đường. Tăng tốc độ
để vượt, giữ khoảng cách bề ngang với xe bị vượt, trong khi vượt dùng còi báo hiệu
để báo hiệu cho xe bị vượt biết bạn đang vượt.
(3) Bật tín hiệu chuyển hướng bên trái báo hiệu chuyển hướng và dịch chuyển đầu
sang trái.
(4) Duy trì tốc độ ổn định phía sau xe định vượt, giữ khoảng cách an toàn với xe
định vượt.
A. 2 – 3 – 1 – 4 B. 1 – 4 – 2 – 3
C. 4 – 3 – 1 – 2 D. 4 – 1 – 3 – 2
Câu 10. Biển báo nào dưới đây báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên?

5| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

Biển 1 Biển 2 Biển 3


A. Biển 1 và 2 B. Biển 2
C. Biển 3 D. Biển 2 và 3

PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN


Câu 1: Em hãy phân tích lỗi vi phạm giao thông của các bạn học sinh trong ảnh dưới
đây. Giả sử người điều khiển xe trong trường hợp này là bạn cùng lớp với em, em sẽ
làm gì?

Trả lời:
Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang
nền kinh tế thị trường thì bức tranh về kinh tế của Việt Nam đã có nhiều điểm sáng,
mức sống của người dân được cải thiện từng bước, được bạn bè các nước trong khu
vực và quốc tế hết lời ca ngợi về những thành tựu đổi mới trong quá trình xây dựng
đất nước. Tuy mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được là khá cao nhưng đi
liền với nó là vấn đề về tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, đặc biệt là giao thông
đường bộ, số vụ tai nạn giao thông không ngừng tăng cả về quy mô và số lượng. Xe
máy đi lạng lách đánh võng đâm vào ô tô, người lái xe chết tại chỗ. Do rơm rạ phơi

6| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

trên đường khiến xe ô tô trật bánh lao xuống vệ đường làm chết hai hành khách. Xe
đạp khi sang đường không để ý xin đường nên đã bị xe máy phóng nhanh đi sau đâm
vào…Cho nên nhiều người thường nói rằng giao thông đường bộ ở Việt Nam giống
như một quả bong bóng dẹp được chỗ này thì chỗ khác lại ùng ra, có không biết bao
nhiêu là chiến dịch, chỉ thị nhưng chỉ được một thời gian ngắn lại đâu vào đấy và đặt
nên vai trách nhiệm giáo dục ATGT cho nhà trường, gia đình và xã hội làm sao giáo
dục ý thức thức hiện giao thông trở thành “văn hóa giao thông” cho mỗi công dân.
Hiện nay, tình trạng tham gia giao thông của một bộ phận giới trẻ trong xã hội
đang rất đáng báo động. Nhưng nhiều người lại không có ý thức chấp hành nghiêm
chỉnh, đặc biệt là đối tượng học sinh. Những hành vi vi phạm luật giao thông có thể
thấy nhiều nhất là: người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm;
vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, phóng nhanh vượt ẩu… Vì vậy, để nhìn nhận một cách
đúng đắn về vi phạm an toàn giao thông, ta cần nắm rõ về các khái niệm thế nào là
lỗi, thế nào là vi phạm pháp luật và vi phạm an toàn giao thông.
Những hành vi này còn được gọi là lỗi. Vậy lỗi là gì?
Lỗi thường được hiểu là thái độ của người biết hành vi của mình là sai, trái pháp
luật có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để cho sự việc
xảy ra.
Xét về hình thức thể hiện, lỗi bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong đó, lỗi cố ý
gồm cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp; lỗi vô ý gồm vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu
thả. Đó là bốn loại trường hợp có lỗi. Hình ảnh trên thuộc lỗi cố ý trực tiếp.
Theo Khoản 1 Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015 cho biết lỗi cố ý trực tiếp là
người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước
hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
*Vi phạm pháp luật là hành vi như thế nào?
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách
nhiệm pháp lý xâm phạm đến các quan hệ được pháp luật bảo vệ.
*Vi phạm luật giao thông là gì?

7| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

Vi phạm pháp luật giao thông là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có
năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới trật tự an toàn giao thông và các nội dung
khác thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông.
Bản thân là một học sinh THPT, hàng ngày đến trường học tập khiến em phải
tham gia giao thông trên đường rất nhiều. Nên em ý thức được việc cần phải thực
hiện nghiêm túc luật ATGT.Vì vậy em đã giành thời gian để tự tìm hiểu, học tập,
nghiên cứu và tham gia tích cực vào các buổi tuyên truyền về luật ATGT của đoàn
trường, trường THPT Lạng Giang số 1, bằng vốn kiến thức hiểu biết về Luật ATGT
của mình em nhận thấy qua bức ảnh trên hai bạn đang tham gia giao thông vi phạm
một số lỗi như sau:
1. Phân tích lỗi Vi phạm giao thông của các bạn học sinh trong ảnh:
1.1. Thứ nhất hai bạn học sinh trong hình đã vi phạm lỗi là:
a. Người điều khiển, người ngồi trên xe máy khi tham giai giao thông không đội
mũ bảo hiểm.
Tại khoản 2, điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đối với người điều
khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy có quy định “Người điều khiển, người
ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có
cài quai đúng quy cách”.
Vậy Theo bức ảnh trên, lỗi vi phạm an toàn giao thông có thể thấy rất rõ là cả
hai bạn học sinh đều vi phạm hành vi là: người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô
hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm.
Vấn đề không đội mũ báo hiểm khi sử dụng xe máy, xe gắn máy là vấn đề đáng
báo động. Hiện nay ở nước ta có tới hơn 90% dân số sử dụng xe máy làm phương
tiện tham gia giao thông cùng với đó việc đội mũ bảo hiểm là vô cùng cần thiết.
Đội mũ bảo hiểm là để bảo vệ phần đầu, khi xảy ra tai nạn hoặc va đập sẽ hạn
chế tối đa những biến chứng đến hộp sọ và não bộ của mỗi người tham gia giao
thông – một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể chúng ta.

8| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

Nhưng trong thực tế là vẫn còn nhiều người dân do hiểu biết pháp luật ATGT
còn hạn chế, chưa tự giác chấp hành luật ATGT không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên
xe máy, xe gắn máy. Những người này thường là các thanh niên mới lớn, trẻ em và
những người dân chủ quan khi lưu hành xe máy, xe gắn máy tham gia giao thông.
Như hình ảnh trên thì hai bạn học sinh đã rất chủ quan khi ngồi trên xe máy tham gia
giao thông mà không đội mũ bảo hiểm, đây là lỗi vi phạm giao thông nghiêm trọng
mà hai bạn đã mắc phải. Nếu xảy ra tai nạn hoặc va chạm giao thông thì việc không
đội mũ bảo hiểm của hai bạn học sinh trên có thể khiến hai bạn đó bị chấn thương
hộp sọ hoặc có thể là gây ảnh hưởng đến tính mạng (tử vong). Chính vì vậy mà cần
phải đội mũ bảo hiểm cài quay đúng qui cách khi tham gia giao thông để bảo vệ
chính bản thân. Tránh những tổn thất về thể chất và kinh tế do việc không đội mũ bảo
hiểm khi tham gia giao thông gây nên.
Hậu quả không đội mũ bảo hiểm hoặc mũ bảo hiểm không đạt chuẩn.

9| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

Tai nạn do không đội mũ bảo hiểm


Nói về nguyên nhân hai bạn học sinh này vi phạm ATGT lỗi không đội mũ bảo
hiểm khi tham gia giao thông em nghĩ là do các bạn ấy thiếu ý thức khi tham gia giao
thông và còn coi thường tính mạng của bản thân nên mặc dù được các thầy cô, các tổ
chức trong nhà trường, tuyên truyền về pháp luật ATGT đầy đủ, được gia đình giáo
dục, nhắc nhở thường xuyên nhưng vẫn vi phạm.

Hình ảnh người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm đúng quy cách
Để ngăn chặn tình trạng những người tham gia giao thông không đội mũ bảo
hiểm chính phủ đã có những định về xử phạt những người không chấp hành qui định
về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô xe máy như sau:
Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021
quy định phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người được chở trên xe
mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe
tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) thực hiện một trong các hành vi
vi phạm sau đây: Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội
“mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham
gia giao thông trên đường bộ.”. Như vậy, với hành vi của hai bạn học sinh, mỗi bạn
có thể bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

10| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

Vi phạm lỗi đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cá

b. Thứ hai vi phạm lỗi điều khiển xe không có gương chiếu hậu.
Trong tham gia giao thông nói riêng hay tất cả các hoạt động nói chung việc có
tầm nhìn rộng, góc nhìn bao quát và có thể quan sát được nhiều hướng chính là mang
lại sự an toàn và có những quyết định hợp lý. Quan sát từ phía sau sẽ giúp người lái
xe biết được có xe vượt, qua đó nhường đường an toàn, tránh bị bất ngờ khi có xe
vượt lên. Nhiệm vụ của gương chiếu hậu là giúp người lái xe quan sát từ phía sau,
quan sát được từ phía sau sẽ tránh được những tai nạn bất ngờ gương chiếu hậu được
coi là “con mắt thứ 3” của con người khi tham gia giao thông. Gương chiếu hậu rất
quan trọng khi tham giai giao thông. Thế nên việc hai bạn học sinh điều khiển xe
không có gương chiếu hậu là hành vi vi phạm ATGT rất nguy hiểm khi tham gia giao
thông: Nếu trong trường hợp hai bạn học sinh đó đang đi thẳng mà lại muốm chuyến
hướng hoặc quay đầu xe thì phải quan sát phía sau xe qua gương chiếu hậu xem có
an toàn không thì mới rẽ hoặc quay đầu nhưng vì xe của hai bạn không có gương
chiếu hậu nên phải quay cả người lại phía sau để quan sát, lúc này phía trước mặt hai
bạn sẽ là điểm mù. Còn nếu có gương chiếu hậu bạn điều khiển xe chỉ cần liếc qua
gương chiếu hậu là biết có chướng ngại vật hoặc có xe đang đi phía sau, phản ứng
của những xe đi sau xe của mình. Nếu hai bạn điều khiển xe không quan sát được
phía sau thì tai nạn sẽ xảy ra và hai bạn sẽ là người phải gánh chịu thiệt hại thậm chí
còn nguy hiểm đến cả tính mạng dù hai bạn đi đúng luật.

11| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

Hoặc khi hai bạn đang đi mà muốm giảm tốc độ để dừng đèn đỏ hay gặp sự cố
hoặc để đảm bảo an toàn khi đi qua giao lộ, nhưng xe phía sau không muốm dừng mà
vẫn muốn tiếp tục giữ tốc độ nếu hai bạn học sinh không quan sát được phía sau qua
gương chiếu hậu khi đó hai bạn học sinh phanh để giảm tốc độ thì xe sau không kịp
xử lý tốc độ sẽ va chạm, tai nạn sẽ xảy ra. Nếu có gương chiếu hậu thì hai bạn học
sinh đó sẽ biết được xe sau đang đi nhanh hơn xe của hai bạn và đang có xu hướng
không giảm tốc độ, qua đó các bạn chủ động nhường cho xe sau, tránh được va
chạm, đảm bảo an toàn.
Vì hậu quả của việc xe máy tham gia giao thông không có gương chiếu hậu là
rất nghiêm trọng nên không vì bất kì một lí do gì để bao biện cho việc chiêc xe máy
của chúng ta khi tham gia giao thông không có gương chiếu hậu như hai bạn trong
hình.

Vi phạm do không có gương chiếu hậu bên trái


Để hạn chế hậu quả của việc điều khiển phương tiện giao thông không có
gương chiếu hậu gây ra, Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về
điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới, trong đó quy định xe cơ giới phải có đủ
gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều
khiển. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ
thể như sau: Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các
loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: Phạt tiền từ 100.000-
200.000 đồng đối với người điều khiển xe không có gương chiếu hậu bên trái người

12| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng. Trường hợp, người điều khiển xe máy
thiếu gương bên phải sẽ không bị phạt theo quy định trên.
Theo đó, gương chiếu hậu không có tác dụng là gương không đáp ứng các
yêu cầu về tiêu chuẩn theo quy định tại QCVN 28:2010/BGTVT. Một số tiêu
chuẩn đối với gương chiếu hậu như sau
● Tất cả các gương phải điều chỉnh được vùng quan sát.
● Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69 cm2.
● Trong trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn
94 mm và không được lớn hơn 150 mm.
● Trong trường hợp gương không tròn kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để
chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78 mm, nhưng phải nằm được trong
một hình chữ nhật có kích thước 120 mm x 200 mm.
● Bề mặt phản xạ của gương phải có dạng hình cầu lồi.
Xe ô tô, xe máy khi tham gia giao thông nhưng không có đủ gương chiếu hậu sẽ bị
xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Đối với xe máy
Phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe
tương tự không có gương chiếu hậu hoặc trang bị đủ gương chiếu hậu nhưng không
đạt chuẩn. (điểm a khoản 1 Điều 17)
Lưu ý: Người điều khiển xe máy thiếu gương bên phải sẽ không bị phạt theo quy
định trên.
1.2. Ngoài những lỗi nêu ở bên trên, hai bạn học sinh còn không tuân thủ các
quy tắc về an toàn khi tham gia giao thông. Cụ thể:
a. Hai bạn học sinh đã vi phạm lỗi điều khiển xe đi sai làn đường dành cho
xe gắn máy (cụ thể là hai bạn đã điều khiển xe đi vào làn đường dành cho oto). Hiện
nay các phương tiện giao thông đi sai làn đường diễn ra phổ biến ở nhiều các tuyến
đường cũng như ở tất cả các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy và xe gắn máy
ở rất nhiều người tham gia giao thông mà phần lớn là ở lứa tuổi học sinh … đây cũng
là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

13| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

Trong hình ảnh trên nếu hai bạn học sinh điều khiển xe máy của mình đi gọn
vào đường bên phải để nhường phần đường ở bên trái cho xe oto thì mới được coi là
đúng theo qui định. Nhưng hai bạn học sinh lại điều khiển xe của mình đi ra giữa
đường và không nhường phần đường cho ô tô chạy.
Việc hai bạn trên điều khiển xe máy đi sai làn đường rất nguy hiểm có thể gây
mất an toàn giao thông hoặc tai nạn giao thông nghiêm trọng có thể xảy ra đối với
chính bản thân 2 bạn đó hoặc xảy ra cho những người tham gia giao thông khác.

Hình ảnh xe đi sai làn đường

Hình ảnh xe đi sai làn đường gây tai nạn

14| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

Để hạn chế người tham gia giao thông đi sai làn đường gây tai nạn giao thông
chỉnh phủ đã có qui định về xử phạt những người tham gia giao thông đi sai làn
đường như sau:
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều
khiển xe thực hiện một trong các vi phạm sau đây: điều khuyển xe không đi bên phải
theo chiều của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều
hoặc ngược chiều); điều khuyển xe đi qua dải phân cách cố định giữa hai phần đường
xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe qua hè phố để vào
nhà.
b. Hai bạn học sinh đang điều khiển xe máy không có đèn xi nhan bên
phải
Công dụng của đèn xi- nhan hay còn gọi là đèn báo rẽ là để báo hiệu cho các
phương tiện cùng tham gia lưu thông trên đường biết được chúng ta chuẩn bị rẽ.
Ngoài ra thì đèn xi-nhan còn sử dụng trong trường hợp xin vượt, chuyển làn, cảnh
báo nguy hiểm…việc sử dụng đèn xi-nhan đúng cách không chỉ giúp đảm bảo an
toàn cho bản thân người lái xe, mà còn hạn chế va chạm với những người lưu thông
cùng. Hai bạn học sinh trong hình trên điều khiển xe máy bị hỏng đèn xi- nhan. Nếu
hai bạn đó muốm chuyển làn, rẽ hướng, xin vượt thì dù các bạn ấy có bật xi –nhan
nhưng do xi –nhan của xe các bạn ấy bị hỏng nó cũng không thể phát ra tín hiệu đèn
lúc đó hai bạn sẽ vi phạm lỗi “không bật xi-nhan khi rẽ hướng,chuyển làn hoặc
vượt”.Đây cũng là lỗi vi phạm giao thông nghiêm trọng có thể gây tai nạn ảnh
hướng về thể chất và tinh thần cho người tham gia giao thông.
Theo điều 17 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt đối với việc việc chuyển làn
đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước, các bạn sẽ bị
phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng.

15| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

c. Bạn học sinh trong hình đang điều khiển phương tiện là xe gắn máy có
dung tích dưới 50cc.
Theo khoản 1 điều 60 luật giao thông đường bộ 2008 qui định về độ tuổi của
người lái xe như sau: “người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi
lanh dưới 50cc”.
Vậy nếu bạn học sinh trong hình trên từ đủ 16 tuổi trở nên thì việc bạn điều
khiển xe găn máy có dung tích xi lanh dưới 50cc là đúng với qui định của khoản 1
điều 60 luật giao thông đường bộ 2008 về độ tuổi của người lái xe.
Trong trường hợp bạn học sinh điều khiển xe gắn máy trong hình trên chưa đủ
16 tuổi thì bạn đó thuộc trường hợp không đủ tuổi để điều khiển loại xe có dung tích
xi lanh dưới 50cc thì bạn học sinh trong bức hình trên đã vi phạm qui định ở khoản 1
điều 60 của Luật giao thông đường bộ qui định về độ tuổi của người lái xe. Bạn học
sinh trong hình sẽ bị xử phạt. Theo Điều 21 nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt các
hành vi vi phạm về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới phạt cảnh cáo người từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy(kể cả xe máy điện) và
các loại xe tương tự xe mô tô, hoặcđiều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương
tự oto.

16| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

d. Bạn học sinh điều khiển xe bằng một tay. Hiện nay, pháp luật chưa có
quy định đối với hành vi điều khiển xe mô tô, xe máy bằng một tay. Tuy nhiên, điều
khiển xe bằng một tay là hành vi rất nguy hiểm khi tham gia giao thông. Khi điều
khiển xe bằng một tay, việc xử lý tình huống đột ngột trên đường không an toàn, tai
nạn giao thông có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Như vậy, để đảm bảo an toàn cho bản
thân và những người tham gia giao thông, người điều khiển xe gắn máy tuyệt đối
không được điều khiển phương tiện bằng một tay.
e. Trang phục điều khiển xe không đảm bảo an toàn (không kéo khoá áo
khoác). Việc mặc áo gió, áo rét, áo chống nắng khi tham gia giao thông không phù
hợp cũng là một nguy cơ gây tai nạn giao thông. Khi không kéo khoá, đi với tốc độ
cao, gió lớn sẽ làm cho áo, quần có thể bị tạt. Trong tình huống khẩn cấp, nó có thể
ảnh hưởng đến việc xử lý tình huống an toàn khi tham gia giao thông, và rất dến tai
nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

17| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

Hình ảnh minh hoạ


g. Bạn học sinh điều khiển xe có tư thế lái xe không đúng. Việc lái xe không
đúng tư thế ảnh hưởng rất nhiều đến an toàn khi tham gia giao thông. Ngồi không
đúng tư thế khi đi xe mô tô, xe máy có thể khiến người điều khiển xe nhanh bị mỏi
cơ, dễ bị thoái hoá cột sống, việc xử lý tình huống bất ngờ sẽ khó khăn, phản ứng
chậm hoặc không chính xác. Ví dụ như thao tác phanh, nếu tay và chân không ở đúng
vị trí, hiệu quả phanh sẽ giảm hoặc dùng lực phanh không chính xác rất dễ gây tai
nạn giao thông.

Tư thế đúng khi điều khiển xe

2. Giả sử người điều khiển xe trong trường hợp này là bạn cùng lớp với em,
em sẽ làm gì?
Hiện nay do tình trạng vi phạm luât ATGT rất phổ biến nên việc tuyên truyền
hiểu biết pháp luật về ATGT không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chuyên trách,
của trường học mà là nhiệm vụ của toàn xã hội, để đảm bảo cho tất cả mọi người
thực hiện luật ATGT nghiêm túc, đúng luật và văn minh.
Giả sử bạn điều khiển xe máy trong hình là bạn cùng lớp của em, mà bạn ấy
lại vi phạm rất nhiều lỗi khi tham gia giao thông như đã phân tích ở trên, em thấy
mình cần phải có trách nhiệm khuyên bảo và tuyên truyền các kiến thức pháp luật về
an toàn giao thông cho bạn mình để bạn có những nhận thức và hành động đúng đắn

18| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

khi tham gia giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho chính bản thân bạn đó và cho
những người khác khi lưu thông trên đường.
2.1. Thứ nhất em gặp riêng bạn, trao đổi với bạn và chỉ ra cho bạn thấy
được bạn đã vi phạm một số lỗi khi tham gia giao thông và hậu quả mà các lỗi vi
phạm giao thông đó để lại:
-Lỗi vi phạm:
+ điều khiển và trở người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô 3 bánh, xe máy,
xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm.
+ lỗi đi xe không có gương chiếu hậu bên trái.
-Vi phạm một số nguyên tắc khi tham gia giao thông:
+ Không đi đúng làn đường qui định.
+ Mặc áo không gọn gàng khi tham gia giao thông gây cản trở đến quá trình
điều khiển phương tiện giao thông.
+ điều khiển xe máy bị hỏng xi-nhan.
-Hậu quả có thể xảy ra do các lỗi vi phạm luật ATGT của bạn có thể sẽ gây ra tai nạn
rất nghiêm trọng có thể làm thiệt hại về vật chất như hỏng phương tiện tham gia giao
thông của bạn và của người tham gia giao thông cùng, làm bạn và người tham gia
giao thông cùng bị thương thậm chí còn có thể ánh hướng đến tính mạng.
2.2. Em tuyên truyền cho bạn hiểu một số vấn đề
+ Phải thực hiện nghiêm túc luật ATGT
+ Một số biện pháp để học sinh thực hiện tốt luật ATGT
+ Một số qui đinh về pháp Luật ATGT cơ bản nhưng rất quan trọng mà người
tham gia giao thông hay vi phạm.
a. Về việc phải thực hiện nghiêm chỉnh luật ATGT: là một học sinh đang còn
ngồi trên ghế nhà trường, muốn trở thành một công dân tốt cho đất nước, cho xã hội
thì mỗi một học sinh ngoài việc học tập và rèn luyện đạo đức thật tốt cần phải thực
hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định.
Trong các nghĩa vụ đó có việc phải chấp hành tốt luật ATGT. Thực hiện tốt luật
ATGT là để tránh những tai nạn không đáng có xảy ra mà mỗi cá nhân vi phạm

19| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

ATGT phải gánh chịu, sau đó đến gia đình, người thân và để lại gánh nặng cho xã
hội.
Thực hiện nghiêm chỉnh luật ATGT còn thể hiện lối sống kỉ cương, văn minh,
cho mỗi chúng ta cảm giác an toàn trong cuộc sống.
b. Về biện pháp để thực hiện tốt luật ATGT thì mỗi học sinh cần phải làm
như sau:
+ Tích cực, tự giác, chủ động, tìm hiểu, nghiên cứu học tập, thật tốt về luật
ATGT thông qua việc tự học qua sách báo, tivi, qua Internet, qua các bài giảng lồng
ghép giáo dục ATGT của các thầy cô giáo bộ môn, giáo viên chủ nhiệm trong các tiết
học, không ngừng học tập bạn bè …..
+ Tham gia đầy đủ các buổi tuyên truyền giáo dục, pháp luật ATGT của đoàn
trường, nhà trườngnhư: tuyên truyền phổ biến pháp luật ATGT của nhà trường phối
hợp với phòng CSGT huyện Lạng Giang thực hiện, ngày Hội Thanh Niên với văn
hoá giao thông do Đoàn thanh niên tổ chức.
+ Tích cực tham gia các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật ATGT do nhà trường,
đoàn Thanh Niên và các tổ chức có liên quan, Bộ giáo dục và đào tạo phát động, như
cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”, “Giao thông học đường”…
+ Nếu lỡ có vi phạm thì ta cần nghiêm chỉnh chấp hành việc xử phạt của cảnh
sát giao thông và cần rút kinh nghiệm để không vi phạm nữa.
+ Mỗi học sinh sẽ là một tuyên truyền viên để tuyên truyền luật ATGT đến
những học sinh khác, đến người thân, nhân dân nơi cư trú để cùng nhau hiểu pháp
luật ATGT và cùng thực hiện nghiêm túc luật ATGT vì một xã hội an toàn và văn
minh.

20| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

Hình ảnh buổi tuyên truyền pháp luật ATGT của trường THPT Lạng Giang số 1

c.Cần thực hiện tốt một số qui định cơ bản nhất về ATGT
* Khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm.

21| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

Tại khoản 2, điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định “Người
điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội
mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách”.
+ Việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, mô tô giúp giảm thiểu hậu quả do tai nạn
giao thông gây ra, đặc biệt là giảm số ca tử vong do chấn thương sọ não khi bị
TNGT. Điều này cho thấy, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng môtô, xe
gắn máy là vô cùng quan trọng và rất cần thiết.
+ Thực tiễn cho thấy, tác dụng to lớn của việc đội mũ bảo hiểm đối với người
tham gia giao thông bằng môtô, xe gắn máy. Tuy nhiên, để việc đội mũ bảo hiểm trở
thành thói quen của mọi người không phải “một sớm, một chiều” là có được, mà phải
là một quá trình, có sự kết hợp chặt chẽ, đồng bộ của công tác tuyên truyền, giáo dục
kết hợp với những chế tài đồng bộ và kiên quyết. Hơn ai hết, chính những người
tham gia giao thông bằng môtô, xe gắn máy phải nâng cao nhận thức, có ý thức biết
tự bảo vệ mình. Đội mũ bảo hiểm là thể hiện trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã
hội. Mọi người hãy tự giác thực hiện.
+ Nếu không thực hiện tốt qui định bắt buộc đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt
Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 quy
định phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người được chở trên xe mô
tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương
tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) thực hiện một trong các hành vi vi
phạm sau đây: Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ
bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia
giao thông trên đường bộ.”. Như vậy, với hành vi của hai bạn học sinh, mỗi bạn có
thể bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

22| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

*Ngồi đúng tư thế khi tham gia giao thông


Tư thế lái xe ít được mọi người để ý. Tuy nhiên việc ngồi đúng tư thế khi tham
gia giao thông sẽ ảnh hướng rất lớn đến an toàn khi lái xe. Cụ thể:
+ Phần vai của người lái xe cần phải thả lỏng tự nhiên nhất, tránh được mệt mỏi
khi điều khiển xe máy trên những đoạn đường dài.
+ Phần lưng người lái xe máy cần phải giữ thẳng và hơi nghiêng nhẹ về phía
trước. Tuyệt đối không bật ngửa hoặc chồm về phía trước.
+ Phần hông của người lái xe không được quá gần phía trước hoặc quá xa sẽ
khiến cho việc chuyển đổi số thêm phần khó khăn.
+ Với một số loại xe tay ga thì vị trí bàn chân của người lái xe cần phải đặt đúng
vào vị trí để chân. Còn với những loại xe số như: xe máy Honda, Yamaha… thì vị trí
gác chân cần phải đặt mũi bàn chân hướng về phía trước và luôn ở trong tư thế sẵn
sàng sử dụng phanh bất cứ lúc nào.
+ Mắt của người điều khiển xe máy phải giữ tầm nhìn rộng, quan sát nhanh
chóng mới có thể phát hiện ra mọi nguy hiểm. Như vậy mới có thể xử lý kịp thời các
vấn đề tai nạn xe máy
Bên cạnh đó, việc phân tích hậu quả từ hành vi tham gia giao thông của hai bạn
cũng rất cần thiết.

23| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

+ Đối với bản thân hai bạn: các bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp
luật. Nhưng do các bạn còn là học sinh, không có khả năng tài chính nên người chịu
trách nhiệm nộp phạt và bảo lãnh sẽ là cha mẹ của các bạn đó, đồng thời các lỗi vi
phạm sẽ được gửi về đơn vị trường học, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tương
lai của các bạn học sinh. Nếu như tai nạn xảy ra với các bạn, nhẹ thì có thể trầy xước
còn nặng thì sẽ tàn phế cả đời, hay tệ hơn là không giữ được tính mạng. Liệu rằng
bản thân các bạn có chấp nhận sống trong một cuộc đời như vậy?
+ Đối với mọi người: phụ huynh sẽ là những người trực tiếp cùng các bạn chịu những
hậu quả do các bạn gây ra, vậy họ sẽ có những suy nghĩ gì khi chứng kiến những
hành động đó của con cái họ? Bên cạnh đó nếu trong trường hợp các bạn gây tai nạn
cho người khác hoặc cho chính bản thân, mức tiền bồi thường và viện phí sẽ là rất
lớn. Liệu gia đình bạn có thể xoay xở?
*Không được “Đi xe dàn hàng ngang”

Học sinh đi xe dàn hang ngang


Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe
mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp và các loại xe thô sơ khác thực hiện hành vi “Đi
xe dàn hàng ngang”.

24| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

Do vậy, bạn cũng không nên đi xe dàn hàng ngang, dù chỉ là dàn hàng ngang
02 xe, vì điều đó có thể gây cản trở giao thông cho các phương tiện khác, nhất là ở
những đoạn đường có đông phương tiện lưu thông.
Việc “đi xe dàn hàng ngang” sẽ bị xử phạt cụ thể như sau: Điểm k, Khoản 1,
Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000
đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe
tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy khi thực hiện hành vi vi
phạm: “Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 (ba) xe trở lên”.
*không đi xe vượt đèn đỏ
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì:
3. Tín hiệu đèn giao thông có ba màu, quy định như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng; trừ trường hợp đã đi quá vạch
dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng
phải giảm tốc độ, chú ý quan sát; nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Như vậy, việc vượt đèn vàng khi đèn sắp sang đỏ cũng là hành vi vi phạm Luật Giao
thông đường bộ
Vượt đèn đỏ, đèn vàng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao
thông. Thực trạng này đã và đang diễn ra thường xuyên ở nhiều nơi thời gian qua.
Điều đáng nói là nét văn hóa dừng xe khi gặp đèn đỏ ngày càng bị người tham gia
giao thông xem nhẹ. Thực tế cho thấy tình trạng người tham gia giao thông không
chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ và đặc biệt là hành vi cố tình vượt đèn
đỏ, đèn vàng và không ít lần, những hành vi đó đã gây ra tai nạn thương tâm cho
người tham gia giao thông. Hành vi vượt đèn đỏ đã diễn ra khá phổ biến trên tất cả
những tuyến đường, Cứ chỗ nào có đèn giao thông thì ở đó có hành vi vượt đèn đỏ.
Khi có CSGT làm nhiệm vụ thì vi phạm giảm, nhưng vẫn có những người dù có lực
lượng CSGT, vẫn cố tình thực hiện hành vi vượt đèn đỏ.Đặc biệt là tình trạng vượt
đèn đỏ trong lứa tuổi học sinh.

25| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

Theo (Điểm e, khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP Xe


máy, mô tô vi phạm quy định về dừng đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến
1.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 đến
3 tháng 
*Không sử dụng điện thoại, tai nghe, máy nghe nhạc (trừ thiết bị trợ thính ) khi
lái xe.
Hiện nay trong thời kì bùng nổ của khoa học kĩ thuật, điện thoại nói chung và các
thiết bị điện tử nói riêng đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc
sống của con người từ đó hình thành nên một thói quen xấu của một bộ phận người
trong xã hội đó là sử dụng điện thoại khi đang điều khiển các phương tiện giao
thông.Việc sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện tham gia giao thông
sẽ làm người lái xe mất tập trung, tay lái không vững, khó giữ được khoảng cách an
toàn với các phương tiện đi phía trước hoặc khi xảy ra tình huống đột xuất sẽ không
thể phản ứng nhanh như bình thường dẫn đến nguy cơ xảy ra va chạm và tai nạn giao
thông cao. Đặc biệt, khi xe lưu thông trên đường quốc lộ, cao tốc, việc xử lý tình
huống không kịp thời khi đang chạy với tốc độ cao sẽ gây ra hậu quả hết sức nghiêm
trọng. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, có khoảng 80% các vụ tai nạn giao
thông xảy ra do lái xe bị mất tập trung (khoảng 3 giây) và do bấm điện thoại di dộng
(khoảng 5 giây).
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định rõ, người lái xe máy sử dụng ô dù, điện
thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) sẽ bị xử phạt từ 600.000 đến 1
triệu đồng. Đối với tài xế ô tô, dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe sẽ
bị phạt 1-2 triệu đồng.
*Không chở quá số người quy định.
Chở quá số người quy định là hành vi thực hiện điều hành phương tiện giao thông mà
số người ngồi trên xe vượt quá số lượng đã được nhà nước quy định và các văn bản
pháp lí đã nêu ra. Việc chở quá số người quy định sẽ có thể gây ra những tổn hại rất
lớn về mặt tài sản và con người.

26| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

Với xe máy (Trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải
người phạm pháp):Theo điểm b Khoản 3 Điều 6 Nghị định số: 100/2019/NĐ-
CP ngày 26 tháng 5 năm 2016, mức phạt đối với hành vi chở quá số người quy định
là từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Văn hoá giao thông không phải là điều gì qua khó thực hiện, thực chất chính cách
ứng xử của mỗi người với qui định của pháp luật, chỉ cần tuân thủ nghiem pháp luật
thì tự dưng sẽ có ý thức văn hoá. Điều quan trọng là mỗi cá nhận tự ý thức thay đổi
thái độ và hành vi của mình để những hành vi giao thông của mình không còn là nỗi
sợ hãi cho những người tham gia giao thông góp phần nhằm giảm tải tai nạn giao
thông.
Câu 2: Em hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về chủ đề giáo dục an toàn giao
thông đường bộ cho các bạn trong trường em (có thể lựa chọn vẽ tranh, sáng tác thơ,
làm video, …). Thực hiện và viết báo cáo ngắn gọn về kết quả thực hiện sản phẩm
tuyên truyền đó.
I. Sản phẩm tuyên truyền chủ đề giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho các bạn
học sinh trong Trường THPT Lạng Giang số 1
1.Sản phẩm tuyên truyền là tranh vẽ.

27| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

28| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

2.Thực hiện và báo cáo:


2.1. Thực trạng về vấn đề an toàn giao thông hiện nay.
Xã hội càng phát triển thì vấn đề an toàn giao thông (ATGT) là một trong
những vấn đề được xã hội quan tâm sâu sắc. Hiện nay tình hình tai nạn giao thông
(TNGT) trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng đã và đang ngày càng trở nên
nghiêm trọng, các ca tử vong và thương tích do mất an toàn giao thông ngày càng
tăng cao. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của kinh tế, mức sống của người dân
được nâng cao đã thúc đẩy số lượng phương tiện cơ giới đường bộ, đặc biệt là mô tô,
xe gắn máy gia tăng một cách nhanh chóng. Trong khi đó, kết cấu hạ tầng giao thông
vận tải trong những năm qua đã phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, ý
thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của mọi người chưa nghiêm, tình hình tai
nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và huyện Lạng Giang còn xảy ra nhiều.
Đặc biệt là tình trạng ùn tắc, mất an toàn giao thông ở cổng trường học từ tiểu học,
THCS, THPT, THCN… còn xảy ra nhiều.
Ở trường THPT Lạng Giang số 1, sau các giờ tan trường vẫn còn hiện tượng
học sinh đi xe máy, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, phóng nhanh
vượt ẩu, dàn hàng ngang gây ảnh hưởnng đến những người tham gia giao thông khác.
Như vậy nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là do ý thức chấp hành luật Giao
thông đường bộ của người dân đặc biệt một bộ phận học sinh còn hạn chế. Mặt khác,
mức độ hiểu biết và ý thức chấp hành các yêu cầu về ATGT của người tham gia giao
thông và của cộng đồng còn thấp. Công tác quản lý về ATGT tuy đã được cải thiện
rõ rệt nhưng vẫn còn những bất cập, chưa đáp
Vì vậy, “Tai nạn giao thông đã trở thành mối hiểm họa của mọi người”. Từ đó
dẫn đến gia tăng những vấn đề giao thông phức tạp như TNGT và ùn tắc giao thông.
2.2. Ý nghĩa và mục tiêu, tầm quan trọng của tuyên truyền an toàn giao thông
trong trường học.
Đứng trước tình hình mất an toàn giao thông nghiêm trọng và đang vượt ngoài
tầm kiểm soát như hiện nay. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp
nhằm kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn cả nước. Đối với các

29| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

trường học thì việc học luật an toàn giao thông đã được phổ biến nhưng việc thực
hiện thì chưa được cao. Để chung tay cùng với các cấp chính quyền với nhà trường
THPT Lạng Giang số 1, bản thân em đã được học về luật ATGT, với những kiến
thức hiểu biết ít ỏi về ATGT của mình em xin góp một phần công sức nhỏ bé vào
công tác tuyên truyền ATGT đến các bạn học sinh trong nhà trườngTHPT Lạng
Giang số 1, mong rằng qua buổi tuyên truyền ngày hôm nay, các bạn học sinh trường
THPT lạng Giang số 1 sẽ nâng cao ý thức pháp luật về ATGT, góp phần làm giảm
thiểu tai nạn giao thông, mang đến cuộc sống an toàn, văn minh. Nhằm thực hiện các
khẩu hiệu về an toàn giao thông như: Văn hóa giao thông vì sự an toàn của thanh,
thiếu niên và cộng đồng, An toàn giao thông - Trách nhiệm của mỗi người…
3. Cách thực hiện:
- Vẽ tranh trên khổ giấy A1
- Tuyên truyền trong giờ sinh hoạt và giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp.
4. Nội dung:
 - Tuyên truyền về an toàn giao thông với khẩu hiệu: an toàn giao thông là trách

nhiệm của mỗi người.


-Bức tranh tuyên truyền vẽ cảnh tham gia giao thông trên đường phố gồm có 3 chiếc
xe máy đang lưu thông và một số biển báo giao thông tiêu covề các loại biển báo
ATGT.
+ Thứ nhất: một người ngồi trên xe máy tham gia giao thông nhưng không đội
mũ bảo hiểm, và đi xe máy không có gương chiếu hậu bên trái, đây là hành vi vi
phạm nghiêm trọng ATGT của người tham gia giao thông: người ngồi trên xe gắn
máy, xe máy,… không đội mũ bảo hiểm.
Đội mũ bảo hiểm là để bảo vệ phần đầu, khi xảy ra tai nạn hoặc va đập sẽ hạn chế tối
đa những biến chứng đến hộp sọ và não bộ của mỗi người tham gia giao thông – một
trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể chúng ta vì vậy:
- Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn
máy, xe đạp điện, xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

30| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

- Trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn
máy, xe đạp điện, xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm.
Ba bước đội mũ bảo hiểm đúng cách:
Bước 1: Đội Mũ bảo hiểm sao cho vành trước mũ song song với chân mày và cách
chân mày khoảng 2 ngón tay.
Bước 2: Điều chỉnh hai quay mũ sao cho không bị xoắn và ôm sát thuỳ tai.
Bước 3: Cài khoá mũ sao cho quai mũ vừa khít tới cằm
Nếu người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện không đội
mũ bảo hiểm sẽ bị xử lý vi phạm Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP, có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/2021 quy định phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối
với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương
tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) thực
hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi
mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai
đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.”. Như vậy, với hành vi của hai
bạn học sinh, mỗi bạn có thể bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Qua bức tranh e muốm gửi đến một thông điệp “hãy đội mũ bảo hiểm khi ngồi
trên xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe máy, xe gắn máy, hãy ngồi đúng tư thế trên
phương tiện giao thông khi tham gia giao thông
Thứ Hai: Hai bạn đang chở nhau, có đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy
nhưng bạn ngồi đằng sau lại ngồi không đúng tư thế.
Tư thế ngồi cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc tham gia giao thông. Việc ngồi
sai tư thế đối với người lái xe sẽ dễ bị mỏi cơ hay thậm chí là thoái hóa đốt sống cổ.
Còn về phần người ngồi phía sau, ngồi sai tư thế sẽ khiến nguy cơ tai nạn giao thông
xảy ra cao hơn như. Hiện nay, nhiều bạn nữ thường chọn cách ngồi vắt chân một bên
khi mặc váy ngồi sau xe, tư thế này được nhiều người nhận xét là duyên dáng nhưng
không an toàn, gây khó khăn cho người lái, đồng thời sẽ không thể phản ứng kịp nếu
như có sự cố bất ngờ xảy ra, hoặc không cẩn thận có thể bị ngac do mất cân bằng,

31| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

không chỉ gây thương tích cho bản than mà còn có thể ảnh hưởng đến những người
tham gia giao thông khác
Vì vậy bản thân mỗi người cần có ý thức ngồi đúng tư thế khi tham gia giao
thông, trước tiên là để bảo vệ bản thân, sau đó là bảo vệ mọi người.
Thứ 3: đi xe máy trở quá số người qui định: Chở quá số người quy định là
hành vi thực hiện điều hành phương tiện giao thông mà số người ngồi trên xe vượt
quá số lượng đã được nhà nước quy định và các văn bản pháp lí đã nêu ra. Việc chở
quá số người quy định sẽ có thể gây ra tai nạ giao thông nghiêm trọng và gây ra
những tổn hại rất lớn về mặt tài sản và con người.
Với xe máy (Trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải
người phạm pháp):Theo điểm b Khoản 3 Điều 6 Nghị định số: 100/2019/NĐ-
CP ngày 26 tháng 5 năm 2016, mức phạt đối với hành vi chở quá số người quy định
là từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Thứ 4: Về các loại biển báo giao thông: cùng với người điều khiển giao thông
(Cảnh sát giao thông) và đèn tín hiệu giao thông, hệ thống biển báo hiệu giao thông
đường bộ Việt Nam đứng vị trí rất quan trọng, không thể thiếu để duy trì trật tự, an
toàn giao thông, giúp xe và phương tiện, người tham giao thông được lưu hành, đi lại
một cách bình thường, tránh ùn tắc và hạn chế tai nạn giao thông.
Hiểu được phạm vi áp dụng, kinh nghiệm là trước mỗi khi đi tới một ngã ba hoặc ngã
tư, khi mới đi vào một khu vực mới, đường mới hay thành phố mới mà ta chưa đi lần
nào thì hãy cẩn trọng. Quan sát trước sau, trên mặt đường để đi cho đúng quy tắc
giao thông, giảm thiểu tai nạn và càng tránh bị phạt bởi những lỗi không đáng có…
Có 5 loại biển báo giao thông sau:
Biển báo cấm
  Hầu hết các biển đều có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen
đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và
người đi bộ.
Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm. Người sử dụng đường phải chấp hành
những điều cấm mà biển đã báo. Nhóm biển báo cấm gồm có 39 kiểu được đánh số

32| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

thứ tự từ biển số 101 đến biển số 139. 


Biển báo nguy hiểm 
Biển báo nguy hiểm là biển báo có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu
vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng
đường biết trước tính chất các sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa,
xử trí.
Biển hiệu lệnh 
Nhóm biển báo giao thông này có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu
trắng. Chúng đưa ra những hiệu lệnh mà người đi đường phải thực hiện, chẳng hạn
như: phải đi thẳng, vòng sang phải, chạy nhanh hơn tốc độ tối thiểu...
 Nhóm này gồm 47 kiểu, được đánh số thứ tự từ 201 đến 247. 
Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh cho người tham gia giao thông sử dụng
đường bộ phải thi hành. Biển hiệu lệnh gồm 10 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số
301 đến biển số 310.
 Biển chỉ dẫn 
Nhóm biển báo giao thông này có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền
xanh, hình vẽ màu trắng. Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết
nhằm thông báo cho những người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết
hoặc những điều có ích khác, đồng thời có tác dụng giúp cho việc điều khiển và
hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn chuyển động. 
Nhóm biển chỉ dẫn gồm có 48 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 401 đến biển số
448.
Biển báo phụ có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ
màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển chính.
Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển
hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ hơn các biển chính.
Biển phụ gồm 10 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 501 đến biển số 510. Các
bạn có thể tìm hiểu thêm về nhóm biển báo này thông qua bài viết Biển Báo Phụ.

33| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

Qua bức tranh tuyên truyền hy vọng các bạn học sinh sẽ có thêm những kiến
thức về ATGT tù đó nâng cao ý thức tham gia giao thông, hiểu được khẩu hiệu: “ an
toàn giao thông là trách nhiệm của mọi người”

II. Kết quả thực hiện:


- 100% học sinh trong lớp được tuyên truyền.
- 100% học sinh tham gia viết bài thu hoạch sau buổi tuyên truyền.
- 100% các bạn được hỏi nhanh về hiểu biết luật ATGT đã nắm được một số hành vi
bị pháp luật nghiêm cấm khi tham gia giao thông cơ bản, các qui tắc giao thông cơ
bản và nắm được cá chế tài xử phạt các lỗi cơ bản khi tham gia giao thông.
- 100% các bạn học sinh đồng ý sẽ trở thành những tuyên truyền viên tích cực, truyền
tải những hiểu biết về pháp luật ATGT tới người thân, bạn bè và nhân dân nơi mình
sinh sống
- 100% học sinh được tuyên truyền cam kết sẽ thực hiện nghiêm túc pháp luật
ATGT. thực hiện tốt khẩu hiệu “An toàn giao thông là trách nhiệm của mọi
người”
Bài làm của em được rút ra qua thực trạng mất an toàn giao thông hiện nay ở
nước ta nói chung và củ học sinh trường THPT Lạng Giang số 1 nói riêng đang rất
nghiêm trọng và việc thực hiện luật ATGT của người dân và của học sinh cả nước và
học sinh trong trường THPT Lạng Giang số 1còn nhiều hạn chế. Do nhận thức còn

34| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022
Dương Ngọc Anh Lớp 11A11 Trường THPT Lạng Giang số 1

có hạn nên bài làm không tránh khỏi những thiếu sót mong được sự giúp đỡ, đóng
góp của mọi người. Em xin chân thành cảm ơn!

35| Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THPT năm học 2021-2022

You might also like