You are on page 1of 11

Lưu ý nội dung soạn câu hỏi: Khởi An, Khương Duy soạn các

câu hỏi sau: SGK: Vận dụng 1, 3, 4, 5 và luyện tập trang 64


SBT: Bài 11.1, 11.4 và 11.5
SÁCH GIÁO KHOA
Vận dụng 1
Sử dụng thiết bị “bắn tốc độ” để kiểm tra tốc độ các phương
tiện giao thông có những ưu điểm là:
- Đo được tốc độ từ xa, giúp kiểm tra tốc độ của các phương
tiện giao thông trên các đoạn đường, làn đường.
- Cấu tạo đơn giản, nhỏ gọn, cho kết quả nhanh và chính xác
cao.
- Có thể ghi lại được hình ảnh của đối tượng vi phạm.
Vận dụng 2
Từ Hình 11.2, những lỗi vi phạm chiếm tỉ lệ cao trong các vụ
tai nạn giao thông là:
- Các lỗi vi phạm khác (38%).
- Đi không đúng làn đường, phần đường (26%).
- Chạy quá tốc độ (9%).
- Chuyển hướng không đúng quy định (9%).
Vận dụng 3
Trả lời
Từ các thông tin trong Hình 11.2, em thấy một số yếu tố có thể
ảnh hưởng đến an toàn giao thông như:
- Chạy quá tốc độ,

Xe ô tô chạy quá tốc độ cho phép


- Đi không đúng làn đường, phần đường,

Đi sai làn đường


- Vượt xe sai quy định.
- Chuyển hướng không đúng quy định.

- Không nhường đường,

- Sử dụng rượu bia và các chất kích thích.


Vận dụng 4:
Quan sát Hình 11.3 và cho biết ảnh hưởng của tốc độ với người
đi bộ khi xảy ra tai nạn.

Trả lời:
Ảnh hưởng của tốc độ với người đi bộ khi xảy ra tai nạn là tốc
độ di chuyển càng nhanh thì tỉ lệ thương vong với người đi bộ
càng lớn và ngược lại tốc độ càng nhỏ thì khả năng sống sót
càng cao, tỉ lệ người đi bộ bị thương càng thấp.
Vận dụng 5:
Quan sát Hình 11.4 và thực hiện các yêu cầu sau:
a) Giải thích ý nghĩa của các biển báo trong hình.
b) Khi gặp các biển báo này, người lái xe cần phải làm gì? Vì
sao?
Trả lời:
a) Ý nghĩa của các biển báo trong Hình 11.4:
- Hình a. Biển "Đường trơn": báo trước sắp tới đoạn đường có
thể xảy ra trơn trượt đặc biệt .
- Hình b. Biển "Trẻ em": báo trước là gần đến đoạn đường
thường có trẻ em đi ngang qua hoặc tụ tập trên đường.
b) Khi gặp các biển báo này, người lái xe cần phải:
- Hình a: Giảm tốc độ, tránh hãm phanh, tăng ga, sang số đột
ngột để tránh xảy ra các trường hợp mất lái, trơn trượt, va chạm
với xe khác do không chuyển hướng kịp thời,…, đảm bảo an
toàn cho bản thân và người khác.
- Hình b: Đi chậm, chú ý quan sát phía trước và hai bên đường
để có thể ứng phó kịp thời với những trường hợp nguy hiểm có
thể xảy ra như trẻ em đùa nghịch bị ngã xuống đường, trẻ em
băng qua đường khi không có người lớn đi cùng,…
Luyện tập
Ý1
Vì sao phải quy định tốc độ giới hạn khác nhau cho từng loại
xe, trên từng làn đường (hình dưới)?
Trả lời:
Phải quy định tốc giới hạn khác nhau cho từng loại xe, trên từng
làn đường tránh:
+ Các phương tiện tham gia giao thông không đi với tốc độ quá
lớn
+ Các phương tiện đi sai làn đường
=> Giảm thiểu tai nạn giao thông
- Tốc độ lưu thông càng cao thì khoảng cách an toàn tối thiểu
giữa hai xe càng phải xa
+ Đối với tốc độ nhỏ hơn hoặc bằng 60 km/h thì khoảng cách an
toàn tối thiểu là 35 m
+ Đối với tốc độ từ 60 đến 80 km/h thì khoảng cách là 55 m
+ Từ 80 đến 100 thì khoảng cách là 70 m
+ Từ 100 đến 120 thì khoảng cách là 100 m
=> Tốc độ càng cao thì thời gian di chuyển càng nhanh, chính vì
vậy khoảng cách an toàn càng phải lớn để tránh xảy ra tai nạn.
LUYỆN TẬP 2
Phân tích hình dưới để nêu rõ vì sao khi tốc độ lưu thông càng
cao thì khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe càng phải xa
hơn

Trả lời:
Từ bảng trên, ta thấy:
Đi với tốc độ càng lớn thì khoảng cách an toàn tối thiểu càng
lớn. Đi tốc độ càng cao thì càng phải cần có nhiều thời gian để
hãm phanh, xử lí tình huống bất ngờ. Nếu không tuân thủ
khoảng cách an toàn trên sẽ xảy ra tai nạn giao thông.
Tốc độ này phụ thuộc vào từng loại đường và xe tham gia giao
thông
Luyện tập vận dụng
Phân tích những tác hại có thể xảy ra khi các phương tiện giao
thông không tuân theo những quy định về tốc độ và khoảng
cách an toàn.
Trả lời:
Những tác hại có thể xảy ra khi các phương tiện giao thông
không tuân thủ những quy định về tốc độ và khoảng cách an
toàn:
- Xảy ra va chạm, tai nạn giao thông, gây thiệt hại về người và
của.

- Để lại những mất mát to lớn sau tai nạn: mất người thân,
người còn sống mang trên mình bệnh tật suốt đời,…

- Tạo ra gánh nặng kinh tế cho gia đình người gây tai nạn khi
phải đền bù thiệt hại, tổn thất về tài sản và tinh thần cho gia
đình người bị hại.

Sách bài tập:
Bài 11.1:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khoảng cách
an toàn giữa các xe đang lưu thông trên đường?
A. Khoảng cách an toàn là khoảng cách đủ để phản ứng, không
đâm vào xe trước khi gặp tình huống bất ngờ.
B. Khoảng cách an toàn tối thiểu được quy định bởi Luật Giao
thông đường bộ.
C. Tốc độ chuyển động càng cao thì khoảng cách an toàn phải
giữ càng lớn.
D. Khi trời mưa hoặc thời tiết xấu, lái xe nên giảm khoảng cách
an toàn.
Trả lời:
Đáp án là: D
D – sai vì khi trời mưa hoặc thời tiết xấu, lái xe nên tăng
khoảng cách an toàn
Bài 11.4:
Bài 11.5:
Em được phân công soạn một bộ quy tắc ứng xử dành cho
các bạn học sinh để đảm bảo an toàn giao thông trên đường
đi học mỗi ngày. Hãy nêu nội dung bộ quy tắc ứng xử của
em.
Trả lời

Bộ quy tắc ứng xử dành cho các bạn học sinh để đảm bảo an
toàn giao thông:
- Kiểm tra phương tiện trước khi khởi hành.
- Đi bên phải, đúng phần đường, làn đường.
- Tuân thủ nghiêm các biển báo, chỉ dẫn.
- Đi đúng tốc độ cho phép.
- Tỉnh táo, tập trung khi lái xe.
- Giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện.
- Tôn trọng, nhường nhịn, giúp đỡ mọi người

You might also like