You are on page 1of 7

CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG

“An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp trung học cơ sở
Dành cho học sinh
Năm học 2023 – 2024
(Bài thi gồm 02 phần: Trắc nghiệm và Tự luận)
Họ và tên: Vũ Hoàn Vũ

Lớp: 8A
Trường: THCS Hợp Tiến
Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 31/3/2010
Địa chỉ nhà trường: xã Hợp Tiến – huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên
Số điện thoại di động: 0977 942 505
Email (nếu có): vuhoanvu3103gmail.com

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)

Câu 1. Hành vi đi xe đạp nào dưới đây vi phạm quy tắc giao thông đường bộ?
A. Đi vào phần đường, làn đường dành cho xe đạp, xe thô sơ và đi về phía bên
phải theo chiều đi của mình.
B. Sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh khi đang điều khiển
phương tiện.
C. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển xe đạp cần giảm tốc độ và có tín
hiệu báo hướng rẽ.
D. Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và các hiệu lệnh của người điều khiển giao
thông.
Câu 2. Khi đang lên dốc, người ngồi trên xe mô tô có được phép kéo, đẩy theo
người đang điều khiển xe đạp không?
A. Chỉ được phép thực hiện khi tất cả đều đội mũ bảo hiểm.
B. Chỉ được phép thực hiện trên đoạn đường vắng.
C. Không được phép thực hiện.
D. Chỉ được phép khi người đi xe đạp đã quá mệt.
1
Câu 3. Trường hợp nào dưới đây, người lái xe phải giảm tốc độ, chú ý quan sát và
chuẩn bị sẵn sàng đối mặt với những tình huống có thể xảy ra để phòng ngừa tai nạn?
A. Khi gặp biển chỉ dẫn trên đường.
B. Khi gặp biển báo nguy hiểm trên đường.
C. Khi gặp biển báo hết mọi lệnh cấm.
D. Khi gặp biển báo hết hạn chế tốc độ tối đa cho phép.
Câu 4. Chọn phương án điền các từ còn thiếu trong nội dung mô tả các bước về
“Đội mũ bảo hiểm an toàn” sau đây.
“Chọn mũ bảo hiểm vừa với …, bảo đảm …; mở … sang hai bên, đội mũ vào đầu;
chỉnh dây quai mũ hai bên cho sát phía dưới tai; cài … ôm dưới cằm sao cho có thể luồn
… giữa cằm và quai mũ.”
A. kích cỡ đầu – đạt chuẩn – dây quai mũ – khóa quai mũ – hai ngón tay.
B. sở thích – an toàn – dây quai mũ – khóa quai mũ – hai ngón tay.
C. kích cỡ đầu – chắc chắn – khóa quai mũ – dây quai mũ – bàn tay.
D. sở thích – đạt chuẩn – dây quai mũ – khóa quai mũ – bàn tay.
Câu 5. Luật Giao thông đường bộ quy định người điều khiển xe thô sơ, xe cơ giới và
xe máy chuyên dùng phải đi như thế nào trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn
đường?
A. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường phù hợp không gây cản trở
giao thông, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải.
B. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe thô
sơ phải đi trên làn đường bên trái.
C. Xe thô sơ đi trên làn đường phù hợp không gây cản trở giao thông, xe cơ giới,
xe máy chuyên dung đi trên làn đường bên phải.
D. Xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy
chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
Câu 6. Theo quy định hiện hành, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển
xe mô tô, xe gắn máy kể cả xe máy điện sẽ bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
C. Người điều khiển phương tiện bị phạt cảnh cáo.
D. Người điều khiển phương tiện bị phạt cảnh cáo và bị tạm giữ phương tiện 07
ngày.

2
Câu 7. Khi gặp hiệu lệnh của người điều khiển giao thông dang ngang hai tay
hoặc một tay, người tham gia giao thông phải thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao
thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người
điều khiển giao thông được đi.
B. Người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển giao
thông dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau người điều khiển giao
thông được đi.
C. Người tham gia giao thông ở phía trước, phía sau, bên trái, bên phải của
người điều khiển giao thông phải giảm tốc độ và dừng lại trước vạch dừng.
D. Người tham gia giao thông ở phía trước, phía sau, bên trái, bên phải của
người điều khiển giao thông phải nhanh chóng tăng tốc và vượt qua điểm giao nhau.
Câu 8. Biển báo nào dưới đây chỉ đường dành cho người đi bộ, các loại xe
không được phép đi vào?

Biển 1 Biển 2 Biển 3


A. Biển 1; B. Biển 2;
C. Biển 3; D. Cả 3 biển.
Câu 9. Biển báo nào dưới đây báo hiệu sắp đi đến đoạn đường đôi có dải phân
cách cứng ở giữa?

A. Biển 1 B. Biển 2
C. Biển 3 D. Biển 4

3
Câu 10. Trong tình huống dưới đây, theo hướng mũi tên, những hướng nào dưới đây
người điều khiển xe đạp điện được phép đi?

A. Hướng 1. B. Hướng 2 và 3.
C. Hướng 1 và 3. D. Hướng 1, 2 và 3.

PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN


Đọc tình huống sau đây:
Nhân dịp vừa mới được bố mẹ mua cho chiếc xe đạp điện mới để đi học,
bạn A (học sinh lớp 8) đã mời hai người bạn thân của mình đi ăn kem. Sau giờ tan
học, bạn A đèo hai bạn đến quán kem gần trường và cả ba bạn đều không đội mũ
bảo hiểm. Trên đường đi, do mải nói chuyện nên bạn A đã lao xe vào ổ gà và bị
ngã ra đường, cả 3 bạn đã được người dân đưa vào trạm y tế gần đó để sơ cứu, 3
bạn bị trầy sát chân tay và xe bị hư hỏng nhẹ.
Em hãy:
1. Nhận xét về hành vi tham gia giao thông của 3 bạn trên.
2. Vận dụng những kiến thức đã học về chương trình “An toàn giao
thông cho nụ cười ngày mai” cấp THCS, em hãy trình bày những biện pháp để góp
phần vào việc tuyên truyền nâng cao ý thức tham gia giao thông ở trường học hoặc
ở địa phương nơi em sinh sống.
Trả lời:
1. Hành vi tham gia giao thông của 3 bạn trong tình huống trên là không
đúng quy định và cần được cải thiện. Đầu tiên, việc không đội mũ bảo hiểm khi đi
xe đạp điện là vi phạm quy định về an toàn giao thông. Thứ hai, Theo quy định tại

4
Điều 31 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người điều khiển xe đạp chỉ được chở
một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai
người. Theo như tình huống trên là đã vi phạm không đảm bảo an toàn khi tham
gia giao thông. Bên cạnh đó, việc mải mê nói chuyện và không tập trung lái xe nên
đã gây tai nạn và gây thương tích cho cả ba bạn. Cả ba bạn ấy đã được người dân
đưa vào trạm y tế gần đó để sơ cứu, ba bạn bị trầy sát chân tay và xe bị hư hỏng
nhẹ.Tuy nhiên nếu tai nạn mà bị nặng thì có thể ba bạn đã mất đi sinh mạng hoặc
Điều này chỉ ra rằng việc không tuân thủ quy tắc giao thông và không đảm bảo an
toàn khi tham gia giao thông có thể gây nguy hiểm và gây hại cho bản thân và
người khác. Từ tình huống trên, chúng ta có thể rút ra nhận xét về tầm quan trọng
của việc tuân thủ quy tắc giao thông, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông và
sự chú ý khi lái xe. Việc đội mũ bảo hiểm, tuân thủ quy tắc giao thông và tập trung
lái xe là những yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác
khi tham gia giao thông.

2.
Công nghệ hiện đại càng ngày càng cho ra đời nhiều loại phương tiện giao
thông khác nhau, từ thô sơ cho đến hiện đại. Các phương tiện ấy ra đời khiến con
người thuận tiện hơn trong việc đi lại, vận chuyển trong khoảng cách xa. Tuy vậy,
chúng ta lại phải đối diện với một vấn đề khác đó chính là vấn đề về an toàn giao
thông ở trường học và cả địa phương. Đây là vấn đề cấp thiết ảnh hưởng lớn đến
cuộc sống và sự tính mạng con người
Những năm gần đây, số học sinh THCS từ thành thị đến nông thôn đi xe đạp
điện, xe máy điện, mô tô, xe gắn máy đến trường gia tăng đáng kể. Không ít học
sinh đi xe gắn máy không đúng độ tuổi, không đúng phân khối theo quy định của
Luật Giao thông đường bộ, trong khi các cơ quan chức năng chưa thể kiểm soát.
Đến giờ tan trường, tại cổng trường hoặc các dịch vụ gửi xe gần trường, dòng xe
gắn máy, xe đạp điện của học sinh nối đuôi nhau, tranh đua nhau chạy khiến những
người lớn tham gia giao thông nhiều khi phát hoảng, phải tạt vào sát vỉa hè vừa để
bảo đảm an toàn cho mình, vừa để nhường đường các cô, cậu học sinh. Chính vì
vậy, số vụ tai nạn giao thông xảy ra mà nguyên nhân bắt nguồn từ các học sinh,
sinh viên vẫn không hề thuyên giảm, khiến dư luận xã hội quan ngại.
Tuy nhiên cũng có rất nhiều bạn học sinh đã ý thức đội mũ bảo hiểm khi
tham gia giao thông, nhận thức được đường đô thị xe rất đông nên mỗi khi đến
trường em đều chạy xe cẩn thận, quan sát đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó nhà
trường cần tổ chức những buổi tuyên truyền về an toàn giao như buổi nói chuyện,
thảo luận, hoặc trình chiếu về quy tắc giao thông, tầm quan trọng của việc đội mũ
bảo hiểm, và những hậu quả nếu không tuân thủ quy định. Trong các buổi học
5
ngoại khóa nhà trường cũng có thể tổ chức các hoạt động thực hành như: các buổi
thực hành lái xe đạp an toàn, giúp học sinh nắm vững các quy tắc và kỹ năng lái xe
đạp đúng cách. Xây dựng bảng thông báo và poster có thể thiết kế và treo bảng
thông báo, poster về an toàn giao thông ở các điểm tập trung của trường, nhắc nhở
mọi người tuân thủ quy tắc giao thông. Vận động học sinh tích cực tham gia các
cuộc thi về an toàn giao thông để rèn kỹ năng và kiến thức của mình, và sau đó
chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức này với bạn bè và cộng đồng. Đồng thời nhà
trường cần tạo ra một môi trường thân thiện với an toàn giao thông mọi người đều
tự giác tuân thủ quy tắc giao thông và khuyến khích nhau làm điều đó.
Bạn nghĩ sao khi chứng kiến những bài báo, những thông tin được đăng tải
về những vụ tai nạn thương tâm dạo gần đây? Bạn nghĩ sao khi vấn đề an toàn của
chúng ta đang bị đe dọa bởi chính những con người giống chúng ta, thậm chí bởi
chính những hành vi của chúng ta khi tham gia giao thông? Vấn đề an toàn giao
thông không chỉ là vấn đề mang tính chất lâm thời mà nó đã trở thành vấn đề muôn
thuở được cả xã hội quan tâm và lo lắng.
Nguyên nhân khiến cho vấn đề này trở thành đề muôn thuở tại nước ta là gì?
Tiên trách kỉ, hậu trách nhân. Nguyên nhân đầu tiên gây ra tai nạn giao thông chính
là do bản thân người tham gia giao thông không chấp hành đúng quy định, nội quy
an toàn giao thông, vượt đèn đỏ,không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, đánh võng, dàn
hàng trên đường thậm chí nhiều xe nhỏ ngang nhiên lấn đường dành cho xe có
trọng tải lớn dẫn đến những tai nạn kinh hoàng. Cũng có thể là do sự lơ đãng, mất
tập trung của người điều khiển phương tiện giao thông, uống rượu khi tham gia
giao thông. Không chỉ những người tham gia giao thông với phương tiện dưới lòng
đường mà chính những người đi bộ, những người bán hàng rong cũng đi tràn lan,
lấn vỉa hè gây ùn tắc giao thông, chặn đường đi… Cũng có nguyên nhân bởi cơ sở
hạ tầng và điều kiện của phương tiện tham gia giao thông không đủ độ đảm bào an
toàn. Máy móc đã cũ kĩ, lòng đường hẹp, nhiều hố, ổ gà, ổ voi…
Mỗi khi tham gia giao thông, mọi người có ai từng nghĩ đến những người
xung quanh mình không hay chỉ nghĩ cho bản thân muốn vượt lên trước? Nhân
gian có câu “Nhanh một phút, chậm cả đời”. Một vụ tai nạn giao thông xảy ra đem
lại rất nhiều những hậu quả đáng tiếc:mất tiền, mất của, mất sức khỏe do di chứng
tai nạn thậm chí còn phải trả giá bằng cả mạng sống của chính mình và ngươì xung
quanh.
Mỗi giờ, mỗi phút có biết bao nhiêu vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra. Mỗi người
dân hãy biết chấp hành đúng luật an toàn giao thông, đi đường cẩn thận, quan sát
sẽ khiến cho các vụ giao thông giảm. An toàn giao thông là điều quan trọng cho bất
kì cá nhân và cả xã hội, bởi có biết bao nhiêu người đang tham gia giao thông.

6
Việc chấp hành các nội dung trong điều luật về an toàn giao thông sẽ góp phần
giảm thiểu số vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra, số vụ tai nạn giảm thiểu, thì số người
chết và bị thương do những tai nạn gây ra cũng giảm và những thương tâm mất
mát về người và tài sản của người thân gia đình cũng không còn. Đau thương biết
bao khi cảnh con mất mẹ, vợ mất chồng, bố mẹ mất đi đứa con, cảnh người đầu
bạc tiễn người đầu xanh. Một xã hội mà người dân có ý thức chấp hành đúng quy
định cũng như điều luật nhà nước đưa ra, luật giao thông nghiêm ngặt, mọi người
đều được trang bị những kỹ năng tốt thì xã hội ấy sẽ văn minh hơn, đẹp và an toàn
hơn. Mỗi chúng ta là một cá nhân trong xã hội để thực hiện được an toàn giao
thông thì cần tự xác lập cho mình ý thức trách nhiệm về việc chấp hành những quy
định khi tham gia giao thông, bất cứ sự thoả hiệp với bản thân nào thì đó cũng là
hành động hết sức nguy hiểm. An toàn giao thông giúp con người có thái độ tự
nguyện, thành thật để thực hiện, biết suy nghĩ đến sự an toàn của chính mình thì
chúng ta sẽ không có những hành động sai lầm để rồi hối tiếc không kịp.
An toàn khi tham gia giao thông luôn là dấu chấm hỏi lớn của toàn xã hội.
Ai ai cũng mong muốn được bảo đảm sự an toàn khi tham gia giao thông. Nhưng
hầu hết họ lại không tự ý thức được rằng an toàn do chính mình tạo ra, tính mạng
là do chính mình bảo vệ. Không ai có thể bảo vệ bạn 24 trên 24 và chắc chắn rằng
bạn luôn được an toàn. Sự chuyển biến phức tạp của giao thông ngày nay càng đòi
hỏi sự nghiêm túc và trách nhiệm của chính bạn. Khi tham gia giao thông bạn nên
tuyệt đối tuân thủ luật giao thông ở mọi lúc mọi nơi làm gương cho người khác và
có cơ hội hãy tuyên truyền giải thích để mọi người xung quanh bạn hoặc người
thân hiểu hơn về an toàn giao thông và sự ảnh hưởng của nó đối với người khác và
với xã hội đặc biệt là các em nhỏ có thể còn chưa được hiểu hết được thì nó càng
quan trọng vì thế hệ trẻ chính là tương lai của đất nước. Mỗi chúng ta đều là một
con nguời bé nhỏ sống trong cùng một xã hội. Hãy cứu lấy chính bản thân mình,
cứu lấy những người bên cạnh mình bằng cách tham gia giao thông an toàn, lành
mạnh. Đừng đem mạng sống của mình, của nguời thân hay bất kì một con người
nào khác dễ dàng dâng cho Tử thần. Chỉ cần chung tay cùng nhau,chúng ta có thể
làm được.

You might also like