You are on page 1of 2

Câu 1:

Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại


* Thuận lợi:
Sinh vặt nhiệt đới phát triển quanh năm
Cây cối quanh năm ra hoa kết quả
Tạo điều kiện tăng vụ, xen canh, đa canh cho cây trồng
Ngoài sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, còn có sản phẩm của ôn đới á nhiệt đới.
* Khó khăn: Thiên tai, bất trắc, khí hậu diễn biến thất thường và phức tạp.
Câu 2:
Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động
quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hậu hoạt
động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
Câu 3:

Nhận xét sự phân bố của các nhóm đất của nước ta:
- Đất feralit đồi núi thấp chiếm tỉ trọng và qui mô lớn nhất (65%), diện tích đất tự nhất, vì nước
ta chủ yếu là đồi núi thấp.
- Đất phù sa chiếm tỉ trọng và qui mô đứng thứ hai, 24% diện tích đất tự nhiên, tập trung chủ yếu
ở các đồng bằng, nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
- Đất mùn núi cao chiếm tỉ trọng và qui mô nhỏ nhất, 11% diện tích đất tự nhiên, vì diện tích núi
cao nước ta ít.
Câu 4:
Biến đổi khí hậu làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng đến đời sống và
sản xuất:
- Số cơn bão có xu hướng tăng, diễn biến bất thường (ví dụ năm 2020).
- Hạn hán, lũ lụt xuất hiện nhiều và khắc nghiệt hơn.
- Rét đậm, rét hại xuất hiện thường xuyên hơn.
Câu 5:
Đối với thủy văn
- Tác động đến sông ngòi: tác động đến thủy chế của sông ngòi và làm cho chế độ nước sông
thay đổi thất thường.
- Tác động tới hồ đầm và nước ngầm: mực nước ở các hồ đầm xuống thấp, mực nước ngầm thấp
hơn so với trung bình nhiều năm.
Câu 6:
- Lớp phủ thổ nhưỡng nước ta có tính chất nhiệt đới gió mùa:
+ Khí hậu nóng ẩm của nước ta đã làm cho quá trình phong hoá đá mẹ diễn ra mạnh mẽ tạo ra
một lớp phủ thổ nhưỡng dày.
+ Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở nước ta, hình thành các loại đất feralit
điển hình cho thổ nhưỡng Việt Nam. Đất có đặc điểm nghèo mùn, chua.
+ Tính chất phân mùa của khí hậu Việt Nam với sự xen kẽ giữa hai mùa khô và mưa đã làm
tăng cường quá trình tích luỹ ôxít sắt, ôxít nhôm tạo thành các tầng kết von hoặc đá ong ở vùng
trung du, miền núi.
+ Lượng mưa lớn lại tập trung vào mùa mưa làm gia tăng hiện tượng xói mòn, rửa trôi ở vùng
đồi núi. Đất bị xói mòn, rửa trôi sẽ theo các dòng chảy ra sông ngòi và bồi tụ ở vùng đồng bằng
hình thành đất phù sa.
Câu 7:
- Nhiệt độ trên trái đất ngày càng cao khiến mực nc biển đang dần dâng lên
- Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán,...
- Thiên tai xuất hiện nhiều khiến mùa màng ko ổn định, khó nuôi trồng, sản lượng nông sản
ngày càng giảm sút,...
- Nhiều dịch bệnh do kí sinh trùng, muỗi,... xuất hiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của
con người, vật nuôi,...
Câu 8:
Các yếu tố của tự nhiên là một trong những nguyên nhân khiến đất trồng bị suy thoái như: vận
động địa chất của trái đất: Sóng thần, sạc lở đất, sông suối thay đổi dòng chảy, do thay đổi thời
tiết: Mưa, nắng, gió, bão,…
Do con người thực hiện chặt rừng, đốt rừng, đốt nương làm rẫy, xây dựng nhà cửa, việc lạm
dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, các chất hóa học.
Trồng độc canh một loại cây sẽ dẫn đến hệ sinh thái mất cân bằng, rác thải của con người không
được xử lý hợp lý, rác thải tràn lan dẫn đến đất bị nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm đất, con người
khai thác khoảng sản một cách quá đà.
Câu 9:
- Ý kiến “Việc bón nhiều phân hóa học và phun thuốc bảo vệ thực vật sẽ làm cho đất bị thoái
hóa” hoàn toàn đúng.
- Giải thích: Vì phân hóa học sẽ làm cho đất ngày càng chặt, mất dần chất dinh dưỡng, đất trở
nên chua... phun thuốc bảo vệ thực vật sẽ làm ô nhiễm đất, chất độc xâm nhập sâu vào trong đất,
cần có nhiều thời gian để phân hủy.
Câu 10:
- Tính đa dạng sinh học ở Việt Nam ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng nên việc bảo tồn đa
dạng sinh học trở thành vấn đề cấp thiết hiện nay ở nước ta:
+ Suy giảm số lượng cá thể, loài sinh vật: số lượng cá thể, các loài thực vật, động vật hoang dã
suy giảm nghiêm trọng. Một số loài thực vật, động vật có nguy cơ tuyệt chủng, ví dụ như: nhiều
loài cây gỗ quý (đinh, lim, sến, táu,…); nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm (voi, hổ, bò tót, tê
giác,…)
+ Suy giảm hệ sinh thái: Các hệ sinh thái rừng nguyên sinh bị phá hoại gần hết, chỉ còn chủ yếu
là rừng thứ sinh; các hệ sinh thái rừng ngập mặn, các hệ sinh thái biển cũng đứng trước nguy cơ
bị tàn phá bởi con người.
+ Suy giảm nguồn gen: việc suy giảm số lượng cá thể cộng với suy giảm số lượng loài đã khiến
nguồn gen suy giảm.

You might also like