You are on page 1of 7

Thực hiện trật tự an toàn giao thông

1. Tình hình tai nạn giao thông hiện nay:


- Đã từ rất lâu rồi, tình trạng giao thông tại Việt Nam, đặc biệt là tại các thành phố
lớn như Hà Nội hay Hồ Chí Minh, ùn tắc giao thông luôn là vấn đề nhức nhối đối
với người dân sinh sống trong khu vực đó.
- Kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao kèm theo đó là những vấn
đề niên quan đến giao thông đường bộ, ùn tắc, tai nạn giao thông mà ít ai nhận ra
mối liên hệ giữa chúng.
* Nguyên nhân:
+ Người điều khiển phương tiện vi phạm làn đường, phần đường
+ Vi phạm tốc độ xe chạy, đi quá sát xe đằng trước, lạng lách đánh võng
+ Sử dụng di động khi đang lái xe
+ Lái xe sử dụng rượu bia
+ Lái xe sử dụng ma túy
+ Đặt quá nhiều các biển báo cấm, các biển báo hiệu giao thông trên cùng một
đoạn đường
+ Đường nhỏ, hẹp, nhiều đoạn đường xuống cấp một cách trầm trọng
2. Một số quy định về đi đường:
a. Các loại tín hiệu giao thông:
- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
- Tín hiệu đèn.
- Hệ thống biển báo.
+ Biển báo cấm: Hình tròn, viền đỏ - thể hiện điều cấm.
+ Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác, viền đỏ - thể hiện điều nguy hiểm, cần đề
phòng.

+ Biển hiệu lệnh: Hình tròn, nền xanh lam - báo điều phải thi hành.
+ Biển chỉ dẫn: Hình chữ nhật (vuông) nền xanh lam - báo những định hướng cần
thiết hoặc những điều có ích khác.

+ Biển báo phụ: Hình chữ nhật ( vuông)- thuyết minh, bổ sung để hiểu rõ hơ các
biển báo khác.
- Vạch kẻ đường.
- Hàng rào chắn, tường bảo vệ...
b. Quy định về đi đường:
* Đối với người đi bộ:
- Đi đúng phần đường quy định.
- Tuân thủ các tín hiệu giao thông.
- Không nên đi dưới lòng đường, vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm,...
* Đối với người đi xe đạp, xe máy:
Phải:
+ Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện.
+ Đi đúng phần đường quy định, đi đúng chiều.
+ Đi bên phải.
+ Tuân thủ các tín hiệu giao thông.
Không:
+ Lạng lách, đánh võng, buông thả 2 tay.
+ Mang, vác vật cồng kềnh.
+ Sử dụng ô, điện thoại khi lái xe.
+ Kéo hoặc đẩy các phương tiện khác.
+ Chở quá số người quy định.
* Đối với người đi ô tô, xe buýt:
Phải:
+Thắt dây an toàn (nếu có).
+Đợi xe dừng hẳn rồi mới lên xe hoặc xuống xe.
+ Tuân thủ các tín hiệu giao thông.
Không:
+ Cho chân, tay, đầu ra ngoài cửa xe khi xe đang di chuyển.
+Vượt quá tốc độ, uống rượu bia khia lái xe.
c, Quy định về an toàn đường sắt:
+ Không chơi đùa trên đường sắt.
+ Không cho đầu, chân, tay ra ngoài khi tàu đang chạy.
+ Không ném đá và các vật gây nguy hiểm lên tàu và từ trên tàu xuống.
+ Không đi qua đường tàu khi tàu chuẩn bị chạy qua.

3, Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện trật tự an toàn giao thông
- Tự giác học tập, tìm hiểu các kiến thức về an toàn giao thông.
- Tự giác chấp hành hệ thống báo hiệu và quy định về an toàn giao thông.
- Tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia giao thông an toàn.

4, Trắc nghiệm nhanh:


Câu 1: Bao nhiêu tuổi thì được điều khiển xe gắn máy với dung tích xi – lanh dưới
50cm3?
A. 13 B. 14 C. 15 D. 16
C2: Tại nơi đồng thời có biển báo/ đèn tín hiệu giao thông và người điều khiển
giao thông thì chúng ta phải đi theo hiệu lệnh của:

A. Tín hiệu giao thông B. Người điều khiển giao thông

Câu 3: Trường hợp nào sau đây xe máy được chở 3 người?
A. Chở người bệnh đi cấp cứu.
B. Chở trẻ em dưới 15 tuổi.
C. Chở cụ già.
Câu 4: Biển báo nào sau đây cấm xe mô tô 2 bánh đi vào?

ĐÚNG
Câu 5: Tan học về giữa trưa, đường vắng, muốn thể hiện với các bạn mình, Hưng
đi xe đạp thả 2 tay và đánh võng lượn lách. Không may, Hưng vướng phải quang
gánh của một bà bán rau đi bộ cùng chiều dưới lòng đường.
Theo em, ai là người vi phạm trong tình huống này? Vì sao? CẢ 2 ĐỀU SAI

You might also like