You are on page 1of 75

CHUYÊN ĐỀ 2

BÀI 14: THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG


(Lớp 6)
I. Kiến thức cơ bản:
1. Nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông:
- Do ý thức của người tham gia GT chưa tốt, đường xấu và hẹp, người tham gia GT
đông, phương tiện GT không đảm bảo an toàn, ... Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất
là do ý thức của người tham gia GT (kếm hiểu biết PL về ATGT hoặc biết nhưng không
tự giác chấp hành).
2. Những quy định của PL đối với người đi bộ, đi xe đạp, quy định đối với trẻ em:
a) Quy định đối với người đi bộ: Phải đi trên hè phố, lề đường, trường hợp đường
không có hè phố, lề đường thì phải đi sát mép đường. Người đi bộ chỉ được qua đường
ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người
đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
b) Đối với người đi xe đạp: Không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng; không đi
vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác; không sử dụng ô, điện
thoại di động; không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, mang vác và chở vật cồng kềnh;
không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh.
c) Đối với trẻ em: Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn. Trẻ em dưới 16
tuổi không được lái xe gắn máy.
3. Tín hiệu đèn GT và một số biển báo thông dụng trên đường:
a) Về tín hiệu đèn GT:
- HS nhận biết được ý nghĩa các tín hiệu đèn: tín hiệu xanh là được đi, tín hệu đỏ là cấm
đi, tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng
thì được đi tiếp.
a) Về một số biển báo thông dụng trên đường:
- Mô tả được hình dạng, màu sắc của 3 loại biển báo: biển báo cấm, biển báo nguy
hiểm, biển hiệu lệnh; phân biệt được sự khác nhau giữa các loại biển nêu trên và căn cứ
vào hình vẽ trên biển để nhận biết được một số biển báo thông dụng.
4. Ý nghĩa của việc thực hiện trật tự, an toàn giao thông:
- Bảo đảm ATGT cho mình và cho mọi người, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây hậu
quả đau lòng cho bản thân và mọi người.
- Bảo đảm cho GT được thông suốt, tránh ùn tắc, gây khó khăn trong GT, ảnh hưởng
đến mọi hoạt động của XH.
5. Trách nhiệm của công dân HS:
- Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm PL về TT, ATGT.
- Biết thực hiện đúng quy định về TT, ATGT và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện tốt.
- Phải luôn quan tâm tìm hiểu quy định về TT, ATGT để không vi phạm; có thái độ vui
vẻ, tự giác chấp hành các quy định.
- Đồng tình, ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm TT,
ATGT.
II. Câu hỏi (bài tập) nâng cao:
Câu 1: Em hãy nêu một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ? Theo em
nguyên nhân nào là phổ biến? Trình bày một số quy định của pháp luật đối với người đi
xe đạp và đối với trẻ em? Vì sao phải thực hiện trật tự, an toàn giao thông?

Trả lời:

* Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông:

Do ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt, đường xấu và hẹp, người tham gia
giao thông đông, dân số tăng nhanh, phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều
và không đảm bảo, sự quản lí của nhà nước về đảm bảo trật tự an toàn giao thông còn
nhiều hạn chế… Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là do ý thức của người tham gia
giao thông (kém hiểu biết pháp luật về an toàn giao thông hoặc biết nhưng không tự
giác chấp hành).

* Nguyên nhân phổ biến nhất:

- Do ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt như: Biết nhưng không tự giác chấp
hành trật tự an toàn giao thông.

* Quy định của PL đối với người đi xe đạp:

- Không dàn hàng ngang, lạng lách, đánh võng. Không đi vào phần đường dành cho
người đi bộ hoặc các phương tiện khác. Không sử dụng ô, điện thoại di động. Không sử
dụng xe để kéo đẩy xe khác, mang vác và trở vật cồng kềnh. Không buông cả hai tay
hoặc đi xe bằng một bánh.

* Quy định của PL đối với trẻ em:

- Trẻ em 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn.Trẻ em dưới 16 tuổi không được lái xe
gắn máy.

* Phải thực hiện trật tự ATGT vì:

- Bảo đảm an toàn giao thông cho mình và cho mọi người, tránh tai nạn đáng tiếc xảy
ra, gây hậu quả đau lòng cho bản thân và cho mọi người.

- Bảo đảm cho giao thông được thông suốt, tránh ùn tắc, gây khó khăn trong giao thông,
ảnh hưởng đến mọi hoạt động của xã hội.

Câu 2: Tai nạn giao thông để lại những hậu quả như thế nào? Vì sao mỗi chúng ta cần
phải nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ? Nêu hai giải pháp của nhà
nước ta góp phần hạn chế tình trạng tai nạn giao thông? Chủ đề An toàn giao (ATGT)
thông năm 2022 đã được Uỷ ban ATGT Quốc gia phát động là gì?
Trả lời:

- Những hậu quả do TNGT gây ra là:


+ Gây thiệt hại về người, tài sản, để lại thương tật vĩnh viễn, gây ra nỗi đau đớn, mất
mát cho bản thân, GĐ và xã hội.
+ Gây ùn tắc, ảnh hưởng đến gia thông và các hoạt động kinh tế.
- Việc thực hiện tốt trật tự an toàn giao thông có ý nghĩa:
+ Bảo đảm ATGT cho mình và cho mọi người, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây hậu
quả xấu cho bản thân, GĐ và xã hội.
+ Bảo đảm cho giao thông được thông suốt, tránh ùn tác, gây khó khăn trong giao
thông, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của xã hội.
- Hai giải pháp của Nhà nước ta góp phần hạn chế tình trạng tai nạn giao thông:
+ Xử lý triệt để các lỗi là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông như: xe chở quá số
người, chạy quá tốc độ quy định; tránh, vượt sai quy định; đi không đúng phần đường,
….
+ Cần phải phạt nặng tất cả đối tượng gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông như họp
chợ, mua bán, chăn thả gia súc, phơi rơm rạ, thóc lúa... trên các trục đường….
- Chủ đề An toàn giao thông (ATGT) thông năm 2022 đã được Uỷ ban ATGT Quốc
gia phát động là: “xây dựng văn hoá giao thông an toàn gắn với kiểm soát hiệu quả
dịch covid-19”.

Câu 3: Em hãy cho biết hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ bao gồm những gì?
Nêu đặc điểm, ý nghĩa của biển báo giao thông đường bộ thông dụng của nước ta? Là
công dân học sinh, em cần làm gì để góp phần thực hiện trật tự an toàn giao thông?
Thắng nào trong năm được lấy là “Tháng an toàn giao thông”? Tại sao?
Trả lời:
* Hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ bao gồm: Hiệu lệnh của người điều khiển
giao thông; tín hiệu đèn giao thông; biển báo hiệu; vạch kẻ đường; cọc tiêu hoặc tường
bảo vệ; hàng rào chắn.
* Đặc điểm, ý nghĩa của các nhóm biển báo giao thông thông dụng:
- Biển báo cấm: hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều cấm
- Biển báo nguy hiểm; hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen
thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng.
- Biển báo hiệu lệnh: hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo điều
phải thi hành.
* Trách nhiệm của công dân - học sinh:
- Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn
giao thông.
- Biết thực hiện đúng quy định về trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng
thực hiện.
- Tôn trọng những quy định về trật tự an toàn giao thông.
- Đồng tình, ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm trật
tự an toàn giao thông.
* Tháng 9 hàng năm được chọn là tháng “An toàn giao thông”, vì: tháng 9 là tháng
học sinh, sinh viên bước vào năm học mới, thực hiện tháng an toàn giao thông nhằm
giáo dục nâng cao ý thức văn hoá giao thông cho các em. Nhắc nhở, cảnh báo mọi
người chấp hành tốt Luật an toàn giao thông để đem lại hạnh phúc cho mình, gia đình,
xã hội.

III. Cập nhật các điều luật mới và thông tin mới:
* Những quy định cần biết dành cho người đi bộ khi tham gia giao thông:

Điều 32: Luật Giao thông đường bộ, người đi bộ phải tuân thủ các quy tắc giao thông
như sau:
1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề
đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc
có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho
người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm
an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện
giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây
trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua
lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi
qua đường.
(+) Nếu vi phạm, người đi bộ sẽ bị phạt theo quy định tại Điều 9, Nghị định
171/2013/NĐ-CP, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và
đường sắt:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Không đi đúng phần đường quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b Khoản
2 Điều này;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ
đường;
c) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao
thông.
2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau
đây:
a) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
b) Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm
an toàn;
c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
3. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc,
trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Khi tham gia giao thông người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe
thô sơ khác được làm gì và không được làm gì?

1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ
em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.

- Người điều khiển xe đạp không được thực hiện các hành vi sau:

+ Đi xe dàn hàng ngang;

+ Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

+ Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

+ Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

+ Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với
xe ba bánh;

+ Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

- Người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau:

+ Mang, vác vật cồng kềnh;


+ Sử dụng ô;

+ Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;

+ Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;

+ Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

2. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai
đúng quy cách.

3. Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành
cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở
phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm
vệ sinh trên đường.

4. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và
che khuất tầm nhìn của người điều khiển.

BÀI 9: GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA Ở CỘNG ĐỒNG DÂN

I. Kiến thức cơ bản:
1. Thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân
cư.
Cộng đồng dân cư là toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực
lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành
chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực
hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.
Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là làm cho đời sống văn hoá tinh
thần ngày càng lành mạnh, phong phú như giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở; bảo vệ
cảnh quan môi trường sạch đẹp; xây dựng tình đoàn kết xóm giềng; bài trừ phong tục
tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan và tích cực phòng, chống các tệ nạn xã hội.
2. Ý nghĩa.
Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là góp phần làm cho cuộc sống
bình yên, hạnh phúc, bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
3. Trách nhiệm của công dân:
Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là trách nhiệm của mỗi
công dân. Học sinh cần tránh những việc làm xấu và tham gia những hoạt động vừa sức
trong việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
Thực hiện và vận động gia đình, hàng xóm cùng thực hiện tốt các quy định về
nếp sống văn hoá của cộng đồng.
Tích cực tham gia các hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng phù
hợp với khả năng: tham gia vệ sinh nơi ở, nơi công cộng; góp phần bài trừ mê tín dị
đoan, phòng, chống tệ nạn xã hội,….
II. Câu hỏi nâng cao:
Câu 1: Thế nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? Ý nghĩa của việc
xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? Nêu trách nhiệm của học sinh trong
việc tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng?
Trả lời:
- Cộng đồng dân cư là toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh
thổ, hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác
với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung. VD: …
- Xây dựng nếp sống văn hóa cộng đồng dân cư là làm cho đời sống văn hóa tinh thần
ngày càng lành mạnh, phong phú như giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở; bảo vệ cảnh
quan môi trường sạch đẹp; xây dựng tình đoàn kết xóm giềng; bài trừ phong tục tập
quán lạc hậu, mê tín dị đoan và tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội. VD: …
- Ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư: Xây dựng nếp sống
văn hóa ở cộng đồng dân cư là góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và
cộng đồng.
- Trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng
đồng:
+ Thực hiện tốt, vận động gia đình, làng xóm cùng thực hiện tốt các quy định về
nếp sống văn hóa của cộng đồng; đồng thời tích cực tham gia những hoạt động xây
dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng phù hợp với khả năng.
VD: Tham gia các hoạt động thể dục thể thao văn hóa văn nghệ ở cộng đồng dân
cư, vệ sinh đường làng ngõ xóm...
+ Đồng tình, ủng hộ các chủ trương xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân
cư và phê phán những thái độ, hành vi đi ngược lại chủ trương đó.
VD; Phòng chống tệ nạn xã hội, đấu tranh tố cáo nhưng tư tưởng lạc hậu như bói
toán mê tín dị đoan.
Câu 2: Theo em việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là trách nhiệm
những tổ chức xã hội và cá nhân nào? Chủ trương của Đảng trong việc "Xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc' có nghĩa là gì?
Trả lời: Việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là trách nhiệm của chính
quyền, các tổ chức chính trị xã hội và tất cả mọi người trong cộng đồng dân cư. Đặc
biệt với bản thân em cũng phải góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân
cư bằng những việc làm cụ thể như: Vệ sinh thôn xóm, phòng chống các tệ nạn xã hội,
bảo vệ cảnh quan môi trường đẹp....
Chủ trương của Đảng trong việc "Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc' nghĩa là xây dựng nền văn hóa trên cơ sở tiếp thu tinh hoa, văn hóa
của nhân loại và đồng thời kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp dân tộc. Vì
trong thời đại ngày nay khi đất nước ngày càng mở rộng, giao lưu rộng rãi với các nước
khác, các dân tộc khác thì việc kế thừa, gìn giữ truyền thống văn hóa của dân tộc là vô
cùng cần thiết. Nó giúp chúng ta có thể tiếp thu một cách có chọn lọc, tiếp thu những
tinh hoa văn hóa của nhân loại để phát triển nền văn hóa Việt nam phong phú, sâu đậm
hơn nhưng vẵn giữ được bản sắc riêng của mình và không bị đồng hóa bởi các dân tộc
khác.
III. Cập nhật thông tin mới có liên quan đến bài học:
*/. Năm 1995, Ủy ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phát động một
phong trào trong nhân dân có liên quan đến việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng
đồng dân cư, đó là phong trào gì?
Trả lời: Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
*/. Giai đoạn 2016-2020 Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc VN đã phát động cuộc vận
động trong nhân dân có liên quan đến việc xây dựng nếp sống văn hóa ở công đồng dân
cư đó là cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn
minh"
Khi xây dựng nông thôn mới cần thực hiện 11 nội dung và 19 tiêu chí.
*/. Ngày truyền thống mặt trận tổ quốc Việt Nam (ngày đại đoàn kết toàn dân) là ngày
nào?
Trả lời: Ngày 18 tháng 11 hàng năm là ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và là ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
BÀI THU HOẠCH CHUYÊN ĐỀ

GV: Trịnh Thị Hiền

Đơn vị công tác: THCS Hà Lĩnh

BÀI 15: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA.


I.Kiến thức cơ bản.
1.Khái niệm.
- Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật và văn hóa vật thể; là sản phẩm tinh
thần vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác. Ví dụ thành nhà Nhà Hồ, Vịnh Hạ Long...
- DSVH phi vật thể bao gồm tiếng nói, chữ viết, lối sống lễ hội, bí quết nghề truyền
thống. Ví dụ: Hát Quan họ Bắc Ninh, Cồng chiêng Tây Nguyên, Hát Xoan Phú Thọ,
Lễ hội Gióng, Ca Trù...
- DSVH vât thể bao gồm di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia. Ví dụ: Thành Nhà Hồ, Phố cổ Hội An, động Phong Nha Kẽ Bàng,
cố đô Huế...
2. Ý nghĩa
-Đối với Việt Nam: là tài sản của dân tộc nói lên truyền thống dân tộc, thể hiện
công đức của tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, kinh nghiệm của dân
tộc trong các lĩnh vực.các thế hệ sau có thể tiếp thu kế thừa truyền thống, kinh nghiệm
đó phát phát triển nền văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc. Ví dụ: Tại những nói có di
sản văn hóa nhà nước cho phát triển du lịch như Vịnh Hạ Long..
-Đối với thế giới: Di sản văn hóa của Việt Nam đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa
thế giới.Một số DSVH của Việt Nam được công nhận là DSVH thế giới để được tôn
vinh, giữ gìn như những tài sản quý giá của nhân loại. Ví dụ Thành Nhà Hồ...
3. Để bảo vệ và phát huy giá trị của DSVH dân tộc, pháp luật nước ta quy định.
- Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy DSVH.
- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu DSVH. Chủ sở hữu
DSVH có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị DSVH.
- Nghiêm cấm các hành vi:
+ Chiếm đoạt, làm sai lệch DSVH.
+ Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại DSVH.
+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai di tích
lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.
+ Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật Quốc gia thuộc di
tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật Quốc
gia ra nước ngoài.
+ Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá để thực hiện những hành vi
trái pháp luật.
4.Trách nhiệm của công dân học sinh
-Biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa; biết đấu tranh, ngăn
chặn những hành vi đó hoặc báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí. Ví dụ:
mua bán cổ vật trái phép…
-Tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo các di sản văn hóa phù hợp với lứa
tuổi.ví dụ: Làm vệ sinh khu di tích lịch sử như đình làng…
-Tôn trọng và tự hào về các di sản văn hóa của quê hương, đất nước.Ví dụ: quan tâm
tìm hiểu phong tục tập quán ở địa phương mình như kéo co, chơi cờ người..
- Biết đấu tranh ngăn chặn những hành vi vi pham về pháp luật bảo vệ DSVH. Ví dụ:
phát hiện có người chiếm đoạt DSVH thì phải ngăn chặn vận động hoặc báo cho người
có trách nhiệm biết để xử lí…
II. Câu hỏi bài tập nâng cao

1.Di sản văn hóa là gì? Hãy kể tên một số di sản văn hóa ở Thanh Hóa mà em biết?
Việc bảo vệ di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa
như thế nào đối với Việt Nam và thế giới? Nêu trách nhiệm của công dân học sinh
trong việc bảo vệ di sản văn hóa?

Trả lời:
-Khái niệm:Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể
là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác.

-- HS kể đúng được 4 di sản văn hóa ở Thanh Hóa (bao gồm cả DSVH vật thể, DSVH
phi vật thể, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa. )
Ví dụ: + Trống đồng Đông Sơn, Thành nhà Hồ, Sầm Sơn, Bến En, Lam Kinh…
Đối với Việt Nam:
+ DSVH, di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh là cảnh đẹp của đất nước, là
tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ
tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc
trên các lĩnh vực.

+ Những di sản, di tích và cảnh đẹp cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đối với thế giới:


DSVH Việt Nam đóng góp vào kho tàng văn hóa thế giới. Một số DSVH việt Nam
được công nhận là DSVH thế giới để được tôn vinh, giữ gìn như những tài sản quý giá
của nhân loại.

Ví dụ: Vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bàng; Cao nguyên đá Đồng văn; Quần thể di tích
Cố đô Huế; Phố cổ Hội An; Nhã nhạc cung đình Huế; Hội Gióng ở phù Đổng-Sóc Sơn;
Văn hóa Công Chiêng Tây Nguyên; khu di tích trung tâm hoàng thành Thăng Long –
Hà Nội; Mộc bản triều Nguyễn; 82 bia tiến sĩ văn miếu Quốc tử giám…

-Trách nhiệm của công dân HS trong việc bảo vệ các DSVH:

-Biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa; biết đấu tranh, ngăn
chặn những hành vi đó hoặc báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí. Ví dụ:
mua bán cổ vật trái phép…
-Tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo các di sản văn hóa phù hợp với lứa
tuổi.ví dụ: Làm vệ sinh khu di tích lịch sử như đình làng…
-Tôn trọng và tự hào về các di sản văn hóa của quê hương, đất nước.Ví dụ: quan tâm
tìm hiểu phong tục tập quán ở địa phương mình như kéo co, chơi cờ người..
- Biết đấu tranh ngăn chặn những hành vi vi pham về pháp luật bảo vệ DSVH. Ví dụ:
phát hiện có người chiếm đoạt DSVH thì phải ngăn chặn vận động hoặc báo cho người
có trách nhiệm biết để xử lí…
2.Thanh Hóa có bao nhiêu DSVH được UNESCO công nhận là DSVH thế giới? Kể tên
10 DSVH ở nước ta được công nhận là DSVH thế giới và phân loại những DSVH đó?
Nêu ý nghĩa của các DSVH?
Trả lời:- Thanh Hóa có1 DSVH được UNESCO công nhận là DSVH thế giới đó là
Thành Nhà Hồ. được công nhận vào tháng 6/2011.
-Kể tên 10 DSVH ở nước ta được công nhận là DSVH thế giới và phân loại những
DSVH đó:
DSVH phi vật thể DSVH vật thể

Hát Xoan Phú Thọ Vịnh Hạ Long

Nhã Nhạc Cung Đình Huế Động Phong Nha Kẻ Bàng

Cồng chiêng Tây Nguyên Thành Nhà Hồ

Hát Quan họ Bắc Ninh Cố Đô Huế

Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng Hoàng Thành Thăng Long

-ý nghĩa của các DSVH:


-Đối với Việt Nam: là tài sản của dân tộc nói lên truyền thống dân tộc, thể hiện công
đức của tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, kinh nghiệm của dân tộc
trong các lĩnh vực.các thế hệ sau có thể tiếp thu kế thừa truyền thống, kinh nghiệm đó
phát phát triển nền văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc. Ví dụ: Tại những nói có di sản
văn hóa nhà nước cho phát triển du lịch như Vịnh Hạ Long..
-Đối với thế giới: Di sản văn hóa của Việt Nam đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa
thế giới. Một số DSVH của Việt Nam được công nhận là DSVH thế giới để được tôn
vinh, giữ gìn như những tài sản quý giá của nhân loại. Ví dụ Thành Nhà Hồ...
3. Phân biệt các DSVH thế giới của Vệt Nam:Hát Xoan Phú Thọ, Thành Nhà Hồ, khu
danh thắng Tràng An Ninh Bình;cao nguyên đá Đồng Văn, ca trù, Nhã nhạc cung
Huế... thành hai nhóm chính và giải thích lí do phân loại đó?
DSVH phi vật thể DSVH vật thể

Hát Xoan Phú Thọ Thành Nhà Hồ

Ca trù Khu danh thắng Tràng An Ninh Bình


Nhã nhạc cung Huế Cao nguyên đá Đồng Văn,

- Lí do phân loại đó là: căn cứ vào giá của các DSVH để phân loại các DSVH.
Nếu DSVH mang giá trị về tinh thần thì DSVH đó thuộc DSVH phi vật thể. Nếu
DSVH mang giá trị về vật chất thì DSVH đó thuộc DSVH vật thể.
4. Ngày 24 tháng 2 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
36/2005/QĐ - TTg về việc lấy ngày 23 tháng 11 hàng năm là “Ngày Di sản Văn hóa
Việt Nam”.
- ý nghĩa:Ngày nay, di sản văn hóa đã thực sự khẳng định được vị trí, vai trò của
mình trong đời sống xã hội. Công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hóa đã có một
truyền thống lâu đời và nhận được sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước. Cùng
với thời gian và những thăng trầm của lịch sử đất nước, công tác bảo vệ và phát huy
di sản văn hóa đã để lại nhiều dấu ấn và thành quả của mình. Nhằm phát huy truyền
thống và ý thức trách nhiệm của những người làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị
di sản văn hóa Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự
nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.
Ngày 18/4, ngày “di sản văn hóa thế giới”

Ngày 18/4/1982, Hội nghị chuyên đề do Hội đồng Quốc tế về di tích và di chỉ (gọi tắt là
ICOMOS) được tổ chức tại Tunisia, tại Hội nghị “Ngày Quốc tế về di chỉ và di tích” đã
được Ban điều hành ICOMOS đề xuất tổ chức đồng thời trên toàn thế giới. Ý tưởng này
được Hội nghị toàn thể lần thứ 22 của UNESCO thông qua vào tháng 11/1983, trong
đó, khuyến khích các nước thành viên tự xem xét khả năng của mình để lấy ngày 18/4
hàng năm là “Ngày Quốc tế về di chỉ và di tích”. Theo cách gọi truyền thống thì đây là
“Ngày Di sản thế giới”.

- Ý nghĩa:Di sản văn hóa không chỉ là viên ngọc quý của dân tộc mà còn là tài sản
chung của nhân loại. Vì vậy, công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản
văn hóa là nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế.
III. CẬP NHẬT THÔNG TIN MỚIVÀ KIẾN THỨC NÂNG CAO.

1. Mục đích sử dụng của di sản văn hoá


Theo Điều 12 Luật Di sản văn hoá 2001 thì di sản văn hoá được sử dụng nhằm mục
đích:
- Phát huy giá trị di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội;
- Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
- Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt
Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.

2. Những hành vi bị nghiêm cấm đối với di sản văn hoá


Theo Điều 13 Luật Di sản văn hoá 2001 (sửa đổi 2009) quy định những hành vi bị
nghiêm cấm đối với di sản văn hoá như sau:
- Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
- Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá;
- Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích
lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
- Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích
lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc
bất hợp pháp; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
- Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín
dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.

3. Quy định về quyền và nghĩa vụ đối với di sản văn hoá

3.1. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức đối với di sản văn hoá
Theo Điều 14 Luật Di sản văn hoá 2001 quy định về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ
chức đối với di sản văn hoá như sau:
- Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá;
- Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá;
- Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
- Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử -
văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm
được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;
- Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời
những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.

3.2. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu di sản văn hoá
Theo Điều 15 Luật Di sản văn hoá 2001 quy định về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ
chức là chủ sở hữu di sản văn hoá như sau:
- Có các quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức tại mục 5.1;
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; thông báo kịp thời
cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp di sản văn hoá có nguy cơ bị
làm sai lệch giá trị, bị huỷ hoại, bị mất;
- Gửi sưu tập di sản văn hoá phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vào bảo tàng
nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không đủ điều kiện
và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn
hoá;
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

3.3. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trực tiếp quản lý di sản văn hoá
Theo Điều 16 Luật Di sản văn hoá 2001 quy định về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ
chức trực tiếp quản lý di sản văn hoá như sau:
- Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá;
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản
văn hoá;
- Thông báo kịp thời cho chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần
nhất khi di sản văn hoá bị mất hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn
hoá;
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
4. -Theo Điều 6 Luật di sản văn hóa số 10/VBHN-VPQH quy định:
Mọi di sản văn hóa ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thủy, lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đều thuộc sở hữu nhà nước.
Điều 7. Di sản văn hóa phát hiện được mà không xác định được chủ sở hữu, thu được
trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ đều thuộc sở hữu toàn dân.
5. Một số thuật ngữ trong DSVH.

-Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

- Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp
giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa
học.
- Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
- Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa,
khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
- Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm
tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
6.Các DSVH thế giới ở Việt Nam:
14 Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại

Tính đến nay, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã
ghi danh 14 di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại, bao gồm: Nhã nhạc - Nhạc Cung đình Triều Nguyễn;
Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên; Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Hát Ca Trù;
Hội Gióng ở Đền Phù Đổng và Đền Sóc; Hát Xoan Phú Thọ; Tín ngưỡng Thờ cúng
Hùng Vương ở Phú Thọ; Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ; Dân ca Ví, Dặm ở Nghệ
Tĩnh; Nghi lễ và trò chơi Kéo co; Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt; Nghệ
thuật Bài Chòi ở Trung Bộ; Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái và mới đây
nhất là Nghệ thuật Xèo Thái.

1. Nhã nhạc cung đình Huế


Nhã nhạc là âm nhạc cung đình thời phong kiến, được trình diễn trong các dịp
triều hội, tế lễ hoặc các sự kiện trọng đại (lễ đăng quang của nhà vua, tiếp đón sứ
thần…).
Được phát triển từ thế kỷ XIII ở Việt Nam, đến thời nhà Nguyễn, nhã nhạc cung đình
Huế phát triển rực rỡ và đạt đến trình độ hoàn chỉnh nhất.
Ngày 7/11/2003, nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Kiệt tác
truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Theo đánh giá của UNESCO,
trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia.
Đặc trưng của Nhạc cung đình là tính bao trùm đối với tất cả các bộ môn âm
nhạc khác, từ Lễ nhạc (dùng vào các cuộc tế lễ lớn nhỏ của cung đình, trong các chùa
miếu), nhạc thính phòng, sân khấu, kể cả các vũ điệu, mà mỗi bộ môn đều có những
nghệ sĩ thượng thặng chuyên sáng tạo và biểu diễn. Các quy định về quy mô dàn nhạc,
cách thức diễn xướng, nội dung bài bản... của Nhã nhạc đều rất chặt chẽ, phản ánh tính
quy củ qua các định chế thẩm mỹ rất cao, có khả năng phản ánh tư tưởng, quan niệm
triết lý của chế độ quân chủ đương thời.

2. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên


Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải rộng trên địa bàn năm tỉnh:
Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm các bộ phận cấu thành như:
cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ
hội có sử dụng cồng chiêng, những địa điểm tổ chức các lễ hội đó…
Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân Tây Nguyên, như một
phần không thể thiếu trong suốt vòng đời mỗi con người và trong hầu như tất cả các sự
kiện quan trọng của cộng đồng: từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ tiễn đưa
người chết, lễ đâm trâu trong ngày bỏ mả cho đến lễ cúng máng nước, lễ mừng lúa mới,
lễ đóng cửa kho, lễ mừng nhà Rông mới…
Ngày 25/11/2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức
được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của
nhân loại.

3. Dân ca quan họ Bắc Ninh


Quan họ là những làn điệu dân ca của vùng Đồng bằng Bắc Bộ, tập trung chủ yếu
ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang). Đây là hình thức hát đối đáp giữa nam và
nữ để biểu lộ tâm tình, ca tụng tình yêu thông qua những câu ca mộc mạc, đằm thắm.
Hầu hết các bài Quan họ đều theo thể lục bát hay lục bát biến thể.
Quan họ được thực hành trong các hoạt động văn hóa, xã hội của cộng đồng;
được cộng đồng lưu giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ, trở thành bản sắc của địa phương
và lan tỏa trở thành không gian văn hóa đặc thù.
Ngày 30/9/2009, dân ca quan họ Bắc Ninh chính thức được UNESCO công nhận
là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

4. Ca trù
Ca trù (hay còn gọi là hát ả đào) có vị trí đặc biệt trong kho tàng âm nhạc truyền
thống của Việt Nam, gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, tư tưởng
và triết lý sống của người Việt. Loại hình nghệ thuật này rất phổ biến trong đời sống
sinh hoạt văn hóa ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX trở về trước.
Trong lịch sử, ca trù thường được trình diễn ở các đình làng, đền thờ thần, nhà
thờ tổ nghề, ca quán và dinh thự của quan lại, trí thức… Bởi vậy, ca trù có nhiều hình
thức thể hiện như: hát thờ, hát thi, hát tế tiên sư…
Ngày 1/10/2009, ca trù đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi
vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.

5. Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc


Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội) gắn với truyền thuyết về một
cậu bé được mẹ sinh ra một cách kỳ lạ ở làng Phù Đổng.
Hội Gióng ở đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm - nơi Thánh Gióng
sinh ra) diễn ra từ ngày 7/9 tháng tư Âm lịch. Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện
Sóc Sơn nơi Thánh hóa, cưỡi ngựa về trời) diễn ra từ ngày 6/8 tháng Giêng Âm lịch.
Ngày 16/11/2010, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc chính thức được ghi
danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

6. Hát Xoan
Hát Xoan còn có tên gọi khác là Hát Lãi Lèn, Hát Đúm, Hát Thờ, Hát Cửa đình,
bắt nguồn từ hình thức hát thờ các Vua Hùng. Đây là một trong những nét sinh hoạt văn
hóa độc đáo của nhân dân Phú Thọ.
Nghệ thuật Hát Xoan khi được trình diễn đầy đủ sẽ diễn ra theo các chặng sau:
Hát Thờ (tưởng nhớ các Vua Hùng, các vị thần, những người có công với dân, với nước
và tổ tiên của các dòng họ), Hát Nghi lễ (ca ngợi thiên nhiên, con người, đời sống sản
xuất, sinh hoạt của cộng đồng), Hát Hội (bày tỏ khát vọng trong cuộc sống, tình yêu
nam nữ với những làn điệu đậm chất trữ tình, vui nhộn, được thể hiện qua hình thức hát
đối đáp giữa trai, gái làng sở tại và các đào, kép của phường Xoan…).
Ngày 24/11/2011, Hát Xoan được ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật
thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Và ngày 8/12/2017, Hát Xoan được UNESCO
đưa ra khỏi Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp để ghi danh vào
Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

7. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương


Theo truyền thuyết, Hùng Vương là con của cha Lạc Long Quân (giống Rồng) và
mẹ Âu Cơ (giống Tiên), đã có công dựng nên nhà nước Văn Lang cổ đại. Đối với cộng
đồng dân cư xung quanh khu vực Đền Hùng (Phú Thọ), Hùng Vương còn là thần tổ gắn
với nghề nông, dạy dân cày ruộng, cấy lúa, ban linh khí cho đất đai, nhà cửa, cây trồng,
vật nuôi sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu.
Với niềm tin thành kính này, từ hàng nghìn năm qua, người Việt Nam đã sáng
tạo, thực hành, vun đắp và lưu truyền Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương để thể hiện sự
biết ơn với vị thủy tổ. Biểu hiện tiêu biểu nhất cho Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương ở
Phú Thọ là lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, được thực hiện vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch hằng
năm tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Ngày 6/12/2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương được UNESCO ghi danh vào
Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

8. Đờn ca tài tử Nam Bộ


Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ, hình
thành và phát triển từ cuối thế kỷ XIX trên cơ sở của nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế
và văn học dân gian.
Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ không ngừng được sáng tạo nhờ tính ngẫu
hứng và sự biến hóa theo cảm xúc của người thực hành trên cơ sở của 20 bài gốc (bài
Tổ) và 72 bản nhạc cổ.
Nhạc cụ tham gia trình diễn bao gồm: đàn kìm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn bầu, đàn
cò, sáo, tiêu, song loan và hai nhạc cụ của phương Tây (violon và guitar đã được “cải
tiến: violon được lên dây quãng 4, còn guitar được khoét phím lõm, để tăng sự nhấn nhá
trong điệu đàn).
Ngày 5/12/2013, Đờn ca tài tử Nam Bộ chính thức được ghi danh vào Danh sách
Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

9. Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh


Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là hai lối hát dân ca không có nhạc đệm, do cộng
đồng hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo, lưu truyền trong quá trình lao động sản
xuất và gắn bó chặt chẽ với đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư xứ Nghệ.
Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ thường được thực hành trong cuộc sống: lúc ru con,
khi làm ruộng, chèo thuyền, lúc dệt vải, xay lúa… Bởi vậy, những lối hát này được gọi
tên theo các hình thức lao động và sinh hoạt như: Ví phường vải, Ví phường đan, Ví
phường nón, Ví phường củi, Ví trèo non, Ví đò đưa, Giặm ru, Giặm kể, Giặm khuyên…
Ngày 27/11/2014, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh chính thức được công nhận là Di
sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

10. Nghi lễ và trò chơi kéo co


Nghi lễ và trò chơi kéo co được thực hành rộng rãi trong văn hóa trồng lúa ở
nhiều nước Đông Á với ý nghĩa cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu hay
những tiên đoán liên quan đến sự thành công hay thất bại của nỗ lực trồng cấy.
Tại Việt Nam, nghi lễ và trò chơi kéo co tập trung ở vùng trung du, Đồng bằng
sông Hồng và Bắc Trung Bộ với trung tâm là các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và thành
phố Hà Nội. Bên cạnh đó, di sản còn được thực hành thường xuyên bởi các tộc người ở
miền núi phía Bắc như người Tày, người Thái và người Giáy (Lào Cai) - vốn là những
cư dân trồng lúa sớm trong lịch sử.
Ngày 2/12/2015, Nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc
và Philippines chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại.

11. Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là sự hỗn dung tôn giáo bản địa của
người Việt và một số yếu tố của tôn giáo du nhập như Đạo giáo, Phật giáo.
Từ thế kỷ XVI, việc thực hành tín ngưỡng này trở thành một sinh hoạt văn hóa có
ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và tâm thức người dân Việt Nam.
Ngày 1/12/2016, di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt
chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện
của nhân loại.

12. Nghệ thuật Bài chòi


Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam (ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Đà
Nẵng) ra đời từ nhu cầu liên lạc với nhau giữa các chòi canh trên nương rẫy.
Đây vừa là loại hình nghệ thuật diễn xướng mang tính sáng tạo ngẫu hứng vừa là trò
chơi dân gian vui nhộn, đầy trí tuệ (kết hợp âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, hội họa và văn
học). Bài Chòi có hai hình thức chính: "Chơi Bài Chòi" và "Trình diễn Bài Chòi".
Ngày 7/12/2017, Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam chính thức được
UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

13. Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái


Hát Then là một loại hình diễn xướng dân gian tổng hợp gồm: ca, nhạc, múa và
diễn trò. Thực hành Then là nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người
Tày, Nùng, Thái, phản ánh quan niệm của họ về con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ.
Thực hành nghi lễ then được dùng trong những sự kiện trọng đại, chúc mừng
năm mới hay trong lễ cầu an, giải hạn, cầu mùa, xuống đồng, chúc phúc…
Ngày 13/12/2019, Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái chính thức được
UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

14. Nghệ thuật Xòe Thái


Nghệ thuật Xòe Thái là loại hình múa truyền thống đặc sắc, chiếm vị trí quan
trọng trong đời sống của cộng đồng người Thái ở 4 tỉnh Tây Bắc của Việt Nam là: Lai
Châu, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái.
Động tác cơ bản của Xòe là tay giơ lên cao, mở tay ra, hạ tay xuống, nắm lấy tay
người bên cạnh rồi cùng bước chân nhịp nhàng, ngực hơi ưỡn, lưng ngả về phía sau.
Âm nhạc cho múa Xòe cũng thể hiện quan điểm về thế giới quan, nhân sinh quan của
người xưa.
Điệu xòe giúp con người quên đi những mệt nhọc của cuộc sống, các đôi trai gái
có cơ hội gần nhau hơn để thể hiện tình cảm riêng tư của mình…
Trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 16 của Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003
về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 13 đến 18/12/2021) tại Paris (Pháp), hồ sơ
Nghệ thuật Xòe Thái đã được UNESCO ghi danh là Di sản phi vật thể đại diện của
nhân loại./.

Di sản văn hóa vật thể thế giới ở Việt Nam


1.Vịnh Hạ Long - Di sản Thế giới được UNESCO công nhận năm 1994
Năm 1994, Vịnh Hạ Long được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
Liên hợp quốc xếp vào danh sách Di sản Thế giới. Với 1960 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau
và mặt biển phẳng lặng đến khó tin. Đã là một điểm đến nổi tiếng trong nhiều năm, địa
điểm này càng trở nên nổi tiếng hơn sau khi được công nhận nổi tiếng thế giới, Vịnh Hạ
Long đã ghi tên mình vào một trong những nơi đáng đến nhất trên thế giới.
Vịnh Hạ Long (di sản văn hóa Việt Nam) là một kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp ở miền
Bắc Việt Nam. Vịnh rải rác với 1.600 hòn đảo đá vôi và đảo nhỏ và có diện tích hơn
1.500 km vuông. Vịnh Hạ Long thực sự có một giá trị to lớn đối với thế giới bởi sự tập
trung hiếm có của đa dạng sinh học, văn hóa và lịch sử. chính sự độc đáo này chính là
điều khiến Vịnh Hạ Long trở thành một điểm đến kỳ diệu, nơi du khách có cơ hội đến
gần và hòa mình vào trái tim đang đập của Việt Nam.
2.Quần thể danh thắng Tràng An - Di sản văn hóa Việt Nam được UNESCO
công nhận năm 2014
Quần thể Di tích Tràng An di sản văn hóa Việt Nam với hệ thống thực vật
phong phú, rừng nguyên sinh và hệ sinh thái đã được công nhận là Di sản Văn hóa và
Thiên nhiên Thế giới. Bên cạnh việc ghi nhận những giá trị văn hóa của Tràng An, Ủy
ban đánh giá của UNESCO đã đánh giá cao Tràng An là một trong số ít quần thể danh
thắng thế giới còn lưu giữ được giá trị thiên nhiên nguyên sơ. Quần thể Tràng An là một
trong những địa điểm tuyệt vời nhất ở Đông Nam Á.
Tràng An bao gồm những ngọn núi hùng vĩ, những hang động đá vôi tuyệt đẹp và
những dòng suối hoang sơ chảy qua các hang động. Cảnh đẹp nơi đây được tạo hóa ban
tặng với đầy đủ sống động của đá, sông, rừng xanh, trời xanh, khiến nơi đây trở thành
một trong những nơi đẹp và hấp dẫn nhất thế giới.
3.Quần thể Di tích Cố đô Huế - Di sản Thế giới được UNESCO công nhận năm
1993
Quần thể Di tích Cố đô Huế - di sản văn hóa Việt Nam này nằm ven sông
Hương thuộc thành phố Huế và một số khu vực giáp ranh của tỉnh Thừa Thiên Huế. Nó
là sự kết hợp của nhiều mặt của cung đình từ triều Nguyễn (triều đại phong kiến cuối
cùng của Việt Nam) với Thánh thất (Hoàng Thành Huế) bao gồm cả Ngọ Môn (Ngọ
Môn) nổi tiếng, nhiều lăng tẩm của Hoàng đế Nguyễn (Gia Long, Minh), Thiệu Trị, Tự
Đức, Đồng Khánh, Khải Định,…và gồm di tích, đền, chùa khác.
Thành phố Huế là trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế của tỉnh, là kinh đô cũ của
Việt Nam dưới triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1945. Trải qua hàng trăm năm,
những kiến trúc tại cố đô Huế hầu hết đã bị phá hủy nhiều. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển
của du lịch đã khiến những truyền thống này được bảo lưu và làm chúng sống lại.
4.Phong Nha Kẻ Bàng - Di sản văn hóa Việt Nam được UNESCO công nhận năm
2003
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình - miền Trung di sản văn
hóa Việt Nam. Với diện tích hơn 343.000 ha (vùng trung tâm 123,30 ha và vùng đệm
220.000 ha). Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc các huyện Quảng Ninh, Bố Trạch và Minh
Hóa, cách thành phố Đồng Hới 50 km về phía Tây Bắc. Động Phong Nha và Động
Thiên Đường là những điểm thu hút nhiều du khách nhất trong vườn quốc gia. Vẻ đẹp
của hang động sẽ làm bất cứ ai ấn tượng ngay từ lần đầu ghé thăm.
Ngoài ra, Phong Nha còn có các tảng đá và đá tự nhiên với nhiều kích thước và hình
dạng khác nhau và rất nhiều loài sinh vật sống bên trong hệ sinh thái. Hang Sơn Đoòng,
hang động lớn nhất thế giới, mới được phát hiện trong quần thể kỳ quan thiên nhiên
này. Sơn Đoòng được coi là một trong những kỳ quan thiên nhiên vĩ đại nhất thế giới.
5.Phố cổ Hội An - Di sản thế giới được UNESCO công nhận năm 1999
Hội An là một đô thị cổ bên dòng sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh
Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Hội An từng được
biết đến trên thị trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau như Lâm Ấp, Faifo, Hoài
Phố, Hội An. Phố cổ Hội An (di sản văn hóa thế giới) nổi tiếng với kiến trúc mang hơi
hướng của Trung Hoa và Nhật Bản. Đặc biệt, cây cầu Nhật Bản ở đây và nhiều hội
quán là những địa điểm thu hút khách du lịch nhất.
Được hình thành từ thế kỷ 16, 17 và phát triển mạnh như một điểm giao thương của
nhiều quốc gia. Hội An ngày nay vẫn giữ được nhiều nét đặc trưng xưa: từ đình làng
đến nơi tụ họp cộng đồng và những ngôi chùa đầy màu sắc. Cuộc sống về đêm ở Hội
An là một trải nghiệm đặc biệt đối với bất kỳ ai lần đầu đến đây. Những chiếc đèn lồng
xinh xắn với đủ hình dạng và màu sắc được thắp sáng vào ban đêm, phủ lên những ngôi
nhà cổ kính màu vàng khiến Hội An trông như những bức tranh vẽ.
6.Thánh địa Mỹ Sơn - Di sản Thế giới được UNESCO công nhận năm 1999
Thánh địa Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng nhỏ thuộc xã Duy Phú, huyện Duy
Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70km về phía Tây Nam và
cách thành phố Hội An 40km. Trong số 225 di tích Chăm còn tồn tại ở Việt Nam, Mỹ
Sơn sở hữu 71 di tích và 32 văn bia, nội dung còn đang được nghiên cứu. Thánh địa Mỹ
Sơn, bao gồm khoảng 70 ngôi đền và lăng mộ Hindu bị đổ nát và bị bỏ hoang, được xây
dựng bởi các vị vua Champa từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ 14 sau Công nguyên.
Những ngôi đền ở đây từng là nơi để hoàng gia Champa tưởng nhớ tổ tiên và thờ phụng
các vị thần của họ. Cộng với thiên nhiên hoang sơ nơi đây, Mỹ Sơn tạo nên một khung
cảnh tuyệt vời cho những người đến thăm Thánh địa.
7.Hoàng thành Thăng Long - Di sản Thế giới được UNESCO công nhận năm 2010
Hoàng thành Thăng Long, được công nhận là Di sản thế giới năm 2010, là một
tòa thành rất kiên cố, sừng sững ở Hà Nội từ thế kỷ 11 sau khi Lý Thái Tổ dời đô về
đây. Hoàng thành từng là nơi sinh sống của nhiều hoàng tộc: nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê,
nhà Trịnh…Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành
Thăng Long Hà Nội.
Các di tích này nằm ở quận Ba Đình, phía Bắc giáp đường Phan Đình Phùng. Phía Nam
giáp đường Bắc Sơn và Tòa nhà Quốc hội, phía Tây giáp đường Hoàng Diệu, đường
Độc Lập và Tòa nhà Quốc gia, phía Tây Nam giáp đường Điện Biên Phủ và phía Đông
giáp đường Nguyễn Tri Phương. Ngày nay trở thành một trong những thành nổi tiếng
nhất của đất nước.
8.Thành Nhà Hồ - Di sản Thế giới được UNESCO công nhận năm 2011
Thành Nhà Hồ là kinh đô của Việt Nam từ năm 1398 đến năm 1407. Thành Nhà
Hồ ở tỉnh Thanh Hóa là Thành cổ bằng đá duy nhất còn sót lại ở Đông Nam Á, được
xây dựng vào năm 1397 với kiến trúc độc đáo và thiên nhiên đẹp. Hơn nữa, pháo đài
nhà Hồ được kết hợp bởi nhiều khối đá nặng, một số khối nặng hơn 20 tấn, đủ sức
chống lại cả một chiến dịch mạnh nhất lúc bấy giờ.
Ngoài ra, bên trong pháo đài, nhà khảo cổ đã tìm thấy những viên đá làm súng thần
công (Hồ Nguyên Trừng là người phát minh ra súng thần công), một trong những khẩu
súng thần công cổ nhất châu Á.
9.Cao nguyên đá Đồng Văn
Công viên địa chất cao nguyên đá vôi Đồng Văn gồm 4 huyện: Mèo Vạc, Đồng
Văn, Yên Minh, Quản Bạ. Nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Giang - Việt Nam. Nó có chung
đường biên giới với Trung Quốc ở phía bắc. Cao nguyên đá vôi Đồng Văn Công viên
địa chất nằm trong vùng khí hậu ôn hòa, chia làm hai mùa: mùa mưa và mùa khô.
Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn chính thức là thành viên thứ 77 của Mạng
lưới Công viên địa chất toàn cầu vào ngày 3/10/2010. Nó đã trở thành Công viên địa
chất toàn cầu đầu tiên ở Việt Nam, thứ hai ở Đông Nam Á. Sự kiện này là một dấu ấn
trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam
trên trường quốc tế.
Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để tỉnh Hà Giang nói riêng và Việt Nam nói chung giao
lưu, học hỏi, tiếp xúc. Đặc biệt là quảng bá, giới thiệu về vùng đất con người Hà Giang,
giá trị của Di sản và văn hóa vùng này.
Di Sản Tư Tiệu: (07 Di Sản)
01. Mộc Bản Triều Nguyễn:

Mộc bản triều Nguyễn


Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO
công nhận ngày 31/7/2009.
02. Bia Đá Các Khoa Thi Tiến Sĩ Triều Lê và Mạc:

Bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê và Mạc


Tháng 3/2010, 82 tấm bia tiến sĩ của các khoa thi dưới triều Lê - Mạc (1442-1779) tại
Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế
giới. Đây là những tấm bia tiến sĩ duy nhất trên thế giới có bài ký (văn bia) không chỉ
lưu danh những tiến sĩ đã thi đỗ trong các kỳ thi trải dài suốt gần 300 năm (từ 1442 đến
1779) mà còn ghi lại lịch sử các khoa thi và triết lý của triều đại về nền giáo dục và đào
tạo, sử dụng nhân tài, do đó có tác động to lớn đối với xã hội đương thời và hậu thế.
03. Mộc Bản Chùa Vĩnh Nghiêm:

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm


Ngày 16/5/2012, Ủy ban UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã chính thức
ghi danh Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm vào danh mục Di sản tư liệu ký ức thế giới khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương. Chùa Vĩnh Nghiêm hiện lưu giữ và bảo tồn nhiều bộ
ván kinh Phật, kho Mộc bản còn lưu hơn 10 đầu sách với 3.050 bản khắc.
04. Châu Bản Triều Nguyễn:

Châu Bản Triều Nguyễn


Ngày 14/5/2014, tại Hội nghị toàn thể lần thứ 6 Chương trình Ký ức thế giới khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương, hồ sơ “Châu bản triều Nguyễn” chính thức được ghi danh
vào danh mục Di sản tư liệu Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương của UNESCO.
05. Hệ Thống Thơ Văn Trên Kiến Trúc Cung Đình Huế:

Hệ thống thơ văn được chạm khắc tinh xảo trên kiến trúc cung đình Huế
Ngày 19/5/2016, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là
Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
06. Mộc Bản Trường Học Phúc Giang:

Trang sách "Tính lý toản yếu đại toàn


Với những giá trị đặc biệt ngày 19/5/2016, Mộc bản trường học Phúc Giang đã được Ủy
ban chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO
công nhận là Di sản tư liệu và ghi danh vào danh mục Ký ức thế giới khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương.
07. Hoàng Hoa Sứ Trình Đồ:

Hành trình đi sứ Trung Hoa


Hoàng hoa sứ trình đồ là tập bản đồ ghi chép với nhiều hình ảnh, thông tin phong phú,
quý giá về hành trình đi sứ của sứ thần Đại Việt thế kỷ XVIII Tại Hội nghị Toàn thể lần
thứ 8 Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (MOWCAP)
của UNESCO tại Gwangju, Hàn Quốc, Hồ sơ "Hoàng Hoa sứ trình đồ" đã được ghi
vào danh sách các di sản tư liệu của MOWCAP.
Khu Dự Trữ Sinh Quyển Thế Giới: (09 Di Sản)
1. Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (2000).

Rừng ngập mặn Cần Giờ, huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh được tổ chức UNESCO
công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2000
2. Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai (2001).

Hồ Trị An
Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai nằm trên địa bàn 5 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bình
Phước, Lâm Đồng và Đắk Nông. Trong đó gồm Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn
thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, Khu Bảo tồn vùng nước nội địa Trị An - Đồng Nai,
Khu Ramsar Bàu Sấu và Khu Di sản Thiên nhiên Thế giới Cát Tiên. Được UNESCO
công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới ngày 10-11-2001
3. Khu dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng (2004).

Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng được UNESCO công nhận ngày 2/12/2004.
Đây là khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ven biển thuộc 3 tỉnh châu thổ sông Hồng
là Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình
4. Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà (2004).
Nơi đây gồm có rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rặng san hô,
thảm rong - cỏ biển, hệ thống hang động, tùng áng. Ngày 2/12/2004, khu dự trữ sinh
quyển Cát Bà vinh dự được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
5. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang (2006).

Nơi đây có rừng tràm trên đất ngập nước, rừng trên núi đá – núi đá vôi, hệ sinh thái biển
mà trong đó tiêu biểu là thảm cỏ biển gắn liền với loài động vật quý hiếm là bò
biển... Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang được UNESCO công nhận ngày
27/10/2006
6. Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An (2007).

Khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An (Khu SQTG) được Tổ chức Giáo
dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) chính thức công nhận vào
ngày 18/9/2007 và là Khu SQTG được công nhận thứ 6 của Việt Nam
7. Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm (2009).

Với các hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, rong biển được bảo tồn khá tốt, nghiên cứu bảo
tồn phát triển giống loài đang có nguy cơ tuyệt chủng và nằm trong sách đỏ như tôm
hùm, ốc vú nàng, cua đá, bào ngư... Ngày 26.5.2009, tại đảo Jeju - Hàn Quốc, Ủy ban
Điều phối quốc tế Chương trình con người và sinh quyển của UNESCO đã công nhận
Cù Lao Chàm - Hội An là Khu dự trữ sinh quyển thế giới
8. Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau (2009).

Ngày 26/5/2009 UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau,
Trong đó, bao gồm các vùng rừng ngập mặn diễn thế nguyên sinh trên đất mới bồi tạo
nên bãi sinh đẻ và nuôi dưỡng con non các loài thủy, hải sản cho cả một vùng rộng lớn -
Vịnh Thái Lan
9. Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang (Đà Lạt) (2015).

Khu dữ trữ sinh quyển thế giới LangBiang, khu dữ trữ sinh quyễn đầu tiên tại Tây
Nguyên – Trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam UNESCO công nhận là Khu dự
trữ sinh quyễn thế giới ngày 15/6/2015 ở Paris, Cộng Hòa Pháp.
Công Viên Địa Chất Toàn Cầu: (03 Di Sản)
01. Công Viên Đá Đồng Văn:

Công viên đá Đồng Văn


Năm 2010, cao nguyên đá Đồng Văn chính thức được UNESCO công nhận là Công
viên Địa chất toàn cầu với hàng loạt di sản về địa chất, địa tầng, kiến trúc cùng những
nét văn hóa độc đáo của đồng bào vùng cao.
02. Công viên địa chất Non Nước Cao Bằng:

Thác Bản Giốc


Paris ngày 12/4/2018, Hội đồng Chấp hành UNESCO tại Kỳ họp lần thứ 204 tại
Paris, Pháp đã thông qua Nghị quyết công nhận Công viên Địa chất Non Nước
Cao Bằng là Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO (CVĐCTC)
03. Công viên Địa chất Đắk Nông:

Thác Liêng Nung, xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông
Ngày 07/07/2020 tại Trụ sở UNESCO ở Paris, Ủy ban Chương trình và Quan hệ Quốc
tế của Hội đồng Chấp hành UNESCO lần thứ 209 đã thông qua Quyết định của Hội
đồng Công viên Địa chất toàn cầu công nhận Công viên Địa chất Đắk Nông là Công
viên Địa chất toàn cầu.

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN GDCD

Giáo viên: Tống Thị Phương; trường THCS Hà Bắc

Bài 5: PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT(LỚP 8)

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khái niệm:

- Pháp luật là những quy tắc xử xự chung có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành được
nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

Vd; Khoản 2- điều 30 luật giao thông đường bộ quy định người điều khiển, người
ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

- Kỉ luật là những quy định, quy ước của một cộng đồng,( một tập thể) về những hành
vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi
người.

Vd; nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan, quy ước làng văn hóa.

2. Mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật

- kỉ luật của một tập thể phải phù hợp với pháp luật của nhà nước, không được trái với
pháp luật.
3. Ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật:

- Những quy định của pháp luật và kỉ luật giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung
để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động. Xác định được trách nhiệm của cá nhân. Ví
dụ: Học sinh phải đi học đúng giờ, người tham gia giao thông điều khiển mô tô xe gắn
máy phải đội mũ bảo hiểm…

-Bảo vệ được quyền lợi của mọi người. Tạo điều kiện cho cá nhân và xã hội phát triển.

Ví dụ: Khi HS thực hiện tốt nội qui của nhà trường thì mới đảm bảo được các quyền
học tập của bản thân; tham gia Gt đúng qui định mới không gây tai nạn GT mới không
làm ảnh hưởng đến bản thân và xã hội

4.Trách nhiệm của công dân-học sinh?

- Biết thực hiện đúng những quy định của pháp luật và kỉ luật ở mọi lúc mọi nơi

vd; chấp hành tốt các nội quy của trường, lớp, chấp hành nghhiêm túc các quy định
của pháp luật trong cuộc sống hằng ngày…

- Biết nhắc nhở bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện những quy định của pháp
luật và kỉ luật .vd: biết nhắc nhở bạn bè thực hiện tốt nội quy trường lớp, nhắc nhở mọi
người trong gia đình thực hiện tốt những quy định chung của đời sống cộng đồng.

-Tôn trọng pháp luật và kỉ luật . vd: biết tôn trọng và thực hiện tốt quy định của lớp,
trường, chấp hành tốt pháp luật của nhà nước…

- Đồng tình ủng hộ những hành vi tuân thủ đúng pháp luật và kỉ luật phê phán những
hành vi vi phạm pháp luật và kỉ luật . vd : ủng hộ, làm theo những việc làm tuân thủ
đúng pháp luật và kỉ luật, có thái độ phê phán, không bao che những hành vi vi phạm
pháp luật của những người xung quanh..

II. CÂU HỎI(BÀI TẬP NÂNG CAO)

Câu 1: So sánh pháp luật và kỉ luật? Có ý kiến cho rằng “thực hiện pháp luật và kỉ luật
làm cho con người mất tự do”. Em có đồng ý không vì sao?

Trả lời:

Đặc điểm giống nhau giữa pháp luật và kỉ luật:

- Xác định được trách nhiệm của mỗi cá nhân

- Bảo vệ được quyền lợi của mỗi người


- Tạo điều kiện cho cá nhân và xã hội phát triển

Đặc điểm khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật

- Cơ quan ban hành


- Tính chất
- Phạm vi áp dụng
PHÁP LUẬT KỈ LUẬT
Cơ quan Là những quy tắc xử sự chung do Là những quy định,
ban hành nhà nước đặt ra quy ước của cộng
đồng(tập thể)
Tính chất Có tính bắt buộc Yêu cầu tuân theo
nhằm đảm bảo hành
động thống nhất, chặt
chẽ
Phạm vi áp Áp dụng cho toàn xã hội(phạm vi Áp dụng, thực hiện
dụng rộng) trong một cơ qua, tổ
chức(phạm vi hẹp)
Ví dụ VD. Luật giao thông đường bộ Vd. Nội quy nhà
quy định tất cả mọi người khi trường quy định học
điều khiển, khi ngồi trên xe mô sinh học sinh đến
tô, xe máy phải đội mũ bảo hiểm trường mặc áo đồng
cài quai đúng quy cách;…những phục vào thứ 2 và thứ
điều luật này do nhà nước ban 6, học sinh không chửi
hành, có tính bắt buộc, yêu cầu tục, đánh nhau,…Học
tất cả mọi người khi tham gia sinh nào không thực
giao thông đều phải chấp hành hiện tốt nội quy thì tùy
tốt. Nếu ai vi phạm sẽ bị xử phạt theo mức độ: bị nhắc
tùy theo mức độ. nhở, phê bình hoặc
đình chỉ học
*. Em không đồng ý với ý kiến trên vì:
Pháp luật và kỉ luật đảm bảo cho xã hội trật tự, kỉ cương, đảm bảo quyền lợi cho
mọi người. Do đó không chỉ tạo điều kiện cho xã hội phát triển mà còn tạo điều
kiện cho cá nhân phát triển. Nếu mỗi cá nhân tự nguyện, tự giác tuân theo pháp
luật và kỉ luật thì sẽ cảm thấy thoải mái, vui vẻ sống, làm việc và học tập, không
bị ai xâm phạm, tước bỏ quyền của mình.
Câu 2: Pháp luật và kỉ luật có tác dụng gì trong cuộc sống của mỗi cá nhân, gia
đình và xã hội? Bản nội quy của nhà trường, những quy định của cơ quan có thể
coi là pháp luật không? Vì sao
Trả lời:
Bản nội quy của nhà trường, những quy định của cơ quan không thể coi là
pháp luật vì:
Nội quy của nhà trường và quy định của cơ quan không phải do nhà nước
ban hành và việc giám sát, thực hiện không phải do nhà nước giám sát. Còn nội
quy nhà trường và cơ quan chỉ ở phạm vi hẹp có thể có ở trường học này, cơ
quan này, ở trường học khác, cơ quan khác thì không có. Trong đó pháp luật là
quy định, quy tắc xử sự chung ở phạm vi rộng và bắt buộc tất cả phải thực hiện.
Câu 3:Có ý kiến cho rằng pháp luật chỉ cần với những người không có tính kỉ
luật, tự giác. Còn đối với những người có ý thức kỉ luật thì pháp luật không cần
thiết” Quan điểm đó đúng hay sai? Vì sao? Vì sao xã hội cần có pháp luật và vì
sao mọi người phải thực hiện tốt pháp luật và kỉ luật.
Trả lời:

Pháp luật do nhà nước ban hành để cho tất cả mọi người trong xã hội cùng
áp dụng, thực hiện kể cả ngững người có ý thức và những người chưa có ý thức.

Mặt khác khi tất cả mọi người trong xã hội cùng thực hiện pháp luật và kỉ
luật thì những quy định đó sẽ tạo ra sự thống nhất trong hành động, tạo ra hiệu
quả, chất lượng của hoạt động xã hội.
Xã hội cần pháp luật vì:
- Các quy định của pháp luật nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong mọi
lĩnh vực và đời sống giúp xã hội tồn tại và phát triển bình thường.
- Nhà nước dùng pháp luật để đảm bảo cho mọi hoạt động của công dân trong xã
hội diễn ra trong vòng trật tự, bất cứ ai vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh.
Pháp luật là phương tiện để quản lí nhà nước, xã hội, là phương tiện để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nếu không có PL thì xã hội bị rối
loạn, tính mạng mỗi người dân sẽ bị đe dọa, xã hội ấy sẽ không thể tồn tại được.
Mọi người phải thực hiện tốt pháp luật và kỉ luật:

- Khi chúng ta nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật không những ta bảo đảm được quyền
lợi cho mình và mọi người; đồng thời góp phần làm cho xã hội ổn định phát triển.

III. THÔNG TIN MỚI

- Ngày 9/11 hằng năm là ngày pháp luật Việt Nam


CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN GDCD

Giáo viên: VŨ ĐỨC HẢI; trường THCS Hà Giang

Bài 6: XÂY DỰNG TÌNH BẠN TRONG SÁNG VÀ LÀNH MẠNH (LỚP 8)

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1: Thế nào là tình bạn ?

Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính
tình, sở thích hoặc có chung xu hướng hành động, có cùng lí tưởng sống.

Vd : Tình bạn cao đẹp và sâu sắc giữa Các Mác và Ăng-Ghen, Lưu Bình và Dương
Lễ...

2: Những biểu hiện( đặc điểm, cơ sở, yêu tố) của tình bạn trong sáng, lành mạnh ?

như :

- phù hợp với nhau về quan niệm sống, bình đẳng và tôn trọng nhau,

- Chân thành tin cậy, có trách nhiệm, thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau
- Giúp đỡ nhau lúc khó khăn.
 Những thái độ, hành vi, việc làm không phù hợp với tình bạn trong sáng , lành
mạnh như lợi dụng bạn bè, bao che khuyết điểm cho nhau; dung túng cho nhau
làm điều xấu, ăn chơi, đua đòi; đua xe máy, sử dụng ma túy, vi phạm pháp luật…
3: Ý nghĩa của tình bạn trong sáng lành mạnh ?( Tác dụng gì)

Tình bạn trong sáng, lành mạnh giúp con người cảm thấy ấm áp, tự tin hơn, yêu
con người và cuộc sống hơn, biết tự hoàn thiện bản thân để sống tốt hơn, xứng đáng với
bạn bè.

4: Trách nhiệm của công dân, học sinh ?

- Biết xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh với các bạn trong lớp , trong trường và
cộng đồng.

- Tôn trọng và mong muốn xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh

- Quý trọng những người có ý thức xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh
VD: Ủng hộ những thái độ, hành vi, lời nói thể hiện tình cảm quý mến , sự tôn trọng,
chân thành;

- Biết phê phán những hành vi dèm pha, nói xấu, gán ghép, trêu trọc bạn bè xung
quanh.

II. CÂU HỎI (BÀI TẬP) NÂNG CAO

Câu 1: Có ý kiến cho rằng tình bạn đẹp chỉ có trong sách vở. em có đồng ý với ý kiến
đó không? Vì sao.

Trả lời: Em không đồng ý với ý kiến đó bởi trong thực tế có rất nhiều tình bạn
đẹp, họ sẵn sàng hi sinh cho nhau, sống vì nhau. Ví dụ Tình bạn cao đẹp của anh Minh
và anh Hiếu ở huyện Triệu Sơn- Thanh Hóa…

Câu 2: Có ý kiến cho rằng: Không thể có tình bạn trong sáng lành mạnh giữa hai người
khác giới? Em có đồng ý với ý kiến đó không? Trong quan hệ bạn khác giới cần lưu ý
điều gì?

Trả lời:

Em không đồng ý với ý kiến đó Vì tình bạn trong sáng, lành mạnh vẫn có thể có
giữa hai người khác giới, nếu tình bạn đó được xây dựng trên cơ sở những biểu hiện
tình bạn trong sáng, lạnh mạnh. Tình bạn đó cần có thiện chí và cố gắng vun đắp từ cả
hai phía...

Trong quan hệ khác giới cần lưu ý:

- Tránh đối xử với nhau suồng xã, thiếu ttees nhị, tránh vô tình hay cố ý gán ghép với
nhau trong quan hệ bạn bè khác giới.

- Tránh ghen ghét, nói xấu lẫn nhau hay đối xử thô bạo lẫn nhau khi thấy bạn mình có
thêm người bạn khác giới.

- Tránh ngộ nhận tình bạn khác giới là tình yêu cho dù rất thân nhau…

III. THÔNG TIN MỚI

Tình bạn của Hiếu và Minh (Triệu Sơn-Thanh Hóa) cõng bạn đi học trong xuốt 10
năm…
BÀI 9: GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA Ở CỘNG ĐỒNG DÂN

I. Kiến thức cơ bản:
1. Thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân
cư.
Cộng đồng dân cư là toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực
lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành
chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực
hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.
Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là làm cho đời sống văn hoá tinh
thần ngày càng lành mạnh, phong phú như giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở; bảo vệ
cảnh quan môi trường sạch đẹp; xây dựng tình đoàn kết xóm giềng; bài trừ phong tục
tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan và tích cực phòng, chống các tệ nạn xã hội.
2. Ý nghĩa.
Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là góp phần làm cho cuộc sống
bình yên, hạnh phúc, bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
3. Trách nhiệm của công dân:
Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là trách nhiệm của mỗi
công dân. Học sinh cần tránh những việc làm xấu và tham gia những hoạt động vừa sức
trong việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
Thực hiện và vận động gia đình, hàng xóm cùng thực hiện tốt các quy định về
nếp sống văn hoá của cộng đồng.
Tích cực tham gia các hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng phù
hợp với khả năng: tham gia vệ sinh nơi ở, nơi công cộng; góp phần bài trừ mê tín dị
đoan, phòng, chống tệ nạn xã hội,….
II. Câu hỏi nâng cao:
Câu 1: Thế nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? Ý nghĩa của việc
xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? Nêu trách nhiệm của học sinh trong
việc tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng?
Trả lời:
- Cộng đồng dân cư là toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh
thổ, hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác
với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung. VD: …
- Xây dựng nếp sống văn hóa cộng đồng dân cư là làm cho đời sống văn hóa tinh thần
ngày càng lành mạnh, phong phú như giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở; bảo vệ cảnh
quan môi trường sạch đẹp; xây dựng tình đoàn kết xóm giềng; bài trừ phong tục tập
quán lạc hậu, mê tín dị đoan và tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội. VD: …
- Ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư: Xây dựng nếp sống
văn hóa ở cộng đồng dân cư là góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và
cộng đồng.
- Trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng
đồng:
+ Thực hiện tốt, vận động gia đình, làng xóm cùng thực hiện tốt các quy định về
nếp sống văn hóa của cộng đồng; đồng thời tích cực tham gia những hoạt động xây
dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng phù hợp với khả năng.
VD: Tham gia các hoạt động thể dục thể thao văn hóa văn nghệ ở cộng đồng dân
cư, vệ sinh đường làng ngõ xóm...
+ Đồng tình, ủng hộ các chủ trương xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân
cư và phê phán những thái độ, hành vi đi ngược lại chủ trương đó.
VD; Phòng chống tệ nạn xã hội, đấu tranh tố cáo nhưng tư tưởng lạc hậu như bói
toán mê tín dị đoan.
Câu 2: Theo em việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là trách nhiệm
những tổ chức xã hội và cá nhân nào? Chủ trương của Đảng trong việc "Xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc' có nghĩa là gì?
Trả lời: Việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là trách nhiệm của chính
quyền, các tổ chức chính trị xã hội và tất cả mọi người trong cộng đồng dân cư. Đặc
biệt với bản thân em cũng phải góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân
cư bằng những việc làm cụ thể như: Vệ sinh thôn xóm, phòng chống các tệ nạn xã hội,
bảo vệ cảnh quan môi trường đẹp....
Chủ trương của Đảng trong việc "Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc' nghĩa là xây dựng nền văn hóa trên cơ sở tiếp thu tinh hoa, văn hóa
của nhân loại và đồng thời kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp dân tộc. Vì
trong thời đại ngày nay khi đất nước ngày càng mở rộng, giao lưu rộng rãi với các nước
khác, các dân tộc khác thì việc kế thừa, gìn giữ truyền thống văn hóa của dân tộc là vô
cùng cần thiết. Nó giúp chúng ta có thể tiếp thu một cách có chọn lọc, tiếp thu những
tinh hoa văn hóa của nhân loại để phát triển nền văn hóa Việt nam phong phú, sâu đậm
hơn nhưng vẵn giữ được bản sắc riêng của mình và không bị đồng hóa bởi các dân tộc
khác.
III. Cập nhật thông tin mới có liên quan đến bài học:
*/. Năm 1995, Ủy ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phát động một
phong trào trong nhân dân có liên quan đến việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng
đồng dân cư, đó là phong trào gì?
Trả lời: Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
*/. Giai đoạn 2016-2020 Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc VN đã phát động cuộc vận
động trong nhân dân có liên quan đến việc xây dựng nếp sống văn hóa ở công đồng dân
cư đó là cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn
minh"
Khi xây dựng nông thôn mới cần thực hiện 11 nội dung và 19 tiêu chí.
*/. Ngày truyền thống mặt trận tổ quốc Việt Nam (ngày đại đoàn kết toàn dân) là ngày
nào?
Trả lời: Ngày 18 tháng 11 hàng năm là ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và là ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
BÀI 11: LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO
1. Khái niệm
- Lao động tự giác, sáng tạo: Là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không
phải do áp lực từ bên ngoài; luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải
quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động. VD:
2. Biểu hiện tự giác, sáng tạo và thiếu tự giác, sáng tạo
- Tự giác, sáng tạo
Tự giác học bài, làm bài;
Đổi mới phương pháp học tập;
Luôn suy nghĩ tìm ra những cách giải bài tập, những cách lập luận, giải quyết
vấn đề khác nhau;
Biết nhìn nhận, phân tích vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau;
Biết đưa ra ý kiến, quan điểm riêng của bản thân,…
- Những biểu hiện của thiếu tự giác, sáng tạo:
Có lối sống cẩu thả, tự do cá nhân;
Ngại khó, ngại khổ;
Lười suy nghĩ;
Thiếu trách nhiệm với bản thân...
=> Hậu quả của thiếu tự giác, sáng tạo: Ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, lao
động; chất lượng học tập lao động, học tập sẽ không được nâng cao; bản thân sẽ không
thể hoàn thiện và phát triển phẩm chất năng lực.
3. Ý nghĩa :
Giúp con người học tập mau tiến bộ, nâng cao năng suất và chất lượng lao động,
phát triển nhân cách;
Thúc đẩy sự phát triển xã hội.
VD:
4. Cách rèn luyện
Biết lập kế hoạch lao động, học tập; biết điều chỉnh, lựa chọn các biện pháp,
cách thức thực hiện để đạt kết quả cao trong lao động, học tập...VD:
Tích cực, tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động. VD:
Biết quý trọng những người tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động. VD: .....
Đồng thời phê phán những biểu hiện lười nhác trong học tập và lao động. VD: ......
BÀI 13: PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
1. Tệ nạn xã hội
Là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm
đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có nhiều tệ
nạn xã hội, nhưng nguy hiểm nhất là tệ cờ bạc, ma tuý và mại dâm. VD:....
2. Tác hại của tệ nạn xã hội
Hiện nay các tệ nạn này đang diễn ra tràn lan ở khắp các địa phương trong cả
nước cũng như các quốc gia trên thế giới và nó gây ra tác hại nghiêm trọng đối với mỗi
cá nhân, gia đình, cộng và toàn xã hội, cụ thể:
Đối với cá nhân: Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tinh thần, đạo đức con người;
Đối với gia đình: Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình; Làm thiệt hại kinh tế
Đối với xã hội: Làm thiệt hại kinh tế đất nước; Gây rối loạn trật tự xã hội; Làm
băng hoại giá trị đạo đức truyền thống: Suy thoái giống nòi dân tộc....
=> Đặc biệt, ma tuý, mại dâm còn dẫn đến căn bệnh hiểm nghèo là HIV/AIDS.
VD:
3. Những quy định của pháp luật về phòng, chống TNXH:
+ Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào, nghiêm cấm tổ chức đánh bạc. VD....
+ Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử
dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy. Người nghiện ma túy bắt buộc
phải đi cai nghiện. VD....
+ Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm… VD....
- Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích
có hại cho sức khỏe. VD....
Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích;
nghiêm cấm lôi kéo, dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng
những văn hóa phẩm đồi trụy, đồ chơi hoặc trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh
của trẻ. VD....
4. Trách nhiệm của công dân – học sinh
- Hiểu và thực hiện tốt các qui định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội,
VD: sống giản dị, lành mạnh, tập trung vào học tập, lao động, hoạt động, vui chơi có
ích, tránh lối sống buông thả, la cà ven đường, quán xá, biết tự bảo vệ mình, bạn bè và
người thân không sa vào TNXH, cảnh giác sự dụ dỗ của kẻ xấu; không tham gia vào
các hoạt động buôn bán, vận chuyển tàng trữ các chất ma túy, không sử dụng thuốc lá
và các chất ma túy, không đánh bạc....
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà trường và
địa phương tổ chức VD: ......
- Biết cách tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè tham gia các hoạt động
phòng ,chống TNXH VD:...
- Ủng hộ các qui định của pháp luật về phòng, chống TNXH. VD: báo cho người
có trách nhiệm khi phát hiện thấy các hành vi vi phạm quy định về phòng chống
TNXH..Đồng thời phê phán, đấu tranh với các hành vi phạm các quy định này. VD:
- Kiên quyết tố cáo những kẻ cố ý vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã
hội VD:....
HS: sống giản dị, lành mạnh, tập trung vào học tập, lao động, hoạt động, vui
chơi có ích, tránh lối sống buông thả, la cà ven đường, quán xá, biết tự bảo vệ mình,
bạn bè và người thân không sa vào TNXH, cảnh giác sự dụ dỗ của kẻ xấu; không tham
gia vào các hoạt động buôn bán, vận chuyển tàng trữ các chất ma túy, không sử dụng
thuốc lá và các chất ma túy, không đánh bạc....
6. Kiến thức mở rộng

- Quyết định số 93/2001/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về tháng hành
động phòng, chống ma tuý và ngày toàn dân phòng, chống ma tuý. Ban hành ngày
13/6/2001
+ Tháng hành động phòng, chống ma tuý: tháng 6
+ Ngày toàn dân phòng chống ma túy: 26/6
- Luật Phòng, Chống ma túy. Ban hành 09/12/2000 có hiệu lực từ ngày 01/6
/2001.

BÀI 14: PHÒNG, CHỐNG NHIỄM HIV/AIDS


1. Khái niệm:
+ HIV tên một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người.
+ AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV, thể hiện triệu chứng của các bệnh khác
nhau, đe dọa tính mạng con người.
2. Hậu quả:
HIV/AIDS là một đại dịch của thế giới và Việt Nam, đó là:
- Căn bệnh hủy hoại sức khỏe, cướp đi tính mạng mỗi người.
- Phá hoại hạnh phúc gia đình
- Hủy hoại tương lai, nòi giống dân tộc.
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội đất nước.
VD:
3. Các con đường lây nhiễm cơ bản:
- Đường máu (dùng chung bơm kim tiêm, các vật có thể gây sát thương, tiếp xúc
trực tiến với máu của người nhiễm HIV....)
- Quan hệ tình dục bừa bãi.
- Từ mẹ sang con trong quá trình mang thai ( Nếu không đi tư vấn để phòng, tránh)
4. Những quy định của pháp luật:
+ Mọi người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống việc lây
truyền HIV/AIDS để bảo vệ cho mình, cho gia đình và xã hội; tham gia các hoạt động
phòng chống nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng.
+ Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm, tiêm trích ma tuý và các hành vi
làm lây truyền HIV/AIDS khác.
+ Người bị nhiễm HIV/AIDS có quyền được giữ bí mật về tình trạng bị nhiễm
HIV/AIDS của mình; Không bị phân biệt đối xử nhưng phải thực hiện các biện pháp
phòng, chống lây truyền bệnh để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

5. Trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống nhiễmHIV/AIDS:
+ Mỗi người cần hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS để chủ động phòng chống cho
mình, cho gia đình và cộng đồng.VD:,...
+ Biết cảm thông chia sẻ, giúp đỡ động viên, an ủi bạn bè, người thân trong cộng
động bị nhiễm HIV/AIDS; không có cử chỉ, hành động, lời nói xúc phạm hoặc làm họ
bị tổn thương. VD:...
+ Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS do nhà trường hoặc
cộng đồng tổ chức. VD:......
+ Biết không đồng tình, lên án, phê phán những hành vi kì thị, xa lánh, phân biệt
đối xử với những người bị nhiễm HIV/AIDS. VD:...
6. Kiến thức mở rộng

- Ngày thế giới phòng chống AIDS: 01/12.


- Ý nghĩa (Mục đích) ngày 01/12: nhằm nâng cao nhận thức về nạn dịch
AIDS do việc lây nhiễm HIV, và để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết vì HIV/AIDS.
- “Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS” đầu tiên vào ngày 1 /12 / 1988.
- Luật phòng chống vi rút gây ra hội chứng miễn dịch mắc phải ở người (luật
phòng chống HIV/AIDS) ban hành 29/6/2006, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/ 2007.
CÂU HỎI
Câu 1:
Tại sao phải lao động tự giác, sáng tạo? Tại sao nói: lao động là điều kiện, là
phương tiện để con người và xã hội phát triển? Để trở thành người lao động tự giác,
sáng tạo học sinh phải làm gì?
Câu 2:
Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo? Hãy nêu những biểu hiện của lao động
tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động? Vì sao phải lao động tự giác, sáng tạo? Hãy
kể một số cuộc thi sáng tạo trong học tập, lao động mà em biết?
Câu 3:
Lao động tự giác, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào? Có quan điểm cho rằng “Chỉ
có thể rèn luyện được tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức; còn sự sáng tạo không
rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có”. Em có đồng ý
với quan điểm đó không? Tại sao?
Câu 4:
Em hãy nêu những biểu biểu hiện của lao động tự giác, sáng tạo và thiếu tự giác,
sáng tạo trong học tập và lao động? Hậu quả của sự lao động, học tập thiếu tự giác, sáng
tạo?
Câu 5:
Tệ nạn xã hội là gì? Tại sao nói: " Tệ nạn xã hội là con đường ngắn nhất dẫn đến
tội ác". Để phòng chống TNXH pháp luật nước ta đã có những quy định như thế nào?
Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc phòng, chống TNXH?
Câu 6:
Thế nào là tệ nạn xã hội? Nêu nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội và một số
biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội? Học sinh cần làm gì để phòng chống tệ nạn xã
hội?
Câu 7:
Thế nào là tệ nạn xã hội? Phân tích tích chất nguy hiểm của tệ nạn xã hội (đối với
bản thân, đối với gia đình và xã hội)? Nếu được làm tuyên truyền viên, em sẽ nói gì với
mọi người về tác hại của HIV/AIDS và cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS?
Câu 8:
Nhân ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS, đoàn trường tổ chức diễn đàn với
chủ đề “HIV/AIDS hiểm họa không của riêng ai” Em hãy trình bày ý kiến của mình về
chủ đề trên?
Câu 9:
Các tệ nạn xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tệ nạn ma túy và mại dâm là
con đường ngắn nhất dẫn đến lây nhiễm HIV/AIDS.
a. Do vậy có người cho rằng: “Chỉ có những người nghiện ma túy và hành nghề
mại dâm mới bị lây nhiễm HIV/AIDS”. Em có đồng ý với quan niệm này không? Vì
sao?
b. Người bị nhiễm HIV/AIDS phải nếm trải những đau đớn về thể xác lẫn tinh
thần, nhiều người đã rơi vào tuyệt vọng mà buông xuôi hay tìm những cách khác nhau
để trả thù đời gây nguy hiểm người khác. Theo em người nhiễm HIV/AIDS cần nhất ở
những người xung quang điều gì để họ được sống vui vẻ phần đời còn lại?
c. Em hiểu thế nào về câu khẩu hiệu: “Đừng chết vì thiếu hiểu biết về HIV/AIDS”
Câu 10:
Em hiểu gì về HIV/AIDS? Thái độ và hành động của em?

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Câu 1:
Ở gần nhà N có quán nước của bà B có một vài thanh niên trong xóm thường tụ
tập ở đó chơi bài ăn tiền, Lúc đầu N chỉ đến đó chơi và xem cho vui, nhưng sau đó N đã
tham gia và thành quen. Một hôm N mượn xe máy của anh H rồi đem đi cắm lấy tiền
chơi bài, H đòi xe nhưng N khất lần chưa trả.
Hỏi:
a. Em có nhận xét gì về việc làm của N?
b. Nếu là H em sẽ làm gì trong trường hợp trên?
c. Nếu là bạn của N em sẽ làm gì?
Câu 2:
Nhân ngày sinh nhật P, L rủ M đến nhà P chơi. M nói: “Cậu không biết là chị của P
bị ốm à ? Người ta nói chị ấy bị AIDS đấy. Tớ sợ lắm, đến đó nhỡ khi nói chuyện với
chị của P bị lây thì chết, tớ không đến đâu !”
a. Em có đồng ý với M trong tình huống trên không ? Vì sao ?
b. Nếu em là L thì trong trường hợp đó em sẽ làm gì ?
Trả lời:
a. - Em không đồng ý với ý kiến của M
Vì: HIV/AIDS không lây qua đường hô hấp như nói chuyện, bắt tay, ôm hôn… mà
chỉ lây truyền qua 3 con đường: Đường máu, quan hệ tình dục bừa bãi, truyền từ mẹ
sang con khi mang thai.
b. - Nếu em là L thì trong trường hợp đó em sẽ giải thích cho M rõ:
+ HIV/AIDS không lây truyền qua đường hô hấp nên nói chuyện sẽ không bị
nhiễm HIV/AIDS
+ Nên đến nhà P chơi để động viên chị của P. Nếu chị của P có bị nhiễm
HIV/AIDS thì cũng không nên phân biệt đối xử mà nên gần gũi, động viên cho chị vơi
bớt nỗi cô đơn, buồn tủi…
Câu 3:
Bố H bị nhiễm HIV, H lo lắng và thương bố nên việc học tập ngày càng giảm sút.
M rủ T đến động viên, giúp đỡ gia đình H nhưng T bảo: Tất cả những người bị nhiễm
HIV đều có lối sống buông thả, tham gia các tệ nạn xã hội. Nếu chúng mình gần gũi với
họ thì sẽ bị lây nhiễm và ảnh hưởng đạo đức.
a. Em có đồng ý với ý kiến của bạn T trong tình huống trên không? Vì sao?
b. Nếu em là M trong tình huống đó em sẽ làm gì?
Trả lời:
Không đồng ý với ý kiến của bạn T .
Vì :
- Không phải tất cả những người bị nhiễm HIV đều có lối sống buông thả, tham
gia các tệ nạn xã hội mà có thể do nhiều nguyên nhân như: Bác sĩ bị lây nhiễm từ bệnh
nhân, chiến sĩ công an bị lây nhiễm từ tội phạm ...
- HIV/AIDS không lây nhiễm qua giao tiếp thông thường (không lây qua đường
hô hấp)
- HIV lây qua 03 con đường: Truyền máu, quan hệ tình dục bừa bãi, truyền từ mẹ
sang con.
- Mỗi người chúng ta cần có những hiểu biết đầy đủ về HIV/ AIDS để chủ động
phòng tránh cho bản thân và gia đình, không được phân biệt đối xử với người nhiễm
HIV/AIDS và gia đình của họ.
Nếu em là M:
+ Em sẽ giải thích cho T rõ về bệnh HIV/AIDS.
+ Khuyên T nên đến nhà H chơi để động viên Bố của H.
+ Nếu Bố của H có bị nhiễm HIV thì cũng không nên phân biệt đối xử mà nên
gần gũi, động viên Bố của H cho Bố của H vơi bớt nỗi cô đơn, buồn tủi.
Câu 4:
H là con gái út trong gia đình giàu có. H được cha mẹ chiều chuộng cho ăn học
và cung cấp đầy đủ những gì theo yêu cầu của cô. H đua đòi ăn chơi và bị bạn bè rủ rê
hít hê rô in. Lần đầu chỉ để thử cho biết, rồi H nghiện nặng lúc nào không hay. Mặc dù
hiểu rõ sự nguy hiểm của ma túy, nhưng H vẫn chơi vì muốn tỏ sành điệu và nghĩ mình
sẽ có thể dừng lại khi cần thiết. H thường xuyên chích hê rô in chung với bạn bè và cho
rằng chích chung như thế mới bày tỏ được sự chân tình cùng bạn nghiện, mới chứng tỏ
bản lĩnh của mình. H đã chết khi vừa bước sang tuổi 20, cô bị AIDS…
a. Vì sao H rơi vào cạm bẫy của ma túy?
b. Theo em, H đã có những suy nghĩ và hành động sai lầm như thế nào?
c. Học sinh phải làm gì để giữ mình không sa vào các tệ nạn xã hội?
Trả lời :
a. H đã rơi vào cạm bẫy của ma túy vì:
- Cha mẹ chiều chuộng, thỏa mãn mọi nhu cầu của H mà không cần biết đó là
những nhu cầu gì, có chính đáng hay không?
- Bản thân H đua đòi ăn chơi, muốn tỏ ra sành điệu, chơi trội.
b. H đã có những suy nghĩ và hành động sai lầm như:
- Hít thử hê rô in. Đây là loại ma túy rất nguy hiểm, chỉ cần thử một lần cũng có
thể bị nghiện.
- Hiểu rõ sự nguy hiểm của ma túy mà vẫn chơi vì nghĩ là mình có thể dừng lại
đúng lúc. Khi đã nghiện ma túy thì rất khó có thể dứt ra được, đòi hỏi con người
phải có nghị lực, quyết tâm cao.
- Chích chung ma túy với bạn nghiện và cho rằng như thế mới chân tình. Đó cũng
là nguyên nhân cô bị lây nhiễm HIV/ADIS và chết.
c. Học sinh cần :
Sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp nhau để không sa vào tệ nạn xã
hội. Cần tuân theo những quy định của pháp luật và tích cực tham gia các hoạt động
phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương
Câu 5:
N và K là bạn học cùng lớp. Một hôm K rủ N đến quán cà phê và bí mật cho biết:
ở đây có nhiều trò chơi hay lắm, nhất là khi dùng một loại chất bột màu trắng hoặc uống
một viên thuốc màu hồng thì sẽ thấy người lâng lâng, sảng khoái. Tớ được dùng rồi, đi
với tớ cậu sẽ biết, tiền nong không thành vấn đề”.
a. Theo em, N có nên đi theo K không? Vì sao?
b. N phải làm gì cho phù hợp trong tình huống này?
Trả lời:
a. N không nên đi theo K, vì:
Việc dùng một loại chất bột màu trắng hoặc uống một viên thuốc màu
hồng thì sẽ thấy người lâng lâng, sảng khoái đó chính là một dạng ma túy. Hành
động đó là sử dụng trái phép chất ma túy - một trong các hành vi bị pháp luật
nghiêm cấm, Tại Khoản 3 - Điều 3 – Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 ( sửa
đổi bổ sung năm 2008), cụ thể: ” Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy;
xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ sử dụng trái phép chất ma túy...”
b.
- N nên từ chối và khuyên K không sử dụng chất bột màu trắng hoặc uống
một viên thuốc màu hồng ấy và không đến những nơi như vậy nữa.
- Giải thích cho K hiểu tác hại của hành vi đó là:
+ Dùng một loại chất bột màu trắng hoặc uống một viên thuốc màu hồng là
chất gây nghiện. Dùng nó là vi phạm pháp luật. VD Khoản 3 - Điều 3 – Luật
Phòng, chống ma túy năm 2000 ( sửa đổi bổ sung năm 2008)
+ Khi nghiện sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
+ Nếu bạn không nghe sẽ báo với bố mẹ K, thầy cô hoặc cơ quan chức
năng đểtìm cách giải quyết

BÀI 16: QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN


VÀ NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. Quyền sở hữu tài sản của công dân:
Là quyền của công dân (chủ sở hữu ) đối với tài sản thuộc sở hữu của mình,
quyền sở hữu tài sản gồm:
+ Quyền chiếm hữu: Là quyền trực tiếp nắm giữ, quản lý tài sản.
+ Quyền sử dụng: Là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ
các giá trị sử dụng của tài sản đó.
+ Quyền định đoạt: Là quyền quyết định số phận tài sản như bán, cho, tặng, để lại
thừa kế , phá hủy,vứt bỏ…
2. Nghĩa vụ của công dân phải tôn trọng tài sản của người khác:
Công dân có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác, không được xâm phạm
đến tài sản của người khác, cụ thể:
- Nhặt được của rơi phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc thông báo cho cơ quan có
trách nhiệm xử lý theo pháp luật. VD: nhặt được tài sản của người khác thì tìm để trả
lại, trường hợp không biết thì giao nộp cho công an để họ trả lại cho chủ sở hữu
- Khi vay phải nợ phải trả đầy đủ, phải đúng hẹn. VD: vay bạn 1 triệu hẹn 1 tháng
trả thì phải trả đúng ngày đã hứa.
- Khi mượn phải giữ cẩn thận, phải trả đúng hẹn, nếu làm hỏng phải sửa chữa
hoặc bồi thường tương ứng với giá trị tài sản. VD: mượn bạn cuốn sách truyện cần phải
giữ gìn, không để mất mát hay hư hỏng..
- Nếu gây thiệt hại tài sản của người khác phải bồi thường theo quy định của
pháp luật. VD: mượn bạn 1 chiếc xe đạp, nếu mất phải đền theo giá trị của tài sản....
3. Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về tài sản
của công dân:
+ Ghi nhận trong hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật quyền sở hữu của
công dân.Ví dụ: Điều 32 – Hiến pháp 2013; Điều 158 – Bộ luật dân sự, Điều 175 – Bộ
luật hình sự.
+ Quy định các biện pháp và các hình thức xử lí đối với các hành vi xâm phạm
quyền sở tùy theo mức độ, tính chất vụ việc; Quy định trách nhiệm và cách thức bồi
thường dân sự đối với những hành vi gây thiệt hại, mất mát do vay, mượn, thuê tài sản
thuộc quyền sở hữu của người khác.
+ Tuyên truyền, giáo dục công dân cách thức bảo vệ quyền sở hữu và ý thức tôn
trọng quyền sở hữu của người khác.
4. Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền sở hữu tài sản của mình
và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
- Thực hiện đúng những quy định của pháp luật về quyền sở hữu tài sản và nghĩa
vụ tôn trọng tài sản của người khác. VD: Biết bảo vệ tài sản của mình; nếu gây thiệt hại
tài sản của người khác thì sẽ bồi thường....
- Có ý thức tôn trọng tài sản của người khác. VD: Tôn trọng đồ dùng, sách vở,
thư từ, điện thoại, tin nhắn của người khác...
- Tuyên truyền đến mọi người cách bảo vệ tài sản của người và nghĩa vụ tôn
trọng tài sản của người khác.
- Đồng tình ủng hộ những hành vi tôn trọng tài sản của người khác. VD: Nhặt
được của rơi phải trả lại cho chủ sở hữu; Vay phải nợ phải trả đúng hẹn...Đồng thời phê
phán, lên án những hành vi vi phạm quyền sở hữu tài sản của người khác. VD: tự ý bóc
thư , nghe điện thoại của người khác; lấy đồ dùng của người khác....
II. CÂU HỎI ( BÀI TẬP NÂNG CAO)
1.Trong 3 quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt thì quyền
nào là quyền quan trọng nhất? Vì sao?
2. Vì sao pháp luật quy định các tài sản có giá trị như nhà ở, đất đai, ô tô, xe máy
phải đăng ký quyền sở hữu?
3. Đăng ký quyền sở hữu có phải là biện pháp để công dân tự bảo vệ tài sản
không? Vì sao?
III. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG, CẬP NHẬT CÁC ĐIỀU LUẬT MỚI.
Tình huống 1: B 15 tuổi, được ông bà nội tặng cho 100 000 000 đồng( một trăm triệu
đồng). Tuy nhiên bố mẹ B cho rằng B đang còn sống phụ thuộc vào bố mẹ nên B không
có quyền sở hữu số tiền trên và bố mẹ B đã dùng số tiền trên để phụ xây nhà.
Hỏi: a. Theo em B có quyền sở hữu số tiền trên không? Vì sao?
b. Bố mẹ B có trách nhiệm gì với số tiền trên?Bố mẹ B có quyền dùng số
tiền đó để xây nhà không? Vì sao?

Đáp án
a. ĐIỀU 75 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
1.Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa
kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh
từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác.
b. Theo quy định của pháp luật bố mẹ B có quyền quản lí tài sản của con chưa thành
niên.

Tuy nhiên bố mẹ B không có quyền dùng số tiền đó để xây nhà, bởi bố mẹ B


không phải là chủ sở hữu số tiền trên.

- Bố mẹ B chỉ có quyền định đoạt khi được B ( chủ sở hữu) ủy quyền theo quy định
của pháp luật.

Tình huống 2: Do cần tiền chơi điện tử, T 13 tuổi đã bán chiếc xe đạp Nhật mà bố
mua cho để đi học với giá 1,5 triệu đồng cho ông M (thợ sửa xe đạp ở gần nhà). Khi
phát hiện Bố T đã tìm gặp ông M đề nghị được chuộc lại chiếc xe và hoàn trả ông 1,5
triệu đồng nhưng ông M không đồng ý vì cho rằng việc mua bán giữa ông và T là hoàn
toàn tự nguyện, ông không có trách nhiệm phải trả lại chiếc xe.

a. T có quyền bán chiếc xe đạp đó không? Vì sao?

b. Bố T phải làm thế nào để lấy được chiếc xe đạp đó?

Đáp án:

1. T không có quyền bán chiếc xe đó vì chiếc xe đó không thuộc quyền sở hữu của T
mà là của bố T. Căn cứ Khoản 3, Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Người
từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải
được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi - quần áo, sách vở, giầy dép…” . theo quy định của
pháp luật về quyền sở hữu tài sản của công dân thì T chỉ có quyền chiếm hữu và sử
dụng chiếc xe đạp, không có định đoạt chiếc xe đó.

2. Bố T phải dựa vào quy định của pháp luật tại Khoản 3, Điều 21 Bộ luật Dân sự
năm 2015 quy định để đòi lại chiếc xe đạp

Như vậy căn cứ vào quy định của pháp luật việc giao dịch giữa T và ông M là hoàn toàn
trái với quy định của pháp luật, không có giá trị pháp lý.Ông M phải trả lại chiếc xe đạp
đó lại cho chủ sở hữu đồng thời T phải trả lại số tiền đó cho ông M.
Điều 21. Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của
người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ
nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng
ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp
luật đồng ý.
Tình huống 3: Do nghi ngờ K lấy điện thoại của mình nên ông H – tổ trưởng
dân phố cùng một anh dân phòng của xã đến lớp K đang học yêu cầu cô giáo cho vào
lớp lục soát cặp của K để tìm điện thoại. Cô giáo không chấp nhận yêu cầu của ông H.
Câu hỏi:
a/ Theo em, việc cô giáo không chấp nhận yêu cầu của ông H là đúng hay sai; Vì
sao?
b/ Người không phải chủ sở hữu tài sản có quyền sử dụng tài sản trong trường hợp
nào?
c/ Hãy nêu 4 ví dụ về những hành vi vi phạm quyền sở hữu tài sản của người
khác?
Đáp án:
a/Cô giáo không chấp nhận yêu cầu của ông H là đúng.
Vì trong trường hợp nghi ngờ, không bắt quả tang thì tổ trưởng dân phố không có
quyền khám xét tài sản của người khác.
b/ Người không phải chủ sở hữu tài sản có quyền sử dụng tài sản trong trường
hợp : được chủ sở hữu cho mượn, được chủ sở hữu tặng, biếu tài sản
c/ Những hành vi vi phạm…: tự ý sử dụng tài sản của người khác; phá hoại làm hư
hỏng, mất mát tài sản của người khác; tự ý bóc thư ,xem trộm nhật kí….
Tình huống 4: Năm nay An đã 15 tuổi, bố mẹ mua cho một chiếc xe đạp để đi học.
Nhưng vì muốn mua một chiếc xe đạp khác nên An tự rao bán chiếc xe đạp đó. Theo
em:

a) An có quyền gì đối với chiếc xe đạp đó?


b) An có quyền bán chiếc xe đạp cho người khác không?
c) Muốn bán chiếc xe đạp đó, An phải làm gì?
Đáp án:
a) An có quyền sử dụng, quyền chiếm hữu chiếc xe đạp đó…
b) An không có quyền bán chiếc xe đạp đó. Vì: An mới 15 tuổi, còn đang ở chung với
bố mẹ, còn phụ thuộc bố mẹ và chịu sự quản lí của bố mẹ. Chỉ có bố mẹ An mới có
quyền bán chiếc xe đó cho người khác. ( Khoản 3, Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 )

c) Muốn bán chiếc xe đó, An không nên tự quyết định mà phải hỏi ý kiến bố mẹ và
được bố mẹ đồng ý.
Tình huống 5: Do có việc gấp, chị Hoa đem chiếc xe đạp của mình ra cửa hàng cầm đồ
để vay tiền . Đến hẹn chị mang tiền trả để lấy lại xe nhưng chiếc xe của chị đã bị Hà-
con trai ông chủ cửa hàng đem sử dụng và làm gãy khung . Hỏi :

Theo em:

a. Hà có được quyền sử dụng chiếc xe đó hay không ? Vì sao ?

b. Ông chủ cửa hàng có những quyền gì đối với chiếc xe của chị Hoa, căn cứ
vào đâu ?

c.Chị Hoa có quyền đòi bồi thường chiếc xe bị hỏng không ?Ai sẽ phải bồi
thường?

Tình huống 6: Ông A ở tầng ba khu tập thể H, nhưng đã sử dụng khoanh đất trống
( dành cho trẻ em vui chơi) của khu tập thể để trồng cây ,nuôi gà tăng thu nhập cho
riêng mình.
Theo em :

a.Ông A có quyền sử dụng khoanh đất đó không ? Vì sao ?

b.Khu tập thể H phải làm gì để lấy lại khoanh đất đó cho trẻ em vui chơi ?

Tình huống 7: Trên đường đi làm về , chị N nhặt được 1 chiếc ví trong đó có giấy tờ
và một số tiền . Chị N đã dùng số tiền đó để ăn quả , nộp tiền học rồi vứt các giấy tờ đó
đi .

Vận dụng hiểu biết về quyền sở hữu tài sản của công dân , em hãy cho biết hành vi
của chị N như vậy là đúng hay sai ? Vì sao ? Nếu là chị N em sẽ làm gì?Nếu là người
chứng kiến việc làm của chị N, em sẽ ứng xử như thế nào ?

Tình huống 8: Thấy vài bạn ở lớp có điện thoại di động , T cũng có 1 chiếc . Xin bố
mẹ mua cho thì bố mẹ không đồng ý nên T nghĩ hay là bán chiếc xe đạp bố mẹ tặng
năm trước khi T bắt đầu lên cấp 2 . T nghĩ , biết chuyện chắc bố mẹ sẽ mắng , nhưng
chiếc xe bố mẹ đã tặng cho mình thì thuộc sở hữu của mình rồi , muốn làm gì mà chẳng
được

a. Trong trường hợp trên , T có quyền bán chiếc xe đạp không ? Vì sao ?
b. Nếu muốn bán chiếc xe đạp đó , T phải làm gì ?

Tình huống 9 Ông A là người thuê nhà ông B để ở , sau một thời gian ông A thấy
phòng khách xuống cấp nên đã thuê thợ sửa chữa lại cho khang trang , khi biết chuyện
này ông B tỏ ra không hài lòng .

A.Nhận xét về việc làm của ông A ?

B. Nếu em là người thân của gia đình ông A em sẽ làm gỉ ?

Tình huống 10: Ngôi nhà số 18 ở phố H thuộc quyền sở hữu của ông Hưng . Ông
Hưng cho bà Mai thuê tầng một để buôn bán . Do làm ưn thua lỗ , bà Mai đã gắn lại
ngôi nhà đó cho ông Tuấn là chủ nợ .

A.Ông Hưng có quyền cho bà Mai thuê ngôi nhà đó không ? Vì sao ?

B. Bà Mai có quyền gán ngôi nhà đó cho ông Tuấn không ?

C. Ông Tuấn có quyền sử dụng ngôi nhà đó không ? Vì sao ?

D. Ông Hưng cần gặp ai để đòi lại ngôi nhà đó cho mình ?
Tình huống 11

H cần tiền chơi game nên đã đem đến chiếc xe đạp đến cửa hàng cầm đồ nhà ông T
cắm lấy tiền ,Đã quá 5 ngày so với giao hẹn , Ông T không thấy H đến chuộc lại xe nên
ông T đem xe lên cất kho , khi mang xe cất ông ngẫm kỹ xe và chợt nhớ ra màu xe đó
không hợp với phong thủy cửa hàng ông , ông liền mua sơn về sơn xe sang màu xanh
mới cất

Hỏi :

1.Ông T làm như vậy có đúng không ? vì sao ?

2.Ông T có quyền gì đối với chiếc xe ? Căn cứ vào dân ?

Tình huống 12: Trong vườn nhà anh A có 5 cây bạch đàn , anh A đã thuê M và N chặt
cây. Đang chặt dở đến cây thứ 4, M và N mệt nên nghỉ giải lao. Không ngờ gió to cây
đổ làm sạt mái nhà bà C ở cạnh đó, thiệt hại ước tính khoảng 10 triệu đồng. Bà C bắt
đền anh A phải bồi thường cho mình. Nhưng anh a cho rằng cây đổ là vô tình chứ
không phải là cố ý nên anh không bồi thường

a. Theo em, anh A, m và N có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà C
không? Vì sao?
b. Bà C cần phải làm gì để bảo vệ tài sản thiệt hại của mình?

BÀI 17: NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG, BẢO VỆ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC
VÀ LỢI ÍCH CÔNG CỘNG
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. Khái niệm:
- Tài sản Nhà nước là tài sản thuộc sở hữu của toàn dân, do Nhà nước chịu trách
nhiệm quản lý. Ví dụ: đất đai, sông hồ, vùng biển, vùng trời, tài nguyên trong lòng
đất,...
- Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội. VD:
Lợi ích do các công trình công cộng mang lại (công viên, cung văn hóa,...)
- Tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng có vai trò quan trọng trong phát triển
kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. VD: khai thác, chế biến
tài nguyên – khoáng sản phục vụ cuộc sống của con người như khai thác than...
2. Nghĩa vụ của công dân:
- Không được lấn chiếm, phá hoại, sử dụng tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng
vào mục đích cá nhân. VD: không được lấn chiếm lề đường làm nơi kinh doanh, buôn
bán...
- Phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, không tham ô, lãng phí khi được giao
quản lý tài sản Nhà nước. VD: khi được giao trông coi rừng thì không được tự ý khai
thác...
3. Trách nhiệm của nhà nước trong việc quản lí và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi
ích công cộng:
- Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng tài sản
nhà nước thuộc sở hữu toàn dân (tài sản nhà nước). Ví dụ: Điều 53-Hiến pháp 2013
quy định: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,....thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Hay Bộ luật hình sự điều 144 quy định về tội thiếu trách
nhiệm gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước.
- Tuyên truyền giáo dục mọi công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài
sản nhà nước và lợi ích công cộng.
4. Trách nhiệm của công dân:
- Có ý thức tôn trọng tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng; tích cực tham gia
giữ gìn tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. Ví dụ: giữ gìn, bảo vệ đường xá, cầu
cống; bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh....
- Tuyên truyền và phối hợp với mọi người và các tổ chức xã hội bảo vệ tài sản
Nhà nước và lợi ích công cộng. Ví dụ: tuyên truyền, nhắc nhở bạn bè bảo vệ tài sản của
lớp, trường, các công trình công cộng....
- Phê phán những hành vi, việc làm gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước và lợi ích
công cộng. Ví dụ: Lấn chiếm đất đai của nhà nước, sử dụng tài sản chung vào mục đích
cá nhân, tham ô, lãng phí tài sản nhà nước...
II. CÂU HỎI ( BÀI TẬP NÂNG CAO)
1. Tại sao tài sản Nhà nước lại thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước chịu trách
nhiệm quản lý?
2. Nhà nước quản lý tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng theo phương thức nào?
III. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG, CẬP NHẬT CÁC ĐIỀU LUẬT MỚI.
Tình huống 1: Anh h được giao quản lý, phụ trách phòng máy tính của cơ quan X, anh
thường xuyên bỏ đi chơi mà không khóa cửa. Một lần, lợi dụng thời cơ đó, kẻ gian đã
đột nhập lấy trộm 10 bộ máy vi tính và một số tài sản khác trong phòng của cơ quan,
ước tính giá trị tài sản lên đến 150 triệu đồng. có ý kiến cho rằng, anh H không vi phạm
pháp luật vì tài sản mất mát có giá trị không lớn, nhưng cũng có ý kiến cho rằng anh H
vi phạm pháp luật.
Câu hỏi:
a. Theo em, hành vi của anh H có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
b. Hành vi của anh H có bị xử lý không? Nếu có thì bị xử lý như thế nào theo quy
định?
Điều luật mới:
Điều 179 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội thiếu trách
nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp như sau:

1. Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí
gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ
100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị
giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05
năm.
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị
giá từ 2.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tình huống 2: Ông A ở tầng ba khu tập thể H, nhưng đã sử dụng khoanh đất trống
( dành cho trẻ em vui chơi) của khu tập thể để trồng cây ,nuôi gà tăng thu nhập cho
riêng mình.

Theo em :

a.Ông A có quyền sử dụng khoanh đất đó không ? Vì sao ?

b.Khu tập thể H phải làm gì để lấy lại khoanh đất đó cho trẻ em vui chơi ?
Tình huống 3: Nhà ông N gần đường giao thông liên xã . Khi làm nhà , ông đào đường
xẻ rãnh...đổ vật liệu bừa bãi gây cản trở giao thông và ô nhiễm môi trường .nếu có ai
nhắc nhở, ông thường nói ; “ Đường của xã hội, tôi muốn làm gì thì làm”

a.Em có nhận xét gì về việc làm của ông N ?

b.Nếu là hàng xóm của ông N và được chứng kiến sự việc trên, em sẽ làm gì

Tình huống 4: Lan và Hải dạo chơi trong công viên của huyện . Nhìn thầy 1 khóm hoa
rất đẹp , Lan dừng lại định ngắt nhưng bị Hải đã ngăn bạn lại . Tuy vậy ,Lan vẫn ngắt
bông hoa . Thấy thế , Hải đã trách Lan và cho rằng Lan không có ý thức bảo vệ lợi ích
công cộng

a . Theo em , Hải trách Lan như vậy có đúng không ? Vì sao ?

b . Công dân có nghĩa vụ gì trong việc tôn trọng , bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích
công cộng

Tình huống 5: Tan học về , thấy mảnh sân nhà bị lầy lội ,khó đi sau cơn mưa , H học
sinh lớp nảy ra ý định lấy ít đá ở trên đường rải sân H rủ L ,bạn học cùng lớp tham gia
với mình , nhưng L không đi . H liền đi 1 mình . Khi H đang dùng xẻng để xúc đá ở
đường thì tổ kiểm tra phát hiện.

1.Em hãy nhận xét hành vi của H

2. Nếu là L em sẽ làm gì ?

Tình huống 6: Khi đào móng xây nhà , ông A đã phát hiện một trống đồng cổ trong
lòng đất. Ông A đã đem đi bán chiếc trống đó cho một nhà buôn đồ cổ nổi tiếng ở địa
phương

a.Em có nhận xét gì về việc làm của ông A ?


b.Nếu được chứng ming kiến sự việc đó em sẽ làm gì ?

Tình huống 7: Trong buổi lao động trồng cây xung quanh , bạn B đã đào được chiếc
bình bằng sứ , lấy lên xem thì phát hiện thấy bên trong có các đồng tiền đúc bằng kim
loại màu vàng . B đã đưa cho thầy chủ nhiệm nộp cho nhà trường . Nhà trường dưa đi
kiểm tra và xác định được đó là vàng 9999 có giá trị 20 lượng

Hỏi :

a,Bạn B và nhà trường có quyền sử dụng số vàng đó không ? Vì sao ?


b.Theo em số vàng đó sẽ được giải quyết như thế nào?

Thu hoạch chuyên đề 2: ôn HSG lớp 9


Hoàng Thị Hà- Trường THCS Hoạt Giang

BÀI 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ


I.Kiến thức cơ bản.
1. Thế nào là chí công vô tư?
- Là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải
quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi
ích cá nhân.
2. Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư
- Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và xã hội, góp phần làm cho đất nước giàu
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
3. Rèn luyện chí công vô tư như thế nào?
Để rèn luyện phẩm chất đạo đức chí công vô tư, mỗi người chúng ta:
- Ủng hộ quí trọng người có đức tính chí công vô tư.
- Phê phán hành động không chí công vô tư.
- Phải có nhận thức đúng để có thể phân biệt được các hành vi thể hiện sự chí công vô
tư (hoặc không chí công vô tư)
- Phải có thái độ ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư. Đồng thời dám phê phán
những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết mọi công việc.

II. Câu hỏi bài tập nâng cao

A. TÌM HIỂU NỘI DUNG TRUYỆN ĐỌC VỀ TÔ HIẾN THÀNH


1. Nhận xét của em về việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá?
Trả lời
- Khi Tô Hiến Thành bị bệnh nặng, Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh
rất chu đáo
- Trần Trung Tá thì mải việc chống giặc nơi biên cương, không có điều kiện gần gũi Tô
Hiến Thành
2. Vì sai Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nước?
Trả lời:
Vì Tô Hiến Thành dùng người là hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng
gánh vác được công việc chung của đất nước chứ không vì vị nể tình thân mà tiến cử
người không phù hợp.
3. Qua việc chọn người của Tô Hiến Thành, em hiểu gì về ông? Việc làm của ông
biểu hiện đức tính gì?
Trả lời:
Qua việc chọn người của Tô Hiến Thành chứng tỏ ông là người thật sự công bằng,
không thiên bị, giải quyết công việc theo lẽ phải và hoàn toàn xuất phát từ lợi ích
chung. Việc làm của ông biểu hiện đức tính chí công vô tư.
B. TÌM HIỂU NỘI DUNG TRUYỆN ĐỌC "ĐIỀU MONG MUỐN CỦA BÁC
HỒ"
1. Bác Hồ mong muốn điều gì?
Trả lời:
Điều mong muốn của Bác Hồ là Tổ quốc được giải phóng, nhân dân được ấm no hạnh
phúc
2. Mục đích mà Bác Hồ theo đuổi là gì?
Trả lời
Mục đích mà Bác Hồ theo đuổi:
+ "Phấn đầu cho quyền lợi của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân"
+ "Làm cho ích quốc, lợi dân"
3. Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh?
Trả lời
Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng tuyệt
vời của một con người đã dành trọn đời mình đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc, của
đất nước và cho hạnh phúc của nhân dân. Đối với Bác, dù làm bất cứ công việc gì, bất
kì ở đâu và bao giờ Người cũng chỉ theo đuổi một mục đích là "làm cho ích quốc, lợi
dân"
4. Theo em, điều mong muốn của Bác Hồ đã tác động như thế nào đến tình cảm
của nhân dân đối với Bác?
Trả lời:
Chính nhờ phẩm chất cao đẹp đó, Bác được nhân dân tin yêu, kính trọng, khâm phục, tự
hào, gần gũi,..
5. Việc làm của Bác Hồ biểu hiện đức tính gì
Trả lời:
Việc làm của Bác Hồ biểu hiện tiêu biểu của phẩm chất đạo đức chí công vô tư
C. NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Chí công vô tư là gì?
Trả lời:
Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không
thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung
trên lợi ích cá nhân
2. Theo em, có phải trong cuộc sống ai cũng cần có chí công vô tư không?
Trả lời
Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, trong sáng và cần thiết của tất cả mọi
người
3. Chí công vô tư được biểu hiện như thế nào?
Trả lời
Chí công vô tư không chỉ biểu hiện qua lời nói mà còn phải được biểu hiện qua việc
làm và hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày ở mọi nơi, mọi lúc
4. Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện đức tính chí công vô tư? Hành vi
nào thể hiện không chí công vô tư?
a) Giải quyết công việc công bằng
b) Giải quyết công việc vì mục đích riêng
c) Dùng xe ôtô của cơ quan chở gia đình về quê ăn tết
d) Cố gắng vươn lên thành đạt bằng tài năng
đ) Sử dụng điện, nước ở cơ quan để giặt, ủi áo quần cho bản thân
e) Dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo
Trả lời
- Hành vi thể hiện đức tính chí công vô tư: (a), (d), (e)
- Hành vi thể hiện đức tính không chí công vô tư: (b), (c), (đ)
5. Theo em, một người luôn cố gắng phấn đấu vươn lên bằng tài năng, bằng sức
lực và trí tuệ của mình một cách chính đáng để đem lại lợi ích cho cá nhân, thì
người đó có phải là không chí công vô tư không? Cho ví dụ?
Trả lời
Một người luôn cố gắng phấn đấu vươn lên bằng tài năng, bằng sức lực và trí tuệ của
mình một cách chính đáng để đem lại lợi ích cho cá nhân, thì không phải biểu hiện của
hành vi không chí công vô tư:
Ví dụ: Người đó mong muốn làm giầu chính đáng, mong muốn thành đạt và có kết quả
cao trong học tập và công tác ....
6. Những người có biểu hiện như thế nào được xem là những kẻ đạo đức giả (giả
danh chí công vô tư)?
Trả lời:
Những người khi nói có vẻ chí công vô tư, song trong hành động và việc làm lại thể
hiện tính ích kỉ, tham lam, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, cộng đồng hay vì
tình cảm riêng tư mà thiên lệch trong giải quyết công việc.
7. Em hãy nêu ví dụ về lối sống chí công vô tư mà em gặp trong đời sống hàng
ngày?
Trả lời
- Hai bạn mắc khuyết điểm như nhau, cô giáo chủ nhiệm đã xử lí công bằng mức hình
thức kỉ luật, không thiên vị bạn nào, trong hai bạn có thể một người là con của một giáo
viên trong trường
- Bác An ở cạnh nhà em hiến đất để xây dựng trường mầm non
- Đội thanh niên tình nguyên dạy học miễn phí ở các lớp học tình thương
D. BÀI TẬP
1. Trong những hành vi sau đây, theo em, hành vi nào thể hiện phẩm chất chí công
vô tư, hành vi nào không chí công vô tư? Vì sao?
a) Mai là học sinh giỏi của lớp 9A nhưng Mai không muốn tham gia các hoạt động tập
thể của trường, lớp vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân
) Là lớp trưởng, Quân thường bỏ qua khuyết điểm cho những người bạn chơi thân với
mình
c) Là cán bộ lãnh đạo nhà máy, ông Lợi đã cho rằng chỉ nên đề bạt những người luôn
ủng hộ và bảo vệ ông trong mọi công việc.
d) Trong đợt bình xét thi đua cuối năm, Lan cho rằng chỉ nên bầu những bạn có đủ tiêu
chuẩn đã đề ra
đ) Để chấn chỉnh nề nếp kỉ luật trong xí nghiệp, theo ông Đĩnh cần phải xử lí nghiêm
những trường hợp vi phạm của cán bộ cấp dưới
e) Nhà bà Nga ở mặt phố, rất thuận lợi cho công việc kinh doanh nhưng khi Nhà nước
có chủ trương về giải phóng mặt bằng để mở đường, bà Nga vui vẻ chấp hành
Trả lời:
- Hành vi thể hiện phẩm chất chí công vô tư: (d); (e):
+ Việc làm của Lan (d) thể hiện sự công bằng, không thiên vị
+ Việc làm của bà Nga (e) là đặt lợi ích của tập thể, của cộng đồng lên trên lợi ích của
cá nhân
Những hành vi (d), (e) thể hiện chí công vô tư vì bạn Lan, bà Nga đã giải quyết công
việc xuất phát từ lợi ích chung
- Những hành vi (a), (b), (c), (đ) thể hiện không chí công vô tư vì họ đều xuất phát từ
lợi ích cá nhân hay do tình cảm riêng tư chi phối mà giải quyết công việc một cách
thiên lệch, không công bằng.
2. Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào sau đây? Tại sao?
a) Chỉ những người có chức, có quyền mới cần chí công vô tư
b) Người sống chí công vô tư chỉ thiệt thòi cho mình
c) Học sinh còn nhỏ tuổi thì không rèn luyện được phẩm chát chí công vô tư
d) Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp của công dân
đ) Chí công vô tư phải thể hiện ở cả lời nói và việc làm
Trả lời:
- Tán thành với quan điểm (d), (đ)
- Không tán thành với các quan điểm sau:
+ Quan điểm (a): Vì chí công vô tư là phẩm chất đạo đức đẹp và cần thiết đối với tất cả
mọi người chứ không phải chỉ với người có chức, quyền
+ Quan điểm (b): Vì chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội. Mọi
người đều chí công vô tư thì đất nước sẽ giàu mạnh, xã hội tốt đẹp, công bằng, cuộc
sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
+ Quan điểm (c): Vì phẩm chất chí công vô tư được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ, khi
còn là học sinh thông qua lời nói và việc làm hàng ngày, trong quan hệ đối xử với mọi
người xung quanh (trong gia đình, ở nhà trường và ngoài xã hội...)
3. Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp sau đây (im lặng, phản đối hay đồng tình) và
giải thích vì sao em làm vậy?
a) Em biết ông Ba làm nhiều việc sai trái, nhưng ông Ba lại là ân nhân của gia đình em.
b) Em biết ý kiến của bạn Trung là đúng, song ý kiến đó lại bị đa số các bạn trong lớp
phản đối.
c) Trong danh sách đề cử đi dự hội nghị (Cháu ngoan Bác Hồ) của thành phố, một số
bạn biết Trang hoàn toàn xứng đáng, song lại không đồng ý cử Trang vì Trang hay phê
bình mỗi khi các bạn đó mắc khuyết điểm
Trả lời:
Em không đồng tình với các việc trên, vì tất cả các việc làm đó không thể hiện sự chí
công vô tư.
- Trường hợp (a): Ông ba sai nhưng vì nể không dám chỉ ra cái sai của ông Ba như vậy,
mình trở thành kẻ đồng lõa, dung túng với cái sai của ông Ba
- Trường hợp (b), (c): Ý kiến của Trung đúng; hành vi của Trang đúng; mình phải đứng
về phía lẽ phải, bảo vệ cho Trung và Trang, như vậy mới là người thấu tình, đạt lí, chí
công vô tư.
4. Hãy nêu một ví dụ về việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư của một bạn,
một thầy cô giáo hoặc những người xung quanh mà em biết?
Trả lời
Hôm trả bài kiểm tra một tiết môn Giáo dục công dân, B và H đều bị điểm kém vì cả
hai bài kiểm tra có nội dung sai hoàn toàn giống nhau. Mặc dù biết B là con một giáo
viên trong trường nhưng cô giáo vẫn có thái độ nghiêm khắc không bênh vực B. Việc
làm của cô thể hiện sự chí công vô tư, đánh giá công bằng đối với những học sinh mắc
khuyết điểm dù đó là con của đồng nghiệp.
5. Chính quyền thông báo vườn ông A, ông B và ông C thuộc khu vực phải di dời,
giải tỏa để mở đường giao thông. Diện tích vườn bị giải tỏa của cả 3 nhà đều bằng
nhau nhưng vì ông A là anh của chủ tịch xã nên số tiền chính quyền đền bù cho
nhà ông A nhiều hơn số tiền của ông B và ông C. Sau khi nhận tiền, ông A chấp
nhận di dời nhà đi chỗ khác. Ông B và C kiên quyết không di dời với lí do là chính
quyền đã trả tiên đền bù không công bằng, do đó việc giải phóng mặt bằng để xây
dựng đã bị chậm tiến độ. Ông A cho rằng ông B và ông c đã không chí công vô tư, vì
lợi ích của bản thân mà ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng.
Em có đồng ý với ý kiến của ông A hay không? Tại sao?
Trả lời:
Em không đồng ý với ông A bởi vì chính quyền địa phương đã không xử sự một cách
công bằng mà có sự thiên vị vì động cơ cá nhân. Để thể hiện sự chí công vô tư, chính
quyền phải đền bù cho ông B và ông C giống như ông A
6. Sau khi ông M lên làm giám đốc một công ty nhà nước, ông đã đưa con cháu và
người thân vào làm việc trong công ty do mình quản lý dù họ không có đủ năng
lực. Hàng ngày, ông luôn nhắc nhở các nhân viên của mình phải làm việc một cách
chí công vô tư, đặt lợi ích của công ty lên trên lợi ích cá nhân.
Theo em, ông M có phải là người chí công vô tư hay không? Tại sao?
Trả lời:
Ông M không phải là người chí công vô tư bởi vì ông đã xử sự không công bằng khi
đưa những người thân của mình, không có đủ năng lực vào làm việc tại công ty do ông
quản lí.
III. CẬP NHẬT THÔNG TIN MỚI

(Không có)

Họ và tên GV: Phạm Thị Thủy


Đơn vị công tác: THCS Yến Sơn
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG LỚP 9
Bài 4: Bảo vệ hòa bình
1.Kiến thức cơ bản
*Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu
biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia- dân tộc, giữa con người với con
người, là khát vọng của toàn nhân loại.
VD: Nhân dân Việt Nam đang sống trong một đất nước hòa bình, không còn chiến
tranh và không có các cuộc xung đột diễn ra, đã và đang mở rộng quan hệ giao lưu với
hợp tác với nhiều quốc gia dân tộc trên thế giới.
*Bảo vệ hoà bình là làm mọi việc để bảo vệ, giữ gìn cuộc sống bình yên; là dùng
thương lượng đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn
giáo, quốc gia; Không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
VD: VN giải quyết vấn Biển Đông bằng thương lượng đàm phán đối với Trung Quốc
nhằm không để xảy ra xung đột , chiến tranh để giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên cho
toàn thể nhân dân.
- Cần phải bảo vệ hoà bình vì:
+ Hoà bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người; còn chiến
tranh chỉ đem lại đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em thất học, gia đình li
tán…
+ Hiện nay chiến tranh, xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới
và là nguy cơ đối với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới.
+ Ý nghĩa của Các hoạt động bảo vệ hòa bình chống chiến tranhđang diễn ra ở VN và
trên thế giới: hợp tác giữa các quốc gia trong việc chống chiến tranh khủng bố, ngăn
chặn chiến tranh hạt nhân, hoạt động gìn giữ hòa bình ở Trung đông.
*Biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hàng ngày:
-Biết lắng nghe, biết đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và thông cảm với họ
-Biết thừa nhận những điểm khác với mình,biết dùng thương lượng để giải quyết mâu
thuẫn.
-Biết học hỏi những tinh hoa những điểm mạnh của người khác sống hòa đồng với mọi
người .
-Không phân biệt đối xử, kì thị người khác, biết tôn trọng các dân tộc khác,các nền văn
hóa khác
•Rèn luyện
-Tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình chống chiến tranh do nhà trường và địa
phương tổ chức(VD giao lưu với thanh thiếu nhi quốc tế, viết thư, gửi quà ủng hộ nhân
dân trẻ em vùng bị ảnh hưởng chiến tranh, ...)
-Yêu hòa bình ghét chiến tran phi nghĩa(VD sống hòa bình với mọi người xung quanh
tham gia ủng hộ các hoạt động vì hòa bình như mít tinh, vẽ tranh...)
*Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu
biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia- dân tộc, giữa con người với con
người, là khát vọng của toàn nhân loại.
VD: Nhân dân Việt Nam đang sống trong một đất nước hòa bình, không còn chiến
tranh và không có các cuộc xung đột diễn ra, đã và đang mở rộng quan hệ giao lưu với
hợp tác với nhiều quốc gia dân tộc trên thế giới.
*Bảo vệ hoà bình là làm mọi việc để bảo vệ, giữ gìn cuộc sống bình yên; là dùng
thương lượng đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn
giáo, quốc gia; Không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
VD: VN giải quyết vấn Biển Đông bằng thương lượng đàm phán đối với Trung Quốc
nhằm không để xảy ra xung đột , chiến tranh để giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên cho
toàn thể nhân dân.
- Cần phải bảo vệ hoà bình vì:
+ Hoà bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người; còn chiến
tranh chỉ đem lại đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em thất học, gia đình li
tán…
+ Hiện nay chiến tranh, xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới
và là nguy cơ đối với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới.
+ Ý nghĩa của Các hoạt động bảo vệ hòa bình chống chiến tranhđang diễn ra ở VN và
trên thế giới: hợp tác giữa các quốc gia trong việc chống chiến tranh khủng bố, ngăn
chặn chiến tranh hạt nhân, hoạt động gìn giữ hòa bình ở Trung đông.
*Biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hàng ngày:
-Biết lắng nghe, biết đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và thông cảm với họ
-Biết thừa nhận những điểm khác với mình,biết dùng thương lượng để giải quyết mâu
thuẫn.
-Biết học hỏi những tinh hoa những điểm mạnh của người khác sống hòa đồng với mọi
người .
-Không phân biệt đối xử, kì thị người khác, biết tôn trọng các dân tộc khác,các nền văn
hóa khác
• Rèn luyện
-Tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình chống chiến tranh do nhà trường và địa
phương tổ chức(VD giao lưu với thanh thiếu nhi quốc tế, viết thư, gửi quà ủng hộ nhân
dân trẻ em vùng bị ảnh hưởng chiến tranh, ...)
-Yêu hòa bình ghét chiến tran phi nghĩa(VD sống hòa bình với mọi người xung quanh
tham gia ủng hộ các hoạt động vì hòa *Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay
xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các
quốc gia- dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại.
VD: Nhân dân Việt Nam đang sống trong một đất nước hòa bình, không còn chiến
tranh và không có các cuộc xung đột diễn ra, đã và đang mở rộng quan hệ giao lưu với
hợp tác với nhiều quốc gia dân tộc trên thế giới.
*Bảo vệ hoà bình là làm mọi việc để bảo vệ, giữ gìn cuộc sống bình yên; là dùng
thương lượng đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn
giáo, quốc gia; Không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
VD: VN giải quyết vấn Biển Đông bằng thương lượng đàm phán đối với Trung Quốc
nhằm không để xảy ra xung đột , chiến tranh để giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên cho
toàn thể nhân dân.
- Cần phải bảo vệ hoà bình vì:
+ Hoà bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người; còn chiến
tranh chỉ đem lại đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em thất học, gia đình li
tán…
+ Hiện nay chiến tranh, xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới
và là nguy cơ đối với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới.
+ Ý nghĩa của Các hoạt động bảo vệ hòa bình chống chiến tranhđang diễn ra ở VN và
trên thế giới: hợp tác giữa các quốc gia trong việc chống chiến tranh khủng bố, ngăn
chặn chiến tranh hạt nhân, hoạt động gìn giữ hòa bình ở Trung đông.
*Biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hàng ngày:
-Biết lắng nghe, biết đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và thông cảm với họ
-Biết thừa nhận những điểm khác với mình,biết dùng thương lượng để giải quyết mâu
thuẫn.
-Biết học hỏi những tinh hoa những điểm mạnh của người khác sống hòa đồng với mọi
người .
-Không phân biệt đối xử, kì thị người khác, biết tôn trọng các dân tộc khác,các nền văn
hóa khác
• Rèn luyện
-Tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình chống chiến tranh do nhà trường và địa
phương tổ chức(VD giao lưu với thanh thiếu nhi quốc tế, viết thư, gửi quà ủng hộ nhân
dân trẻ em vùng bị ảnh hưởng chiến tranh, ...)
-Yêu hòa bình ghét chiến tran phi nghĩa(VD sống hòa bình với mọi người xung quanh
tham gia ủng hộ các hoạt động vì hòa bình như mít tinh, vẽ tranh...)bình như mít tinh,
vẽ tranh...)
2.Câu hỏi nâng cao
Em hiểu như thế nào là chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh phi nghĩa?
* Chiến tranh chính nghĩa
-Tiến hành đấu tranh chống xâm lược
-Bảo vệ độc lập tự do của dân tộc
-Bảo vệ hòa bình
VD: Nhân dân VN tiến hành cuộc chiến tranh chống Pháp –Mĩ xâm lược, đó là cuộc
chiến tranh chính nghĩa.
* Chiến tranh phi nghĩa
-Xâm lược đất nước
-Phá hoại độc lập chủ quyền của dân tộc khác
-Gây chiến tranh giết người cướp của
-Phá hoại hòa bình
Ghi nhớ:
-Thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận là thành phố vì hòa bình năm 1999.
-Một số hoạt động bảo vệ hòa bình chống chiến tranh em đã tham gia
+Vẽ tranh chủ đề hòa bình
+Viết thư quốc tế UPU chủ đề hòa bình
+ Đi bộ vì hòa bình
-VN gia nhập ASEAN vào ngày 28/7/1995
-VN gia nhập WTO ngày 11/1/2007
-hội nghị cấp cao Á –Âu ( ASEM 5) tổ chức tại Hà Nội ngày 8/10/2004
2.Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp dân tộc
-Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá
trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
VD:Dân tộc ta có nhiều truyền thống lâu đời với mấy nghìn năm văn hiến như truyền
thống hiếu học Trong kì thi tuyển sinh đại học năm 2020 có nhiều anh chị đã giành
được điểm cao tiêu biểu đó là anh Ngô Văn Hiếu và Nguyễn Tất minh trường THPT
Triệu Sơn 5 đều đạt trên 28 điểm ở hai khối thi A và B.Hai nam sinh này còn được biết
đến qua câu chuyện cõng nhau đi học suốt 10 năm, đồng thời thể hiện tinh thần hiếu
học vượt lên trên hoàn cảnh đáng khâm phục và tự hào.
-Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Yêu nước bất khuất chống giặc ngoại xâm hiếu học, hiếu thảo
Các truyền thống về văn hóa nghệ thuật chèo , tuồng...
Các truyền thống về văn hóa như các phong tục tập quán, cách ứng xử...
-Kế Thừa và phát huy Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là bảo vệ, giữ gìn để các truyền
thống đó không bị phai nhạt theo thời gian, mà ngày càng phát triển phong phú sâu đậm
hơn.
-Cần KT và PH TTTĐ của dân tộc vì đó là tài sản vô giá, góp phần tích cực vào sự phát
triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc.
-Những thái độ hành vi cần thiết để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân
tộc
-Sưu tầm tìm hiểu và tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc
VD: VN có rất nhiều truyền thống tốt đẹp muốn biết về nguồn gốc ý nghĩa của các
truyền thống đó chúng ta cần phải tích cực học tập tìm hiểu qua sách báo, qua các
phương tiện thông tin đại chúng…
-Trân trọng tự hào về các anh hùng dân tộc các danh nhân văn hóa của đất nước
VD:VN rất tự hào vì có 6 danh nhân kiệt xuất được UNESCO vinh danh đó chính là
chủ tịch Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc,Nguyễn Trãi anh hùng dân tộc,
Nguyễn Du đại thi hào dân tộc , Chu văn An người thầy của mọi thời đại,nhà giáo lỗi
lạc….Đây chính là những sanh hùng dân tộc danh nhân văn hóa của đất nước .
-Giữ gìn bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa của dân tộc các loại hình nghệ thuật truyền
thống các tác phẩm nghệ thuật, các lễ hội trang phục món ăn truyền thống
VD: Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng việc giữ gìn
các loại hình nghệ thuật quần chúng càng được chú ý góp phần xây dựng quê hương đất
nước phát triển kinh tế xã hội địa phương.
-Sống và ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức văn hóa truyền thống của dân tộc (VD:
chăm chỉ học tập, sống nhân ái, trung thực...)
* Rèn luyện
-Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc
VD: chăm chỉ học tập, hiếu thảo với cha mẹ, tích cực tham gia các hoạt động chính trị
xã hội)
-Tôn trọng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
VD: tôn trọng về truyền thống của dân tộc đồng thời phê phán những hành vi làm tổn
hại đến truyền thống đó)
*Câu hỏi
1. Phân biệt phong tục và hủ tục
+ Phong tục tập quán là những thói quen lâu đời đã ăn sâu vào đời sống xã hội được
nhiều người thừa nhận và làm theo( có mặt tích cực cần được phát huy có mặt tiêu cực
cần khắc phục)
+ Hủ tục là những tập tục nếp sinh hoạt lạc hậu lỗi thời không còn phù hợp với quan
niệm về văn hóa văn minh đạo đức nếp sống của xã hội hiện đại cần phải thay đổi.
2.Hãy nêu những nguyên tắc hợp tác quóc tế của Đảng và nhà nước ta .Tại sao hiện nay
Đảng và nhà nước ta vừa tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế
giới vừa coi trọng và kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
-Hiện nay Đảng và nhà nước ta vừa tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác quốc tế vì
+Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo cơ hội và điều kiện để hợp tác,
cùng phát triển; tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ
chiến tranh.
+ Hiện nay thế giới đang đứng trước nhữngvấn đề cấp thiết đe doạ sự sống còn của toàn
nhân loại( như bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, khủng bố quốc tế, dịch bệnh..); để
giải quyết những vấn đề chung đó, cần phải có sự hợp tác quốc tế, chứ không một quốc
gia dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được.
-Đồng thời Đảng và nhà nước ta lại vừa coi trọng và kế thừa phát huy truyền thống tốt
đẹp của dân tộc vì đó là tài sản vô giá góp phần tích cực vào sự phát triển của cá nhân
và cả dân tộc .Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để góp phần giữ gìn
bản sắc dân tộc VN.Qua đó cùng phát triển được năng lực của bản thân mình
-Trong xu thế hội nhập hợp tác quốc tế hiện nay chúng ta muốn phát triển thì phải có sự
giao lưu với các dân tộc khác, với nền văn hóa khác .Trong quá trình giao lưu đó nếu
chúng ta không biết kế thừa, giữ gìn phát huy truyền thống dân tộc thì chúng ta có nguy
cơ đánh mất và bị nđồng hóa bởi các dân tộc khác,các nền văn hóa khác
Vì vậy song song với việc tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế
giới chúng ta càng cần phải coi trọng việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của
dân tộc
3.Vì sao nói kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là yếu tố vô cùng
quan trọng trên con đường phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
-Khái niệm kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
-Ý nghĩa của kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
-Mỗi dân tộc muốn phát triển phải có sự giao lưu văn hóa với các dân tộc khác, các nền
văn hóa khác .Trong quá trình giao lưu đó dân tộc nào cũng cần tiếp thu được tinh hoa
văn hóa của các dân tộc khác nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng của mình.
=> Đó chính là yếu tố làm nên cái riêng, cái bản sắc dân tộc .Nếu không biết thừa kế
giữ gìn và và phát huy truyền thống đó mỗi dân tộc sẽ có thể đánh mất bản sắc riêng
của mình và bị đồng hóa bởi các dân tộc khác các nền văn hóa khác
Hiện nay trong điều kiện xã hội ta đang đổi mới, mở của, giao lưu rộng rãi với các
nước nếu chúng ta không chú ý giữ gìn truyền thống bản sắc dân tộc chạy theo những
cái mới lạ coi thường và xa rời những giá trị văn hóa tốt đẹp bao đời nay chúng ta sẽ có
nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc VN.Vì vậy nói kế thừa và phát huy truyền thống tốt
đẹp của dân tộc là yếu tố quan trọng trên con đường CNH-HĐH đất nước
4.An thường tâm sự với bạn “ Nói đến truyền thống của dân tộc VN mình có mặc cảm
thế nào ấy so với thế giới nước mình còn lạc hậu lắm.Ngoài truyền thống đánh giặc ra
dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu”
Em có đồng ý với An không? Em sẽ nói gì với An.
Trả lời:
Em không đồng ý với ý kiến của An
Bởi vì: Dân tộc VN có truyền thống lâu đời với mấy nghìn năm văn hiến chúng ta cóa
thể tự hào về bề dày lịch sử truyền thống dân tộc chứ khong chỉ có truyền thống đánh
giặc ngoại xâm ( như An nghĩ)
-Chúng ta có nhiều truyền thống đáng tự hào như cần cù lao động, đoàn kết , tôn sư
trọng đạo….những truyền thống đó thật đáng tự hào vì thế chúng ta phải bảo vệ giữ gìn
và pháy huy.
5.Có ý kiến cho rằng ngoài truyền thống đánh giặc ra thì dân tộc ta không còn truyền
thống nào đáng tự hào .Vả lại trong thời đại mở của và hội nhập hiện nay truyền thống
dân tộc không còn quan trọng nữa .Em có đồng ý với ý kiến đó không vì sao?Nêu một
số biểu hiện chưa kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta hiện nay và đề
xuất một số hoạt động nhằm tăng cường giáo dục truyền thống cho học sinh hiện nay.
-Em không đồng ý với quan điểm trên vì đó là thái độ thiếu tôn trọng phủ nhận xa rời
truyền thống tốt đẹp của dân tộc .Vì dân tộc ta có truyền thống lâu đời với 4000 năm
văn hiến .Chúng ta có thể tự hào về bề dày lịch sử truyền thống dân tộc và ngoài truyền
thống đánh giặc ra dân tộc ta còn rất nhiều truyền thống đáng tự hào như tôn sư trọng
đạo, hiếu học , đoàn kết…
Mặt khác kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc còn có ý nghĩa rất quan trọng vì tất
cả các truyền thống tốt đẹp là tài sản vô giá góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi
cá nhân và của cả dân tộc
Vì vậy ngoài truyền thống đánh giặc ra dân tộc ta còn rất nhiều truyền thống đáng tự
hào.
-Một số biểu hiện chưa kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc ta hiện nay
+Thiếu lễ độ với thầy cô giáo, lười học
+Không thích những loại hình nghệ thuật dân tộc như sính nhạc ngoại, chạy theo
mốt…
-Một số đề xuất hoạt động nhằm tăng cường giáo dục truyền thống cho học sinh
+Tổ chức cho học sinh biểu diễn văn nghệ trong đó có các tiết mục mang đậm tính dân
tộc như chèo, tuồng
+Tổ chức các trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, cờ người
+Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hoạt động nhân đạo
6.Em hiểu thế nào về chủ trương của Đảng “ Xây dựng nền văn hóa VN tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc “ Có ý kiến cho rằng trong thời đại ngày nay trước sự phát triển
mạnh mẽ của nề kinh tế thị trường đã làm cho truyền thống tôn sư trọng đạo ngày càng
một xuống cấp.Ý kiến đó đúng hay sai ? Vì sao? Là học sinh em cần làm gì để kế thừa
và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
-Chủ trương xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của đảng và nhà
nước ta nghĩa là: Xây dựng nền văn hóa trên cơ sở tiếp thu và hội nhập tinh hoa văn hóa
của nhân loại .đồng thời kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc
VN
-Ý kiến đó là sai vì: tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời xưa.Xã hội
càng phát triển thì cách biểu hiện lòng tôn kính với thầy cô cũng có phần khác
xưa .Nhưng dù ở thời đại nào thì tôn sư trọng đạo cũng vẫn là sự tôn trọng và biết ơn
đối với thầy cô đã dạy mình
-Để kế thừa và phát huy truyền thống tôn sư trong đạo em cần
+Cố gắng học tập và rèn luyện
+Tôn trọng lễ phép với thầy cô giáo
+ Phê phán hành vi thiếu tôn sư trọng đạo
+ Tham gia các hoạt động thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo
Bài 5:TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI
I.Kiến thức cơ bản
1. Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới ?
Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này
với nước khác.
Vd: Quan hệ Việt- Lào, Quan hệ Việt Nam – Cu Ba,…
2. Ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới ?
- Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo cơ hội và điều kiện để hợp tác,
cùng phát triển;
- Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
- Là cơ hội và điều kiện để các nước cùng hợp tác, giải quyết những vấn đề mang tính
bức xúc toàn cầu .Ví dụ cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh covit-19
3. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta( Vì sao Đảng và nhà nước ta luôn coi
trọng việc tăng cường hợp tác, hữu nghị…? Tác dụng của chính sách đối ngoại
đó?)
- Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị với các
dân tộc, các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Chính quan hệ hữu nghị đó đã
làm cho thế giới hiểu rõ hơn về đất nước, con người, công cuộc đổi mới của Việt Nam,
về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Từ đó chúng ta tranh thủ được sự
đồng tình, ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giới đối với Việt Nam.
4.Trách nhiệm của công dân, học sinh ?
- Là công dân Việt Nam, chúng ta có trách nhiệm phải thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị
với bạn bè và người nước ngoài bằng thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng, thân
thiện trong cuộc sống hằng ngày.
- Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ,tiếp xúc.
Vd: Biết thể hiện tình hữu nghị trong các tình huống khi có các đoàn nước ngoài đến
thăm trường;; khi có khách du lịch đến địa phương tham quan các danh lam thắng cảnh,

- Tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức. Vd:
hoạt động quyên góp, ủng hộ nhân dân và trẻ em các vùng bị chiến tranh, thiên tai, lũ
lụt..
- Tôn trọng, thân thiện với người nước ngoai khi gặp gỡ, tiếp xúc.
Vd: Tôn trọng ngôn ngữ, trang phục và các nét văn hóa của họ, không chế nhạo ngôn
ngữ, trang phục và cử chỉ của họ.

II. Câu hỏi bài tập nâng cao.


Câu 1Thiết lập quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc có ý nghĩa gì? Nêu ý nghĩa
của chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị của Đảng và nhà nước ta? Công dân - học
sinh cần phải làm gì để góp phần xây dựng quan hệ hữu nghị giữa dân tộc ta với
* Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc có ý nghĩa:
- Tạo cơ hội cho các dân tộc hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng, dẫn
đến nguy cơ chiến tranh. Vì vậy, thiết lập quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc là biện
pháp bảo vệ hòa bình vững chắc nhất.
- Tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác phát triển về nhiều mặt
như: Kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, kĩ thuật...
- Đồng thời, là cơ hội và điều kiện để các nước cùng hợp tác, giải quyết những vấn đề
bức xúc có tính toàn cầu như: Bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, hạn chế
đói nghèo, đẩy lùi bệnh tật hiểm nghèo....
* Ý nghĩa: Chính sách hòa bình, hữu nghị của Đảng và Nhà nước ta đã làm cho thế giới
hiểu rõ hơn về đất nước, con người, công cuộc đổi mới của Việt Nam. Từ đó, chúng ta
trang thủ được sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giới đối với
Việt Nam.
* Để góp phần xây dựng quan hệ hữu nghị giữa dân tộc ta với các dân tộc khác, công
dân - học sinh phải
- Là công dân Việt Nam, chúng ta có trách nhiệm phải thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị
với bạn bè và người nước ngoài bằng thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng, thân
thiện trong cuộc sống hằng ngày.
- Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ,tiếp xúc.
Vd: Biết thể hiện tình hữu nghị trong các tình huống khi có các đoàn nước ngoài đến
thăm trường;; khi có khách du lịch đến địa phương tham quan các danh lam thắng cảnh,

- Tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức. Vd:
hoạt động quyên góp, ủng hộ nhân dân và trẻ em các vùng bị chiến tranh, thiên tai, lũ
lụt..
- Tôn trọng, thân thiện với người nước ngoai khi gặp gỡ, tiếp xúc.
Vd: Tôn trọng ngôn ngữ, trang phục và các nét văn hóa của họ, không chế nhạo ngôn
ngữ, trang phục và cử chỉ của họ.
Câu 2: Hiện nay Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc tăng cường xây dựng tình
hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Bằng kiến thức đã học, em hãy làm rõ chính
sách hòa bình hữu nghị của các nước trên thế giới?
Trả lời
Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này
với nước khác.
Vd: Quan hệ Việt- Lào, Quan hệ Việt Nam – Cu Ba,…
*Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc:
- Tạo cơ hội cho các dân tộc hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng, dẫn
đến nguy cơ chiến tranh. Vì vậy, thiết lập quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc là biện
pháp bảo vệ hòa bình vững chắc nhất.
- Tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác phát triển về nhiều mặt
như: Kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, kĩ thuật...
- Đồng thời, là cơ hội và điều kiện để các nước cùng hợp tác, giải quyết những vấn đề
bức xúc có tính toàn cầu như: Bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, hạn chế
đói nghèo, đẩy lùi bệnh tật hiểm nghèo....
*Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị với các
dân tộc, các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới như sau: không phân biệt chế
độ chính trị khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của
nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa
dùng vũ lực, bình đẳng cùng có lợi. Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng thương
lượng hòa bình, phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường
quyền. Trong điều kiện hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng, tích cực ủng hộ và
góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giưới vì hòa bình, độc lập, dân
chủ và tiến bộ xã hội.

Câu3: Em sẽ làm gì khi trường em tổ chức giao lưu với người nước ngoài?
- Khi trường em tổ chức giao lưu với người nước ngoài em sẽ:
- Tôn trọng ngôn ngữ, trang phục và các nét văn hóa truyền thống của các bạn.
- Bày tỏ thái độ thân thiện, gần gũi khi tiếp xúc, thể hiện sự hiếu khách của mình
- Làm quen với bạn và tìm hiểu những phong tục, tập quán, những nét văn hóa của nước
bạn..
- Sẵn sàng giúp đỡ các bạn phù hợp với khả năng của bản thân.
- Giới thiệu cho bạn người nước ngoài về con người và đất nước Việt Nam như giới
thiệu những phong cảnh đẹp, di tích lịch sử của quê hương, những món ăn Việt
Nam...Đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc của mình.

III. Cập nhật thông tin mới có liên quan đến bài học
Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc,
thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 30 nước, trong đó có tất cả
các nước lớn ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và toàn bộ 5 nước thành viên thường
trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
- Gần đây nhất Việt Nam quan hệ ngoại giao với nước nào?
- Quần đảo Cook(26/4/2022)
- quan hệ ngoại giao với nước Sudan vào 21/2/2019
BÀI 6: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN

I.Kiến thức cơ bản.


1. Thế nào là hợp tác cùng phát triển ?
Hợp tác cùng phát triển là cùng chung sức làm việc , giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau
trong công việc, lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên.
Vd: Nước ta đã và đang hợp tác với Liên Bang Nga trong khai thác dầu khí, hợp tác với
Nhật bản trong phát triển lĩnh vực cơ sở hạ tầng,…
2. Vì sao phải hợp tác quốc tế ?( Tại sao nói hiện nay hợp tác quốc tế là vấn đề
quan trọng và tất yếu của các quốc gia…)
- Hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, đe dọa sự sống còn của
toàn nhân loại ( như bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, khủng bố quốc tế, dịch bệnh
hiểm nghèo,…); để giải quyết những vấn đề đó, cần phải có sự hợp tác quốc tế, chứ
không một quốc gia, một dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được.
3. Các Nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta ?
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bình đẳng cùng có
lợi.
- Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng thương lượng hòa bình.
- Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
4. Trách nhiệm của công dân, học sinh ?
- Ngay từ bây giờ, học sinh chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và
mọi người xung quanh trong học tập, lao động, hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
Vd: Hợp tác trao đổi, giúp đỡ nhau để mang lại kết quả cao trong học tập, lao động,
hoạt động tập thể…
- Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với khả năng của bản thân.
- Ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác quốc tế.
- Có thái độ phê phán đối với những hành vi, việc làm đi ngược lại chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước.
II. Câu hỏi bài tập nâng cao.
Câu 1:Vì sao hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu của các quốc gia, các
dân tộc trên thế giới ? Trong quan hệ hợp tác quốc tế, Đảng và Nhà nước ta tuân thủ
theo những nguyên tắc nào ? Trách nhiệm của công dân học sinh trong hợp tác quốc tế?
Nêu một số thành quả hợp tác ở tỉnh Thanh Hóa mà em biết?
* Hợp tác cùng phát triển là cùng chung sức làm việc , giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong
công việc, lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên.
Vd: Nước ta đã và đang hợp tác với Liên Bang Nga trong khai thác dầu khí, hợp tác với
Nhật Bản trong phát triển lĩnh vực cơ sở hạ tầng,…
* Hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu của các quốc gia, các dân tộc trên
thế giới vì:
- Hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu như: bảo vệ
môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, khắc phục tình trạng đói nghèo, phòng ngừa và
đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo… mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải
quyết được thì sự hợp tác quốc tế là quan trọng, tất yếu. Ví dụ :
Mặt khác tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác phát triển về
nhiều mặt như: Kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, kĩ thuật... nhăm thoát khoải
nghèo nàn, bệnh tật.
Ngoài ra hợp tác cùng phát triển còn tạo cơ hội cho các dân tộc hiểu biết lẫn nhau, tránh
gây mâu thuẫn, căng thẳng, dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
*Trong quan hệ hợp tác quốc tế, Đảng và Nhà nước ta tuân thủ theo những nguyên tắc
sau:
- Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực.
- Bình đẳng và cùng có lợi.
- Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng, hoà bình.
- Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
Câu 2: Em hiểu như thế nào về quan điểm: “ Hòa nhập chứ không hòa tan” trong
quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế ?
Quan điểm “ Hòa nhập chứ không hòa tan” là quan điểm của chúng ta trong quá trình
hội nhập quốc tế được hiểu như sau:
- Trong xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, chúng ta muốn phát triển
phải có sự giao lưu với các dân tộc khác, với nền văn hóa khác. Trong quá trình giao
lưu đó, dân tộc ta sẽ tiếp thu tinh hoa văn hóa và những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên
tiến của nhân loại đó là hòa nhập.
- Tuy nhiên trong quá trình ấy chúng ta phải biết kế thừa, giữ gìn, phát huy truyền thống
dân tộc, tiếp thu có chọn lọc, không đánh mất bản sắc riêng của mình, không bị đồng
hóa bởi các dân tộc khác đó là không hòa tan.
Câu 3: Trong xu thế hội nhập hiện nay, hợp tác quốc tế là vấn đề tất yếu của mỗi
quốc gia, dân tộc trên thế giới. Trong những năm gần đây, Việt Nam đó và đang
trở thành một trong những điển hình của xu thế đó. Bằng vốn hiểu biết của mình,
em hãy làm rõ nhận định trên? Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc vào ngày nào?
ngày 20/9/1977.

Làm rõđược tính tất yếu: Bất cứ quốc gia dân tộc nào cũng phải tham gia nếu không sẽ
tụt hậu.
- Nêu khái niệm
Trình bày lợi ích hợp tác

+ Cộng đồng thế giới: Giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu.....(Trình bày
lợi ích hợp tác )
+ Việt Nam:Học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu thành tựu khoa học- kĩ thuật…

* Thu hút vốn đầu tư, giải quyết việc làm…

* Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

- Thực tế chứng minh ở Việt Nam:

+Nêu nguyên tắc hợp tác quốc tế…Đảng, nhà nước ta đó coi trọng vấn đề này thể
hiện bằng các chủ trương, chính sách. VN hợp tác quốc tế tuân theo nguyên tắc
sau:....

+ Thành tựu:
* Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế như: ASEAN, WTO…

* hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục...

- Trình bày đầy đủ phần trách nhiệm của CD-HS


* Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc vào ngày 20/9/1977.

Câu 4:Tại Sao Việt Nam phải hợp tác cùng phát triển với các quốc gia trên thế giới?
Hợp tác quốc tế mang lại lợi ích cho bản thân em?
- Khái niệm:
* Hợp tác mang lại lợi ích cho Việt Nam:
- Hiện nay, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0, hợp tác quốc tế
giúp Chúng ta học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu trình độ khoa học-kỹ thuật và công nghệ
tiên tiến
- Giúp VN thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài, tạo việc làm cho người lao động
- Tạo cơ hội giao lưu với bạn bè quốc tế.
- Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
- Đối với Việt Nam sự hợp tác quốc tế ngày càng cần thiết hơn bao giờ hết bởi nước ta
đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước có nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn,
lạc hậu và phải chịu nhiều hậu quả do các cuộc chiến tranh gay go và ác liệt. Vì vậy
chúng ta phải tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới để góp
phần khắc phục tình trạng lạc hậu, nâng cao trình độ nhận thức lí luận, thực tiễn và quản
lí. Giúp nước ta tranh thủ được nguồn vốn thế giới. Tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt
Nam phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
*Đối với bản thân em
- Hợp tác giúp hiểu biết của em mở rộng hơn.
- Tiếp cận được những tiến bộ , trình độ khoa họ kỹ thuật và văn minh của các nước.
- Có thể giao lưu với bạn bè quốc tế.
- Đời sống vật chất, tinh thần của bản thân, gia đình được nâng cao.
Câu5: Tại sao trong quá trình hợp tac quốc tế Đảng và Nhà nước ta lại thực hiện chính
sách, hòa bình hữu nghị với các dân tộc, quốc gia khác trên thế giới?
Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị với các
dân tộc, các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Chính quan hệ hữu nghị đó đã
làm cho thế giới hiểu rõ hơn về đất nước, con người, công cuộc đổi mới của Việt Nam,
về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Từ đó chúng ta tranh thủ được sự
đồng tình, ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giới đối với Việt Nam.
Câu 6: Theo em, trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có cần sự hợp tác không?
Vì sao?
TL
- Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn rất cần có sự hợp tác Vì:
- Hợp tác trao đổi sẽ giúp đỡ nhau trong mọi công việc, học tập, lao động công tác,
trong hoạt động tập thể.
- Sự hợp tác mang lại hiệu quả cao trong công việc.
Câu 7: Tại sao nói hiện nay Đảng và nhà nước ta vừa tăng cường quan hệ hữu
nghị , hợp tác với các nước trên thế giới vừa coi trọng việc kế thừa và phát huy
truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Trả lời:
- Vì truyền thống tốt đẹp của dân tộc là tài sản vô giá, góp phần tích cực vào sự phát
triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc.
- Trong xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế ngày nay chúng ta muốn phát triển phải có sự
giao lưu với các dân tộc khác, với nền văn hóa khác . Trong quá trình giao lưu đó nếu
chúng ta không kế thừa, giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc thì chúng ta có nguy cơ
đánh mất bản sắc dân tộc mình và bị đồng hóa bởi các nền văn hóa của các dân tộc
khác. Vì vậy song song với việc tăng cường quan hệ hữu nghị , hợp tác với các nước
trên thế giới chúng ta phải coi trọng việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của
dân tộc.

III. Cập nhật thông tin mới có liên quan đến bài học
Cho đến nay, Việt Nam là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500
tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Việt Nam đã hoạt động tích cực với vai trò ngày
càng tăng tại Liên hợp quốc (ủy viên ECOSOC, ủy viên Hội đồng chấp hành UNDP,
UNFPA và UPU…), phát huy vai trò thành viên tích cực của phong trào Không liên
kết, Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp, ASEAN

- 28/7/1995 Việt Nam gia nhập ASEAN (Association of Southeast Asian Nations – hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á)
- 11/1998 VN gia nhập APEC (Asia Pacific Economic Cooperation – diễn đàn hợp tác
kinh tế châu Á Thái Bình Dương)
- Thời gian việt nam gia nhập các tổ chức ASEM (Asia Europe Meeting – hội nghị Á
Âu) ngay từ ngày thành lập ASEM, 1-2/3/1996.
- Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc ngày 20/9/1977.
- 11/1/2007 VN gia nhập WTO (World Trade Organization – tổ chức thương mại thế
giới)
- Việt Nam chính thức gia nhập UNESCO từ tháng 7/1976
- Ngày 7/11/2006, lễ kết nạp Việt Nam gia nhập WTO
Một số thành quả của sự hợp tác giữa nước ta với các nước khác mà em biết ?
- Nhà máy thủy điện Hòa Bình là sự hợp tác giữa Việt Nam với Liên Xô.
- Cầu Mỹ Thuận là sự hợp tác Việt Nam với Ostraylia.
- Hầm đường bộ Hải Vân sự hợp tác giữa Việt nam với Nhật Bản.
- Bệnh viện Việt - Đức
* Một số công trình của Tỉnh Thanh Hóa thể hiện sự hợp tác:
- Khu lọc hóa dầu Nghi Sơn( Tĩnh Gia) sự hợp tác giữa Việt Nam , Nhật Bản và Cô- oét
- Nhà máy xi măng Nghi Sơn Việt Nam- Nhật Bản
*Một số lĩnh vực mà VN đã và đang hợp tác với các tổ chức quốc tế và các quốc
gia trên thế giới:
- Việt Nam – Lào: trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo
- VN – Mỹ; phối hợp trong phòng, chống HIV/AIDS
- VN- Nhật Bản trong lĩnh vực môi trường

You might also like