You are on page 1of 4

I.

Nhận thức chung


1. Pháp luật về trật tự an toàn giao thông
- Pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước
ban hành
- Mục đích: nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt
động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trên
lĩnh vực trật tự an toàn giao thông.
2. Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
- Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hành vi trái pháp luật, có lỗi của người có năng
lực thực hiện hành vi, hành vi đó được quy định bởi pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
- Để xác định một hành vi có phải là hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông cần
xem xét cụ thể các dấu hiệu sau:
+ Hành vi của người tham gia giao thông là hành vi có thể nhận biết được.
+ Hành vi của người tham gia giao thông trái với quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao
thông.
+ Có lỗi của người thực hiện hành vi khi tham gia giao thông.
+ Người tham gia giao thông là người có độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định, không
mắc bệnh tâm thần và có khả năng nhận thức được hậu quả hành vi của mình gây ra.
Tình huống:
Vào cuối tháng 4/2021, anh A (40 tuổi, có giấy phép lái xe ô tô hạng B1) khi đang điều khiển
xe ô tô 4 chỗ đi trên đường A với vận tốc khoảng 50km/h, đến đoạn đường giao nhau, anh có quan
sát thấy có bà B đang điều khiển xe máy đi từ phía bên trái đến cách khoảng 30m. Do tưởng bà B sẽ
nhường đường cho mình nên anh tiếp tục điều khiển xe ô tô lưu thông trên đường với vận tốc nêu
trên và va chạm với xe máy do bà B điều khiển làm bà B bị ngã văng ra khỏi xe.Sau khi tai nạn giao
thông xảy ra, dù đã được y bác sĩ cấp cứu kịp thời nhưng do vết thương nặng nên bà B đã tử vong
tại bệnh viện.
 Mời lớp
Hành vi của anh A có dấu hiệu phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, cụ
thể:
– Về chủ thể: Anh A có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
– Về mặt khách quan:
– Hành vi khách quan: Anh A đã có hành vi vi phạm quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn
của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Khi điều khiển xe ô tô lưu thông
trên đường, sau khi nhìn thấy bà B, anh A đã không giảm tốc độ để có thể dừng lại một cách an
toàn khi qua nơi đường bộ giao nhau.
Như vậy, hành vi của anh A đã vi phạm quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ
giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ và đầy đủ các dấu hiện cấu thành tội phạm
-Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ Luật hình sự năm 2015 thì anh A nếu phạm tội
có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03
năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.Ngoài khung hình phạt chính nêu trên thì anh A còn có thể
bị áp dụng khung hình phạt bổ sung là: bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm theo quy định tại khoản 6 Điều 260 Bộ Luật hình sự năm
2015.
? Theo các bạn độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm luật về trật tự an
toàn giao thông? (HỎI LỚP)
- Công dân từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm luật về trật tự an toàn
giao thông
3. Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
- Phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hoạt động của các cơ quan nhà
nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều hình thức, biện pháp hướng đến việc triệt tiêu các
nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
- Mục đích: nhằm ngăn chặn, hạn chế làm giảm và từng bước loại trừ vi phạm pháp luật về trật tự an
toàn giao thông ra khỏi đời sống xã hội.
II. Trách nhiệm của học sinh
1. Trách nhiệm chung
a) Nghĩa vụ của học sinh
- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Công dân có nghĩa vụ tuân theo
Hiến pháp và pháp luật tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và chấp hành những
quy tắc sinh hoạt công cộng (Trích Điều 46).
- Mỗi học sinh là một công dân có các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật. Do đó, học sinh
có nghĩa vụ thực hiện tốt các quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
b) Tìm hiểu về các hiệu lệnh, biển báo, tín hiệu gt
*Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định như sau:
- Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;
- Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía
sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên
trái của người điều khiển giao thông được đi;
- Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải
người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển
giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông
được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông
*Đặc điểm nhận biết các nhóm biển báo:
+ Nhóm Biển báo cấm chủ yếu có dạng: Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ/chữ
số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm
+ Nhóm Biển báo nguy hiểm có dạng: Hình tam giác đều, ba đỉnh lượn tròn; một cạnh nằm ngang,
đỉnh tương ứng hướng lên trên
+ Nhóm Biển hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ màu trắng. Nếu hết hiệu lệnh
thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng
Ý nghĩa các tín hiệu đèn giao thông:
- Tín hiệu xanh: Cho phép đi.
- Tín hiệu đèn đỏ: dừng lại.
- Tín hiệu vàng: phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp
Ngoài ra:
- Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.
- Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người
tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.
- Rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn đường cấm, đường cụt
không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại.
III. Hành động cụ thể
1.Giới trẻ ngày nay tham gia giao thông như thế nào?
Tình trạng học sinh vi phạm pháp luật về an toàn giao thông hiện nay diễn ra phổ biến như:
- Đi mô tô, xe máy đến trường khi chưa đủ tuổi, lai đèo nhiều người, không đội mũ bảo hiểm khi
tham gia giao thông, vượt đèn đỏ, phóng nhanh, vượt ẩu, đi dàn hàng ngang trên đường gây mất an
toàn giao thông.
- Tại nhiều trường phổ thông, tình trạng học sinh vi phạm Luật giao thông diễn ra khá phổ biến như
tụ tập đi hàng hai, hàng ba, lạng lách đánh võng trên đường. Trong số đó có nhiều bạn đi xe máy
đến trường, hầu hết đều chưa có bằng lái xe, chưa đủ tuổi sử dụng phương tiện tham gia giao thông.
- Thực trạng này rất đáng lo ngại, là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho tai nạn giao
thông trong học sinh tăng cao.
2.Các hành vi vi phạm trật tự ATGT
- Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường tham gia giao thông đường bộ;
- Tự ý cắt, hàn, tẩy xóa, đục lại số khung, số máy, thay đổi màu sơn, cải tạo xe cơ giới, xe máy
chuyên dùng;
- Lắp đặt, sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trên xe cơ giới, xe máy chuyên dùng gây mất trật tự,
an toàn giao thông đường bộ
- Tham gia gthong khi máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; ma tuý hoặc các chất kích thích mà pháp
luật cấm sử dụng
- Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;
- Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép; điều khiển phương tiện giao thông lạng lách, đánh
võng, rú ga liên tục;
- Dùng tay sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác khi điều khiển phương tiện tham gia
giao thông đường bộ;
- Chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế, quá kích thước giới hạn cho phép của xe; chở quá số người
quy định; chở hàng hóa trên xe có quy định phải chằng buộc nhưng không chằng buộc hoặc chằng
buộc không đúng quy định;
Hậu quả của việc không thực hiện tốt an toàn giao thông là rất nặng nề, ảnh hưởng đến bản
thân người tham gia giao thông, gia đình và xã hội.
- Đối với bản thân người tham gia giao thông
+Mất mát về tính mạng
+Tổn thương về sức khỏe: Tai nạn giao thông có thể gây ra các chấn thương nghiêm trọng về xương
khớp, nội tạng, thần kinh, thậm chí là tàn phế suốt đời.
+Tâm lý bị ảnh hưởng: Người bị tai nạn giao thông có thể bị sang chấn tâm lý, lo lắng, sợ hãi khi
tham gia giao thông.
-Đối với gia đình
+Mất mát về người thân:
+Tình hình kinh tế khó khăn: Gia đình phải chi trả cho các chi phí y tế, bồi thường thiệt hại, khiến
kinh tế gia đình gặp khó khăn.
+Mất mát về tinh thần: Gia đình phải chịu đựng nỗi đau thương, mất mát, ảnh hưởng đến tâm lý của
các thành viên trong gia đình.
-Đối với xã hội
+Mất mát về nhân lực: Tai nạn giao thông cướp đi sinh mạng của những người trẻ tuổi, là lực lượng
lao động chủ chốt của xã hội.
+Tạo nên gánh nặng cho xã hội: Tai nạn giao thông gây ra thiệt hại về người và tài sản, khiến xã hội
phải chi trả cho các chi phí y tế, bồi thường thiệt hại.
+Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế: Tai nạn giao thông gây ra ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến
hoạt động kinh tế - xã hội.
BIỆN PHÁP ĐỂ MN THỰC HIỆN ATGT MỘT CÁCH TRIỆT ĐỂ
- 1.Tuyên truyền, vận động người thân tham gia phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự an toàn
giao thông , các đối tượng tuyên truyền như gia đình, bạn bè ,....
- 2.Tuyền truyền người dân về "Nói Không với rượu bia khi tham giam giao thông"
- 3.Tuân thủ luật giao thông: mọi người nên luôn tuân thủ các quy định giao thông địa phương bao
gồm tốc độ giới hạn, quy tắc đỗ xe, đèn giao thông và các quy định khác
- 4.Không Lái xe khi say rượu, ma túy hoặc mệt mỏi, lái xe trong trạng thái say rượu, ma túy hoặc
mệt mỏi là một nguy cơ nghiêm trọng cho an toàn giao thông
- 5.Sử dụng đồ bảo hộ: Đối với những người đi xe máy, xe đạp điện,xe đạp việc đội mũ bảo hiểm là
rất cần thiết, giúp mọi người tham gia giao thông 1 cách an toàn
- 6.Tập trung lái xe: khi lái xe, mọi người cần tập trung hoàn toàn vào việc lái xe, tránh sử dụng điện
thoại hay thực hiện bất kì hành động nào làm sao nhoãng tinh thần.
- 7.Giữ khoảng cách an toàn: luôn giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện khác trên đường.
- 8.Đảm bảo tình trạng kỹ thuật của phương tiện. Bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra hệ thống phanh, ánh
sáng, lốp xe và các bộ phận quan trọng khác để đảm bảo hoạt động tốt và giảm nguy cơ hỏng hóc
đột ngột.
- 9.Giáo dục và nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho thế hệ trẻ ngay từ đầu
- 10. Tuyên truyền hậu quả việc thiếu chấp hành an toàn gthong
-11. Nhà nước phải có biện pháp triệt để với các hvi vi phạm
Cần thực hiện tốt ATGT vì
-Bảo vệ tính mạng và sức khỏe: An toàn giao thông đảm bảo tính mạng và sức khỏe của mọi người.
-Giảm thiểu thiệt hại vật chất: Tai nạn giao thông không chỉ gây thương tích cho con người mà còn
gây ra thiệt hại về tài sản. Các va chạm và tai nạn có thể gây hủy hoại phương tiện, công trình hạ
tầng và tài sản cá nhân
-Tăng hiệu suất giao thông: An toàn giao thông cũng có tác động tích cực đến hiệu suất giao thông.
Khi mọi người tuân thủ các quy tắc và quy định giao thông, chúng ta giảm nguy cơ tắc nghẽn và tai
nạn
-Bảo vệ môi trường: An toàn giao thông cũng đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường. Khi
tai nạn xảy ra, ngoài những thiệt hại về tính mạng và tài sản, nó cũng gây ra ô nhiễm không khí và
mất mát tài nguyên. Bằng cách giảm nguy cơ tai nạn và tắc nghẽn giao thông, chúng ta giảm lượng
khí thải và tiêu thụ nhiên liệu không cần thiết.
-Tạo môi trường giao thông an toàn và thoải mái: Thực hiện an toàn giao thông tạo ra một môi
trường giao thông an toàn và thoải mái cho mọi người
-Đạt được sự hài lòng và hòa bình xã hội: An toàn giao thông đóng góp vào việc tạo ra một xã hội
hài lòng và hòa bình

You might also like