You are on page 1of 10

Phần một: Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG

I. Mục đích, yêu cầu.


- Mục đích:
Nhằm huấn luyện cho sinh viên nắm chắc những nội dung cơ bản về Phòng,
chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông làm cơ sở vận
dụng trong học tập công tác tại trường cũng như trong sinh hoạt thường ngày.
- Yêu cầu:
- Nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông
- Vận dụng kiết thúc đã học một cách linh hoạt vào quá trình học tập công tác tại
trường.
- Chấp hành nghiêm các quy định trong học tập.
II.Nội dung:
- TÓM TẮT VỀ BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
- PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN
TOÀN GIAO THÔNG:
- TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN
III. Đối tượng:
IV. Phương pháp.
- Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp diễn giảng, phân tích lấy ví dụ
chứng minh làm rõ nội dung.
- Đối với người học: Nghe kết hợp với ghi theo ý hiểu nội dung bài.
V. Thời gian.
- Tổng thời gian: 04 tiết.
- Thời gian lờn lớp: 03 tiết.
- Thời gian trả lời câu hỏi: 01 tiết
VI. Địa điểm.
Phòng học lý thuyết
VII. Tài liệu:
Tài liệu Hiến Pháp nước Cộng Hòa Xã Hội CNVN năm 2013.
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động giao thông vận tải là huyết mạch kinh tế của mỗi quốc gia, nó phản
ánh trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng ở mức độ đáp ứng những nhu cầu về
kinh tế, văn hóa, xã hội, đi lại của tầng lớp dân cư, trong đó giao thông đường
bộ là mảng quan trọng nhất. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Giao
thông là mạch máu của mọi việc, giao thông tắc thì việc gì cũng khó, giao thông
totts thì việc gì cũng dễ dàng”. Vì vậy giao thông luôn giữ vị trí quan trọng và to
lớn trong đời sống xã hôi.
Bài 4
PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ
BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
--------------------

Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm Trật tự, an toàn giao thông là
nhiệm vụ cơ bản đặc biệt quan trọng của Đảng, nhà nước, nhân dân và toàn xã
hội được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực
giao thông công cộng, nhằm đảm bảo cho hoạt động giao thông thông suốt, trật
tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn xãy ra.Tạo điều kiện cần thiết để
phát triển kinh tế, củng cố an ninh, quốc phòng và ổn định trật tự xã hội.
I. TÓM TẮT VỀ BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1. Tổng quan về Bộ Luật hình sự hiện hành
Bộ luật hình sự hiện hành (Bộ luật năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Có 03 phần, 26 chương, 426 điều; Trong từng chương có các điều khoản và quy
định trách nhiệm cho từng hoạt đông ở mọi lĩnh vực đời sống xã hội khác nhau.
Trong đó Mục 1, Chương XXI của Bộ luật quy định rõ về việc đảm bảo trật tự an
toàn giao thông.
2. Các tội xâm phạm an toàn giao thông
Trong chương XXI - Mục 1 gồm 25 điều (từ Điều 260 - Điều 284) quy
định các tội xâm phạm an toàn giao thông cụ thể như sau:
- Tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ: Gồm 07 điều (từ Điều 260 -
Điều 266).
- Tội xâm phạm an toàn giao thông đường sắt: Gồm 05 Điều (từ Điều 267
-Điều 271).
- Tội xâm phạm an toàn giao thông đường thủy: Gồm 05 Điều (từ Điều
272 - Điều 276).
- Tội xâm phạm an toàn giao thông đường không: Gồm 08 Điều (từ Điều
277 đến Điều 284).
II. PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT
TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG:
1. Các khái niệm
- Trật tự, an toàn giao thông là trạng thái xã hội có trật tự được hình
thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận
tải công cộng, nhằm đảm bảo cho hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an
toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông xãy ra.
- Phòng, chống vi phạm về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là sử dụng
các biện pháp, phương tiện để phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, điều tra. Nhằm
khắc phục những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến phạm tội về vi phạm pháp luật
bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
2. Các tội vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông và
thực trạng
a) Đường bộ: Gồm 07 điều (từ Điều 260 đến Điều 266)
- Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Không có giấy phép lái xe theo quy định; sử dụng rượu, bia quá mức cho
phép trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng
chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm
hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; không chấp hành hiệu lệnh của người
điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông.
Ngày 30/12/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường
sắt. Cụ thể, người nào chỉ cần uống rượu, bia (dù uổng ít) mà điều khiển xe ô tô,
xe gắn máy cũng bị xử phạt (hiện hành, có nồng độ cồn vượt 50 miligam/100
mililýt máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở mới bị xử phạt). Đồng thời, lần đầu
tiên quy định xử phạt người uống rượu, bia mà còn lái xe đạp tham gia giao
thông.
- Tội cản trở giao thông đường bộ
Người nào đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép công trình giao thông đường
bộ; đặt, để, đổ trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, vật sắc nhọn, chất gây trơn
hoặc chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ gây thiệt hại cho
người khác.
- Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy
chuyên dùng không bảo đảm an toàn.
Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng
kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường
bộ, xe máy chuyên dùng rõ ràng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật gây
thiệt hại cho người khác.
- Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia
giao thông đường bộ
- Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia
giao thông đường bộ
Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe
hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có
nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích
mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều
khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác.
- Tội tổ chức đua xe trái phép
Người nào tổ chức trái phép việc đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe
khác có gắn động cơ.
- Tội đua xe trái phép
Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn
động cơ gây thiệt hại cho người khác.
Thực trạng tai nạn do các vi phạm giao thông đường bộ trong những năm vừa
qua:
Trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc Sáng 4/1/2019, chính phủ tổ chức
tổng kết công tác bảo đảm TTATGT năm 2018 và triển khai phương hướng
nhiệm vụ năm 2019. Tai nạn giao thông năm 2018 (tính từ ngày 16/11/2017 đến
15/11/2018): toàn quốc xảy ra 18.736 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.248
người, bị thương 14.802 người.
Trung bình mỗi ngày: Chết: 22,5 người; bị thương: 40,5 người
Ngày 2/01/2020 Bộ Giao thông vận tải tổ chức hội nghị Tổng kết năm
2019 và triển khai kế hoạch năm 2020(Từ ngày 15/12/2018 đến 14/12/2019), cả
nước xảy ra 17.626 vụ tai nạn giao thông, làm chết 7.624 người, làm bị thương
13.624 người.
Trung bình mỗi ngày: Chết: 20,8; Bị thương: 37,3.
So với năm trước giảm 939 vụ (giảm 5,06%), giảm 587 người chết (giảm
7,15%), giảm 934 người bị thương (giảm 6,42%).
Theo báo cáo của Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia, hai tháng đầu năm
nay (tính từ ngày 15/12/2019 đến 14/2/2020), toàn quốc xảy ra 2.368 vụ tai nạn
giao thông, làm chết 1.125 người, bị thương 1.781 người.
b) Đường sắt: Gồm 05 Điều (từ Điều 267 đến Điều 271)
- Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt
Không có giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn tương ứng với
nhiệm vụ được giao; sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ
cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh
khác.
Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hoặc người có thẩm quyền điều
khiển, giữ gìn trật tự an toàn giao thông.
- Tội cản trở giao thông đường sắt
Người nào đặt chướng ngại vật trên đường sắt; làm xê dịch ray, tà vẹt;
khoan, đào, xẻ trái phép nền đường sắt; mở đường ngang, xây cống hoặc công
trình khác trái phép qua đường sắt; làm hỏng, thay đổi, chuyển dịch, che khuất
tín hiệu, biển hiệu, mốc hiệu của công trình giao thông đường sắt; để súc vật đi
qua đường sắt không đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà
không có người điều khiển; đưa trái phép phương tiện tự tạo, phương tiện không
được phép chạy trên đường sắt; phá hoại phương tiện giao thông đường sắt; lấn
chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình giao
thông đường sắt gây thiệt hại cho người khác.
- Tội đưa vào sử dụng phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt không
bảo đảm an toàn
Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng
kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện, thiết bị giao thông đường
sắt rõ ràng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, không có giấy chứng
nhận đăng ký, đăng kiểm gây thiệt hại cho người khác
- Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao
thông đường sắt
Người nào điều động người không có giấy phép lái tàu hoặc người đang
trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc
không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện
giao thông đường sắt gây thiệt hại cho người khác.
- Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao
thông đường sắt
Người nào giao cho người không có giấy phép lái tàu hoặc người đang
trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc
không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện
giao thông đường sắt gây thiệt hại cho người khác.
Thực trạng tai nạn giao thông đường sắt trong những năm vừa qua
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, qua thống kê tai nạn giao
thông đường sắt năm 2018 (Từ 16/12/2017 đến 15/12/2018) giảm cả ba tiêu chí
so với cùng kỳ về cả số vụ, số người chết và số người bị thương.
Cụ thể, tai nạn giao thông đường sắt xảy ra 267 vụ, giảm 79 vụ (-22,8%).
Trong đó, do khách quan 257 vụ, giảm 77 vụ (-23%); do chủ quan 10 vụ, giảm 2
vụ (-16,7%); Làm chết 124 người, giảm 27 người (-17,9%); làm bị thương 184
người, giảm 43 người (-18,9%). Tai nạn chủ yếu xảy ra nhiều tại các lối đi tự
mở và dọc trên đường sắt, chiếm đến 80%, còn lại là tại đường ngang cảnh báo
tự động và đường ngang biển báo.
Theo báo cáo của VNR, một trong những thành tích nổi bật của ngành
đường sắt trong năm 2019 cả nước xảy ra 257 vụ tai nạn giao thông đường sắt,
giảm 3 vụ so với năm 2018 (tương đương giảm 1,15%), làm 110 người chết,
giảm 12 người (9,84%) và bị thương 180 người, giảm 3 người (1,64%). Trong
đó, tai nạn giao thông do nguyên nhân chủ quan là 10 vụ, khách quan là 247 vụ.
c) Đường thủy: Gồm 05 Điều (từ Điều 272 đến Điều 276)
- Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy
Không có bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc chứng chỉ
chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện theo quy định;
Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng
độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng ma túy hoặc chất kích thích mạnh
khác;
Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
Không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hoặc người có thẩm quyền
điều khiển, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đường thủy.
- Cản trở giao thông đường thủy
Người nào khoan, đào trái phép làm hư hại kết cấu của công trình giao
thông đường thủy; tạo ra chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường thủy mà
không đặt và duy trì báo hiệu; di chuyển làm giảm hiệu lực, tác dụng của báo
hiệu; tháo dỡ báo hiệu hoặc phá hoại công trình giao thông đường thủy; lấn
chiếm luồng hoặc hành lang bảo vệ luồng giao thông đường thủy hoặc hành vi
khác cản trở giao thông đường thủy gây thiệt hại cho người khác.
- Đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an
toàn
Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng
kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy rõ
ràng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật gây thiệt hại cho người khác.
- Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao
thông đường thủy.
Người nào điều động người không có bằng, giấy chứng nhận khả năng
chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định hoặc người đang trong tình
trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá
mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không
đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao
thông đường thủy gây thiệt hại cho người khác.
- Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao
thông đường thủy
Người nào giao cho người không có bằng, giấy chứng nhận khả năng
chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định hoặc người đang trong tình
trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá
mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không
đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao
thông đường thủy gây thiệt hại cho người khác.
d) Đường không: Gồm 08 điều (từ Điều 277 đến Điều 284)
- Tội vi phạm quy định về điều khiển tàu bay
Người nào chỉ huy, điều khiển tàu bay mà vi phạm quy định về an toàn
giao thông đường không, có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho
tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác không được ngăn chặn kịp
thời.
- Tội cản trở giao thông đường không
Người nào đặt chướng ngại vật; di chuyển trái phép, làm sai lệch, che
khuất hoặc phá hủy biển hiệu, tín hiệu an toàn giao thông đường không; sử dụng
sai hoặc làm nhiễu tần số thông tin liên lạc; làm hư hỏng trang bị, thiết bị của
sân bay hoặc trang bị, thiết bị phụ trợ khác phục vụ cho an toàn bay; cung cấp
thông tin sai đến mức gây uy hiếp an toàn của tàu bay, an toàn của hành khách,
tổ bay, nhân viên mặt đất hoặc người khác tại cảng hàng không, sân
bay hoặc công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng; điều khiển, đưa
phương tiện mặt đất không đáp ứng điều kiện kỹ thuật vào khai thác tại khu bay
hoặc có hành vi khác cản trở giao thông đường không gây thiệt hại cho người
khác.
- Tội đưa vào sử dụng tàu bay, thiết bị bảo đảm hoạt động bay không bảo
đảm an toàn
Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng
kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng tàu bay, thiết bị bảo đảm hoạt động bay
rõ ràng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật.
- Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển tàu
bay
Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép người lái tàu
bay hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển tàu
bay
- Tội điều khiển tàu bay vi phạm quy định về hàng không của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Người nào điều khiển tàu bay vào hoặc ra khỏi Việt Nam mà vi phạm quy
định về hàng không của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nếu không
thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 (Tội gián điệp) và Điều 111 (Tội xâm
phạm an ninh lãnh thổ) của Bộ Luật hình sự, thì bị phạt tiền từ 100.000.000
đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Thực trạng tai nạn đường thủy và đường không
Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong năm 2018, cả nước xảy
ra 83 vụ TNGT đường thủy, làm chết 46 người, làm bị thương 06 người. So với
cùng kỳ năm 2017, giảm 16 vụ, tăng 1 người chết, giảm 10 người bị thương.
Nguyên nhân đa phần là xuất phát từ ý thức chủ quan, không tuân thủ
những quy tắc đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ. Phương tiện không đảm
bảo kỹ thuật, thậm chí cũ nát song vẫn tham gia giao thông và đưa đón số lượng
khách lớn. Người sử dụng phương tiện không có bằng lái, không có chứng chỉ
chuyên môn, không có giấy chứng nhận học Luật Giao thông…
3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật
về bảo đảm trật tự an toàn giao thông
a) Mục tiêu
- Tiếp tục giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương
do tai nạn giao thông, đặc biệt chú trọng giảm tai nạn liên quan đến người sử
dụng môtô, xe gắn máy.
- Nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người
tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng.
- Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong hoạt động bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông; nâng cao ý thức trách nhiệm của người thực thi công vụ về bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông.
b) Nhiệm vụ
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy đảng,
chính quyền, các ngành, các tổ chức đoàn thể từ Trung ương đến địa phương
- Tập trung nâng cao chất lượng xây dựng và kịp thời ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt,
đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không.
- Đẩy mạnh hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi
phạm trật tự, an toàn giao thông, nhất là các hành vi vi phạm có nguy cơ cao gây tai
nạn giao thông. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về trật tự, an toàn giao thông tới mọi thành phần trong hoạt động giao thông
vận tải
c) Các giải pháp chủ yếu
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày
04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt,
đường thủy nội địa”; Nghị quyết số 30/NQ-CP về “Chương trình hành động của
Chính phủ”; Kế hoạch triển khai “Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” ở tất cả các cấp,
các ngành. Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá về nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông.
- Thực hiện các giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực
thi công vụ trong công tác bảo đảm TTATGT, thực hiện phương châm “4 xin”
(xin chào, xin cảm ơn, xin lỗi và xin phép) và “4 luôn” (luôn mỉm cười, luôn nhẹ
nhàng, luôn thấu hiểu và luôn giúp đỡ), nhất là các hoạt động trực tiếp tiếp xúc
với nhân dân, như: đăng ký, đăng kiểm phương tiện; đào tạo, sát hạch cấp giấy
phép lái xe; tuần tra xử lý vi phạm; điều tra, giải quyết TNGT, cấp giấy phép
vận tải.
- Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông.
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao
thông.
Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính để nâng cao năng lực,
hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Tăng cường công tác cưỡng chế vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tiếp
tục duy trì và tăng cường các biện pháp kiểm soát tải trọng xe; xử lý vi phạm
của người điều khiển môtô, xe gắn máy.
Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái
xe.
Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, giám sát hoạt
động kinh doanh vận tải, đặc biệt là vận tải bằng xe ôtô.
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. Sử dụng và phát huy đa dạng hóa các
hình thức tuyên truyền về an toàn giao thông đến cộng đồng.
- Giảm ùn tắc giao thông.
Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020; Đề án phát triển hợp lý
các phương thức vận tải tại các thành phố lớn.
Tiếp tục xây dựng thêm các cầu vượt tại một số nút giao thông trọng điểm
của thành phố; tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, phù hợp với cơ sở hạ tầng
giao thông đô thị; điều chỉnh chu kỳ đèn tín hiệu giao thông phù hợp với lưu
lượng phương tiện tại giờ cao điểm sáng, chiều; tăng các tuyến phố phân làn
giao thông một chiều; phân tách làn phương tiện, bố trí làn đường dành riêng
cho xe máy, xe buýt. Hạn chế một số loại xe ôtô lưu thông trên những tuyến
đường trục giao thông có mật độ lớn, hay xảy ra ùn tắc trong giờ cao điểm.
Thiết lập trật tự, kỷ cương quản lý lòng đường, vỉa hè theo nguyên tắc vỉa
hè dành cho người đi bộ, lòng đường dành cho phương tiện tham gia giao thông.
Huy động các lực lượng quần chúng tham gia giữ gìn trật tự, an toàn giao
thông, phối hợp cùng Thanh tra giao thông và các lực lượng của ngành Công an.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN
Tích cực học tập nâng cao nhận thức và hành động khi tham gia học luật
giao thông đường bộ, tìm hiểu nắm vững thêm các điều luật và quy định đảm
bảo trật tự an toàn giao thông.
Chấp hành nghiêm túc pháp luật về giao thông đường bộ, hệ thống báo
hiệu đường bộ, đi đúng phần đường, làn đường quy định; không sử dụng rượu,
bia trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, không điều khiển xe
chạy quá tốc độ quy định.
Tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác chấp hành pháp luật Nhà nước,
các quy định khi tham gia giao thông bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của bản
thân và của Nhà nước
KẾT LUẬN
Bảo đảm trật tự an toàn giao thông hiện nay là vấn đề rất quan trọng được
Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm vì nó tác động rất lớn tới sự nghiệp xây dựng
đất nước phát triển về kinh tế, vững mạnh về quốc phòng- An ninh. Do đó mỗi
công dân nhất là sinh viên phải luôn nâng cao hiểu biết, tự giác chấp hành đúng
luật lệ giao thông góp phần làm cho xã hội luôn ổn định trật tự, văn minh và
hiện đại. 
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Bộ luật hình sự của Việt Nam có bao nhiêu chương, điều? Chương nào
nói về trật tự an toàn GT và có bao nhiêu điều nói về tội vi phạm luật an toàn
giao thông đường bộ?
2. Là sinh viên anh (chị) làm gì để góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao
thông? Anh (chị) có giải pháp nào giải quyết vấn đề ùn tắt giao thông và giảm
tai nạn giao thông đường bộ ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay?

You might also like