You are on page 1of 4

1.

Nguyên nhân chủ quan


Nguyên nhân thứ nhất là ý thức chấp hành Luật Giao thông của người điều khiển
phương tiện giao thông còn thấp, dân trí chưa được nâng cao (cả phương tiện có
động cơ và thô sơ). Gần như người dân từ 18 tuổi trở lên đều được tiếp cận các
quy định trong điều khiển phương tiện giao thông nhưng lại “quên” áp dụng vào
đời sống.
Tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra ở hầu hết các nước, nhưng tại các nước bạn,
khi xảy ra tình trạng ùn tác giao thông, mọi người vẫn giữ đúng hàng lối, tránh xô
đẩy lẫn nhau, xe này vượt xe kia,… tại nước ta người dân sẵn sàng luồng lách,
chen hàng, … thậm chí lấn làn đường giao thông, chạy lên cả vỉa hè dành cho
người đi bộ .
Nguyên nhân thứ hai là tổ chức giao thông của nước ta chưa được tối ưu.Việc
phân luồng, làn xe chạy, đèn giao thông tại các điểm giao nhau chưa được tốt.
Phần lớn đường phố nước ta khá hẹp nhưng lại lưu thông hai chiều, đưa ra quy
định xe được lưu thông tại các con đường một chiều chưa được thỏa đáng
Ví dụ: đường một chiều có quy định rằng xe ô tô chỉ được lưu thông một chiều
nhưng vẫn cho xe buýt lưu thông hai chiều, trong khi đó có loại xe buýt lên đến 45
chỗ ngồi, bến đỗ lại nằm đối diện nhau, ngay trên mặt đường đông đúc
Nguyên nhân thứ ba không kém phần quan trọng gây nên ùn tắc giao thông là
buôn bán lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, phụ huynh chờ đón con trước các cổng
trường học giờ cao điểm, xe chờ khách tại các nhà xe lớn nhỏ trong thành phố.
Thậm chí, xe của Công an, cán bộ cũng đỗ, dừng ngay dưới lòng đường.
Nguyên nhân thứ tư là khoảng cách giữa các thanh chia luồng phân cách chưa
hợp lý, chỗ thưa thớt chỗ lại dày đặc san sát nhau. Những khoảng trống này đã tạo
điều kiện cho người dân tham gia giao thông đổi hướng đi, quay đầu xe, đi ngược
đường để qua đường nhanh hơn .
Nguyên nhân thứ năm là mức phạt tiền vi phạm Luật Giao thông vẫn còn thấp,
chưa đủ sức răn đe đối với người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông
trên đường phố.
Nguyên nhân thứ sáu là phương tiện giao thông chưa được trang bị đầy đủ.
Không khó để ta nhìn thấy những chiếc xe không có đầy đủ phương tiện chiếu
sáng, đèn xi nhan xin đường, đèn cảnh báo lùi xe, gương chiếu hậu,…theo qui
định của Luật An toàn giao thông đề ra

2.Nguyên nhân khách quan


Phải kể đến đầu tiên chính là số lượng xe cơ giới tăng cao hiện nay. Dân số gia
tăng nhanh, không theo kế hoạch được khuyến khích dẫn đến số lượng phương tiện
tham gia giao thông cũng tăng theo. Theo ước tính, hiện nay tại các thành phố lớn
như Hà Nội có trung bình 1.3 triệu xe, thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 2.2 triệu
xe. Mật độ này có thể là cao nhất trên Thế giới, đáng báo động đỏ
Ngoài ra là việc xe Trung Quốc nhập vào nước ta với giá thành vô cùng rẻ.
Người dân dễ dàng mua với số lượng dư thừa, không cần thiết. Đây cũng là một
trong những nguyên nhân dẫn đến việc xe cơ giới- đặc biệt là xe máy tăng chóng
mặt.
Ngoài yếu tố trên, ta còn phải đề cập đến cơ sở hạ tầng mạng lưới giao thông
nước ta hiện nay còn khá lạc hậu, chưa được tu sửa nhiều, chưa tính toán theo
hướng lâu dài. Cách xây dựng còn thiếu khoa học, tại thành phố, các tuyến đường
giao thông trọng điểm lại được xây theo mạng xuyên tâm với trục chính và các
nhánh ngang vào phía trung tâm. Nhưng mật độ giao thông trên các tuyến đường
này là vô cùng lớn, đặc biệt là vào các giờ cao điểm
Đáng nói hơn nữa là hành vi cắt xén nguyên liệu trong lúc thi công dẫn đến cơ
sở hạ tầng nhanh hư hại, xuống cấp. Thiếu đường, dẫn đến ùn tắc giao thông là
không thể tránh. Theo thống kê, tại thành phố Hồ Chí Minh lượng xe bằng ¼ cả
nước nhưng tổng số chiều dài đường bộ chưa bằng 1% so với cả nước

3.Các giải pháp để cải thiện


Giải pháp của khắc phục tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông hiện
nay
Một là, cần tăng cường hơn sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức
năng trong công tác bảo đảm an toàn giao thông. Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chỉ
thị số 18-CT/TW, ngày 4-9-2012, của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI, về
“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao
thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”;
Nghị quyết số 88/2011/NQ-CP, ngày 24-8-2011, của Chính phủ về “Tăng cường
thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”; "Chiến lược
quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn
2030” và các chỉ thị, chính sách, quy định về bảo đảm an toàn giao thông. Trong
giải pháp này, cần nhấn mạnh vai trò của người đứng đầu đơn vị, địa phương.

Chính quyền địa phương, lực lượng chức năng các cấp cần nâng cao hiệu quả,
trách nhiệm trong công tác quản lý an toàn giao thông, lãnh đạo, quản lý việc quy
hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển giao thông hiệu quả, cần xử lý
nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân không chấp hành các quy định về an
toàn giao thông; tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý
phương tiện giao thông
Hai là, đẩy mạnh công tác quản lý, thực thi pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông. Việt Nam đang đề cao việc xây dựng một xã hội thượng tôn pháp luận trong
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đối với lĩnh vực giao thông càng
cần thực hiện quyết liệt bởi ở đây đang diễn ra “thảm họa” về tai nạn giao thông.
Có thể thấy rằng, khi nào và ở đâu, việc quản lý, thực thi pháp luật về giao thông
được tiến hành thường xuyên, đúng quy định thì tình hình trật tự, an toàn giao
thông được bảo đảm, tai nạn giao thông được giảm thiểu và ngược lại. Thực thi
pháp luật mạnh mẽ không chỉ có tác dụng phát hiện và ngăn chặn kịp thời mà còn
có tác dụng to lớn trong việc răn đe, làm gương, tạo ý thức, thói quen, hành vi
đúng đắn của người dân khi tham gia giao thông. Đặc biệt, trong công tác này cần
tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm đối với chính các hành vi vi phạm
của người thực thi công vụ, như bao che, không xử lý nghiêm đối với các sai
phạm, nhận hối lộ, cố tình làm sai lệch các vi phạm…

Ba là, tập trung huy động các nguồn lực xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ
thuật giao thông hiện đại, đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi khi tham gia giao thông.
Các cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng cần tiếp tục triển khai và thực hiện có
hiệu quả, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng các công trình hạ tầng kỹ thuật giao
thông. Trước mắt, cần ưu tiên đầu tư trọng điểm vào các công trình hạ tầng kỹ
thuật giao thông ở những tuyến đường có lưu lượng phương tiện tham gia đông,
các tuyến huyết mạch, những nơi thường xuyên xảy ra ùn tắc, tai nạn giao thông

Bốn là, chú trọng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
về trật tự an toàn giao thông, giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ để
có hành vi đúng đắn trong tham gia giao thông, ngăn ngừa hiểm họa tai nạn giao
thông. Công tác tuyên truyền phải bảo đảm đồng bộ, khoa học, tiến hành toàn diện
nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Phương châm là phải bảo đảm tính “dễ hiểu, dễ nhớ,
dễ làm theo”, tạo được niềm tin, sự đồng thuận trong nhân dân. Bảo đảm sự vào
cuộc của cả hệ thống chính trị để tạo ra phong trào toàn dân thực hiện an toàn giao
thông, văn hóa tham gia giao thông.

Năm là, đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng các chủ thể tham gia giao
thông. Đối với người tham gia giao thông, đó là quá trình từ đào tạo điều kiện tham
gia giao thông đúng thực chất, bảo đảm chất lượng; đồng thời luôn cập nhật các
thông tin mới trong tham gia giao thông. Đối với các lực lượng chức năng và các
ngành liên quan lĩnh vực giao thông là yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng đạo đức công
vụ lẫn trình độ, kỹ năng phục vụ công việc với yêu cầu ngày một cao hơn về chất
lượng, thể hiện qua chất lượng công trình, khả năng làm chủ tình hình, tình huống
giao thông theo đúng nguyên tắc thượng tôn pháp luật, hết lòng, hết sức phụng sự
Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
(Tapchicongsan.org.vn. (2019, December 13). Retrieved January 11, 2023, from
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/an-toan-giao-thong-hanh-phuc-cua-
moi-nha/-/2018/815673/mot-so-giai-phap-nham-nang-cao-an-toan-giao-thong-o-
viet-nam-hien-nay.aspx

You might also like