You are on page 1of 5

P4: Nghiên cứu thị trường và phương án kinh doanh

-4.1.Mô tả dự án:
+ Dự án hệ thống trạm dừng chân hiện đại theo tiêu chuẩn của bộ Giao thông
Vận tải (GTVT) được triển khai với mong đợi đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của xã hội về các dịch vụ kỹ thuật đối với phương tiện giao thông đường bộ.
Ngoài mục đích thỏa mãn nhu cầu của người dân và hạn chế tai nạn giao thông,
dự án còn tăng cường hiệu quả trong công tác khai thác đường bộ, phục vụ tích
cực chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân địa
phương.
+ Để đảm bảo an toàn cho người lái xe lái không quá 4 giờ liên tục theo quy định
của Luật Giao thông đường bộ
+ Thời gian phục vụ liên tục 24/24, bao gồm các hạng mục như:
Khu vệ sinh công cộng: khu vệ sinh công cộng đủ rộng được phân thành các khu
vực dành cho nam, nữ, và cả khu vực dành cho người tàn tật đạt chuẩn về diện
tích của một điểm dừng chân. Các khu vực này sẽ có người thường xuyên vệ
sinh sạch sẽ, có các bàn rửa mặt, có xà bông hoặc nước rửa tay, rửa mặt… là
một nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn theo quy định trong sổ tay hướng dẫn cấp nhãn
du lịch xanh cho điểm dừng chân phục vụ khách du lịch.
Khu vực bãi đỗ xe: Điểm dừng chân kinh doanh dịch vụ phục vụ du khách nên
cần có diện tích đủ lớn để phục vụ các loại xe khác nhau. Khu vực của các
phương tiện cũng được chia thành các khu rộng, hẹp tùy theo loại xe và có
khoảng trống dành riêng cho từng loại xe ra vào. Điểm dừng chân có thêm dịch
vụ rửa xe miễn phí và tính phí đối với các xe dừng lại nghỉ ngơi và tiêu dùng các
dịch vụ của điểm dừng chân…
Cửa hàng mua sắm: Tại điểm dừng chân bày bán nhiều loại hàng hóa phục vụ
nhu cầu của du khách suốt 24/24h. Điểm dừng chân có cửa hàng đa dạng chủng
loại mặt hàng như: quần áo may sẵn, đồ lót nam, nữ, áo gió, áo len, mũ; đồ ăn
khô; đồ ăn nhanh; đồ uống các loại; các loại mỹ phẩm; quầy thuốc bán cho
khách khi bị say xe và bệnh nhẹ khác; một số máy móc thiết bị viễn thông phục
vụ giao dịch bằng điện thoại…
Khu vực nhà hàng: Khu vực phục vụ du khách món ăn và đồ uống đa dạng,
phong phú; ngoài bán các món ăn, đồ uống thông thường còn bán đặc sản của
các địa phương.
Khu vực bán đồ lưu niệm: Khách du lịch thường thích mua những đồ lưu niệm
mang tính địa phương, vùng miền, vì vậy tại điểm dừng chân phục vụ khách du
lịch có quầy/cửa hàng nhỏ bán đồ lưu niệm do người dân địa phương làm nên.
Trạm cây xăng và khu vực sửa chữa bảo dưỡng ô tô: Hầu hết các phương tiện
đường bộ khi dừng tại điểm dừng chân đều có nhu cầu đổ xăng dầu, hoặc kiểm
tra lại máy móc thiết bị của phương tiện nhằm đảm bảo an toàn cho hành trình
tiếp theo. Do đó, việc xây dựng điểm dừng chân đường bộ là một trong những
yêu cầu cần thiết.
-4.2.Khách hàng mục tiêu của dự án:
Điểm dừng chân đặt tại vị trí trên tuyến đường quốc lộ 2, chạy qua địa bàn năm
tỉnh và thành: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang và Hà Giang . nhu cầu
lượng lưu thông trên tuyến đường và qua trạm dừng chân là rất lớn.
Qua đó, đối tượng dự án nhắm đầu tiên đó là các tài xế lái xe đường dài như xe
tải, xe container,xe đầu kéo…Ngoài ra nó còn là tuyến đường được ưu tiên khi
lưu thông qua các tỉnh có địa điểm du lịch phía Bắc nên lượng du khách và các
tài xế của các nhà xe du lịch lưu thông qua tuyến đường này rất đáng kể. Với
nhu cầu nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân, cũng như kiểm tra lại phương tiện của các
tài xế đường dài, và sự thu hút bởi các sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Bên cạnh đó, đây là tuyến đường phượt xuyên Việt hợp lí nhất cho các
biker( người di chuyển bằng xe máy), hay những người đi tự xe máy về quê,…
việc có 1 trạm dừng chân này đem lại không chỉ là sự giải quyết nhu cầu cá nhân
hay bày bán các đặc trưng của địa phương để thu về lợi nhuận mà trong đó còn
là vấn đề an toàn, là nơi nghỉ ngơi lí tưởng cho những người tham gia lưu thông
trên tuyến đường dài.
-4.3.Thực trạng giao thông đường bộ và trạm dừng chân tại Việt Nam
Trong nhiều năm trở lại đây, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, bộ mặt
giao thông của VN đã được cải thiện đáng kể thể hiện qua tốc độ tăng trưởng
của phương tiện giao thông, vận tải hàng hóa và khách du lịch tăng. Tuy nhiên
hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ hỗ trợ cho giao
thông đường bộ còn nhiều bất cập.
Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2023 của bộ GTVT vào chiều ngày 10/7, Thứ
trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ cho biết thời gian qua vận tải khách
và hàng hóa luôn đạt tăng trưởng 2 con số.
Cụ thể, vận chuyển hành khách lũy kế sáu tháng ước đạt 2.178,8 triệu lượt
khách, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó vận chuyển hành khách
của lĩnh vực đường sắt tăng 75,7%, đường biển tăng 49,6%, đường thủy tăng
32,9%, hàng không tăng 26,5% và đường bộ tăng 14,3%.
Lũy kế sáu tháng, vận tải hàng hóa ước đạt 1.108,9 triệu tấn, tăng 15,9% so với
cùng kỳ năm 2022; trong đó vận chuyển hàng hóa qua đường thủy tăng 30,8%,
đường bộ tăng 12,7%, đường biển tăng 13,3% trong khi hàng không giảm 2,2%
và đường sắt giảm 26,4%.
Theo thống kê báo VNEXPRESS được biết, quốc lộ 2 dài 300 km là tuyến kết
nối Hà Nội với các tỉnh phía Đông Bắc như Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang.
Tại các địa phương này, đường bộ vẫn là loại hình vận tải duy nhất, do vậy quốc
lộ 2 luôn có lưu lượng phương tiện lớn, từ 3.500 đến 4.000 xe mỗi ngày, đa số là
xe tải, xe khách lưu thông.
Có thể thấy giao thông đường bộ cụ thể là vận tải hành khách phục hồi trong
những năm gần đây, nên các trạm dừng nghỉ và dịch vụ kỹ thuật (dịch vụ và an
toàn vận tải đường bộ) cũng là một vấn đề đang được quan tâm. Theo thống kê,
VN hiện có khoảng 280.000km đường, riêng quốc lộ là trên 17.000km, trong khi
đó số lượng trạm dừng nghỉ hầu như tự phát, trên dọc tuyến quốc lộ trong cả
nước chỉ có các quán ăn tự phát dọc đường, các trạm cấp xăng dầu nằm độc
lập.
Nếu căn cứ theo thông tư 24/2010/TT-BGTVT của Bộ GTVT thì số lượng đạt
chuẩn chỉ tính trên đầu ngón tay. Có thể kể đến ba trạm dừng chân tại Bắc
Giang, Ninh Bình, Hoà Bình do tổ chức JICA (Nhật Bản) tài trợ và một số trạm
dừng do công ty Mai Linh, Tín Nghĩa, Phương Trang, Trung Thuỷ và một số
doanh nghiệp khác. Số trạm dừng trên đều xây dựng với qui mô nhỏ, có dịch vụ
phục vụ các nhu cầu tối thiểu cho khách đi xe chứ chưa kết hợp với các dịch vụ
hàng hóa. Một số trạm dừng còn phải bù lỗ do không có khách sử dụng dịch vụ,
một phần do tâm lý khách hàng, một phần do những vướng mắc về thủ tục, cộng
thêm sự tuyên truyền còn hạn chế đã dẫn đến kết quả không như mong đợi tại
các trạm dừng chân.
-4.3.1. Dự báo nhu cầu tương lai
Với sự phát triển và quy trình tái cơ cấu kinh tế sau Covid của nước ta hiện nay,
quốc lộ 2C là một trong những tuyến đường trọng yếu của tỉnh, cùng với nhiều
dự án cái tạo nâng cấp QL 2C, dự kiến lưu lượng lưu thông qua tuyến đường
này sẽ gia tăng hơn nữa trong thời gian tới. Nhu cầu sử dụng trạm dừng chân
theo đó sẽ là nhu cầu tất yếu hiện nay và sau này với mật độ lưu thông như hiện
tại cũng như thời gian tới.
-4.4. Phân tích cạnh tranh ( PESTEL, SWOT)
4.4.1. Mô hình PESTEL:
4.4.1.1.Chính trị (Political): Chính trị là yếu tố đầu tiên các nhà đầu tư, các nhà
quản trị doanh nghiệp quan tâm để dự báo mức độ an toàn trong các hoạt động
tại các quốc gia, khu vực nơi mà doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh
doanh, quan hệ mua bán, đầu tư,…
Các yếu tố chính trị và luật pháp có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh của các doanh nghiệp, bao gồm: hệ thống các quan điểm, đường lối
chính sách của chính phủ, hệ thống luật pháp hiện hành, các xu hướng ngoại
giao của chính phủ, những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên
toàn thế giới.
Môi trường chính trị - pháp luật tại Việt Nam tương đối ổn định. Hệ thống chính
trị Việt Nam được lãnh 3 đạo bởi duy nhất 1 Đảng: Đảng Cộng sản Việt Nam.
Với nền chính trị ổn định, Nhà nước ta ngày càng quan tâm nhiều hơn đến phát
triển kinh tế, văn hoá, xã hội như phát triển y tế, giáo dục, mức sống của nhân
dân.
Sự ổn định chính trị tạo ra môi trường thuận lợi đối với các hoạt động kinh
doanh. Một Chính phủ mạnh và sẵn sàng đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của
xã hội sẽ đem lại lòng tin và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính
sự can thiệp nhiều hay ít của Chính phủ vào nền kinh tế đã tạo ra những thuận
lợi hoặc khó khăn và cơ hội kinh doanh khác nhau cho từng doanh nghiệp . Điều
đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần sớm phát hiện ra những cơ hội hoặc thách thức
mới trong kinh doanh, từ đó điều chỉnh thích ứng các hoạt động nhằm tránh
những đảo lộn lớn trong quá trình vận hành, duy trì và đạt được các mục tiêu
trong kinh doanh.
4.4.1.2.Kinh tế(Economic):
Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế vẫn tăng trưởng dương, trong năm 2021,
CPI bình quân chỉ tăng 1,84%, thấp nhất kể từ năm 2016; mặt bằng lãi suất
giảm, tín dụng tăng trưởng tích cực, tỷ giá, thị trường ngoại tệ ổn định, dự trữ
ngoại hối được nâng lên; các cân đối lớn được đảm đảm, thu ngân sách Nhà
nước vượt cao so với số dự toán, nền kinh tế xuất siêu hơn 4 tỷ USD. Nền kinh
tế có bước phục hồi tích cực ngay từ đầu năm 2022, tăng trưởng GDP 6 tháng
năm 2022 ước tăng 6,42% so với cùng kỳ, dự kiến cả năm sẽ vượt mục tiêu đề
ra (6-6,5%); nếu tiếp tục nỗ lực, phấn đấu hơn nữa thì có khả năng sẽ đạt cao
hơn ước tính ở thời điểm hiện tại.
Trong quý III năm 2022, lực lượng lao động, số người có việc làm tiếp tục tăng
so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt lao động trong cả ba khu
vực kinh tế đều tăng lên so với quý trước. Thu nhập bình quân tháng của người
lao động tăng so với quý trước và so với cùng kỳnăm trước. Tỷ lệ thất nghiệp và
thiếu việc làm trong độ tuổi lao động tiếp tục giảm so với quý trước và cùng kỳ
năm trước.
Sau giai đoạn COVID-19, kinh tế hồi phục trở lại chính là cơ hội kinh doanh và
mở rộng sản xuất. Dự án sẽ có nhiều tiềm năng phát triển nhờ vào sự thay đổi
lớn từ nền kinh tế.
Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động rất nhanh, phức tạp, khó dự
báo và tác động, ảnh hưởng sâu sắc trên nhiều phương diện đến kinh tế toàn
cầu và từng quốc gia, Việt Nam vẫn giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát
lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn; thế giới có xu hướng
tăng trưởng thấp, lạm phát cao, thì Việt Nam có xu hướng tăng trưởng cao, lạm
phát thấp

You might also like