You are on page 1of 3

- Ngành ngân hàng:

- Năm 2023, Ngân Hàng Nhà Nước định hướng tăng trưởng tín dụng ở mức 14-15% và xem
xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng tổ chức tín dụng trên cơ sở tình
hình hoạt động, năng lực tài chính và khả năng tăng trưởng tín dụng lành mạnh; hướng tín
dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng
nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; bảo đảm hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả;
tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng
khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân
hàng. Đồng thời sẽ có khoảng 1.3 đến 1.5 triệu tỷ đồng sẽ được hệ thống ngân hàng cấp
cho nền kinh tế trong năm 2023, nhằm hỗ trợ cho tăng trưởng. Hoạt động kinh doanh của
các ngân hàng được dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2023.
- Ngành bất động sản:
- Tốc độ đô thị hóa nhanh tại nhiều tỉnh thành trên cả nước sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp phát
triển những dự án khu đô thị.
- Các dự án đầu tư công tiếp tục là đòn bẩy cho thị trường bất động sản tăng trưởng trong thời
gian tới.
- Ngành khai thác than:
Nhu cầu tiêu thụ than trong nước ngày càng tăng trưởng mạnh do hầu hết các ngành công
nghiệp sử dụng than là nguyên liệu như: điện, xi măng, phân bón đều đẩy mạnh sản xuất. Hiện
nay, ngành điện đang là khách hàng lớn nhất cả các doanh nghiệp than nội địa, tiêu thụ hơn 70%
tổng sản lượng than tiêu thụ trong nước.
- Ngành cơ khí:
Theo Hiệp hội cơ khí Việt Nam (VAMI), tiềm năng ngành cơ khí rất lớn, dự báo đến năm 2030,
quy mô thị trường đạt khoảng 310 tỷ USD. Đồng thời Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương
mại và các công ty đa quốc gia mở rộng tìm đối tác liên doanh, liên kết, đặt nhà máy sản xuất tại
Việt Nam và xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ là cơ hội lớn cho nhiều doanh
nghiệp cơ khí.
- Ngành chứng khoán:
- Điểm sáng về kinh tế của Việt Nam trong 3-5 năm tới cùng triển vọng về nâng hạng thị trường
chứng khoán sẽ là động lực quan trọng để thu hút dòng tiền của nhà đầu tư cả trong lẫn ngoài
nước.
- Quy mô của thị trường chứng khoán sẽ còn mở rộng nhờ vào thanh khoản tăng lên và vẫn còn
nhiều doanh nghiệp có khả năng niêm yết mới trong những năm tới (cả doanh nghiệp tư nhân
và cổ phần hóa hoặc thoái vốn doanh nghiệp nhà nước).
Ngành bán lẻ:
- Ngành bán lẻ và thương mại dịch vụ ở Việt Nam đang được xem là thị trường đầy tiềm năng
cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với triển vọng từ các hiệp định thương mại vừa được
ký kết, ngành bán lẻ và thương mại dịch vụ đang đứng trước cơ hội rất lớn để phát triển và
vươn ra các thị trường thế giới.
Ngành VLXD:
- Tốc độ đô thị hóa nhanh kéo theo nhu cầu xây dựng sẽ tăng cao trong thời gian tới.
- Năm 2023, thị trường được kỳ vọng sẽ ghi nhận sự phục hồi vào nửa cuối năm khi các nghị
định tháo gỡ khó khăn pháp lí được hoàn thành giúp đẩy mạnh giao dịch bất động sản và gia
tăng nhu cầu vật liệu xây dựng hoàn thiện. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm các doanh nghiệp
tái định hình lại danh mục sản phẩm, tập trung phát triển, cải thiện chất lượng những sản phẩm
phục vụ nhu cầu thực và có khả năng tăng trưởng cao, đặc biệt khi Việt Nam đang ở giai đoạn
phát triển mạnh mẽ về hạ tầng và công nghiệp. Theo đó, ngành vật liệu xây dựng sẽ được hưởng
lợi trực tiếp.
Ngành dầu khí:
- Nhiên liệu dầu khí vẫn là loại nhiên liệu được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, các sản
phẩm nhiên liệu thay thế còn chưa đa dạng và dễ áp dụng vào thực tiễn. Đây là động lực để
công ty phát triển bền vững trong tương lai.
Ngành điện:
- Nhu cầu điện năng phục vụ cho nền kinh tế tăng cao, rất cần phát triển nhiều công trình nguồn
và lưới truyền tải điện. Các công trình xây dựng điện triển khai nhiều do nhu cầu phụ tải ngày
càng lớn.
- Thị trường xây lắp trong ngành điện đang phát triển nhanh do Tập đoàn Điện lực Việt Nam và
các đơn vị thành viên đang thực hiện nhiều dự án lắp đặt các công trình điện trên cả nước.
Ngành thép:
- Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và phát triển cơ sở hạ tầng tiếp tục là yếu tố thúc đẩy
nhu cầu sử dụng thép.
- Chủ trương của Chính Phủ sẽ đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian tới. Do đó,
nhóm ngành thép và vật liệu xây dựng được dự báo sẽ phục hồi và tăng trưởng mạnh.\
Ngành du lịch:
- Ngành công nghiệp du lịch Việt Nam dù non trẻ nhưng đã đạt được sự phát triển trên
15%/năm trong những năm qua.Việt Nam đã và đang trở thành một điểm đến hấp dẫn của du
lịch thế giới.Với chiến lược phát triển mạnh mẽ, cùng thế mạnh các dự án tọa lạc tại vị trí trung
tâm, giá cả cạnh tranh, cung cấp dịch vụ trọn gói từ lưu trú đến khu vui chơi nghỉ dưỡng và lữ
hành, chuẩn hóa dịch vụ và chất lượng phục vụ, trong tương lai không xa ngành du lịch TTC sẽ
dẫn đầu Việt Nam và vươn tầm khu vực.
Ngành bảo hiểm:
- Kinh tế - xã hội có những đấu hiệu phục hồi tích cực. Các doanh nghiệp đã chú trọng nhiều hơn
đến hiệu quả kinh doanh bảo hiểm, hiệu quả đầu tư hơn là chạy đua doanh thu. Chính sách của
cơ quan nhà nước có chiều hướng thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Ngành y tế:
- Động lực của ngành dược phẩm Việt Nam trong dài hạn là sự đầu tư của các công ty dược
phẩm đa quốc gia, việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, mở rộng bảo hiểm y tế xã hội và
nhân khẩu học trong cả nước.
- Theo một số báo cáo, chi phí cho y tế của Việt Nam dự kiến đạt 23.3 tỷ USD vào năm 2025 và
33.8 tỷ USD vào năm 2030. Thuốc kê đơn được kỳ vọng sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong
tổng doanh số của ngành dược phẩm trong những năm tới.
Ngành thủy sản:
- Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3.200km và với vùng đặc quyền khai thác trên 1 triệu km2,
chiếm gần 30% diện tích Biển Đông theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Đây là cơ sở quan trọng để phát triển ngành thủy sản của Việt Nam.
Ngành CNTT:
- Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo cho ngành Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin cơ hội
phát triển như đổi mới, thu hút vốn nước ngoài, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và
truyền thông quốc gia, tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp viễn thông trong nước mở
rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.
Ngành cao su:
- Việt Nam có khả năng được hưởng lợi về xuất khẩu cao su do tình hình thế giới vẫn đang khan
hiếm nguồn nguyên liệu này. Xuất khẩu cao su của Việt Nam sang các thị trường lớn sẽ tiếp tục
tăng, trong đó Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất…Đây là cơ hội để
doanh nghiệp hướng đến mục tiêu tăng trưởng trong giai đoạn 2023-2025.
Ngành nhựa:
- Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang tạo ra nhu cầu tăng trưởng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm
cả ngành nhựa. Nhu cầu sử dụng sản phẩm nhựa tăng cao trong các ngành công nghiệp, đặc biệt
là trong lĩnh vực bao bì, đóng gói và vật liệu xây dựng.
- Thị trường xuất khẩu cũng đang mở rộng cho các sản phẩm nhựa Việt Nam.
- Ngành nhựa Việt Nam có ưu thế hơn về giá, do có nguồn nhân lực giá rẻ và dồi dào. Chính phủ
Việt Nam đang hỗ trợ đầu tư vào ngành nhựa thông qua các chính sách thuế và khuyến khích
đầu tư vào các khu công nghiệp.

You might also like