You are on page 1of 7

1.

Nhận định thị trường


Yếu tố vĩ mô
- Giai đoạn hồi phục của chu kỳ kinh tế mới đang diễn ra mạnh mẽ. Giai đoạn hồi phục: GDP
tăng trở lại, tín dụng tăng trưởng, chính sách vẫn nới lỏng, lợi nhuận tăng mạnh, tồn kho thấp,
doanh thu cải thiện. Trung Quốc và Mỹ đã bước tiếp đến giai đoạn hưng thịnh: Tăng trưởng
GDP và lợi nhuận ổn định, tín dụng tăng mạnh, chính sách trung lập, tồn kho và doanh thu
tăng
- Việt Nam bị trễ pha so với thế giới trong đợt dịch này, do đó, Việt Nam sẽ hồi phục và hưng
thịnh trong thời gian tới
- Bức tranh vĩ mô Q3.2021 xấu do giản cách xã hội liên tục. Doanh số bán lẻ, xuất khẩu, sản xuất
công nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất. PMI Index giảm đến trên 50% trong T8-9.2021.
- Lãi suất liên ngân hàng giảm nhẹ trong Q3.2021. Tỷ giá đồng USD giảm ảnh hưởng đến cán
cận xuất nhập khẩu.
Thị trường chứng khoán
- Thị trường chứng sụt giảm mạnh khi kết thúc Q2.2021 và phục hồi, sau đó đi ngang trong tâm
lí ảm đạm với KQKD Q3.2021
- Dòng tiền không rời khỏi thị trường mà luân chuyển giữa các nhóm ngành. Các nhóm dẫn đát
như tài chính, ngân hàng, bất động sản đều giảm mạnh.
- Các sóng Mid&Small cap theo các câu chuyện hưởng lợi từ Covid (Bán lẻ), siêu chu kỳ tăng giá
hàng hóa (Sắt thép, phân đạm), câu chuyện tăng trưởng xuất nhập khẩu (Dệt may, thủy sản,
cảng biển)

2. Triển vọng tương lai


Triển vọng vĩ mô
- Triển vọng kinh tế vị mô vẫn tích cực trong dài hạn. Tăng trưởng GDP dự báo sẽ ổn định trong
mức 6.5 – 6.8% trong 22-23 FY, đạt mức 436.
- Tỷ giá VND:USD dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian 22-23 FY. Dự trữ ngoại hối có thể tăng
mạnh và đạt mức cao 140 tỷ USD trong 2023 FY.
- Cán cân thương mại và cán cân vãn lại sẽ phục hồi và tăng mạnh lên lần lượt 7.1% và 8.5%
trong 2023 FY. Kim ngạch xuất khẩu dự kiến sẽ tăng nhẹ lên 14% trong giai đoạn 22-23 FY,
trong khi kim ngạch nhập khẩu sẽ giảm trong thời gian tới. Cán cân thương mại được dự báo
đảo chiều “Xuất siêu” 21-23 FY ngay từ tháng 9/2021.
- Dự trữ ngoại hối sẽ tăng mạnh trong 22-23 FY lên mức 140 tỷ USD trong 2023.
- Giải ngân FDI dự kiến đạt 23 – 25% trong giai đoạn 22-23 FY với những chích sách kích thích
đầu tư từ chính phủ. Dòng vốn FDI dự kiến quay lại Việt Nam từ Q4.2021.
- Động lực đến từ sự hồi phục sau giãn cách. Tỷ lệ tiêm chủng được đẩy mạnh, hỗ trợ cho chiến
lược sống chung với covid.
- Dữ liệu di chuyển hồi phục dần từ đáy tháng 8 khi các lệnh giãn cách gỡ bỏ
Các chính sách chính phủ
- Lạm phát trong tầm kiểm soát hỗ trợ duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ hậu giãn cách xã hội.
Ngân hàng đã kiềm giữ lạm phát thương mại dưới 1%, lạm phát tổng thể chỉ dưới mức 2.3%.
Lạm phát có thể tăng lên từ 3 – 3.5% trong 2 năm tới, nhưng giữ dưới mức 4%.
- Mức tăng trưởng cung tiền cao nhất Đông Nam Á, thậm chí cao hơn Trung Quốc. Cung tiền dự
báo vẫn được duy trì quanh mức 12% trong 2 năm tới.
- Tuy nhiên, chính sách tài khóa liên quan chi tiêu công đang ở mức thấp nhất khu vực Đông
Nam Á. Tăng trưởng âm 20% suốt quý 3/2021. Trong 9T.2021, chính phủ mới chỉ giải ngân
khoảng 5%. Có thể cải thiện từ quý 4/2021.
- Thâm hụt ngân sách kiểm soát ở mức 3.6% GDP. Nợ công/GDP vẫn ở mức tương đối thấp, ở
mức 45% so với mức trần đầu tư công là 60% GDP.
- Nhiều khu vực kinh tế có khả năng phục hồi cao hậu giãn cách xã hội.
- Các ngành được dự báo tiếp tục tăng trưởng: Chăm sóc sức khỏe. giáo dục và đào tạo, khoa
học, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thông tin truyền thông, lâm nghiệp, nông nghiệp
- Các ngành dự báo hồi phục mạnh mẽ: Xây dựng, Vận tải và kho bãi, bán buôn và bán lẻ, hoạt
động cung cấp và xử lí nước, sản xuất và phân phối điện, công nghiệp chế biến, công nghiệp
nặng, thủy sản, bất động sản, khai khoáng

3. Phân tích thị trường chứng khoán và phái sinh


Mr. Quý
- Vnindex vẫn tăng liên tục từ năm 2009 đến nay. Từ năm 2018 đến nay, Vnindex đã tạo mô
hình cốc tay cầm. Hướng đến vùng 1,500 – 1,550 trong thời gian tới khi Vnindex phá vỡ mô
hình này. Sự chậm rãi của Vnindex thời gian gần đây không ảnh hưởng đến xu hướng dài hạn.
- Hiện tại lực đẩy của thị trường đang đến từ nhóm vốn hóa vừa và nhỏ. Tập trung vào câu
chuyên hưởng lợi của các ngành hồi phục sau đại dịch. Quan điểm các nhóm này vẫn giữ đà
tăng trưởng cho đến đầu 2022.
- Với các thông tin vĩ mô, tài khóa, tiền tệ, lạc quan về triển vọng thị trường sắp tới. Mục tiêu
trong ngắn hạn (Trước khi hết năm 2021) đạt trên 1,450.

Mr. Châu Phạm


- Rủi ro giảm cách giảm nhẹ, kì vọng phục hồi GDP mạnh. Kỳ vọng thị trường phái sinh phục
hồi mạnh mẽ với cú hích nhẹ từ các thông tin tốt. Đầu tư thị trường phái sinh kỳ vọng sẽ có
mức sinh lời tốt trong Q4.2021
- Thực tế sau Q3.2021, rất nhiều công ty có KQKD vượt mức kì vọng. Do đó, thị trường chứng
khoán sẽ tiếp tục vận động tích cực
- Nhóm bất động sản đã tích nền rất tốt. Dự kiến sẽ có pha bức phá của nhóm bất động sản
trong Q4.2021 và đầu 2022.

4. Xu hướng thị trường


Ms.Trang
- Bất động sản bán lẻ: câu chuyện phục hồi khi khách hàng quay lại các trung tâm thương mại.
Mức giảm chỉ còn 40% so với mức 85% trong giãn cách. Với số liệu di chuyển đang tăng
trưởng trở lại, nhóm này sẽ hồi phục mạnh mẽ trong thời gian tới.
- Doanh số bán lẻ cũng sẽ hồi phục sau làn sóng Covid. Hiệu ứng tâm lý mua sắm “Trả thù” có
thể được quan sát ở Trung Quốc và Châu Âu.
- Tháng 08.2021 đã tạo đáy cho thị trường bán lẻ và bất động sản bán lẻ. Dự kiến bùng nổ
trong Q1.2022 khi 70% dân số VN tiêm đủ liều
- Đầu tư công: Hiệu quả kép khi các tiêu cực được cải thiện. NHNN giảm lãi suất để kích cầu
kinh tế - tiền gửi ngân hàng chảy đến các kênh đầu tư khác bao gồm BĐS. Nới lỏng khung
pháp lý vốn nghiêm ngặt ở TPHCM – đạt mục tiêu tăng trưởng GDP. Tăng tốc đầu tư công đi
vào hạ tầng để tránh kinh tế đi vào suy thoái.
- Cơ sở hạ tầng, phụ trợ: BĐS KCN, cảng biển, điện, nước
- Sản xuất: Dệt may, Thủy sản, Gỗ, Cao su, Sắt thép, Nông sản
- Tiêu dùng: BĐS thương mại, BĐS nghỉ dưỡng
- Xu hướng bình thường mới: Chính sách tiền tệ nới lỏng kéo dài (Ngân hàng, tài chính tiêu
dùng, BĐS vùng ven)
- Chuyển đổi số: CNTT, viển thông, thiết bị điện tử, mua sắm trực tuyến.
Siêu chu kì tăng giá hàng hóa
- Cơ hội đầu tư trong môi trường lạm phát tăng cao
- Sự hồi phục dài hạn giá các loại hàng hóa phản ánh sự hồi phục kinh tế từ đáy đại dịch, cộng
hưởng với việc Dollar Index duy trì mức thấp, các gói hỗ trợ tài khóa lớn duy trì trong 2-3
năm tới, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng tăng cao và sự thiếu hụt nguồn cung do đại dịch kéo
dài.
- Chu kì hàng hóa đẩy các loại giá hàng hóa: Dầu khí, sắt thép, kim loại nặng, nông sản, vật
liệu, nguyên liệu,…
Megatrend - Năng lượng
- Xu hướng năng lượng sạch đẩy mạnh ảnh hưởng nguồn cung các loại nhiên liệu hóa thạch
và nhu cầu vật liệu tăng cao để xây dựng mới cơ sở hạ tầng trong dài hạn
- Đầu tư và phát triển ngành điện là trọng điểm đầu tư công của Chính phủ để bắt kịp tốc độ
công nghiệp hóa chu kỳ moo71
- Năng lượng tái tạo giảm giá thành điện trong lâu dài, cải thiện phát thải khí nhà kính, đảm
bảo an ninh năng lượng, giảm phụ thuộc nhập khẩu điện & than, tạo việc làm mới
Tầm nhìn các tập đoàn đa ngành
- Các tập đoàn lớn liên tục thực hiện các thương vụ M&A lốn, tạo ra chuỗi giá trị khép kín. Do
đó, các doanh nghiệp với câu chuyện M&A đặc sắc sẽ dẫn dắt trong thời gian tới
- Lợi ích: Hoàn thiện chuỗi giá trị, nâng tầm tiêu chuẩn quốc tế, mở rộng thị phần nội địa/xuất
khẩu, tăng cường khả năng tài chính

5. Giới thiệu các chương trình khuyến nghị đầu tư


6. Lựa chọn cổ phiếu
Tiêu chí lựa chọn:
- Cổ phiếu có cơ bản doanh nghiệp tốt
- Thuộc các ngành hưởng lợi từ các xu hướng đầu tư Q4.2021 -2022. (Xuất khẩu, Đầu tư công,
Năng lượng sạch, Siêu chu kì giá hàng hóa, Bình thường mới.)
- Thu hút dòng tiền thị trường, đặc biệt các giai đoạn tạo đáy ngắn hạn
- Còn tiềm năng tăng giá về cơ bản/kĩ thuật.
Danh sách các ngành
- Ngành điện nước
- Ngân hàng
- Vật liệu xây dựng: Thép, xi măng, đá
- Cảng biển
- Dầu khí
- BĐS & BĐS KCN
- Bán lẻ
Tiêu điểm tháng 10

7. Q&A
Câu chuyện bình thường mới
- Đến cuối 2021, 50% dân số sẽ được tiêm 2 mũi. Tuy nhiên, việc mở cửa trở lại vẫn gặp khó
khăn khi còn dịch bệnh trong cộng đồng. Mức 70% dân số tiêm mũi 2 là đủ an toàn để mở
cửa nền kinh tế hoàn toàn. Mở cửa đường bay quốc tế trong nửa sau 2022.
- Việt Nam dẫn đầu trong nhóm Đông Nam Á trong triển vọng hồi phục tăng trưởng GDP ở
mức 6.8% trong 2022F, thậm chí cao hơn Mỹ và nhiều nước châu Âu.
BĐS KCN
- HSC cho rằng các chủ đầu tư sẽ mở rộng hoạt động mở bán. Giá trị bán hàng dự kiến tăng
mạnh trở lại từ đầu 2022
- Thông tư mới thay thế thông tư 182 về hoạt động mở rộng KCN: Đem lại thay đổi tích cực
cho thị trường BĐS KCN, tạo nhiều điều kiện tốt về mặt phê duyệt, đơn giản hóa quy trình.
Hưởng các lợi ích đi kèm như phát triển đô thị cạnh các KCN. Trong trung hạn dài hạn đều
có những động lực lớn để mong chờ
BĐS
- Tác động của Evergrande không đáng lo ngại. Sự tham gia của các nhà đầu tư và nhà phát
triển BĐS từ TQ không đáng kể.
- Tình hình tài chính các công ty BĐS: không ở mức rủi ro. Tỷ lệ nợ/vốn thuần chỉ ở mức 0.27.
- Giảm 17% dự phóng cho tổng doanh số mở bán của các công ty đang khuyến nghị. Trừ NVL
vì đã nổ lực bán hàng trong nửa đầu 2021.
- Nhiều NĐT có xu hướng chuyển sang nhà gắn liền với đất như công cụ bảo tồn giá trị giữa
lúc lãi suất giảm. Điều này sẽ giúp ích cho các sản phẩm nhà thấp tầng
- Doanh số mở bán lũy kế của các công ty sẽ tăng trưởng mạnh mẽ từ mức nền thấp của năm
2020
Phân bón
- Tăng giá đầu vào và thiếu hụt nguồn cung trên thế giới làm giá phân bón tăng. Giá phân bón
sẽ tiếp tục neo cao trong 2022.
- Các công ty phân bón không chịu áp lực tăng vốn, Mặt bằng tăng trưởng lợi nhuận cao.
- Dư địa upside vẫn còn. Chọn những công ty đầu ngành với biên lợi nhuận cao
Ngân hàng
- Báo cáo KQKD Q3 không mạnh bằng Q2. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn là xương sống của nền
kinh tế.
- Mặt bằng lãi suất thấp sẽ kích thích khách hàng vay nhiều hơn. Chính phủ cho phép kéo dài
thời gian giãn nợ. Ngành ngân hàng vẫn sáng cửa trong Q4.2021 và giảm nhẹ trong đầu năm
2022.
- Chọn những ngân hàng đã trích lập dự phòng tốt và còn những câu chuyện tăng trưởng
Phiên đáo hạn phái sinh ngày 21/10
- Phiên đặc thù của đáo hạn phái sinh, các trụ Vn30 bị đạp mạnh cuối phiên, dẫn đến mức
discount khá tốt. Các cổ phiếu còn dư địa tốt sẽ bắt đầu có điểm vào
- Xu hướng trong ngắn hạn vẫn chưa xấu
Khuyến nghị của diễn giả
- Ms. Thủy: VRE
- Mr. Châu: MSN HPG HSG
- Ms. Trang: NLG VHM KBC
- Mr Đạt: PC1, REE, Hợp đồng phái sinh

You might also like