You are on page 1of 18

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG

Tháng 07/2022: Thách thức và cơ hội

Nhận định thị trường & khuyến nghị tháng 07/2022

• Các yếu tố rủi ro từ bên ngoài có thể sẽ tiếp tục tạo thách thức cho TTCK trong ngắn hạn. Bên cạnh xu hướng các NHTW
lớn thắt chặt chính sách tiền tệ, căng thẳng Nga-Ukraine kéo dài, áp lực lạm phát ngày càng rõ nét, nguy cơ kinh tế thế
giới suy thoái cũng có thể tạo thêm áp lực lên tỷ giá. Ngay trong tháng 7, một đợt tăng lãi suất mạnh nữa của FED khả
năng sẽ diễn ra và được công bố vào rạng sáng ngày 28/7. Tương quan giữa TTCK Mỹ và TTCK Việt Nam đã lên cao trong
thời gian gần đây và chúng tôi cho rằng nhà đầu tư nên lưu ý diễn biến này trong ngắn hạn.

• Tuy nhiên, các số liệu về vĩ mô của riêng Việt Nam vẫn khả quan khi tăng trưởng GDP năm 2022 sẽ dễ dàng đạt được mục
tiêu 7,0%, đồng nghĩa tăng trưởng 7,5% trong nửa cuối năm 2022 nhờ mức nền thấp của năm 2021. Giải ngân đầu tư công
cũng sẽ tiếp tục là chủ đề đầu tư đáng quan tâm trong nửa cuối năm 2022 sau khi nhiều vướng mắc về thủ tục đầu tư/pháp
lý đã được giải quyết trong nửa đầu năm.

• Tháng 7 cũng là cao điểm mùa KQKD bán niên với tăng trưởng lợi nhuận tích cực vẫn ghi nhận ở các ngành Cảng & Vận
tải biển, Thủy sản, Hóa chất (Phân bón), Bán lẻ, Dầu khí tuy nhiên với những ngành liên quan tới giá hàng hóa thì kỳ vọng
tích cực đã được phản ánh phần lớn vào giá.

• Với nhóm Ngân hàng, chúng tôi cho rằng khả năng nhóm này cũng sẽ tạm thời thể hiện vai trò nâng đỡ thị trường về mặt
điểm số khi áp lực trích lập dự phòng là chưa lớn do các ngân hàng đã trích lập nhiều cho nợ tái cơ cấu Covid trong 2021
và các khoản nợ xấu tiềm ẩn liên quan đến bất động sản hay trái phiếu doanh nghiệp sẽ có độ trễ khi phản ánh lên BCTC.
Với tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ở mức cao (+8,5% từ đầu năm hay +17% so với cùng kỳ) và vượt xa tốc độ tăng
trưởng của huy động vốn, thu nhập lãi thuần và NIM của các ngân hàng dự báo sẽ tiếp tục duy trì khả quan trong Q2/2022.
Do đó, so với cùng kỳ, LNTT bình quân của nhóm ngân hàng được dự báo đạt trên 20% và một số ngân hàng lớn có thể đạt
mức tăng trưởng lợi nhuận trên 40% trong Q2/2022.

• Kênh giá 1.150 -1.223 điểm có thể là vùng dao động chính của chỉ số VNIndex trước khi xác nhận xu hướng tiếp theo bằng
cách chinh phục cạnh trên hoặc phá vỡ cạnh dưới của kênh giá. Theo đó, các giao dịch ngắn hạn có thể tận dụng gia tăng
vừa phải tỷ trọng cổ phiếu sau khi VNIndex hồi phục lại từ cạnh dưới (1.150 điểm) với khối lượng cải thiện và hạ tỷ trọng
khi chỉ số tiệm cận cạnh trên (1.223 điểm).

4 cổ phiếu được khuyến nghị trong tháng 7: VNM, FPT, IDC, MBB

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 1


MỤC LỤC

Quan điểm thị trường tháng 07/2022 ............................................................................................................................................... 3

Danh sách cổ phiếu khuyến nghị tháng 07/2022.............................................................................................................................. 5

Hiệu suất các cổ phiếu khuyến nghị trong báo cáo tháng 6/2022 .................................................................................................... 6

Tổng quan TTCK Việt Nam tháng 06/2022 ....................................................................................................................................... 7

Dòng tiền Đầu tư trên Toàn Cầu ..................................................................................................................................................... 10

Dòng tiền Đầu tư trên TTCK Việt Nam ............................................................................................................................................ 12

Vĩ mô 6 tháng đầu năm 2022: Bất ngờ từ khu vực dịch vụ .............................................................................................................. 14

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 2


Quan điểm thị trường tháng 07/2022

Thách thức ngắn hạn

Những thách thức với TTCK Việt Nam chúng tôi đã đề cập trong báo cáo chiến lược tháng 6 như xu hướng các NHTW lớn thắt chặt chính
sách tiền tệ, căng thẳng Nga-Ukraine kéo dài, áp lực lạm phát ngày càng rõ nét. Trong khi đó, nguy cơ kinh tế thế giới suy thoái cũng bắt
đầu tạo thêm áp lực lên tỷ giá. Ngay trong tháng 7, một đợt tăng lãi suất mạnh nữa của FED khả năng sẽ diễn ra và được công bố vào
rạng sáng ngày 28/7. Tương quan giữa TTCK Mỹ và TTCK Việt Nam đã lên cao trong thời gian gần đây và chúng tôi cho rằng nhà đầu tư
nên lưu ý diễn biến này trong ngắn hạn. Ngoài ra, xu hướng yếu đi của dòng vốn toàn cầu cũng khiến cho dòng vốn vào Việt Nam khó
có thể xuất hiện sự bứt phá, đặc biệt là khi rủi ro về tăng trưởng/lạm phát của kinh tế thế giới chưa được nhìn nhận một cách rõ ràng.

Các yếu tố rủi ro từ bên ngoài có thể tiếp tục tạo thách thức cho TTCK trong ngắn hạn. Tuy nhiên, các số liệu về vĩ mô của riêng Việt
Nam vẫn khả quan khi tăng trưởng GDP năm 2022 sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu 7,0%, đồng nghĩa tăng trưởng 7,5% trong nửa cuối năm
2022 nhờ mức nền thấp của năm 2021. Giải ngân đầu tư công cũng sẽ tiếp tục là chủ đề đầu tư đáng quan tâm trong nửa cuối năm
2022 sau khi nhiều vướng mắc về thủ tục đầu tư/pháp lý đã được giải quyết trong nửa đầu năm.

Tháng 7 cũng là cao điểm mùa KQKD bán niên với tăng trưởng lợi nhuận tích cực vẫn ghi nhận ở các ngành Cảng & Vận tải biển, Thủy
sản, Hóa chất (Phân bón), Bán lẻ, Dầu khí tuy nhiên với những ngành liên quan tới giá hàng hóa thì kỳ vọng tích cực đã được phản ánh
phần lớn vào giá.

Riêng với nhóm Ngân hàng đang chiếm 31% vốn hóa trên HOSE, chúng tôi cũng cho rằng khả năng nhóm này cũng sẽ tạm thời thể hiện
vai trò nâng đỡ thị trường về mặt điểm số khi áp lực trích lập dự phòng là chưa lớn do các ngân hàng đã trích lập nhiều cho nợ tái cơ cấu
Covid trong 2021 và các khoản nợ xấu tiềm ẩn liên quan đến bất động sản hay trái phiếu doanh nghiệp sẽ có độ trễ khi phản ánh lên
BCTC. Với tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ở mức cao (+8,5% từ đầu năm hay +17% so với cùng kỳ) và vượt xa tốc độ tăng trưởng
của huy động vốn, thu nhập lãi thuần và NIM của các ngân hàng dự báo sẽ tiếp tục duy trì khả quan trong Q2/2022. Do đó, so với cùng
kỳ, LNTT bình quân của nhóm ngân hàng được dự báo đạt trên 20% và một số ngân hàng lớn có thể đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trên
40% trong Q2/2022.

Chiến lược giao dịch trong xu hướng đi ngang

Trong tháng 6, chỉ số VNIndex nỗ lực kiểm định lại mốc tâm lý 1.300 điểm không thành công và lùi về kiểm định lại vùng 1.160 – 1.150
điểm, là vùng đáy ngắn hạn trong tháng 5. Hiện tại, chỉ số đang chuyển sang trạng thái sideway (đi ngang) quanh vùng 1.200 điểm trong
những ngày đầu tháng 7.

Kênh giá 1.150 – 1.223 điểm có thể là vùng dao động chính của chỉ số VNIndex trước khi xác nhận xu hướng tiếp theo bằng cách chinh
phục cạnh trên hoặc phá vỡ cạnh dưới của kênh giá. Theo đó, các giao dịch ngắn hạn có thể tận dụng gia tăng vừa phải tỷ trọng cổ phiếu
sau khi VNIndex hồi phục lại từ cạnh dưới (1.150 điểm) với khối lượng cải thiện và hạ tỷ trọng khi chỉ số tiệm cận cạnh trên (1.223 điểm).

Trong kịch bản tích cực hơn, việc gia tăng tỷ trọng cổ phiếu sẵn có nên được đẩy mạnh khi VNIndex vượt mốc 1.223 với khối lượng lớn.
Ngược lại, khi VNIndex phá vỡ mốc 1.150 điểm cũng với khối lượng lớn, chiến lược nên được áp dụng là chờ đợi đáy số 2 (vùng đáy số
1 là vùng đáy ngắn hạn tháng 5) của chỉ số xuất hiện để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trở lại.

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 3


Biểu đồ kỹ thuật Chỉ số VNIndex

Nguồn: AmiBroker, SSI Research

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 4


Danh sách cổ phiếu khuyến nghị tháng 07/2022

Giá mục % tăng % tăng Giá 2021 2021


Tên doanh Giá mục
STT MCK tiêu giá theo giá theo Luận điểm đầu tư
nghiệp tiêu PTKT cắt lỗ P/E P/B

SSI
PTCB PTCB PTKT
Kỳ vọng kết quả kinh doanh Q2/2022 tăng trưởng mạnh. Chúng tôi ước tính LNTT trong Q2/2022 của IDC sẽ tăng trưởng hơn 100%
so với cùng kỳ nhờ vào việc chuyển hạch toán từ định kỳ sang 1 lần tại KCN Phú Mỹ và Phú Mỹ mở rộng, với điện tích thuê trong kỳ
đạt 30-40 ha. Đồng thời, giá thuê tại KCN Phú Mỹ mở rộng dự kiến tăng 20% so với cùng kỳ đạt mức 125 USD/m2/chu kỳ thuê.
Nhu cầu thuê đất tại các KCN dự báo tăng trưởng tích cực trong năm 2022. Chúng tôi cho rằng, việc Việt Nam mở cửa trở lại từ
ngày 15/3 tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể hoàn thành các hợp đồng đã ký MOU trước đó. Trong dài hạn, chính
Tổng công
1 IDC 70.300 44,4% 67.000 37,6% 40.900 10,1 3,1 sách kiểm soát Covid của Trung Quốc có thể giúp đẩy nhanh việc dịch chuyển dòng vốn FDI sang Việt Nam. Dự báo diện tích cho
ty IDICO
thuê tại các KCN của IDC có thể đạt mức 100-120 ha/năm trong giai đoạn 2022-2024.
Kế hoạch mở rộng quỹ đất tích cực. IDC có kế hoạch phát triển quỹ đất 2.000 - 3.000 ha tại các tỉnh thành như Tiền Giang, Hải
Phòng, Hưng Yên... Chúng tôi cho rằng, quỹ đất này sẽ được bổ sung và cho thuê từ năm 2024 trở đi, giúp duy trì tăng trưởng sau
khi KCN Hựu Thạnh dần lấp đầy.
Chính sách cổ tức của IDC theo kế hoạch ở mức trên 40%.
Vị thế tiền mặt ròng có thể là một yếu tố tích cực giúp FPT vượt qua đợt rủi ro tăng lãi suất cho vay. Tính đến cuối Q1/2022, FPT
có vị thế tiền mặt ròng đạt 3,7 nghìn tỷ đồng. Các khoản chi phí lãi vay có thể được bù trừ bởi các khoản lãi tiền gửi; do đó rủi ro tăng
lãi suất cho vay không có áp lực đáng kể lên công ty.
Dòng tiền kỳ vọng ổn định từ mảng dịch vụ viễn thông (internet). Bên cạnh động lực tăng trưởng chính từ mảng công nghệ, FPT
2 FPT CTCP FPT 104.000 24,6% 105.000 25,7% 76.000 17,7 4,0
vẫn có thể tận dụng dòng tiền ổn định từ mảng viễn thông.
Mảng giáo dục vẫn kỳ vọng tăng trưởng ổn định ở mức khoảng 30%/năm trong 3 năm tới.
Hiện tại FPT đang giao dịch tại mức P/E 2022 & 2023 là 17,7x & 14,4x với mức tăng trưởng EPS ước tính năm 2022/2023 là
25%/22,5% (tương ứng tỷ lệ PEG là 0,7x/0,6x).
Tại mức giá hiện tại, VNM đang được giao dịch ở mức 2022 P/E là 17,3 lần và 2023 P/E ở mức 15,6 lần, là mức chiết khấu đáng
kể so với định giá của công ty trong quá khứ cũng như các doanh nghiệp hàng tiêu dùng cùng ngành trong khu vực. Chúng tôi kì
vọng trong bối cảnh lạm phát tăng cao, các công ty thực phẩm và đồ uống với các yếu tố cơ bản tốt, cổ tức đều đặn và lợi nhuận duy
Công ty cổ trì ổn định có thể là điểm đến của dòng tiền đầu tư.
3 VNM phần sữa 82.000 16,0% 82.000 16,0% 70.000 17,3 4,5 Giá sữa bột nguyên liệu đã có dấu hiệu "hạ nhiệt" từ tháng 3-4/2022 nên kì vọng các quý cuối năm áp lực lên biên lợi nhuận gộp
Việt Nam sẽ giảm bớt. Chúng tôi cũng kì vọng tăng trưởng doanh thu sẽ tăng tốc trong các quý sau của năm 2022.
Năm 2022 chúng tôi kì vọng VNM đạt tăng trưởng doanh thu ở mức 7,2% và LNST giảm 5,8% YoY. Doanh thu tăng nhờ nhu cầu
phục hồi sau đại dịch trong khi lợi nhuận giảm chủ yếu do áp lực giá NVL đầu vào đều ở mức cao. Chúng tôi cho rằng triển vọng lợi
nhuận kém khả quan đã được phản ánh phần lớn vào giá cổ phiếu.
Lợi nhuận trước thuế Q2/2022 tăng mạnh. Chúng tôi kỳ vọng MBB có thể đạt trên 5 nghìn tỷ đồng LNTT nhờ tăng trưởng tín dụng
Ngân hàng mạnh mẽ (+15% YTD hoặc ~ 29% YoY) và NIM tiếp tục duy trì ở mức cao. Tỷ lệ CASA cao cũng sẽ là yếu tố hỗ trợ tích cực cho
4 MBB TMCP 36.400 46,2% 28.000 12,4% 22.000 5,6 1,2 ngân hàng khi lãi suất đang trong xu hướng tăng.
Quân Đội Lợi nhuận cả năm 2022 dự báo tăng trưởng khả quan ở mức 35% YoY đạt 22,3 nghìn tỷ đồng.
Hiện tại MBB đang giao dịch tại mức P/B 2022 & 2023 là 1,22 và 0,99x với mức ROE dự báo là 26% và 25%.

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 5


Hiệu suất các cổ phiếu khuyến nghị trong báo cáo tháng 6/2022

Giá tại ngày Giá cao nhất Giá tại ngày


STT Mã CP Tên doanh nghiệp Giá mục tiêu Giá PTKT Giá cắt lỗ ra báo cáo trong kỳ 05/07/2022

SSI
03/06/2022
1 GMD CTCP Gemadept 65.000 68.000 45.000 58.500 61.400 49.150
2 FPT CTCP FPT 136.900 126.500 92.000 94.141 95.462 85.400
3 NT2 CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 27.000 26.000 20.000 23.500 29.000 23.200
4 PVT Tổng CTCP Vận tải Dầu khí 26.200 27.000 16.400 21.650 23.450 20.250
5 GAS Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP 143.000 140.000 94.000 120.909 130.449 103.000

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 6


Tổng quan TTCK Việt Nam tháng 06/2022

Điều chỉnh tháng thứ 3 liên tiếp, khối ngoại tạo điểm sáng

• Hầu hết các TTCK lớn trên thế giới đều đi xuống trong 6 tháng đầu năm trước sức ép của lạm phát và xu hướng tăng lãi suất của các
NHTW nhằm kiềm chế lạm phát, riêng FED đã thông báo nâng lãi suất thêm 0,75% vào ngày 15/6. Cụ thể, chỉ số S&P 500 (TTCK
Mỹ) giảm 19,9%, chỉ số Stoxx600 (TTCK Châu Âu) giảm 16,2%. Riêng 2 chỉ số MSCI Asia Pacific và MSCI EM cũng mất lần lượt
17,3% và 20% điểm số.

• Không nằm ngoài xu hướng, TTCK Việt Nam có tháng điều chỉnh thứ 3 liên tiếp. Chỉ số VNIndex đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng
của tháng 6 tại 1.197,6 điểm, mất 95,08 điểm (-7,36%) so với thời điểm cuối tháng 5. Có thể nhìn thấy thị trường trải qua 2 giai
đoạn rõ rệt khi trạng thái lưỡng lự xu hướng diễn ra ở tuần đầu của tháng và phần thời gian còn lại áp lực bán giá thấp đã mạnh lên
khiến các chỉ số thị trường quay lại vùng điều chỉnh. Chỉ số đại diện TTCK Việt Nam đã mất 20% điểm số so với đầu năm.

• Thanh khoản thị trường ngày càng thu hẹp khi giá cổ phiếu đi xuống và nhà đầu tư vẫn trong tâm thế thận trọng. Trong tháng 6, giá
trị giao dịch bình quân một phiên trên HOSE và trên toàn thị trường đạt lần lượt 14,6 nghìn tỷ đồng và và 17,8 nghìn tỷ đồng. Cho 6
tháng đầu năm, chỉ tiêu này này ghi nhận lần lượt 21,5 nghìn tỷ đồng và 25,6 nghìn tỷ đồng. Gía trị giao dịch bình quân 6 tháng đầu
năm đang ở mức xấp xỉ so với mức bình quân cả năm 2021.

• Tạo nên điểm sáng, khối NĐTNN lại liên tục mua ròng. Trong tháng 6, khối này mua ròng +2,3 nghìn tỷ đồng trên HOSE là tháng
mua ròng thứ 3 liên tiếp; các mã được mua vào đáng kể bao gồm DPM (+559 tỷ đồng), CTG (+529 tỷ đồng), MSN (+460 tỷ
đồng), STB (+372 tỷ đồng). Như vậy, khối ngoại đã mua ròng 9,3 nghìn tỷ đồng trên HOSE trong quý 2 và đưa giá trị mua ròng trên
sàn trong 6 tháng đầu năm quay lại mức dưới gần 2 nghìn tỷ đồng với các mã thu hút mạnh dòng tiền của khối này như STB +2,0
nghìn tỷ đồng, DGC +1,9 nghìn tỷ đồng, VHM +1,0 nghìn tỷ đồng, KBC +869 tỷ đồng, DXG +694 tỷ đồng, VPB +674 tỷ đồng.

Tháng 6 – tháng điều chỉnh thứ 3 liên tiếp Các chỉ số TTCK Việt Nam mất điểm mạnh từ đầu năm

VNIndex Tham chiếu VNIndex


1.400 VNIndex VN30 VNMidcap VNSmallcap
1.350
10%
1.300
0%
1.250

1.200 SSI -10%

1.150 -20%

SSI
1.100
-30%
1.050
-40%
1.000
7/6/2022

29/6/2022
31/5/2022
1/6/2022
2/6/2022
3/6/2022
6/6/2022

8/6/2022
9/6/2022
10/6/2022
13/6/2022
14/6/2022
15/6/2022
16/6/2022
17/6/2022
20/6/2022
21/6/2022
22/6/2022
23/6/2022
24/6/2022
27/6/2022
28/6/2022

30/6/2022

Nguồn: SSI Research

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 7


Thanh khoản dần thu hẹp về mức thấp Điều chỉnh giảm điểm là xu hướng chung

HOSE Toàn thị trường VNIndex SHANGHAI


MSCI ASIA PACIFIC MSCI EM Index
30.000 S&P 500 STOXX 600

SSI
26.620 25.634 5,0%
25.000 21.759 0,0%
21.510
20.000 17.682 -5,0%
14.658 -10,0%
15.000
-15,0%
10.000

5.000
-20,0%
-25,0%
SSI
0
Năm 2021 Tháng 6/2022 6 tháng 2022

Top mua bán ròng khối ngoại tháng 6 Top mua bán ròng khối ngoại 6 tháng

1.000 3.000

SSI 2.000
1.000
0
-1.000
0 -2.000
-3.000
-4.000
SSI
-5.000
-6.000
-1.000 -7.000
SSI

VCI
STB

NLG

STB
BSR

GAS

DGC

VCB

DGC

VPB

BCM

CII
DXG

PDR
DPM

VHM

DPM
PNJ
FUEVFVND

MWG

FUEVFVND
HPG

E1VFVN30

E1VFVN30
KBC

HPG
MSN

HDB
CTG
MSN

VGC
HDB

VIC

VIC
NVL

VNM

NKG

NVL
VNM
Nguồn: SSI Research

Tăng trưởng âm ghi nhận ở hầu hết các nhóm ngành

• Lực bán giá thấp diễn ra trên diện rộng, vì vậy nhiều nhóm ngành có mức giảm mạnh hơn thị trường chung như Vật liệu (-16,8%),
Năng lượng (-15,4%), Công nghiệp (-13,7%), Bất động sản (-9,5%), Tài chính (-8,9%). Chỉ một số ít ngành mang tính chất phòng
thủ đạt được mức tăng rất nhẹ như Tiện ích (+1,7%), bên cạnh nhóm Hàng tiêu dùng không nhiều biến động. Tính từ đầu năm, chỉ
có 3 nhóm ngành đạt tăng trưởng dương bao gồm Công nghệ thông tin (+9,2%), Hàng tiêu dùng không thiết yếu (+7,9%) và Tiện
ích (+0,6%).

• Với diễn biến cổ phiếu, tác động mạnh lên thị trường trong tháng 6 theo chiều hướng tiêu cực lần lượt là các mã VHM (-10,78%),
HPG (-15%), VIC (-6,73%), VCB (-5,2%), MBB (-12,8%); cho kỳ 6 tháng đầu năm lần lượt là các mã VIC (-22,6%), VHM (-21,7%),
HPG (-35,5%), GVR (-39%), TCB (-27,9%). Ở chiều tác động tích cực, GAS (+19%), DGC (+60%), FPT (+11,5%), PNJ (+40%),
MWG (+7,17%), REE (+43,4%)… là các mã tăng vượt trội và nâng đỡ nhiều nhất cho thị trường chung.

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 8


Diễn biến ngành trong tháng 6 và từ đầu năm

Năm 2022 T6.2022

Y tế -7,4%
-4,3%

Công nghệ thông tin


SSI -6,1%
9,2%

Năng lượng -26,5%


-15,4%

Tiện ích 0,6%


1,7%

Vật liệu -36,3%


-16,8%

Công nghiệp -32,4%


-13,7%

HTD không thiết yếu 7,9%


0,4%

HTD thiết yếu -11,5%


0,0%

Bất động sản -25,7%


-9,5%

Tài chính -25,8%


-8,9%

VN-Index -20,1%
-7,4%

-40,0% -30,0% -20,0% -10,0% 0,0% 10,0% 20,0%

Nhóm cổ phiếu tác động mạnh lên thị trường trong tháng 6 Nhóm cổ phiếu tác động mạnh lên thị trường trong 6 tháng đầu
năm

-50% -40% -30% -20% -10% 0% 10% 20% 30% 40% -70%-60%-50%-40%-30%-20%-10% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%

-8,5 -21,1
HPG -5,6 VHM -19,6
-5,3 -18,1
VCB -5,1 VNIndex (+/-) GVR -15,0 VNIndex (+/-)
-3,5 -12,2
DIG -3,2 MSN -11,0
-2,7 -9,3
VND -2,5 VCB -8,5
-2,3 -8,2
BID -2,3 DIG -7,8
1,5 9,1
VGC 1,4 DGC 3,5
0,9 2,6
DGC 0,8 PNJ 2,2

VNM SSI 0,5


0,3
0,3
REE SSI
2,1
2,0
1,5
FRT 0,3 VHC 1,4
0,2 1,0
KDC 0,2 BCM 1,0
-10 -8 -6 -4 -2 0 2 4 -24 -22 -20 -18 -16 -14 -12 -10 -8 -6 -4 -2 0 2 4 6 8 10 12

Nguồn: SSI Research

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 9


DÒNG TIỀN ĐẦU TƯ TRÊN TOÀN CẦU

Dòng tiền vào các tài sản tài chính thận trọng

Phân bổ dòng tiền vào các tài sản tài chính duy trì trạng thái thận trọng xuyên suốt tháng 6. Việc Fed tăng mạnh lãi suất lên 75 điểm
cơ bản trong cuộc họp tháng 6 và sẵn sàng đẩy nhanh lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm 2022 nhằm kiểm soát lạm phát và
do đó rủi ro suy thoái ngày càng gia tăng (thậm chí Mỹ có thể gặp suy thoái kĩ thuật ngay trong Q2/22). Điều này khiến tâm lí đầu tư ở
trạng thái phòng thủ, dẫn tới giảm phân bổ vào các tài sản tài chính rủi ro. Trong tháng 6, dòng vốn vào cổ phiếu bơm ròng nhẹ 6 tỷ USD
(giảm 27,8% so với tháng trước) trong khi đó dòng vốn vào các quỹ trái phiếu rút ròng tới 63,6 tỷ USD, mức cao nhất trong vòng 2 năm
trở lại đây. Trong Quý 2, dòng vốn ghi nhận rút ròng ở tất cả các tài sản tài chính, từ thị trường cổ phiếu (rút ròng -8 tỷ USD), các quỹ
trái phiếu (-130,5 tỷ USD) và quỹ tiền tệ (-58,1 tỷ USD). Trái với giai đoạn Q1/2020 khi Covid-19 xảy ra, dòng vốn chuyển dịch từ cổ
phiếu và trái phiếu vào quỹ tiền tệ sẵn sàng cho các đợt giải ngân, việc dòng vốn ghi nhận sụt giảm liên tục ở tất cả tài sản tài chính thể
hiện dòng tiền đã yếu đi rõ nét và cho thấy tín hiệu không mấy tích cực về dòng vốn trong thời gian tới.

Dòng vốn vào thị trường phát triển (DM) ghi nhận mức vào ròng thấp nhất kể từ tháng 7/2019. Dòng vốn DM chỉ bơm ròng 4,6 tỷ
USD, giảm tới 67% so với tháng trước và 92% so với cùng kỳ. Đóng góp chủ yếu đến từ thị trường Mỹ (+9,5 tỷ USD), trong khi đó dòng
tiền rút ròng ở khu vực Tây Âu (-9,7 tỷ USD). Tính chung cho 6 tháng đầu năm, dòng vốn phân bổ vào DM đạt 134 tỷ USD, giảm tới 74%
so với cùng kỳ.

Dòng vốn vào cổ phiếu thị trường mới nổi (EM) đảo chiều vào ròng nhẹ, nhờ dòng tiền vào thị trường Trung Quốc trong khi dòng vốn
vào các thị trường khác cho thấy tín hiệu yếu đi rõ nét. Dòng tiền vào EM bơm ròng 1,4 tỷ USD, chủ yếu do sự đảo chiều dòng vốn
đến thị trường Trung Quốc (+6,8 tỷ USD) sau khi các lệnh giãn cách được xóa bỏ ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, chính sách Không
Covid sẽ là yếu tố bất lợi nếu Trung Quốc duy trì áp dụng và khiến dòng vốn vào thị trường Trung Quốc không có sự bứt phá. Dòng vốn
vào các thị trường Châu Á khác phân hóa, như Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam ghi nhận vào ròng vào tháng 6, trong khi đó Ấn Độ,
Malaysia, Indonesia và Thái Lan rút ròng. Tuy nhiên, điểm chung là dòng tiền cũng đã thu hẹp đáng kể so với giai đoạn trước.

Chúng tôi duy trì quan điểm thận trọng về việc phân bổ dòng vốn vào các tài sản tài chính, đặc biệt là tới các quỹ cổ phiếu khi các
rủi ro vẫn được duy trì với như xung đột Nga-Ukraine kéo dài, NHTW thắt chặt chính sách tiền tệ và rủi ro suy thoái kinh tế gia tăng.
Mặc dù thị trường cổ phiếu ở các quốc gia phát triển ghi nhận mức sụt giảm mạnh nhất trong 6 tháng đầu năm trong vòng 50 năm qua,
và dư địa cho việc giảm mạnh hơn nữa sẽ bị hạn chế, việc xác định được đáy thị trường chưa bao giờ là dễ dàng, và do vậy dòng vốn
vào các tài sản tài chính tiếp tục trạng thái chờ giải ngân cho đến khi có các tín hiệu rõ ràng hơn về xu hướng của nền kinh tế cũng như
thị trường tài chính.

Dòng vốn tài sản tài chính không có sư bứt phá Dòng tiền vào DM và EM bị thu hẹp đáng kể
Dòng vốn theo tháng vào các tài sản đầu tư truyền thống Dòng vốn vào cổ phiếu theo thị trường theo tháng

Cổ phiếu Trái phiếu Tiền tệ 140 Cổ phiếu EM (LHS) Cổ phiếu DM (LHS)


Tỷ USD

200
120
Tỷ USD

150 100
100 80

50 60
40
0
20
-50 0

SSI
-100 (20)
-150 SSI (40)
(60)
-200
Jul-20

Jul-21
Nov-20
May-20

Sep-20

May-21

Sep-21
Nov-21

May-22
Jan-20
Mar-20

Jan-21
Mar-21

Jan-22
Mar-22

Nguồn: EPFR Global Nguồn: EPFR Global

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 10


Bảng: Diễn biến dòng vốn vào cổ phiếu theo tuần trong tháng 6/2022 ở các thị trường chính của khu vực Châu Á

Vốn vào ròng


Vốn rút ròng
(Màu càng đậm thì số tiền vào/ra càng lớn)
Trung Quốc Ấn Độ Indonesia Hàn Quốc Malaysia Phillippine Đài Loan Thái Lan Việt Nam
6/29/2022
6/22/2022
6/15/2022
6/8/2022

Nguồn: EPFR Global

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 11


DÒNG TIỀN ĐẦU TƯ TRÊN TTCK VIỆT NAM

Quy mô dòng vốn của quỹ ETF và quỹ chủ động có dấu hiệu thu hẹp trong tháng 6

Dòng tiền ETF tiếp tục vào ròng tháng thứ 3 liên tiếp, tuy nhiên quy mô có phần thu hẹp so với tháng 5. VFM VNDiamond và Fubon
duy trì là hai quỹ ETF nâng đỡ tốt nhất cho thị trường, khi ghi nhận giá trị tiền vào tương ứng là 890 tỷ đồng và 1.100 tỷ đồng trong tháng
6 và nâng quy mô tài sản lần lượt tăng lên gần 18,8 và 12,7 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 50% tổng tài sản các quỹ ETF tại Việt Nam. Ngược
lại, quỹ nội VFM VN30 quay lại bị rút ròng -280 tỷ đồng sau khi ghi nhận vốn vào ròng trong 2 tháng trước, bên cạnh hai quỹ nước ngoài
là VanEck và FTSE Vietnam tiếp tục bị rút ròng với giá trị tổng cộng khoảng -65 tỷ đồng. Như vậy, tổng dòng vốn ETF ghi nhận giá trị
+1.659 tỷ trong tháng 6 (giảm 66% so với tháng 5) và nâng giá trị lũy kế từ đầu năm lên 8.376 tỷ đồng.

Tương tự, dòng tiền từ các quỹ chủ động vào ròng trong tháng 6, với quy mô thu hẹp hơn so với tháng trước, xuống chỉ còn +27,5 tỷ
(từ mức 272 tỷ đồng trong tháng 5). Tính chung cho nửa đầu năm 2022, các quỹ chủ động vẫn rút hơn 930 tỷ đồng, trong đó tập trung
chủ yếu vào tháng 2 và tháng 3. Xu hướng bán ròng đã phần nào yếu dần ở các quỹ chủ động, tuy nhiên việc giải ngân lại chỉ mang tính
cục bộ và khiến cho dòng tiền chủ động vẫn đang tương đối yếu.

Giao dịch khối ngoại mua ròng trên thị trường chứng khoán trong tháng 6, với tổng giá trị là 2,9 nghìn tỷ đồng. Với việc khối ngoại ở
các thị trường trong khu vực đều ghi nhận bán ròng tương đối mạnh trong tháng 6, tín hiệu mua ròng tại thị trường Việt Nam là điểm nhấn
tích cực trong tháng này. Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý rằng giao dịch khối ngoại trên thị trường Việt Nam thường có độ trễ nhất định so với
các quốc gia trong khu vực, do vậy không loại trừ khả năng giao dịch khối ngoại sẽ theo xu hướng bán trong thời gian tới.

Nhìn chung, dòng vốn dẫn dắt khối ngoại trên thị trường trong thời gian qua chủ yếu đến từ các quỹ ETF. Trong thời gian tới, dòng vốn
ETF vẫn có thể duy trì sức hấp dẫn nhất định, với các sản phẩm mới liên tiếp ra mắt như quỹ DCVFMVNMIDCAP (tập trung vào nhóm cổ
phiếu vốn hóa vừa thuộc chỉ số VNMidcap) và quỹ KIM VNFINSELECT (tập trung vào các cổ phiếu Tài chính thuộc chỉ số VNFIN Select).
Đối với dòng vốn từ các quỹ chủ động, chúng tôi có quan điểm thận trọng khi sức ép lên tỷ giá vẫn còn trong giai đoạn còn lại của năm.
Xu hướng yếu đi của dòng vốn toàn cầu cũng khiến cho dòng vốn vào Việt Nam khó có thể xuất hiện sự bứt phá, đặc biệt là khi rủi ro về
tăng trưởng/lạm phát của kinh tế thế giới chưa được nhìn nhận một cách rõ ràng.

Diễn biến khối ngoại trong tháng 6 trái ngược với các quốc gia Giao dịch khối ngoại thường có độ trễ so với các quốc gia
trong khu vực khác

Biến động giao dịch khối ngoại trong khu vực (tỷ USD) Lũy kế giao dịch khối ngoại từ tháng 1/2020

6 tháng Tháng 6
10.000 Vietnam Thailand Indonesia
India
Malaysia Philippines
Taiwan 5.000
Korea
0
Philippines

SSI
Malaysia -5.000

Indonesia

Thailand
-10.000
SSI
-15.000
Vietnam
1/20
3/20
5/20
7/20
9/20
11/20
1/21
3/21
5/21
7/21
9/21
11/21
1/22
3/22
5/22

-40 -30 -20 -10 0 10

Nguồn: Bloomberg Nguồn: HSX, HNX, SSI tổng hợp

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 12


Dòng vốn ETF thu hẹp trong tháng 6 Các quỹ chủ động cải thiện nhẹ trong tháng 6

Dòng vốn các quỹ chủ động ở Việt Nam từ 2020 đến nay
Dòng vốn ETF từ đầu 2020 đến nay (triệu USD)
(triệu USD)

1200 250
100 60
1000 200 0 40
800

600
SSI 150

100
(100)
(200)
20

0
400 50 (300)
(20)
(400)

SSI
200 0
(500) (40)
0 -50
(600) (60)
-200 -100

Jul-20

Jul-21
Sep-20

Sep-21
May-20

Nov-20

May-21

Nov-21

May-22
Jan-20
Mar-20

Jan-21
Mar-21

Jan-22
Mar-22
Jul-20

Jul-21
Sep-20

Sep-21
Jan-20
Mar-20
May-20

Nov-20

Mar-21
May-21

Nov-21

May-22
Jan-21

Jan-22
Mar-22
Dòng vốn theo tuần (RHS) Dòng vốn lũy kế Dòng vốn theo tuần (RHS) Dòng vốn lũy kế

Nguồn: EPFR Global Nguồn: EPFR Global

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 13


Vĩ mô 6 tháng đầu năm 2022: Bất ngờ từ khu vực dịch vụ

Việt Nam đã có một khởi đầu tích cực trong nửa đầu năm 2022, với sự bứt phá ngoạn mục của nền kinh tế trong Quý 2 với đóng góp tích
cực từ khu vực dịch vụ và sản xuất, trong khi lạm phát vẫn duy trì dưới mức lạm phát mục tiêu của Chính phủ là 4%. Cụ thể, số liệu từ
Tổng cục Thống kê cho thấy, tăng trưởng GDP trong Quý 2 bất ngờ đạt 7,72% - tăng mạnh từ mức 5,05% trong Q1/2022 và vượt xa mức
tăng trưởng dự đoán trung bình của thị trường (khoảng 6%). Như vậy, tăng trưởng GDP trong Quý này đánh dấu mức tăng trưởng mạnh
nhất theo Quý kể từ 2011, và được củng cố bởi tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, trong bối cảnh kinh
tế toàn cầu gặp nhiều biến cố lớn, từ xung đột Nga – Ukraine đến việc phong tỏa tại các thành phố và cảng lớn ở Trung Quốc. Điều này
giúp tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng đầu năm đạt 6,4% (so với mức 2,0% trong nửa đầu 2021) và giúp Việt Nam sẽ là một trong số
các quốc gia có mức tăng trưởng nổi bật trong năm 2022.

Tăng trưởng GDP theo ngành (% so với cùng kỳ) Tăng trưởng bán lẻ theo Quý (% so với cùng kỳ)

Agriculture, forestry and fisheries 25


20
Industry and Construction
15 15
Services
10
10 5
0
5
-5
0 -10
SSI
SSI
-15
-5 -20
-25
-10
Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2
Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2
2018 2019 2020 2021 2022
2018 2019 2020 2021 2022

Nguồn: TCTK Nguồn: TCTK

Xuất khẩu và tiêu dùng thúc đẩy tăng trưởng

Trong mức tăng 7,72% của Quý 2, khu vực công nghiệp và xây dựng duy trì là động lực chính (+8,87% so với cùng kỳ, so với mức tăng
6,41% trong Q1/22), trong khi khu vực dịch vụ bứt phá mạnh mẽ nhờ hoạt động du lịch (+8,56% so với 4,64% trong Q1/22) và đánh
dấu mức tăng trưởng tốt nhất trong 3 năm trở lại đây.

Trong khu vực dịch vụ, điểm sáng đến từ nhóm ngành lưu trú và ăn uống (+25,92% so với cùng kỳ) và bán lẻ (8,34%) nhờ sức bật từ
lực cầu nội địa hậu Covid và việc mở cửa đường bay quốc tế. Ngược lại, ngành tài chính - ngân hàng - vốn là điểm nhấn trong 2 năm
qua đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng chững lại (9,17% so với 9,82% trong Q1/22), dưới tác động của biến động mạnh trên thị trường
chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp.

Về tiêu dùng, lực cầu nội địa hồi phục tốt trong Q2/2022 và doanh thu bán lẻ được thúc đẩy hơn nữa nhờ sự kiện thể thao SEAGames
‘31 vào tháng 5. Cụ thể, doanh thu bán lẻ và dịch vụ danh nghĩa tăng 19,5% so với cùng kỳ với doanh thu từ du lịch/khách sạn tăng
48,8% (trong đó du lịch tăng tới 312,6%). Điều này đã giúp thúc đẩy tăng trưởng doanh thu bán lẻ và dịch vụ thực tế (đã điều chỉnh theo
lạm phát) lên mức 7,9% trong 6T22 (6T21: 1,9%). Tuy nhiên, yếu tố cần được quan sát trong thời gian tới là doanh thu bán lẻ hàng hóa,
khi tốc độ tăng trưởng đã phần nào chậm lại (tháng 6: +1,25% so với tháng trước) và dữ liệu thực tế tháng 5 cũng điều chỉnh giảm -
1,7% so với số liệu ước tính, phản ánh giá cả gia tăng đã bắt đầu tác động tới hành vi tiêu dùng.

Hoạt động sản xuất tiếp tục ổn định trong Quý 2, trong đó chế biến chế tạo (+11,45% so với 7,72% trong Q1/22) là động lực tăng trưởng
chính cho nền kinh tế, nhờ sự kết hợp của mức nền thấp trong 2021 kết hợp với tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ (+21% so với 13,4%
trong Q1/22). Một số ngành sản xuất nổi bật bao gồm sản xuất trang phục (Q2/22: 26,8% so với cùng kỳ), điện tử (11,4%) và dược
phẩm (+24,6%).

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 14


Về hoạt động xuất nhập khẩu, số liệu sơ bộ từ Tổng cục Thống kê cho thấy xuất khẩu và nhập khẩu đều ghi nhận mức tăng trưởng tốt
trong Quý 2 (xuất khẩu +21% so với cùng kỳ và nhập khẩu +15,7%) và cán cân thương mại đạt thặng dư 710 triệu USD trong 6 tháng
đầu năm. Nếu so sánh theo tháng, xuất khẩu tháng 6 (+5,6% so với tháng trước, 20% so với cùng kỳ) phục hồi nhẹ sau khi Trung Quốc
dỡ bỏ lệnh cấm vận vào đầu tháng 6. Tuy nhiên, các nhóm ngành chủ chốt ghi nhận mức tăng trưởng hầu như đi ngang hoặc giảm nhẹ
so với tháng 5, như thủy sản (+23,7% so với cùng kỳ, so với 34,4% trong tháng 5), hàng may mặc (+19,1%, so với 23,1% tháng 5),
điện tử (+9,8%, so với 25,1% tháng 5). Trong khi đó, nhóm giày dép (+26%, so với 11,9% tháng 5), điện thoại (+15,35%, so với 15%
tháng 5) và máy móc (+68,9%, so với 41,4% trong tháng 5) ghi nhận đà tăng được mở rộng. Chúng tôi tin rằng việc đóng cửa kéo dài
gần hai tháng ở Trung Quốc đã thúc đẩy việc chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam trong ngắn hạn, hoặc thậm chí trong dài hạn khi quốc
gia này vẫn chọn duy trì chiến lược Không Covid. Tuy nhiên, số liệu thương mại của TCTK chỉ là thống kê sơ bộ và thường có sự khác
biệt với số liệu thực tế của Hải quan (sẽ công bố trong vài ngày tới).

PMI của Việt Nam và khu vực (điểm) Tăng trưởng xuất khẩu theo mặt hàng (% so với cùng kỳ)

Vietnam Thailand Fishery Garments Foowear


Malaysia Indonesia
China South Korea Electronics Phones
150%
65 Taiwan

60 100%
55
50%
50
45 0%
40
35
SSI -50%
SSI
30 -100%
03/21

06/21

09/21

12/21

03/22
01/21
02/21

04/21
05/21

07/21
08/21

10/21
11/21

01/22
02/22

04/22
05/22
06/22

12/21
1/21
2/21
3/21
4/21
5/21
6/21
7/21
8/21
9/21

1/22
2/22
3/22
4/22
5/22
6/22
10/21
11/21
Nguồn: S&P Global Nguồn: TCHQ, TCTK

Áp lực lạm phát gia tăng, tuy nhiên có độ trễ so với thế giới

Lạm phát trong Quý 2 đã bắt đầu có dấu hiệu tăng tốc, khi chỉ số CPI đạt +3,4% so với cùng kỳ vào cuối tháng 6, từ mức 2,86% trong
tháng 5 với xu hướng tăng được ghi nhận ở hầu hết các nhóm ngành. Do đó, lạm phát cơ bản cũng tăng lên +2% so với cùng kỳ (so với
tháng 5: +1,6%) - mức cao nhất kể từ tháng 9 năm 2020. Bên cạnh sự gia tăng đáng kể trong chi phí vận tải (+3,62% so với tháng
trước), giá lương thực, thực phẩm (+0,8%) cũng đã được điều chỉnh dưới tác động gián tiếp của giá xăng dầu. Cụ thể, giá nhóm thực
phẩm đã tăng lên mức 2,3% (so với 1,3% trong tháng 5).

Điểm tích cực là lạm phát bình quân trong 6 tháng đầu năm được kiểm soát chặt chẽ ở mức 2,44%, thấp hơn nhiều so với mức mục tiêu
4% của Chính phủ. Các động lực chính ảnh hưởng đến lạm phát này là các sản phẩm xăng dầu (xăng, LPG, v.v.) và vật liệu xây dựng,
trong khi yếu tố hỗ trợ bao gồm giá thực phẩm (-0,4%, chủ yếu đến từ giá thịt lợn), học phí (vì được hỗ trợ trong đại dịch Covid-19) và
giá viễn thông.

Tuy nhiên, áp lực lạm phát trong 6 tháng cuối năm sẽ ngày càng rõ ràng hơn, và mặc dù mức lạm phát bình quân trong năm 2022 vẫn
nằm trong tầm kiểm soát (ước tính 3,5%), lạm phát tại thời điểm cuối tháng 12 có thể bật lên mức 5% so với cùng kỳ. Điều này cũng
khiến mức lạm phát bình quân, đặc biệt ở nửa đầu năm 2023 có thể đẩy lên mức cao trên 4%.

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 15


Biến động chỉ số CPI Lạm phát lương thực trong khu vực

Food Housing utilities


Malaysia Singapore Thailand
Medical Transport
6
Education Others Vietnam Indonesia China
CPI
4 25

2
20
15 SSI
10
0
5

SSI
0
-2
-5

-4 -10
Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2

2018 2019 2020 2021 2022

Nguồn: GSO Nguồn: CEIC

Áp lực lên việc điều hành chính sách tiền tệ tăng mạnh về cuối năm 2022

NHNN trong 2 tuần cuối tháng 6 đã khởi động lại kênh phát hành tín phiếu trên hoạt động thị trường mở sau hơn hai năm ngừng hoạt
động này nhằm hỗ trợ thanh khoản. Tính chung, tổng lượng tín phiếu NHNN phát hành là 142,2 nghìn tỷ đồng, với kỳ hạn 7 ngày và lãi
suất 0,65% - 0,7% và 35 nghìn tỷ đồng kỳ hạn 14 ngày, lãi suất 0,9%. Trong thời gian qua, trần tăng trưởng tín dụng chưa được nới khiến
thanh khoản tiền Đồng thừa và đã đẩy lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng xuống thấp. Chênh lệch giữa lãi suất VND và USD giảm
xuống dưới 0% và khiến nhu cầu nắm giữ USD nhanh chóng tăng trong hệ thống. Việc hút bớt tiền Đồng thông qua kênh tín phiếu sẽ
phần nào thu hẹp chênh lệch giữa lãi suất VND và USD và do vậy giảm bớt áp lực lên VND, giúp NHNN có dư địa điều hành trong trung
hạn.

Số liệu mới cập nhật từ TCTK cho thấy, tính đến ngày 20/6, và so với cuối năm 2021, tín dụng tăng 8,51% (so với mức 5,47% vào 2021),
M2 tăng 3,3% (so với 3,48% vào 2021) và huy động vốn tăng 3,97% (so với 3,13% vào 2021). Như vậy, chỉ trong 6 tháng đầu năm,
lượng tín dụng bơm mới vào thị trường đạt hơn 888 nghìn tỷ đồng, trong khi đó chỉ có 434 nghìn tỷ được huy động thêm từ dân cư và
các tổ chức kinh tế, và điều này rõ ràng tạo áp lực đáng kể lên mặt bằng lãi suất huy động trong thời gian qua.

Trên thực tế, các NHTMCP cũng đã lần lượt điều chỉnh biểu lãi suất huy động với mức trung bình tăng từ 30-100 điểm cơ bản, chủ yếu
vào giai đoạn cuối Q1 và đầu Q2. Hai NHTMCPNN là BIDV và Agribank vừa qua cũng đã tăng 10 điểm cơ bản cho kỳ hạn trên 12 tháng.
Trong nửa cuối năm 2022, chúng tôi cho rằng NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, và trong điều kiện phù hợp sẽ
thông qua việc nới trần tín dụng cho các NHTM. Tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 ước tính đạt 15-16%, và mức tăng trưởng này
là tăng trưởng danh nghĩa, thường có xu hướng cao hơn bình thường trong bối cảnh lạm phát. Áp lực tăng lãi suất huy động sẽ rơi về
cuối năm, đặc biệt là khi tỷ lệ vốn ngấn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ giảm từ 37% về 34% sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10.

Trong khi đó, tỷ giá USD/VND tiếp tục chịu áp lực mất giá trong tháng 6. Tính đến 30/6, đồng VND đã giảm -2,0% so với cuối năm
2021, và giao dịch quanh mức VND 23.280/USD. Việc giảm giá có thể đến một phần từ áp lực vĩ mô trong nước (lạm phát tăng, lãi suất
được NHNN cam kết giữ ổn định), và một phần chịu ảnh hưởng của đồng USD và triển vọng tăng lãi suất tại Mỹ. Nguồn cung ngoại hối
cũng có một số dấu hiệu áp lực, khi cán cân thương mại 6 tháng đầu năm thu hẹp xuống còn 710 triệu USD. Tuy nhiên, nếu so với các
đồng tiền khác, VND vẫn nằm trong biên độ giảm thấp hơn nhiều như EUR (-7,8% YTD), JPY (-17,9%), CNY (-5,4%), TWD (-6,0%), INR
(-6,2%) và THB (-6,3%).

Đáng chú ý, trong sáng ngày 4/7, NHNN đã điều chỉnh chính sách bán ngoại tệ từ bán kỳ hạn không hủy ngang 3 tháng sang bán giao
ngay – và nâng giá mua tại sàn NHNN lên VND23,400, tương đương với việc tỷ giá USDVND tăng 2,5% so với cuối năm 2021. Động thái
điều chỉnh chính sách này của NHNN, bên cạnh việc giảm áp lực lên mặt bằng lãi suất, còn có thể quản lý được dòng vốn ngoại tệ trong
SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 16
hệ thống khi các NHTM phải chủ động về nguồn ngoại tệ giao ngay. Trước đó, NHNN cũng đã điều chỉnh từ bán kỳ hạn hủy ngang về
bán kỳ hạn không hủy ngang nhằm hạn chế tình trạng trên.

Về cuối năm, chúng tôi kỳ vọng nguồn cung ngoại tệ sẽ tích cực hơn theo yếu tố mùa vụ, đến từ hoạt động xuất – nhập khẩu, và kiều
hối. Do vậy, chúng tôi cho rằng trong năm 2022 sức ép lên tỷ giá vẫn còn, và có thời điểm VND có thể mất 2,5-3% so với USD, nhưng
có thể tình hình sẽ dịu bớt vào cuối năm khi đà tăng lãi suất của FED có thể đi vào giai đoạn cuối, và rủi ro về tăng trưởng/lạm phát của
kinh tế thế giới có thể được nhìn nhận rõ ràng hơn.

Diễn biến trên hoạt động thị trường mở Diễn biến các tỷ giá điều hành của NHNN

SBV bills OMO TG bán NHNN TG mua tự do


ON interbank i/r T-Bill i/r
TG mua NHTM TG mua NHNN
VND trillion

Reveser repo i/r 24100


400 5%
23800
200 SSI 4%
23500
3% 23200
0
2% 22900

SSI
-200 22600
1%
22300
-400 0%
22000
Jul-20

Nov-20

Jul-21
Sep-20

Sep-21
Nov-21
May-20

May-21

May-22
Jan-20
Mar-20

Jan-21
Mar-21

Jan-22
Mar-22

Aug-21
Jun-21
Jul-21

Oct-21

Jun-22
Jul-22
Feb-21

Sep-21

Nov-21
Dec-21

Feb-22
Apr-21

Apr-22
May-22
Jan-21

Mar-21

May-21

Jan-22

Mar-22
Nguồn: NHNN Nguồn: NHNN, Bloomberg, SSI

Nhìn chung, dữ liệu kinh tế quý 2 cho thấy nền kinh tế có thể dễ dàng đạt được mục tiêu tăng trưởng trong năm 2022 là 7,0% (tương
đương với mức tăng 7,5% trong nửa cuối năm 2022) nhờ mức nền thấp của năm 2021 và 6 tháng cuối năm thường có mức tăng trưởng
tốt nhất trong năm do hoạt động xuất khẩu đẩy mạnh chuẩn bị cho mùa mua sắm cuối năm. Bên cạnh đó, việc mở cửa trở lại đường bay
quốc tế sẽ mang đến một sự khởi sắc cho các ngành liên quan đến hàng không và dịch vụ lưu trú/ăn uống. Giải ngân đầu tư công sẽ tiếp
tục là một điểm nhấn trong nửa cuối năm 2022, sau khi nhiều vướng mắc về thủ tục đầu tư/pháp lý đã được giải quyết trong nửa đầu
năm.

Tuy nhiên, rủi ro từ các yếu tố bên ngoài trong 6 tháng cuối năm năm 2022 vẫn được duy trì, trong đó các ngành liên quan đến hoạt
động ngoại thương là một trong những ngành đầu tiên bị ảnh hưởng, mặc dù tác động có thể được giảm bớt do động lực chuyển dịch
sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Lạm phát cũng là một mối đe dọa lớn vì sẽ tăng nhanh trong những Quý tới và có thể ảnh hưởng đến việc
điều hành chính sách của NHNN. Hiện tại, Chính phủ Việt Nam đang cố gắng giữ giá xăng ở mức hợp lý bằng cách cắt giảm một số loại
thuế và giá các mặt hàng thuộc quản lý của Chính phủ như giá điện, học phí và y tế kỳ vọng không có điều chỉnh trong năm 2022.

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 17


CAM KẾT PHÂN TÍCH
Chuyên viên phân tích trong báo cáo này này cam kết rằng (1) quan điểm thể hiện trong báo cáo phân tích này phản ánh chính xác quan điểm cá nhân
đối với chứng khoán và/hoặc tổ chức phát hành và (2) chuyên viên phân tích đã/ đang/sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường trực tiếp hoặc gián tiếp liên
quan đến khuyến nghị cụ thể hoặc quan điểm trong báo cáo phân tích này.

KHUYẾN NGHỊ
Mua: Ước tính tiềm năng tăng giá lớn hơn hoặc bằng 10 điểm phần trăm so với mức tăng chung của thị trường trong 12 tháng tới.

Khả quan: Ước tính tiềm năng tăng giá dưới 10 điểm phần trăm so với mức tăng chung của thị trường trong 12 tháng tới.

Trung lập: Ước tính tiềm năng tăng giá tương đương so với mức tăng chung của thị trường trong 12 tháng tới.

Kém khả quan: Ước tính tiềm năng giảm giá dưới 10 điểm phần trăm so với mức tăng chung của thị trường trong 12 tháng tới.

Bán: Ước tính tiềm năng giảm giá lớn hơn hoặc bằng 10 điểm phần trăm so với mức tăng chung của thị trường trong 12 tháng tới.

TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ


Các thông tin, tuyên bố, dự báo và dự đoán trong báo cáo này, bao gồm cả các ý kiến đã thể hiện, được dựa trên các nguồn thông tin mà SSI cho là
đáng tin cậy, tuy nhiên SSI không đảm bảo sự chính xác và đầy đủ của các thông tin này. Báo cáo không có bất kỳ thông tin nhạy cảm về giá chưa
công bố nào. Các ý kiến thể hiện trong báo cáo này được đưa ra sau khi đã được xem xét kỹ càng và cẩn thận và dựa trên thông tin tốt nhất chúng tôi
được biết, và theo ý kiến cá nhân của chúng tôi là hợp lý trong các trường hợp tại thời điểm đưa ra báo cáo. Các ý kiến thể hiện trong báo cáo này có
thể thay đổi bất kì lúc nào mà không cần thông báo. Báo cáo này không và không nên được giải thích như một lời đề nghị hay lôi kéo để đề nghị mua
hay bán bất cứ chứng khoán nào. SSI và các công ty con và/ hoặc các chuyên viên, giám đốc, nhân viên của SSI và công ty con có thể có vị thế hoặc
có thể ảnh hưởng đến giao dịch chứng khoán của các công ty được đề cập trong báo cáo này và có thể cung cấp dịch vụ hoặc tìm kiếm để cung cấp
dịch vụ ngân hàng đầu tư cho các công ty đó.

Tài liệu này chỉ được lưu hành nội bộ và không được công bố công khai trên báo chí hay bất kỳ phương tiện nào khác. SSI không chịu trách nhiệm đối
với bất kỳ thiệt hại trực tiếp hay thiệt hại do hậu quả phát sinh từ việc sử dụng báo cáo này hay nội dung báo cáo này. Việc sử dụng bất kỳ thông tin,
tuyên bố, dự báo, và dự đoán nào trong báo cáo này sẽ do người dùng tự quyết định và tự chịu rủi ro.

THÔNG TIN LIÊN HỆ


Trung tâm phân tích và tư vấn đầu tư
Hoàng Việt Phương
Giám đốc Trung Tâm phân tích và tư vấn đầu tư
phuonghv@ssi.com.vn
SĐT: (+84 – 24) 3936 6321 ext. 8729

Vĩ mô Phân tích cổ phiếu KHCN Chiến lược thị trường


Phạm Lưu Hưng Ngô Thị Kim Thanh Nguyễn Lý Thu Ngà
Phó Giám đốc Chuyên viên phân tích cao cấp Chuyên viên phân tích cao cấp
hungpl@ssi.com.vn thanhntk@ssi.com.vn nganlt@ssi.com.vn
SĐT: (+84 – 24) 3936 6321 ext. 8711 SĐT: (+84 – 28) 3636 3688 ext. 3053 SĐT: (+84 – 28) 3636 3688 ext. 3051

Thái Thị Việt Trinh Lê Huyền Trang Nguyễn Trọng Đình Tâm
Chuyên viên phân tích Vĩ mô Chuyên viên phân tích cao cấp Chuyên viên phân tích cao cấp
trinhttv@ssi.com.vn tranglh@ssi.com.vn tamntd@ssi.com.vn
SĐT: (+84 – 24) 3936 6321 ext. 8720 SĐT: (+84 – 24) 3936 6321 ext. 8717 SĐT: (+84 – 24) 3936 6321 ext. 8713

Phân tích kỹ thuật Dữ liệu


Lương Biện Nhân Quyền Nguyễn Thị Kim Tân
Trưởng phòng Chiến lược Đầu tư Chuyên viên hỗ trợ
quyenlbn@ssi.com.vn tanntk@ssi.com.vn
SĐT: (+84 – 24) 3936 6321 Tel: (+84 – 24) 3936 6321 ext. 8715

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 18

You might also like