You are on page 1of 7

Nhận định thị trường

Nghe kỹ hơn những gì ông chủ tịch FED phát biểu thì nó gợi ý rằng chính sách thắt chặt
tiền tệ vẫn còn và cao nữa. Nhưng theo em nghĩ chắc là cuộc họp tháng 12 sẽ có bức tranh
rõ hơn vì đó là khi họ sẽ đánh giá triển vọng kinh tế. Đó là câu chuyện của anh cả nước
láng giềng (Mỹ)
Việc Fed tăng lãi suất và câu nói “chưa xong đâu” tất nhiên là sẽ còn tác động tới VN theo
cách mà nó đã và đang diễn ra: tác động lên tỷ giá, kéo theo là lãi suất và tín dụng.
+ Tỷ giá mà cao sẽ ảnh hưởng tới các cty vay nợ đồng đô la sẽ chịu áp lực
+ Lãi suất đầu vào cao sẽ làm cho người dân rút tiền ra các kênh đầu tư có rủi ro (chứng
khoán, BĐS…), còn lãi suất đầu ra tăng cũng gây áp lực tới các cty vay nợ nhiều.
+ Tín dụng thắt chặt sẽ làm cho các DN và người dân không thể vay vốn làm ăn kinh doanh.
Nếu các anh chị nđt để ý phát biểu cảu lãnh đạo ngân hàng nhà nước trong thời gian qua
thì có thể thấy SBV ưu tiên tỷ giá. Điều này dẫn đến việc phải hy sinh lãi suất và hạn chế
tín dụng (thắt chặt) vì can tiệp hối đoái chắc sẽ hạn chế dùng. Tức là sức ép tăng lãi suất
lại 1 lần nữa lại xuất hiện tạo ra sự khó sử cho SBV, còn việc nới tín dụng chung càng trở
nên không hiện thực.
Theo như em nghĩ lãi suất đang đà tăng và còn tăng như ông Powel đã nói trước đó. Theo
các số liệu thống kê em đọc được thì cứ mỗi bước tăng 1% của lãi suất chính sách sẽ dẫn
tới bước tăng khoảng 2% của lãi suất huy động.
 Lãi suất tăng, tiền ít, thanh khoản kém, vỡ nợ …. Nhìn chung là khó nhưng anh nghĩ
vẫn chưa là khủng hoảng ( có thể nói là suy thoái tăng trưởng: nghĩa là nền kinh tế
vẫn phát triển nhưng sẽ bị chậm lại )
TTCK thường phản ánh trước thông tin nên có sự hồi phục tích cực. Không chỉ riêng chứng
khoán Mỹ, thị trường của 1 số quốc gia vẫn đang có xh tạo đáy đi lên. Riêng thị trường VN
có độ trễ nhất định, nhưng em nghĩ những rủi ro hầu như đã phản ánh hết vào giá trong đà
giảm mạnh suốt thời gian qua.
Thời gian tới, tuy lãi suất và tỷ giá vẫn có sự biến động , lãi suất dù có xu hướng tăng lên
trong thời gian tới, nhưng chỉ quay về mức trước dịch covid. Thông tin tích cực là chúng
ta đã đi được 2/3 chặng đường tăng lãi suất. Dự báo trong đầu năm sau, xu hướng tăng lãi
suất sẽ hạ nhiệt và tỷ giá cũng ổn định hơn. Lãi suất có tăng thì đến thời điểm nó sẽ cân
bằng (không gì là mãi mãi) định giá thị trường khi đó cũng rất khác. Các NĐT không nên
để những thông tin ngắn hạn tác động đến yếu tố tâm lý mà bỏ quên giá trị dài hạn.
Cơ hội đầu tư các nhóm ngành nghề:
Ngân hàng và bảo hiểm: Trong thời điểm mà lãi suất tăng thì chỉ có nhóm ngành nghề
này anh nghĩ là sẽ được hưởng lợi nhiều nhất trong thời gian gần đây và sắp tới (do nghiệp
vụ ăn chênh lệch lãi suất nhưng nếu mà các DN khó khăn mà nhà nước bắt buộc các NH
giảm lãi suất cho vay (đầu ra) để hỗ trơ cho các DN thì cũng hơi toang và rắc rối cho nhóm
ngành này). Hiện tại nhiều nhóm cp ngân hàng đang có mức định giá rất rẻ để đầu tư (tích
sản) (rủi ro ở đây em hơi lo ngại ngân hàng SCB về việc trái phiếu gần đây có thể gây ảnh
hưởng trong ngắn hạn)
Thuỷ sản: bị đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2022 (covid, xung đột Nga – Ukraine,
lạm phát, chi phí sx tăng, biến động tỷ giá ngoại tệ (các DN nắm đồng đô la nhiều). Đến
nữa cuối năm thì lạm phát đã bắt đầu ngấm sâu vào các phân khúc tiêu thụ thuỷ sản trên
thị trường, kể cả phân khúc sản phẩm có giá phải chăng (dành cho người thu nhập thấp).
Nên e nghĩ Quý 4 sẽ có dấu hiệu chững lại
Bán lẻ: riêng nhóm ngành này anh thấy vẫn khá là ok nhưng chỉ có 1 số cp có câu chuyện
mới tăng được. Thì cũng gần cuối năm (tết) thì mọi người sẽ có nhu cầu mua sắm nhiều
hơn (chắc các nđt sẽ nghĩ như thế) nhưng với tình hình lạm phát hiện tại thì xu hướng mọi
người sẽ tích trữ tiền là nhiều hơn, vì dịch covid đã dội cho họ 1 gáo nước lạnh về sự tiết
kiệm và chi tiêu hợp lý (không tiền có mà đói). Bằng chứng là chị em đang làm quản lý
cho MWG thì đợt này vẫn vắng khách và chậm KPI. Nhưng nhu cầu ở đây là vẫn có. Cổ
phiếu MWG thì e vẫn đánh giá cao vì nó có câu chuyện riêng
- Chiếm thị phần top 1 về điện máy xanh khắp các tỉnh thành
- Topzone kỳ vọng tăng trưởng
- Bách hoá xanh hoàn thiện và đóng các cửa hàng không hiệu quả (trên anh đóng tầm
3 cái rồi ) Nó cũng sửa chữa lại không gian rất thoáng mát nha (khiến DT tăng
vượt bật 20%)
- Mục tiêu mở rộng chuỗi bán lẻ
- Case chính ở quý 1/2023 về bán vốn BHX
 Em nghĩ nếu thị trường còn hoảng loạn, cp giảm mạnh thì MWG là 1 cực phẩm
(chắc e cầm sổ đỏ gđ all in quá (e đùa thôi ))
Dầu khí: Nếu thị trường tiếp tục giảm, đó là tầm nhìn khi thế giới năm tới khả năng cao
khủng hoảng năng lượng.Và dầu là nguyên liệu duy trì các hoạt động đời sống vận hành
máy móc. Đi đôi với đó với mức thiếu cung còn cầu lớn, giá dầu vẫn sẽ ở vùng cao, các
hoạt động khai thác sẽ sôi động và giá cho thuê dàn khoan (PVD) sẽ là DN lợi thế nhất..
Em kỳ vọng với hoạt động khai thác giàu sôi động trong thời gian tới khi áp lực khủng
hoảng năng lượng thì các DN cho thuê dàn khoan như PVD sẽ còn đi cao và xa.
BĐS, Xây dựng, VLXD: Thì trong bối cảnh thắt chặt tiền tệ này thì e nghĩ nhà nước cũng
phải có chính sách giải ngân đầu tư công để cho kinh tế phát triển trong bối cảnh khó
khăn.Tuy nhiên thì phải đi sâu vào từng cp xem nó có dự án nào để quý 4 có thể kiếm được
DT và LN lớn không (xem HTK, Tiền trả trước, đọc BCTC thuyết minh…). Rủi ro của
ngành này thì trong thời gian tới chúng ta nên tránh những DN vay nợ nhiều và các khoản
phải thu lớn (vì hiện tại kinh tế đang khó khăn, thằng nào nguuu thì thằng đó chết). Càng
sử dụng đòn bẩy nhiều thì sức ép về lợi nhuận sẽ càng lớn nha mn.Và đặc biệt cái ông chú
VHM, VIC lâu lâu làm mấy quả đau tim lắm.
Thép:
Một số diễn biến ngành thép trong 9 tháng đầu năm 2022:

+ Tiêu thụ chậm


+ Giá thép quay đầu giảm trong khi tồn kho giá cao
+ Chi phí sản xuất tăng mạnh
+ Giá thép biến động khó lường
+ Sản xuất thép tăng trong khi tiêu thụ thép giảm
+ Xuất nhập khẩu ngành thép đều giảm
+ Giá nguyên vl thì biến động mạnh

=> Khiến các doanh nghiệp thép đối mặt với kết quả kinh doanh “thê thảm” trong quý
3/2022.

Vâỵ ngành này có còn triển vọng không ??? (CÓ nhưng sẽ là năm 2023)

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng thị trường thép trong quý IV/2022 mới có thể
khởi sắc, bởi theo thông lệ đây là giai đoạn nhu cầu thép tăng lên khi các công trình xây
dựng gấp rút đẩy mạnh tiến độ.

Tuy nhiên, nhu cầu có tăng hay không vẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là khi tồn kho
của các doanh nghiệp vẫn ở mức cao, cần thời gian để xử lý. Hơn nữa, tốc độ giải ngân đầu
tư công hiện nay vẫn còn khá chậm. Ngoài ra, nhu cầu của thế giới vẫn đang ở mức thấp
nên dù châu Âu và Trung Quốc có đang giảm sản lượng thì Việt Nam cũng chưa thể đẩy
mạnh xuất khẩu sang các thị trường này.

Động lực chủ yếu đến từ nhu cầu của thị trường Trung Quốc khi các chính sách kích thích
lại thị trường bất động sản bắt đầu có hiệu quả. Trong đó Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
có dự định đưa ra gói hỗ trợ cho vay 200 tỷ nhân dân tệ lãi suất thấp giúp tái cơ cấu các dự
án bất động sản.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư công để thúc đẩy nền kinh tế cũng khiến
nhu cầu thép tăng. Hơn thế nữa, với chính sách cắt giảm khí thải và công suất thép của
Trung Quốc, nguồn cung thép được dự báo sẽ giảm dần trong những năm tới.
Ngoài ra, các dự án hạ tầng mới vẫn chỉ đang trong giai đoạn chuẩn bị làm thủ tục và phải
tới cuối năm 2022 mới bắt đầu giải ngân, trong khi nửa đầu năm giải ngân chủ yếu các dự
án cũ. Nguồn vốn kế hoạch giải ngân trong năm 2022 và 2023 còn lại rất nhiều sẽ là động
lực mạnh mẽ để thúc đẩy xây dựng các dự án hạ tầng cũng như nhu cầu tiêu thụ thép xây
dựng. Hơn thế nữa, Chính phủ cũng đang khẩn cấp rà soát các vấn đề về pháp lý và hoàn
thiện khung pháp luật liên quan tới lĩnh vực bất động sản để tháo gỡ những khó khăn giúp
thị trường này phát triển ổn định hơn. Nguồn cung bất động sản hồi phục và chính sách
đẩy mạnh đầu tư công sẽ là động lực lớn giúp thúc đẩy sản lượng tiêu thụ thép.

Chứng khoán: Ngành này thì e vẫn chưa thấy lạc quan lắm vì dòng tiền trên thị trường bị
rút đi chứng tỏ nđt đã rút tiền ra khiến lượng giao dịch và mở tài khoản chứng khoán
giảm khiến DT và LN giảm theo. Đặc biệt các cty chứng khoán còn có các khoản đầu tư
chứng khoán (FVTPL, AFS) thì hầu như cp trên thị trường giảm khiến lượng đầu tư này
cũng chịu lỗ theo.

Phân bón: năm 2023 ngành phân bón sẽ chịu áp lực do mức nền cao
Em thấy kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành phân bón phụ thuộc lớn vào biến
động của giá hàng hoá, đặc biệt là giá Ure và giá dầu FO. Em tin là nó sẽ phục hồi ( do e
kỳ vọng nhu cầu phân bón phục hồi nhờ vụ Đông xuân – vụ chính trong năm và hỗ trợ cho
nhu cầu phân bón; Ure thế giới phục hồi nhờ nguồn cung thế giới sụt giảm và nhu cầu cải
thiện kỳ vọng sẽ hỗ trợ giá Ure nội địa phục hồi cuối năm 2022)

Em trích từ bài phân tích BSC nhé:

Năm 2023, BSC giữ quan điểm Trung lập đối với ngành phân bón do mức nền cao sẽ là
thách thức lớn nhất với tăng trưởng của các doanh nghiệp. BSC mong rằng giá Ure sẽ hạ
nhiệt từ 2023, tuy nhiên, mặt bằng giá mới sẽ được thiết lập.

BSC kỳ vọng giá các nguyên liệu sản xuất Ure như than và khí tự nhiên sẽ hạ nhiệt trong
dài hạn nhờ chi phí năng lượng toàn cầu sẽ bình thường hoá trong dài hạn và châu Âu sẽ
tìm được nguồn cung khí tự nhiên thay thế cho Nga.

Nhóm nghiên cứu cũng dự báo Ure sẽ điều chỉnh từ 2023, tuy nhiên việc sụt giảm nguồn
cung phân bón ở Châu Âu sẽ hỗ trợ giá Ure thiết lập mặt bằng giá mới.

 Các anh chị nđt để ý 2 con DCM và DPM nha

Ngành dược: Nếu có biến động gì mạnh mẽ (lại bùng dịch covid hay tìm ra được văcxin,
hoặc phát triển n/c được 1 số loại thuốc). Riêng dịch thì e mong nó đừng bao giờ quay trở
lại nữa (ngành này là phòng thủ nên anh chị đầu tư hoặc bảo vệ tiền trong thời kỳ lạm phát
ạ)

Ngành dịch vụ: Ngành này thì trái lại với ngành dược, nếu mà dãn cách thì nó sẽ gặp bất
lợi. Tuy nhiên nhà nước vẫn đang khuyến khích phát triển du lịch. Nhưng mấy ngành này
thì đánh kỹ thuật là chủ yếu nên không phân tích nhiều.

Vận tải:

Em nghĩ những tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023 nhu cầu vận chuyển container có
thể chậm lại do tiêu thụ toàn cầu yếu trong bối cảnh lạm phát cao và xung đột ở Ukraine.
Ngoài ra, tình trạng giãn cách xã hội tại Trung Quốc do dịch bệnh Covid-19 cũng làm tắc
nghẽn lưu thông hàng hóa và dẫn đến nhu cầu vận chuyển hàng hóa giảm.
Với vận tải container, hoạt động này bị gián đoạn trong chuỗi cung ứng trong 2022. Tình
trạng tắc nghẽn tại các cảng ở Mỹ và châu Âu chưa thể khắc phục do tắc nghẽn vẫn diễn
ra trong nhiều khâu của chuỗi cung ứng, bao gồm thiếu cầu cảng, thiếu xe tải, nhà kho và
cả nhân công. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng cảng cần thời gian để thích ứng với các tàu mới đóng
có kích thước lớn hơn. Ngoài ra, luân chuyển hàng hóa toàn cầu phụ thuộc lớn vào Trung
Quốc và chiến lược Zero Covid của nước này. Tình trạng tắc nghẽn sẽ dần cải thiện vào
nửa cuối năm 2023, khi các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 được gỡ bỏ tại hầu hết
các thị trường (bao gồm Trung Quốc).
Em trích từ bài phân tích của chuyên gia nhé:
Đánh giá triển vọng lợi nhuận những tháng cuối 2022 và năm 2023 với ngành cảng, các
chuyên gia kinh tế nhận định, lợi nhuận của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành này
có thể đi ngang hoặc giảm nhẹ từ nửa đầu năm 2022, nhưng vẫn tăng trưởng. Do cạnh tranh
gay gắt, một số công ty có thể chịu áp lực trong khi các cảng nước sâu tại Cái Mép và Hải
Phòng (Gemalink, HICT) kỳ vọng sẽ đạt kết quả vượt trội. Năm 2023, tăng trưởng doanh
thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp này có thể chậm lại do nhu cầu yếu.
Với ngành vận tải container, lợi nhuận của HAH sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong nửa
cuối 2022 nhờ giá cước và giá thuê tàu vẫn cao. Năm 2023, việc mở rộng công suất và gia
hạn hợp đồng thuê tàu với mức giá cao hơn có thể hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận của HAH,
nhưng tăng trưởng có thể giảm tốc do nền so sánh cao hơn.
Đối với vận tải hàng lỏng, tăng trưởng lợi nhuận trong ngành phụ thuộc vào loại hợp đồng
mà mỗi công ty đang thực hiện. VOS là công ty có tăng trưởng lợi nhuận đáng kể nhờ hợp
đồng ký theo giá giao ngay. Đối với PVT, do công ty thường ký hợp đồng cho thuê định
hạn, tăng trưởng lợi nhuận có thể khiêm tốn trong nửa cuối 2022 và tăng sau khi công ty
ký hợp đồng giao ngay do thời gian cho thuê thường kéo dài 1 năm và giá thuê cần thời
gian để điều chỉnh lên mức mới.
Chính vì vậy, triển vọng lợi nhuận đối với các công ty vận tải hàng lỏng (cả giá giao ngay
và hợp đồng định hạn) sẽ tiếp tục mạnh mẽ trong năm 2023 do căng thẳng địa chính trị và
những xung đột liên quan kéo dài.
Về phân tích kĩ thuật

Theo e nghĩ với mô hình tam giác và giá đang đi sát mũi nhọn thì tuần sau sẽ là tuần quyết
định thị xu hướng của thị trường trong thời gian tới (Em có 2 kịch bản sẽ xảy ra để chúng
ta có thể lên kế hoạch trong thời gian tới và nương theo diễn biến của thị trường).
Trong thời gian này chúng ta vẫn chú tâm vào thị trường nhé. Vì nếu xu hướng tăng thì
không quan tâm đến thị trường mà chỉ quan tâm đế cp vì mua đâu thắng đó mà. Còn với
xh thị trường giảm thì lúc thị trường giảm đồng thời 85% cp sẽ giảm theo thị trường (anh
chị nđt đừng mong là mình có thể nằm trong 15% cp tăng giá kia).
NÊN ĐẶT RA NHỮNG QUY TẮC VÀ KẾ HOẠCH ĐƯỢC ĐẶT RA VÀ LUÔN
LUÔN ĐẶT STOPLOSS MỖI KHI VÀO LỆNH NHÉ ANH CHỊ. THỜI BUỔI KHÓ
KHĂN, KIẾM TIỀN KHÔNG DỄ NÊN CHÚNG TA PHẢI TRÂN TRỌNG ĐỒNG
TIỀN KIẾM BẰNG MỒ HÔI CÔNG SỨC CỦA MÌNH NHÉ.

You might also like