You are on page 1of 26

BÁO CÁO

LẠM PHÁT
BÁO CÁO LẠM PHÁT

XTB cung cấp các sản phẩm phái sinh độc quyền. Giao dịch phái sinh có rủi ro về vốn đầu tư.

Nội dung tài liệu này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu tham khảo. Bất kỳ ý kiến,
phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị được hiểu theo
luật pháp của Belize.

Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa
trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm.XTB sẽ không nhận trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất
hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp
hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn
dựa trên phán quyết độc lập của bạn

XTB www.xtb.com
BÁO CÁO LẠM PHÁT

Mở đầu
Lạm phát cao là thủ phạm chính dẫn đến một thập kỷ đầy biến động của những năm 70. Các nhà
đầu tư đã rút ra được bài học khi đó - lạm phát đồng nghĩa với lãi suất cao hơn và thị trường giảm
giá (bearish market) trong khi lạm phát giảm trong hai thập kỷ tiếp theo đã mang đến một thị
trường tăng giá (bull market) tuyệt vời. Các nền kinh tế phát triển chưa từng chứng kiến mức lạm
phát cao như vậy kể từ khi đó…cho đến gần đây. Tỷ lệ lạm phát tăng vọt trên toàn cầu đã gây ra
những xáo trộn trên thị trường.

Chúng tôi đã đề cập đến rủi ro lạm phát trong báo cáo năm ngoái, và giờ đây, khi những rủi ro này
đã trở thành hiện thực, hãy cũng phân tích ý nghĩa của cơn bão giá đối với cổ phiếu, hàng hóa và
tiền tệ.

Tại sao lạm phát lại quan trọng?

Lạm phát thấp và ổn định là điều mà ai cũng mong muốn. Nó được xem là "dầu mỡ" cho sự tăng
trưởng kinh tế hỗ trợ lập kế hoạch kinh doanh và quản lý chi phí. Nếu không có lạm phát, một số
giả cả sẽ giảm và điều đó sẽ là thách thức đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu
để lạm phát tăng quá mức, nó sẽ trở thành một vấn đề nan giải. Trước hết, lạm phát đại diện cho
tình trạng bất ổn. Các doanh nghiệp không thể hoạch định ngân sách của họ, các gia đình sẽ
không biết chính xác giá trị thu nhập của họ. Các khoản thế chấp đang trở nên đắt đỏ hơn, tiền tệ
đang mất đi tính cạnh tranh và chứng khoán thì bị ảnh hưởng bởi lãi suất tăng. Hậu quả của lạm
phát rất nhiều nhưng lại có rất ít nhà đầu tư nhớ đến chúng. Dù thời điểm lạm phát cao gần đây
nghe có vẻ xa vời, nhưng nó có thể ở gần chúng ta hơn nhiều người nghĩ.

Chuyện gì đã xảy ra?

Trước khi đi sâu vào các điểm tương đồng với câu chuyện lạm phát năm 70, hãy phân tích làm thế
nào mà chúng ta lại đối mặt với mức lạm phát vượt xa mục tiêu của các ngân hàng trung ương.

Bất kỳ cuốn sách về kinh tế nào cũng sẽ cho bạn biết rằng giá cả là một hàm của cung và cầu. Dù
điều này trông khá đơn giảm trên biểu đồ, các mối quan hệ trong nền kinh tế toàn cầu phức tạp
đến mức hiện tượng lạm phát thấp kéo dài gần 4 thập kỷ đã gieo rắc nhiều nghi ngờ. Quả thật là

XTB www.xtb.com
BÁO CÁO LẠM PHÁT

ngày càng có nhiều nhà hoạch định chính sách lập luận rằng việc nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ
không dẫn đến lạm phát cao hơn.

Một số yếu tố giúp giữ lạm phát ở mức thấp trong nhiều năm đã bắt đầu suy giảm ngay cả trước
khi đại dịch bắt đầu. Trong các cuộc "chiến tranh thương mại" giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, các quá
trình toàn cầu hóa đã chậm lại và bị đảo ngược. Các chính sách môi trường, thường được xem là
điều cần thiết (hoặc thậm chí là làm..ngao ngán), đang khiến chi phí của các doanh nghiệp tăng
lên. Tuy nhiên, vấn đề chính là làm thế nào để ứng phó với đại dịch toàn cầu.

Net QE: Fed + ECB + BoJ (tỷ USD)

FED BOJ ECB

Net QE từ các ngân hàng trung ương lớn. Nguồn: Macrobond, Đội ngũ Nghiên cứu XTB

Trong khi các doanh nghiệp đang bị tê liệt bởi các đợt phong tỏa và lệnh hạn chế, nhu cầu đã
được thúc đẩy bởi việc in tiền và chi tiêu mạnh tay hơn dưới dạng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ cho
cá nhân và doanh nghiệp. Nhu cầu cao và nguồn cung hạn chế đã dẫn đến việc giá leo thang - và
đơn giản là không có cách nào khác để giải quyết vấn đề này. Các ngân hàng trung ương còn đổ

XTB www.xtb.com
BÁO CÁO LẠM PHÁT

thêm dầu vào lửa bằng cách bác bỏ các dấu hiệu đầu tiên của lạm phát gia tăng và chỉ nhận định
lạm phát chỉ là tạm thời. Điều này đã làm trì hoãn các phản ứng đối với giá cả cao hơn và khiến
cho áp lực giá bám chặt hơn, tương tự như những năm 70.

“Một vòng xoáy lạm phát lớn đã bắt đầu vào giữa những năm 1970 kéo dài đến tận đầu
những năm 1980”

LẠM PHÁT CAO NHẤT LÃI SUẤT CAO NHẤT

BÂY GIỜ

80s

70s

Nguồn: Bloomberg

Cơn ác mộng năm 70 đang trở lại?

Khi nhắc đến những năm 1970, chúng ta thường liên tưởng đến những chiếc quần jean đáy
chuông, áo sơ mi màu sắc rực rỡ, nhạc disco và những chiếc xe American muscle hào nhoáng.
Điều này là bởi vì theo thời gian, chúng ta thường có xu hướng nhớ đến những điều tốt đẹp và dần
lãng quên những điều tồi tệ. Đây có lẽ là lý do vì sao chỉ có những nhà kinh tế mới có thể nhớ đến
cơn bão giá trong thời điểm đó.

XTB www.xtb.com
BÁO CÁO LẠM PHÁT

Thách thức trong phân tích kinh tế là các quá trình diễn ra trong một thời gian dài. Kết quả là để
tìm ra một tình huống tương tự, bạn sẽ phải quay ngược một khoảng thời gian lớn (chưa kể đối với
bất kỳ thử nghiệm thống kế nào, có rất nhiều yếu tố cần phải được theo dõi). Đối với lạm phát trên
toàn cầu, chúng ta sẽ cần phải du hành thời gian về gần 50 năm! Không có gì ngạc nhiên khi
những so sánh này có thể gây tranh cãi khi nền kinh tế đã chuyển dịch mạnh mẽ, tập trung nhiều
hơn vào công nghệ và dịch vụ và ít quan tâm đến nông nghiệp và công nghiệp hơn. Nhân khẩu và
thị trường lao động có các quy định khác nhau. Dẫu vậy, hai mốc sự kiện vẫn có rất nhiều các
điểm tương đồng. Do đó, dù cách nhau một khoảng thời gian dài, chúng ta có thể rút ra bài học
nào từ sự kiện trước?

XTB www.xtb.com
BÁO CÁO LẠM PHÁT

Ngược dòng về những năm 1970s


Chúng ta có thể nhận thấy rõ những điểm tương đồng với nửa đầu những năm 1970 ngay cả khi
chỉ nhìn vào bề nổi. Cả hai giai đoạn đều có những sự kiện nổi bật là chiến tranh (Trung Đông ở
thời điểm đó) và giá dầu đắt đỏ. Điều đáng kinh ngạc là ngay cả quy mô của sự tăng giá hàng hóa
cũng tương tự nhau. Vào những năm 72-74, chỉ số giá GSCI (chỉ số đo lường sự biến động của 24
loại hàng hoá cơ bản phổ biến nhất trên thị trường) là 182%, trong khi hiện tại là 199% (từ tháng 4
năm 2020 đến tháng 6 năm nay). Và đây chỉ mới là khởi đầu.

Hãy bắt đầu vỡi những điều tích cực. Mức đỉnh của thị trường hàng hóa, hay mức đỉnh lạm phát,
đã được thiết lập vào năm 1974 (trong vài năm). Mức lạm phát cao nhất được ghi nhận vào tháng
11 năm 1974, khi giá cả hàng hóa đều tăng đến chóng mặt, trong khi lạm phát cốt lõi (không bao
gồm giá năng lượng và thực phẩm) đã đạt đỉnh 3 tháng sau đó. Việc kết hợp chỉ số và lạm phát
hàng năm có thể giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng về mối tương quan.

Cú sốc lạm phát Mỹ năm 1974 Cú sốc lạm phát Mỹ năm 2021/2022

GSCI CPI y/y Core y/y

Đợt đảo chiều của giá hàng hóa vào năm 1974 đã giúp giảm lạm phát nhưng vẫn vượt xa mức khả quan.
Nguồn: Macrobond, Đội ngũ Nghiên cứu XTB

XTB www.xtb.com
BÁO CÁO LẠM PHÁT

Điều này dường như sẽ xác thực kỳ vọng của thị trường về lạm phát thấp hơn, vốn đã được xác
nhận gần đây bởi chỉ số Giá chi trả (Prices Paid) của ISM. Tuy nhiên, cả hai thời kỳ đều cho thấy sự
sụt giảm trong chỉ số ngay cả trước khi GSCI đạt đỉnh và mối quan hệ lạm phát dường như đã
mạnh hơn với chỉ số GSCI, do đó, chỉ số Giá chi trả sẽ có tầm quan trọng thứ yếu đối với chúng ta.

Cũng cần lưu ý rằng đây không phải là đỉnh của lạm phát, mà là mức quay trở lại mục tiêu 2%. Vào
những năm 1970, FED vẫn chưa có mục tiêu lạm phát (cho đến tận năm 1995), nhưng có thể
nhận thấy rằng lạm phát cơ bản trước cú sốc là dưới 3%, trong khi ở thời điểm trước, lạm phát
không hề giảm xuống dưới mức 6% cho đến sau những năm 1974 và không lâu sau đó, cụ thể là
năm 1978, nó đã bắt đầu tăng trở lại. Vì sao?

XTB www.xtb.com
BÁO CÁO LẠM PHÁT

Đợt suy thoái được tiên đoán


Thị trường lao động thường được xem là nguyên nhân khiến lạm phát kéo dài trong thập niên 70.
Vai trò quan trọng của các liên đoàn lao động đồng nghĩa với áp lực tăng lương và mức lương cao
hơn đã giúp người tiêu dùng chấp nhận mức giá cao hơn. Tuy nhiên, động lực tiền lương ở đỉnh
lạm phát (khoảng 5,5%) cũng tương tự với tình hình ở Mỹ hiện nay, dù thấp hơn về mặt thực tế (số
liệu năm 2020 và nửa đầu năm 2021 được xem là dữ liệu sai lệch vì chính sách tạm thời sa thải
những người lao động có mức lương thấp). Giá cả bắt đầu tăng lên vào năm 1975 và động thái đó
đã khiến lạm phát neo lại ở mức cao hơn.

Lạm phát và Tiền lương (1974) Lạm phát và Tiền lương (2021/22)

Wages y/y CPI y/y Core y/y

Tăng trưởng tiền lương là một trong những yếu tố duy trì lạm phát cao hơn trong những năm 70 và cần được theo dõi
ngay bây giờ. Báo cáo NFP thường được phát hành vào thứ Sáu đầu tiên của mỗi tháng. Nguồn: Macrobond, Đội ngũ
Nghiên cứu XTB

Thực tế là việc lạm phát giảm cùng giá hàng hóa là kết quả của việc kích hoạt của hai sự kiện gây
ra một đợt suy thoái sâu - một lần do giá cả tăng và hai lần do chính sách của Cục Dự trữ Liên
bang. Trong hầu hết các trường hợp, một nền kinh tế suy yếu sẽ làm giảm áp lực giá cả, và do đó,
lạm phát thường sẽ giảm song song với các chỉ số kinh tế vĩ mô. Vào những năm 70, lạm phát đã
tăng cùng với các chỉ số vĩ mô yếu hơn gây ra bởi lạm phát leo thang. Điều này cũng có thể áp
dụng vào thời điểm hiện tại.

XTB www.xtb.com
BÁO CÁO LẠM PHÁT

Tại sao Fed không chống lại lạm phát?


Nói một cách ngắn gọn, FED sợ suy thoái. Hãy bắt đầu với thực tế rằng Fed đã ở vị thế tốt hơn vào
thời điểm trước đây. Cục Dự trữ Liên bang đã không lãng phí năm 1972 để than vãn về lạm phát
tạm thời, thay vào đó, học đã tăng lãi suất lên một cách mạnh mẽ (từ 5% lên 13% trong 2 năm).
Tuy nhiên, một đợt suy thoái mạnh mẽ và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng đã khiến Ngân hàng Trung
ương của Mỹ giơ cao cờ trắng và lãi suất chính đã trở lại mức cơ bản chỉ trong vòng vài tháng.
Động thái này đã giúp hồi sinh nền kinh tế, nhưng cùng với đó là áp lực lạm phát và tiền lương.

Lạm phát và lãi suất của FED (1974) Lạm phát và lãi suất của FED (2021/22)

FED rate CPI y/y Core y/y

FED hoàn toàn đầu hàng vào năm 1974. Sự đảo ngược nhanh chóng của việc thắt chặt chính sách giúp phục hồi kinh tế
và thị trường nhưng cũng kéo theo lạm phát cao hơn. Liệu FOMC dưới thời Chủ tịch Jerome Powell có lặp lại điều tương
tự? Nguồn: Macrobond, Đội ngũ Nghiên cứu XTB

Lần này, FED đã không bắt đầu tăng lãi suất cho đến ngay trước khi lạm phát đạt đỉnh. Do đó,
không có gì ngạc nhiên khi tác động cộng dồn của việc thắt chặt sẽ nhỏ hơn nhiều nhưng việc
xoay trục sẽ trở nên rủi ro hơn về mặt lạm phát.

XTB www.xtb.com
BÁO CÁO LẠM PHÁT

Kế hoạch tiếp theo là gì?


Với thị trường lao động mạnh và lạm phát cao, Fed có thể mạo hiểm bỏ qua tình trạng lạm phát
dai dẳng. Như báo cáo thể hiện, việc nới lỏng chính sách tiền tệ quá sớm đã dẫn đến một đợt lạm
phát khác trong thập niên 70 và FED, dù có những dấu hiệu đầy hứa hẹn từ thị trường hàng hóa,
có thể đang đối mặt với một kịch bản tương tự. FED hiện đang đứng trước hai lựa chọn:

Lựa chọn 1: PIVOT. Đây là điều mà thị trường đang muốn nhìn thấy khi hy vọng rằng FED sẽ giảm
bớt việc thắt chặt chính sách và cho phép nền kinh tế phục hồi. Điều đó gần như chắc chắn sẽ
khiến lạm phát quay trở lại nhưng đối với thị trường, đó chỉ là mối lo ngại cần giải quyết sau. Việc
FED xoay trục có thể có lợi cho các thị trường như chứng khoán Mỹ, dầu, kim loại quý, tiền điện tử
và sẽ gây bất lợi cho đồng USD.

Lựa chọn 2: Loại bỏ lạm phát. Đây là những gì FED liên tục truyền đạt: "Chúng tối muốn đảm bảo
lạm phát sẽ duy trì dưới mục tiêu 2%". Câu hỏi đặt ra là liệu họ có thể tiếp tục thắt chặt chính sách
tiền tệ trong bối cảnh suy thoái có khả năng khiến kinh tế Mỹ bị tổn hại nặng nề? Nếu câu trả lời là
Có, thì điều này có thể tác động tiêu cực đến chỉ số, dầu và các hàng hóa khác của Mỹ và thúc
đẩy đồng bạc xanh.

Mở tài khoản giao dịch chỉ trong 15 phút!

MỞ TÀI KHOẢN

XTB www.xtb.com
BÁO CÁO LẠM PHÁT

Các thị trường đáng chú ý


Chỉ số Mỹ: US500, US100

Mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán và lạm phát vẫn là chủ đề được tranh luận. Cổ phiếu là
vật chất được hỗ trợ bởi các công ty thực tế. Vì lạm phát phản ánh giá của hàng hóa và dịch vụ,
nên cuối cùng nó sẽ tìm đường xâm nhập vào doanh thu của các doanh nghiệp. Từ góc độ này, cổ
phiếu có thể được xem là một biện pháp phòng ngừa lạm phát. Tuy nhiên, các mô hình lịch sử đã
cho thấy không có mối quan hệ tuyến tính nào giữa doanh thu công ty và giá cổ phiếu.

Do đó, tỷ lệ giá trên doanh số có thể thay đổi rất nhiều vì nhiều lý do. Trước hết, ngay cả khi giá
cao hơn dẫn đến doanh thu cao hơn, chi phí cũng có thể tăng nhanh hơn. Một thời kỳ lạm phát
cao sẽ tạo ra nhiều bất ổn và một số công ty có thể gặp khó khăn trong việc duy trì tỷ suất lợi
nhuận của mình. Thứ hai, thị trường chứng khoán luôn cố gắng phớt lờ tương lai và nếu hành
động này diễn ra ở mức lãi suất cao hơn - biện pháp điển hình cho lạm phát cao hơn - thì giá trị
hiện tại của lợi nhuận trong tương lai sẽ thấp hơn.

Vì thời kỳ lạm phát cao ở Mỹ rất hiếm và cách xa nhau, không có mối quan hệ nào được chứng
minh. Chỉ số S&P 500 đã chạm mức thấp nhất trong một thập kỷ vào tháng 10 năm 1974, ngay
trước khi lạm phát đạt đỉnh vào năm đó. Tuy nhiên, thị trường lúc đó rẻ hơn nhiều - chỉ số đã giảm
50% từ mức đỉnh (năm 1973) xuống mức đáy và tỷ lệ giá trên thu nhập thấp hơn 8 - thấp hơn gần
gấp ba lần so với hiện tại. Hơn nữa, FED đã bắt đầu giảm lãi suất vào tháng 11 năm 1974, hỗ trợ
một đợt phục hồi từ đáy.

1974 Hiện tại

P/E (tỷ lệ Giá/Thu nhập cổ phiếu) 7,33 18,39

Tỷ lệ cổ tức 5,25% 1,70%

Mức giảm từ đỉnh xuống đáy cục bộ -48% -24%

Tỷ lệ Vốn hóa thị trường/GDP 40% 156%

Thị trường chứng khoán Mỹ dường như vẫn được định giá quá cao, đặc biệt khi so với mức thấp nhất năm 1074. Nguồn:
Bloomberg, Đội ngũ Nghiên cứu XTB

XTB www.xtb.com
BÁO CÁO LẠM PHÁT

Kim loại quý: VÀNG, BẠC

Hàng hóa được xem là chỉ báo hàng đầu của lạm phát vì giá cả hàng hóa và thậm chí cả dịch vụ
cũng phụ thuộc nhiều vào chi phí nguyên vật liệu. Kết quả là có một quan niệm rằng hàng hóa,
hay đặc biệt là vàng, là hàng rào chống lại lạm phát. Hãy cùng xác thực quan niệm này.

Vàng là một sản phẩm hoàn hảo để đa dạng hóa danh mục đầu tư vì mối tương quan thấp hay
thậm chí là tiêu cực với các loại tài sản khác. Vậy còn lạm phát thì sao? Vàng có xu hướng phản
ứng với sức mạnh của đồng USD cũng như những thay đổi về lợi suất trái phiếu. Chúng ta có thể
nhận thấy mối tương quan tiêu cực và mạnh mẽ giữa những thay đổi của giá vàng và lợi suất trái
phiếu dài hạn. Đó là lý do vàng tương đối yếu khi lạm phát ở Mỹ đạt mức cao nhất trong 40 năm.
Tất nhiên là vàng cũng có thể phản ứng với các yếu tố rủi ro như thiên tai hay thậm chí là chiến
tranh, điều mà thế giới đang phải trải qua trong năm nay và trong thời gian ngắn, giá vàng đã tăng
lên gần mức đỉnh lịch sử.

Như đã đề cập, các yếu tố quan trọng đối với vàng là lợi suất và sự thay đổi của đồng USD. Đối với
đồng USD và lợi suất, điều quan trọng nhất là Fed sẽ tiếp tục thay đổi lãi suất. Dựa theo dữ liệu
lịch sử, có thể thấy đồng USD dường như bị quá mua và đây có thể là cơ hội cho vàng. Tất nhiên,
vàng vẫn còn tương đối đắt về danh nghĩa, nhưng lợi suất cao đã dẫn đến sự sụt giảm đáng kể so
với mức cao gần như trong lịch sử. Hơn nữa, khi được điều chỉnh theo lạm phát, vàng không còn
đắt so với những năm 1970 hay 2011. Điều đáng nói khác là vàng thường giữ nguyên giá trị của
nó trong thời kỳ suy thoái, đặc biệt là đối với các tài sản dễ biến động hơn như chứng khoán.

XTB www.xtb.com
BÁO CÁO LẠM PHÁT

Mối tương quan giữa vàng và tài sản khác (hàng tháng từ năm 2000)

S&P 500

3 triệu tín phiếu kho bạc Mỹ

Dầu WTI

Các kim loại khác

Chỉ số thị trường mới nổi


MSCI

US Bond Aggregate

Chỉ số Hàng hóa Bloomberg

Trái phiếu chính phủ bảo vệ


nhà đầu tư khỏi lạm phát

Trái phiếu kho bạc dài hạn Mỹ

Biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa sự thay đổi giá hàng tháng của vàng và các tài sản chính trên toàn cầu (tháng 1
năm 2000 đến tháng 8 năm 2022). Biểu đồ cho thấy vàng là một tài sản giúp đa dạng hóa cổ phiếu nhưng lại có mối
tương quan đáng kể với trái phiếu. Nguồn: World Gold Council, XTB Research

Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu
suất trong tương lai.

XTB www.xtb.com
BÁO CÁO LẠM PHÁT

Vàng và S&P 500 trong đợt suy thoái kể từ năm 1971

Gold Min S&P Min

Gold Max S&P500 Gold S&P


Max Average Average

1 năm trước suy thoái 1 năm trước và 1 năm sau khi suy thoái bắt đầu

Vàng cao hơn S&P 500 5 lần trong 7 lần suy thoái kể từ năm 1971. Trung bình, Vàng đã tăng 50% trong khoảng thời gian
2 năm (một năm trước và sau khi suy thoái bắt đầu) hay cao hơn S&P 500 với mức trung bình là 52%. Nguồn:
Bloomberg, XTB Research

Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu
suất trong tương lai.

XTB www.xtb.com
BÁO CÁO LẠM PHÁT

Hàng hóa năng lượng: DẦU, KHÍ ĐỐT

Vì toàn thế giới phụ thuộc nhiều vào các nguồn năng lượng như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than
đá, do đó, có thể thấy rõ mối liên hệ giữa các mặt hàng năng lượng và lạm phát. Nhà sản xuất sẽ
không thay đổi giá ngay lập tức khi giá có sự thay đổi vừa phải vì họ có thể thu được lợi nhuận từ
quy mô kinh tế. Vấn đề nảy sinh khi giá cả nhân lên nhiều lần và chi phí của nhà sản xuất phải
được chuyển sang người tiêu dùng.

Như đã so sánh ở trên, tình hình hiện tại giống như những năm 1970 khi một cuộc khủng hoảng
năng lượng dẫn đến vòng xoáy lạm phát. Tương tự thời điểm đó, nguồn cung cũng bị hạn chế
nghiêm trọng (ban đầu là do nhân tạo, nhưng hiện tại là do các vấn đề trong chuỗi cung ứng và
thiếu đầu tư thích đáng vào năng lực sản xuất). Nguồn cung đang tăng dần, nhưng nhu cầu lại
phục hồi nhanh hơn rất nhiều, dẫn đến việc tăng giá ồ ạt.

Giá dầu đã bắt đầu giảm từ mức đỉnh gần như cao nhất mọi thời đại và mức bất thường đối với khí
đốt tự nhiên ở Châu Âu. Câu hỏi đặt ra là liệu thị trường có đang trải qua một sự phá hủy nhu cầu?
Dự trữ hàng hóa năng lượng đang ở mức cực kỳ thấp và hiển nhiên là không có khoản đầu tư lớn
nào về nguồn cung và các quốc gia có khả năng bơm và sản xuất dự phòng nào lại không thích
mức giá cao như hiện nay. Đó là lý do tại sao nguy cơ giá cao có thể kéo dài như những năm 1970
và năm 2011-2014. Hơn nữa, khi giá dầu được điều chỉnh theo lạm phát, chúng ta có thể thấy rằng
sau đợt tăng giá ban đầu vào đầu những năm 1970, giá dầu vẫn duy trì ở mức đỉnh cho đến đầu
những năm 1980. Điều này chứng tỏ rằng trong trường hợp không có sự gia tăng tương ứng trong
nguồn cung, mức giá hiện tại có thể duy trì lâu hơn.

XTB www.xtb.com
BÁO CÁO LẠM PHÁT

Giá dầu WTI điều chỉnh theo lạm phát (USD/thùng)

Quan sát cách giá dầu điều chỉnh theo lạm phát, có thể thấy rằng mức tăng đột biến gần đây thậm chí không gần với
mức cao nhất mọi thời đại! Hơn nữa, nên nhớ những năm 70, giá cả điều chỉnh theo lạm phát chỉ mất 12 năm để quay
trở lại mức đáy. Nhìn từ các yếu tố cơ bản về dầu và góc độ vĩ mô, tình hình có thể lặp lại những năm đó, do đó, có thể
kỳ vọng giá dầu duy trì ở mức cao trong thời gian dài. Nguồn: Macrobond, XTB Research.

Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu
suất trong tương lai.

XTB www.xtb.com
BÁO CÁO LẠM PHÁT

Giá khí đốt tự nhiên và dữ liệu tồn kho

NatGas Storage (actual - 5 years average) Natural Gas (USD/MMBTU)

Tồn kho khí đốt tự nhiên ở Mỹ đang ở mức khá thấp nhưng so với Châu Âu, Mỹ vẫn ở trong tình trạng tốt hơn về an ninh
năng lượng. Dự trữ hiện tại thấp hơn so với bình quân 5 năm nhưng không phải thấp nhất. Mặt khác, giá cả lại phụ thuộc
vào nhu cầu nhập khẩu từ Châu Âu và kỳ vọng thời tiết cho thấy mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên cao hơn trong tương lai
gần. Nguồn: Bloomberg, XTB Research.

Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu
suất trong tương lai.

Tạo tải khoản thực hành trong tíc tắc!

MỞ TÀI KHOẢN DEMO

Ngoại hối: EURUSD, USDJPY

Lợi nhuận gần đây của lạm phát cao hơn và không ổn định trên khắp thế giới đang gây ra sự biến
động tỷ giá hối đoái và giảm giá tiền tệ ở các quốc gia có mức lạm phát cao nhất. Trong thời kỳ
kinh tế bất ổn, các nhà đầu tư có xu hướng tìm đến các loại tiền tệ trú ẩn an toàn, chủ yếu là đồng

XTB www.xtb.com
BÁO CÁO LẠM PHÁT

USD. Lần này cũng không ngoại lệ và chỉ số USD đã tăng hơn 20,0% so với mức thấp nhất của
tháng 6 năm 2021.

Trong khi đó, chỉ số trọng số thương mại (TWI) vẫn ở mức cao. Chỉ số được điều chỉnh theo lạm
phát và đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh so với tiền tệ của các đối tác thương mại lớn của
đất nước. Chúng ta có thể thấy rằng chỉ số TWI REER USD đã mạnh lên đáng kể trong những năm
gần đây, báo hiệu rằng đồng USD đang được định giá quá cao.

USD TWI REER 20y avg standard deviation from the long-term mean

Tỷ giá hối đoái thực có trọng số thương mại của đồng USD (TWI REER) đang đạt mức cao nhất trong 20 năm! Khi so
sánh tỷ giá với mức trung bình dài hạn, đồng USD dường như đang được định giá rất cao. Nguồn: Macrobond, XTB

Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu
suất trong tương lai.

Tuy nhiên, tình hình rất phức tạp khi nói đến EURUSD. Vào giữa tháng 7 năm 2022, đồng EUR đã
chạm mức ngang giá với đồng USD, giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm, không chỉ do sức
mạnh của đồng bạc xanh mà còn do cuộc khủng hoảng năng lượng gây ra bởi cuộc chiến của

XTB www.xtb.com
BÁO CÁO LẠM PHÁT

Nga ở Ukraine. Giá năng lượng cao ở châu Âu làm giảm các điều khoản thương mại trong Khu vực
đồng Euro, khiến đồng tiền chung này mất giá. Không có dấu hiệu nào cho thấy giá năng lượng sẽ
giảm trong tương lai gần, tuy nhiên, nếu kịch bản này thành hiện thực, đồng Euro sẽ có cơ hội di
chuyển khỏi mức ngang giá.

US and Japan 10Y spread USDJPY

Giá năng lượng châu Âu tăng gây áp lực giảm đáng kể lên đồng Euro. Cuộc khủng hoảng năng lượng dường như còn lâu
mới kết thúc, và nó cũng là mỏ neo nặng nề nhất đối với đồng tiền chung. Nguồn: Bloomberg, XTB Research

Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu
suất trong tương lai.

Khi nói đến cặp EURUSD, thị trường sẽ tập trung vào sự yếu kém của đồng EUR, trong khi đối với
cặp USDJPY, chính sách tiền tệ sẽ là yếu tố quan trọng. Từ đầu những năm 2000, Ngân hàng
Trung ương Nhật Bản đã thực hiện các chính sách tiền tệ cực kỳ dễ dàng, bao gồm cả việc kiểm
soát đường cong lợi suất. Điều này vẫn không thay đổi ngay cả sau khi lạm phát bắt đầu tăng. Mặt
khác, Fed đã thay đổi lập trường 180 độ và muốn kiềm chế lạm phát bằng cách tăng lãi suất
mạnh mẽ. Ngay cả khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản thay đổi lập trường chính sách, chênh
lệch lợi suất sẽ là yếu tố quan trọng nhất đối với cặp tiền này.

XTB www.xtb.com
BÁO CÁO LẠM PHÁT

USDJPY và lợi suất của Mỹ - Nhật Bản

US and Japan 10Y spread USDJPY

Kỳ vọng vào Fed Pivot đã khiến lợi suất ở Mỹ giảm đáng kể và kéo USDJPY xuống thấp hơn. Lợi suất giảm gây áp lực
lên đồng USD. Các lựa chọn mà Fed chọn sẽ có sự phân nhánh lớn đối với cặp tiền này. Nguồn Bloomberg, XTB
Research.

Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu
suất trong tương lai.

XTB www.xtb.com
BÁO CÁO LẠM PHÁT

Tiền điện tử: BITCOIN, ETHEREUM

Tiền điện tử vẫn là một loại tài sản tương đối mới. Bitcoin có lịch sử gần 10 năm và phần lớn các
loại tiền điện tử nhỏ hơn được tạo ra sau năm 2017, khiến phản ứng giá của tiền điện tử đối với
lạm phát gia tăng vẫn chưa được hiểu rõ. Điều này làm chúng ta khó có thể chỉ dựa vào dữ liệu
lịch sử ngắn ngủi khi xem xét tài sản kỹ thuật số.

Thông qua xu hướng mua tiền điện tử của các nhà đầu tư như một phần của việc đa dạng hóa
khả năng tiếp cận của họ với thị trường tài chính và sự tham gia của các tổ chức, mối tương quan
giữa phản ứng của các công ty vay nợ và giá Bitcoin đang bắt đầu trở nên rõ ràng. Phản ứng của
tiền điện tử đối với lạm phát gia tăng đang bắt đầu giống với phản ứng của thị trường chứng
khoán, dựa trên dữ liệu lịch sử, giúp chúng có phần dễ dự đoán hơn.

Nhìn chung, lạm phát gia tăng sẽ không có lợi cho việc định giá các tài sản rủi ro và trở thành
gánh nặng khi các ngân hàng trung ương quyết định thực hiện chu kỳ thắt chặt tiền tệ. Lãi suất
tăng, khó huy động vốn và chi phí sinh hoạt tăng cao trong môi trường suy thoái đều cho thấy tâm
lý rủi ro và tài sản rủi ro giảm. Với suy nghĩ này, việc lạm phát gia tăng vốn khiến các ngân hàng
tăng lãi suất, sẽ gây bất lợi cho thị trường tiền điện tử. Do đó, ngay cả khi xu hướng chấp nhận tiền
điện tử tiếp tục - và có những dấu hiệu cho thấy nó sẽ xảy ra - phản ứng giá có thể giống với
US100, nhưng với quy mô lớn hơn.

PEARSON CORRELATION BTC/Nasdaq ETH/Nasdaq

2022 0.6293 0.6264

2019-2021 0.1815 0.2323

Mối tương quan của hai loại tiền điện tử lớn nhất về vốn hóa với chỉ số Nasdaq đặc biệt rõ ràng vào năm 2022. Mối
tương quan của Pearson vào năm 2022 đã tăng hơn gấp ba lần so với giai đoạn 2019 - 2021. Nguồn: XTB Research
Department, Bloomberg

Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu
suất trong tương lai.

XTB www.xtb.com
BÁO CÁO LẠM PHÁT

5 điều thú vị về xu hướng tiền điện tử có thể bạn chưa biết

⤷ BlackRock tạo ra niềm tin Bitcoin cho các nhà đầu tư tổ chức Hoa Kỳ và quan hệ đối tác
với Coinbase
⤷ JP Morgan tạo ra một phòng chờ mở bên trong các cơ hội nghiên cứu và phân tích
blockchain
⤷ Ethereum đã xử lý 1,45 triệu hợp đồng thông minh trong quý 1 năm 2022 so với 1,16 triệu
vào quý 4 năm 2021 (tăng 25%)
⤷ Mức độ phổ biến của NFT đang tăng lên: 7,84 triệu giao dịch trong OpenSea trong quý 1
năm 2022 so với 4,85 triệu trong quý 4 năm 2021 (tăng 61,6%)
⤷ 46 triệu người Mỹ đang sở hữu một số Bitcoin và 1 tỷ người sẽ sử dụng một số tiền điện tử
trong 4 năm tới

XTB www.xtb.com
BÁO CÁO LẠM PHÁT

GIAO DỊCH
TRONG TẦM TAY

Ưu điểm ứng dụng giao dịch XTB:

▸ Trực quan và thân thiện người dùng


▸ Giao diện minh bạch
▸ Công cụ hỗ trợ phân tích kỹ thuật và
phân tích cơ bản
▸ Máy tính thông minh tích hợp
▸ Thông báo tin tức và bài phân tích
▸ Tạo tài khoản thực hành miễn phí

TẢI MIỄN PHÍ

XTB www.xtb.com
BÁO CÁO LẠM PHÁT

XTB cung cấp các sản phẩm phái sinh độc quyền. Giao dịch phái sinh có rủi ro về vốn đầu tư.

Nội dung tài liệu này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân
tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị được hiểu theo luật
pháp của Belize.

Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa
trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm.XTB sẽ không nhận trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất
hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp
hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn
dựa trên phán quyết độc lập của bạn

XTB www.xtb.com
www.xtb.com

You might also like