You are on page 1of 13

NGUYÊN NHÂN GÂY RA

LẠM PHÁT VN 2007-2011


Mục lục
Nguyên nhân khách quan...............................................................................2
Nguyên nhân chủ quan...................................................................................4
2007.........................................................................................................4
2008.........................................................................................................5
2009.........................................................................................................8
2010 -2011................................................................................................8
Nguyên nhân chi phí đẩy...........................................................................8
Nguyên nhân cầu kéo.............................................................................10
Nguyên nhân tiền tệ...............................................................................11
Tóm tắt......................................................................................................12
Tài liệu tham khảo.......................................................................................13
Nguyên nhân khách quan
Vào những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008, cùng với đà suy thoái kinh tế
thế giới, đồng USD mất giá, giá dầu thô tăng cao, giá cả lương thực và nguyên
nhiên vật liệu tăng đột biến cộng với tác động của thiên tai, dịch bệnh đã làm cho
nền kinh tế Việt Nam bộc lộ những nhược điểm cố hữu của một nền kinh tế đang
trong quá trình chuyển đổi.

Giá cả các loại hàng hóa trên thế giới đã tăng nhanh, tỷ lệ nghịch với sự mất giá
danh nghĩa của đồng USD đẩy mặt bằng giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, đặc
biệt là dầu thô, lên cao gấp 2 đến 3 lần so với năm 2003. Giá dầu lửa đã tăng từ
53,4 USD/thùng tháng 1-2007 lên 89,4 USD/thùng tháng 12-2007, và đạt đỉnh mới
125,96 USD/thùng vào ngày 9-5-2008. Tốc độ tăng giá năng lượng, đặc biệt là giá
lương thực trong nửa cuối năm 2007 và đầu năm 2008 là nguyên nhân dẫn tới tình
trạng lạm phát trên diện rộng ở tất cả các nước trên thế giới. Đến cuối năm 2007,
lạm phát so với cùng kỳ năm trước của Việt Nam là 12,63% và đến tháng 4-2008,
tỷ lệ này đã là 21,42%.

Tác động của lạm phát do chi phí đẩy ở Việt Nam thường cao hơn gấp đôi các nước
khác trong khu vực là do Việt Nam thực thi chính sách neo giá đồng nội tệ với USD.
Trung Quốc là nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam trong việc thực thi
chính sách tỷ giá cũng đã điều chỉnh lên giá danh nghĩa nội tệ trong thời gian qua.
Kết quả là, trong khoảng thời gian từ tháng 1-2004 đến nay, đồng Việt Nam có xu
hướng mất giá danh nghĩa, trong khi đồng tiền của các nước khác trong khu vực có
xu hướng lên giá danh nghĩa so với đồng USD. Giá hàng hóa, nguyên liệu trên thế
giới tăng mạnh trong thời gian gần đây là do tăng trưởng cầu thế giới tăng nhanh
hơn tốc độ tăng cung với bằng chứng là lượng hàng tồn kho hàng hóa nguyên liệu
giảm mạnh. Đồng USD mất giá danh nghĩa làm cho giá hàng hóa tính theo đồng
tiền khác như EUR, GBP giảm tương đối và càng khuyến khích cầu. Bên cạnh đó,
các quỹ đầu tư trên thế giới gia tăng mua hàng hóa đề phòng vệ rủi ro mất giá
USD. Kết quả là giá hàng hóa nguyên liệu tăng lên cao hơn mức bình thường, tăng
do tăng cầu và tăng do USD mất giá.

Các nước trong khu vực có điều chỉnh nâng giá nội tệ tương ứng với mức mất giá
danh nghĩa của Mỹ (đo bằng chỉ số tỷ giá hiệu lực danh nghĩa NEER) sẽ điều chỉnh
giảm được tác động tăng giá do mất giá đồng USD. Có thể nhận thấy, giá lương
thực thế giới tính theo VNĐ cao hơn mức giá tính theo USD do đồng Việt Nam mất
giá so với USD. Việt Nam thi hành chính sách neo tỷ giá và vì vậy đã nhập khẩu lạm
phát giá lương thực theo USD. Đây có thể là nguyên nhân chính làm cho lạm phát ở
Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực.

Diễn biến phức tạp của giá dầu mỏ: Mâu thuẫn địa - chính trị ở một số khu vực dầu
mỏ nhạy cảm trên thế giới và hoạt động tích cực của các nhà đầu cơ đã đẩy giá dầu
thô tăng mạnh trong suốt 6 tháng đầu năm 2008, lên mức đỉnh cao, lần đầu tiên
trong lịch sử kinh tế thế giới, dầu thô được giao dịch với giá 147 USD/thùng vào
ngày 11-7-2008. Giá nhiên liệu tăng cao đặt các nền kinh tế toàn cầu trong tình
trạng báo động đỏ về khủng hoảng năng lượng.Trước sức ép của giá dầu thế giới,
giá xăng A92 trong nước đã tăng đột biến từ 14.500 đồng lên 19.000 đồng/lít vào
tháng 7/2008.

Kinh tế thế giới bước sang 2009 với nhiều lo âu và thấp thỏm. Mỹ, đầu tầu kinh tế
toàn cầu sau khi “lên dốc” không thành vào quý III năm 2008, đã trượt dốc không
phanh. Các kế hoạch cứu trợ khẩn cấp liên tiếp được đưa ra, với mức cứu trợ đã lên
tới hơn 2.000 tỉ USD, nhưng chưa thể ngăn chặn được sự “bốc hơi” của lượng tài
sản tài chính (bao gồm cả bất động sản đã tiền tệ hóa) lên tới hơn 30.000 tỉ USD.

Toàn thế giới đã chịu “chấn động” của “cơn sóng thần thế kỷ”. Lạm phát, giá hàng
hóa, vật tư tăng cao. Giá dầu ngự trị trên “ngai” 149 USD/thùng, và đã từng được
tiên đoán có thể vượt 200 USD/thùng. “Co rút” tín dụng và mất thanh khoản dòng
vốn toàn cầu. Và rồi, giá dầu tụt xuống ngưỡng 40 USD, chẳng bao lâu sau “cái
đỉnh” sắp chạm tới là 150 USD/thùng. DJIA xuống dưới 8.000 sau những phiên “co
giật” kỷ lục, cả tăng và giảm, những mức dao động lớn mà chỉ có dịp thấy như thời
kỳ sau vụ khủng bố ngày 11-9-2001. Người ta còn cho rằng, DJIA có thể xuống tới
6.500, một con số đáng sợ. Trung Quốc, quốc gia láng giềng của nước ta, cũng dốc
túi trong kế hoạch 600 tỉ USD cứu trợ...

Nguyên nhân chủ quan


2007
Lạm phát cao ở Việt Nam nằm trong nội tại nền kinh tế Việt Nam . Đó là, công tác
quản lý và điều hành ở tầm vĩ mô có nhiều bất cập trước những biến động bất
thường của nền kinh tế. Do yêu cầu tăng trưởng kinh tế cao, nền kinh tế luôn đòi
hỏi một lượng vốn lớn cho đầu tư. Vốn đầu tư năm sau luôn nhiều hơn năm trước.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong nhiều năm qua và việc Việt Nam gia nhập
WTO đầu năm 2007 đã tạo thêm động lực phát triển cho nền kinh tế. Sự mở rộng
mạnh mẽ của nhu cầu chi tiêu, đầu tư tư nhân và công cộng là nhân tố làm cho
tổng cầu tăng nóng. Tổng cầu tăng nóng vượt quá khả năng của một nền kinh tế
còn tồn tại nhiều vấn đề "thắt cổ chai" liên quan tới hạ tầng kinh tế, xã hội và pháp
luật đã làm gia tăng áp lực lạm phát. Khối lượng tiền trong dân chúng rất lớn,
nhưng do điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sử dụng công cụ lãi suất
không kịp thời (Lãi suất cơ bản; Lãi suất tái cấp vốn; Lãi suất tái chiết khấu) các
Ngân hàng thương mại (NHTM) duy trì lãi suất thoả thuận thấp hơn tỷ lệ lạm phát,
nên một lượng lớn tiền đồng tung ra để mua ngoại tệ được hút về bằng tín phiếu
NHNN.

Mặt khác do nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế rất lớn, thị trường chứng
khoán đã có sự khởi sắc và sự bùng phát của thị trường bất động sản, các NHTM đã
nhanh chóng tăng dư nợ vào lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, bất động sản và cho
vay tiêu dùng, làm cho tăng trưởng tín dụng năm 2007 lên tới 38%, gần gấp đôi kế
hoạch đề ra (22%). Như vậy sự gia tăng tín dụng sẽ tác động làm tăng cung tiền
(thực tế cho thấy một lượng không nhỏ dư nợ của các NHTM được các nhà đầu tư
dùng để kinh doanh chứng khoán, bất động sản). Do thị trường chứng khoán liên
tục giảm sâu từ giữa năm 2007 trở lại đây, nên không ít ngân hàng gặp khó khăn
thanh khoản vừa qua cũng từ những vụ việc này. Khi lạm phát có xu hướng tăng
cao, nhưng NHNN vẫn điều hành chính sách tiền tệ theo hướng tiếp tục giữ nguyên
các mức lãi suất điều tiết thị trường, chỉ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với VND và
ngoại tệ nhằm hạn chế gia tăng tín dụng và hút tiền từ lưu thông. Sử dụng tín
phiếu NHNN để hút tiền đồng do mua một lượng ngoại tệ (9 tỷ USD) trong khi vẫn
điều hành tỷ giá hối đoái ổn định để khuyến khích xuất khẩu, đến tháng 12 năm
2007 mới điều chỉnh biên độ tỷ giá VND/USD lên +/- 0,75%. Cách lựa chọn chính
sách và giải pháp ứng xử như trên đã dẫn đến cung tiền (M2) quá cao, nguồn ngoại
tệ tiếp tục vào, gây sức ép ghê gớm đối với NHNN. Trước những thông tin tăng giá
một số mặt hàng, những người kinh doanh ở khâu trung gian đã lợi dụng để đẩy giá
nhiều mặt hàng lên cao, nhưng lại thiếu sự kiểm soát của Nhà nước. Người dân
cũng bị chi phối bởi chính yếu tố tâm lý này. Một sự cộng hưởng rất mạnh của các
yếu tố đã đẩy lạm phát tăng cao.

Một khía cạnh nữa cũng từ công tác quản lý điều hành: đó là cho đến nay việc gửi
tiền của Kho bạc nhà nước (KBNN) vẫn để tại các NHTM. Nhưng, một lượng lớn tiền
của KBNN vẫn giữ tại các NHTM (số dư tiền gửi của KBNN tại 5 NHTMNN, tại thời
điểm 31/12/2007: 52.778 tỷ đồng), khi KBNN giải ngân cho các dự án/ công trình,
NHNN không nắm được một cách kịp thời và chính xác lượng tiền vào lưu thông,
ngay cả khi KBNN chưa dùng đến, các NHTM dùng để cho vay, thì khả năng tạo tiền
trên số tiền nhàn rỗi của KBNN là bao nhiêu, NHNN cũng khó kiểm soát, khó dự báo
tình hình thị trường và khống chế tăng trưởng tín dụng của các NHTM. Cuối cùng là
vấn đề định hướng dư luận xã hội về thực hiện cơ chế chính sách của Nhà nước
cũng như các bộ, ngành. Sẽ không có một chính sách, biện pháp nào đáp ứng lợi
ích cho tất cả mọi chủ thể trong nền kinh tế. Việc xung đột lợi ích của một số ít
người với lợi ích chung của quốc gia là bình thường. Vì thế, khi ban hành chính sách
cũng như đưa ra các giải pháp rất cần định hướng dư luận theo mục tiêu đặt ra,
đảm bảo lợi ích của số đông và tạo ra sự ủng hộ cao trong xã hội. Nhưng việc này ở
tầm vĩ mô chưa làm tốt. Một số ít nhà đầu tư bị chi phối lợi ích đã lên tiếng cùng sự
góp sức của một số báo chí để tạo ra âm hưởng mạnh mẽ tác động đến các cơ quan
quản lý vĩ mô. Điều đó làm cho không ít người nghi ngờ về chính sách và các biện
pháp của Nhà nước, giảm niềm tin của dân chúng. Vì vậy, tình trạng "té nước theo
giá", cũng như ảnh hưởng của yếu tố tâm lý làm tăng thêm bất ổn xã hội.

2008
Trước những dấu hiệu gia tăng lạm phát xuất hiện từ cuối năm 2007, ngay từ đầu
năm 2008, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt.
Những động thái đầu tiên được thực thi trong quí I-2008 gồm: (I) quy định tỷ lệ dư
nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán không
vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng; (II) tăng lãi suất cơ bản lên mức
8,75%/năm (+ 0,5%); và (III), phát hành 20.300 tỉ đồng tín phiếu bắt buộc.
Những liệu pháp này đã gây “cú sốc” với nền kinh tế.

Năm 2008, lạm phát đã vượt lên mức hai con số, đỉnh điểm lên đến 23%. Đây là
mức lạm phát cao nhất trong vòng 20 năm trở lại đây. Trong lịch sử kinh tế Việt
Nam, lạm phát đại phi mã đã từng xảy ra vào năm 1986, với con số lên đến 776%.

Do lãi suất cơ bản (LSCB) liên tục tăng từ 8,25% lên 14%. Tình trạng nhiều NH
thiếu tính thanh khoản đã đẩy các NH thương mại vào cuộc đua lãi suất huy động,
đỉnh điểm lãi suất lên tới 20%/năm. Sau thời gian đầu năm thiếu vốn, cuối năm các
NH lại thừa vốn do LSCB quay về 8,5% năm. LSCB đã được điều chỉnh tăng lên và
giảm xuống không dưới 15 lần trong năm 2008.

Chưa kể tới sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, phản ứng của thị trường tín
dụng Việt Nam khá tiêu cực. Trước tiên là khan hiếm nguồn tín dụng. Dù NHNN có
“bơm” trở lại lưu thông 33.000 tỉ đồng ngay trong tháng 3-2008, nhưng trong quá
trình tái cơ cấu các khoản tín dụng và đáp ứng yêu cầu tham gia mua tín phiếu bắt
buộc, các ngân hàng thương mại (NHTM) khước từ phần lớn các yêu cầu tín dụng
của doanh nghiệp. Thêm vào đó, lạm phát gia tăng cũng đẩy mặt bằng lãi suất lên
cao theo nguyên lý “lãi suất dương”. Liên tiếp trong tháng 5 và 6-2008, lãi suất cơ
bản được nâng lên 12%, rồi 14%. Với biên độ dao động cho phép là 150%. Có thời
điểm, lãi suất huy động vượt trên 20%/năm. Với đầu vào như vậy, doanh nghiệp có
nhu cầu sử dụng vốn phải chấp nhận mức lãi suất rất cao để tồn tại. Không ít đơn vị
sản xuất kinh doanh chấp nhận dùng “thuốc độc tín dụng” để tồn tại.

Giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 7-2008 cũng chứng kiến sự biến động mạnh mẽ
trong tương quan giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ (USD). Tỷ giá trên thị trường tự
do và tỷ giá bình quân ngân hàng có mức chênh lệch rất lớn. Khoảng cuối tháng 3
đầu tháng 4-2008, nhu cầu sử dụng USD rất thấp. Tỷ giá tự do thấp hơn tỷ giá
niêm yết chính thức. Sang tháng 5, đặc biệt vào nửa cuối tháng 6-2008, giá USD
trên thị trường tự do có những lúc tăng cao đột biến. Khoảng cách giữa hai hình
thức tỷ giá dao động từ 3.000 đồng đến 3.500 đồng/USD.

Mặc dù, tới cuối tháng 10-2008 mức lãi suất trần mới dần được hạ xuống, nhưng
với các can thiệp cương quyết bình ổn thị trường của Chính phủ và áp lực thanh
khoản giảm đáng kể của hệ thống NHTM, mặt bằng lãi suất đã bắt đầu giảm từ nửa
cuối tháng 7-2008. Trong quý IV-2008, chính sách tiền tệ được NHNN nới lỏng. Lãi
suất cơ bản được điều chỉnh giảm đều đặn mỗi tháng 1%. Từ ngày 5-12-2008, lãi
suất cơ bản ở mức 10%/năm.

Năm 2008, mức độ tăng giảm của giá vàng tương đối lớn. Trong tháng 2 và 3-
2008, chỉ số giá vàng liên tiếp tăng 11 và 13 điểm phần trăm. Hai tháng tiếp theo,
chỉ số giá vàng giảm tổng cộng 13 điểm phần trăm. Tháng 7-2008, chỉ số giá vàng
tăng cao nhất trong 10 tháng đầu năm, ở mức 220,46 điểm phần trăm. Nhưng đến
hết tháng 9-2008, chỉ số giá vàng lại tụt xuống 200 điểm.

Các sàn giao dịch vàng ra đời bổ sung thêm một kênh đầu tư mới. Theo ghi nhận
chung từ các kênh truyền thông, đây là loại hình đầu tư ẩn chứa nhiều rủi ro bởi chỉ
trong một khoảng thời gian ngắn, thua lỗ có thể đạt tới quy mô rất lớn. Điều thú vị
là, trong lúc nhiều hàng hóa chịu sự kiểm soát chặt chẽ về giá cả như chứng khoán
(qua giới hạn biên độ dao động giá cổ phiểu), tiền tệ (qua cơ chế lãi suất cơ bản và
biên độ dao động), xăng dầu (qua quy định giá bán lẻ)... thì giá vàng trên thị
trường gần như được thả nổi.

“Sốt”giá lương thực: Nạn đầu cơ cũng khiến giá lương thực tăng nhanh từ tháng 4
đến tháng 6-2008. Trong ba tháng, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lần lượt tăng
23,6%, 40,4% và 26,7%. So với tháng 1, giá gạo xuất khẩu của tháng 4-2008 đã
tăng gấp hơn hai lần. Giá gạo xuất khẩu của tháng 6-2008 tăng cao nhất, có lúc lên
đến 1.005 USD/tấn.

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường bán lẻ trong nước có nhiều lo ngại trước
nguy cơ thâm nhập của những “cá mập” quốc tế. Không chỉ giới kinh doanh, mà các
nhà nghiên cứu và quản lý chính sách đều rất băn khoăn cho sự tồn tại của hệ
thống bán lẻ trong nước trước không khí khẩn trương chiếm lĩnh thị trường của các
trung tâm lớn như Big C, Metro hay Parkson và đang “lăm le” là những người
khổng lồ như Carrefour và Walmart. Thế nhưng, cơn sóng lớn đầu tiên lại ập xuống
các thị trường tín dụng, tiền tệ và chứng khoán.
Như chúng ta đã biết, từ cuối năm 2007, hệ thống tài chính thế giới sa vào khủng
hoảng nghiêm trọng. Đây cũng là điểm bắt đầu của quá trình sụt giảm trên thị
trường chứng khoán Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế trong nước cũng gặp nhiều
khó khăn với giá cả tăng cao, tín dụng khan hiếm ở mức lãi suất cao, thanh khoản
giảm trên nhiều thị trường, các nhà đầu tư Việt Nam bắt đầu ngắm chỉ số DJIA và
Nikkei để đặt giá cho phiên giao dịch tiếp theo. Như vậy, có thể nói, quốc tế hóa đã
vào tới túi tiền của từng nhà đầu tư Việt Nam.

2009
Thực hiện khá hiệu quả các biện pháp nên giảm tỉ lệ lạm phát xuống chỉ còn 6,88%

2010 -2011
Có ba nhóm chính: (i) nguyên nhân chi phí đẩy (tăng giá xăng dầu, điện nước, điều
chỉnh tỷ giá...), (ii) nguyên nhân cầu kéo (kích cầu, thâm hụt ngân sách…), (iii)
nguyên nhân tiền tệ (tăng cung tiền, tăng tín dụng…). dẫn đến tỷ lệ lạm phát tăng
cao ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2011. (Năm 2009, tỷ lệ lạm phát là 6.88%,
năm 2010 có tỷ lệ là 9.19% và năm 2011 là 18.58%)

Nguyên nhân chi phí đẩy


Điều chỉnh giá điện, xăng dầu và một số hàng hóa cơ bản khác
Sau dịp Tết Nguyên đán, giá nhiều mặt hàng cơ bản đã được điều chỉnh tăng. Giá
điện tăng 6.8% từ 01/3/2010, giá xăng dầu điều chỉnh tăng 6.5% (tổng cộng 2
lần), than bán cho ngành điện tăng từ 28 – 47%. Phần lớn ý kiến đều quan ngại
việc tăng giá điện và các hàng hóa cơ bản này sẽ ảnh hưởng mạnh đến giá cả hàng
hóa trong toàn bộ nền kinh tế và mức tăng trưởng GDP.

Thực tế, ước lượng mức độ tác động thực sự của việc tăng giá hàng hóa cơ bản này
đến CPI là việc làm khó khăn. Việc tăng giá điện, xăng dầu ngoài ảnh hưởng đến
chi phí sản xuất, còn tác động lên kỳ vọng của người tiêu dùng. Nếu kỳ vọng về
mức lạm phát cao trong tương lai thì mức lạm phát thực tế càng trở nên trầm
trọng. Điều này thường xảy ra đối với những nền kinh tế mà cơ chế thị trường kém
hiệu quả.
Ảnh hưởng của việc điều chỉnh tỷ giá
Ngày 10/02, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định điều chỉnh tỷ giá liên ngân
hàng tăng thêm 3.3%, đưa mức trần tỷ giá chính thức lên 19,100 VND/USD. Nhiều
nhận định cũng quan ngại về việc điều chỉnh tỷ giá này sẽ ảnh hưởng tới đà tăng
giá của hàng hóa trong nước, vì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hiện nay đã bằng
khoảng 1.5 lần GDP.

Nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của Việt Nam bị ảnh hưởng khá mạnh bởi tỷ
giá. Vừa qua một số hàng hóa như sữa, sắt thép… cũng điều chỉnh giá bán sau khi
tỷ giá được điều chỉnh. Hiện nay, nhiều nhận định còn cho rằng tỷ giá tiền đồng vẫn
có khả năng tiếp tục được điều chỉnh trong thời gian tới. Do vậy, đây cũng là một
trong những nguyên nhân rất đáng được quan tâm.

Hiệu ứng từ việc tăng lương tối thiểu


Năm 2010, mức lương cơ bản được điều chỉnh tăng khoảng 10-15%, tùy từng khu
vực. Việc tăng lương tối thiểu sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp
và ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa. Ngoài ra, việc tăng lương tối thiểu cũng có thể
tạo ra một hiệu ứng tăng giá ăn theo trên thị trường.

Nhập Khẩu Lạm Phát Từ Nước Ngoài


Trong những hàng hóa nước ta nhập khẩu về thì nguyên vật liệu đầu vào để phục
vụ việc sản xuất chiếm trên 87%. Khi giá cả các nguyên vật liệu này trên thế giới
biến động thì sẽ có ảnh hưởng đến giá cả của hàng hóa trong nước
Bên cạnh đó, năm 2010, giá cả của nhiều đầu vào như giá than, giá điện, giá xăng
và giá nước đồng loạt được điều chỉnh tăng. Ngoài ra, theo lộ trình, trong năm 2010
sẽ tăng lương, cộng với tình hình kinh tế thế giới ấm lên sẽ làm giá cả các mặt hàng
tăng… Tuy nhiên, không phải cứ giá đầu vào tăng bao nhiêu thì giá cả sản phẩm
tăng lên bấy nhiêu nếu các doanh nghiệp có các biện pháp quản lý chi phí, tiết kiệm
được chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm. Một nhược điểm khác của thị
trường Việt Nam là yếu tố tâm lý có tác động một phần khá lớn tới giá cả hàng hóa.
Về mặt lý thuyết, tiền lương tăng lên để bù đắp mức tăng của giá cả, giúp đảm bảo
và nâng cao đời sống của người dân. Tuy nhiên, trước khi tiền lương được chính
thức tăng lên, thì thông tin tăng lương cũng đã đẩy giá các mặt hàng thiết yếu lên
cao.

Nguyên nhân cầu kéo


Chênh Lệch Giữa Sản Lượng Thực Và Sản Lượng Tiềm Năng
Mỗi một nền kinh tế đều có một sản lượng tiềm năng nhất định (Có thể thay đổi
theo từng thời kỳ). Thông thường, sản lượng thực sẽ “đuổi theo” và gia tăng sao
cho bằng với sản lượng tiềm năng.

Nhưng vì một lý do nào đó thúc đẩy tổng cầu tăng nhanh thái quá, khiến cho sản
lượng thực được sản xuất ra cao hơn sản lượng tiềm năng và gây ra lạm phát. Tức
đường tổng cầu AD dịch chuyển sang phải đẩy giá P lên cao (Lạm phát cầu kéo).

Kể từ năm 2004, sản lượng thực của nước ta đều có xu hướng tăng nhanh và vượt
qua sản lượng tiềm năng. Việc này chỉ bị kiềm chế vào năm 2009 sau khi nước ta
chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Nhưng sau đó đến năm
2010 thì sản lượng thực lại bắt đầu tăng nhanh vượt qua sản lượng tiềm năng và
gây ra lạm phát.

Chi Tiêu Chính Phủ


Đây cũng là một dạng của lạm phát cầu kéo. Trong giai đoạn từ 2001 – 2010 chi
tiêu Chính Phủ có tốc độ tăng cao từ mức 24.4% GDP (2001) đến 33.4% GDP
(2005), 37.2% GDP (2007). Trong các năm sau đó từ 2008 – 2010 tuy có suy giảm
nhưng vẫn ở mức cao bởi vì tổng thu ngân sách của chính phủ vẫn ở mức thấp. Do
đầu tư công quá mức. Không thể phủ nhận sự cần thiết của đầu tư công. Nhưng
nhà nước chỉ nền tham gia vào những lĩnh vực đem lại lợi ích lớn cho cả nền kinh tế
nhưng tư nhân không có động cơ để làm hoặc làm không có hiệu quả. Trên thực tế
nhà nước đã tham gia quá nhiều vào các hoạt động kinh tế và nhiều khi còn cạnh
tranh và chèn lấn khu vực tư nhân.
Nguyên nhân tiền tệ
Trong giai đoạn từ 2005 – 2010, tốc độ tăng trưởng cung tiền và dư nợ tín dụng của
nước ta luôn ở mức cao, tính bình quân là 30%/năm. Đằng sau những nguyên nhân
trực tiếp trên là vấn đề cố hữu của nền kinh tế trong nhiều năm qua. Sau những
năm suy giảm phát triển kinh tế cuối giai đoan 90, từ năm 2000, các nhân tố lạm
phát bắt đầu được nuôi dưỡng khi giải pháp kích cầu tăng trưởng thông qua gia
tăng chi tiêu công và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước được ưa chuộng để
kích thích nền kinh tế. Tuy nhiên, khả năng sản xuất trong nước lại không đáp ứng
được sự tăng lên của nhu cầu nội địa. Chi tiêu của Nhà nước (so với GDP) đã tăng
từ 5% năm 2000 lên trên 8% từ sau năm 2005. Tỉ lệ vốn đầu tư/GDP cũng tăng lên
đến 34% năm 2000 và đến 40% từ năm 2004 đến nay. Năm 2009, bội chi ngân
sách đã lên cao, chiếm 7% GDP trong khi đó hệ số ICOR tính bình quân 5 năm cho
cả 2 giai đoạn 2001 – 2005 (4,6%) và 2006 – 2010 (5,8%) của Việt Nam đều cao
gấp đôi so với Malaysia hay Indonesia khi các nước này ở trong cùng giai đoạn
giống ta. Thực tế, chỉ số ICOR cao cũng không phải là điều đáng lo ngại nếu nó
được giải thích bởi sự gia tăng cơ sở hạ tầng, xây dựng phát triển đẩy mạnh nền
tảng kinh tế nhưng tình hình Việt Nam, tổng chi đầu tư cho kết cấu hạ tầng trên
GDP cao nhưng kết cấu hạ tầng vẫn còn nhiều bất cập. Điều này cho thấy cơ cấu
đầu tư của Việt Nam có vấn đề, cơ cấu kinh tế chưa thực sự hợp lý để tạo điều kiện
phát triển bền vững cho những năm sau.

Việc bơm tiền ra để đầu tư kích thích tăng trưởng kinh tế, song hệ số ICOR cao,
nguy cơ lạm phát là khó tránh khỏi. Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2009  đã ở
mức 38%, gấp 7 lần tốc độ tăng trưởng GDP, cao hơn nhiều so với mức chênh lệch
3,5 lần giữa tốc độ tăng tín dụng bình quân và tốc độ tăng GDP trong 5 năm trước.
Đây là sức ép gây ra lạm phát cho năm 2010.

Lưu ý: Các số liệu lạm phát trong bài viết đều được tính dựa trên cách tính mới của
Tổng cục thống kê.
Tóm tắt
Nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng lạm phát qua các năm của nền kinh tế cụ
thể như sau:

Có thể tóm tắt các yếu tố tác động đến lạm phát xuất phát từ 3 nguyên nhân chính:
cung tiền tăng quá mức, giá hàng hóa thế giới tăng cao đột ngột, và sức cầu về
hàng hóa trong nước tăng trong khi sản xuất chưa đáp ứng kịp.

- Tình trạng cầu kéo: Đây là tình trạng giá tăng của một loại hàng hóa, dịch vụ nào
đó và kéo theo giá cả của các mặt hàng khác cũng tăng theo. Nói cách khác, lạm
phát do cầu kéo cho thấy đồng tiền dần bị mất giá do nhu cầu tiêu dùng tăng lên,
từ đó các mặt hàng khác cũng lần lượt tăng theo.

- Xuất khẩu: Do các hàng hóa xuất khẩu tăng lên dẫn đến số lượng hàng hóa tiêu
thụ nhiều hơn số lượng hàng hóa cung cấp. Do đó, hàng hóa được được tổng hợp
thu gom lại để thực hiện mục đích xuất khẩu khiến lượng hàng cung ứng trong nước
giảm mạnh. Giá cả bị giảm khi thu gom sẽ tăng lên lại và tình trạng lạm phát xảy
ra.

- Nhập khẩu: Giá trị của hàng hóa nhập khẩu tăng do thuế nhập khẩu tăng và giá
cả trên thị trường thế giới tăng. Từ đó, giá bán ra trong nước tăng theo và sẽ đạt
đến mức lạm phát.

- Tiền tệ: Ngân hàng giao dịch mua ngoại tệ hoặc in nhiều tiền sẽ dẫn đến lượng
tiền có sẵn sẽ nhiều, từ đó nhu cầu, tiêu thụ hàng hóa dịch vụ cũng sẽ tăng cao.
Tài liệu tham khảo
https://sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tbnh/tbnh_chitiet?
leftWidth=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=CNTHWEBAP
01162530283&rightWidth=0%25&centerWidth=80%25&_afrLoop=2416179999478
891#%40%3F_afrLoop%3D2416179999478891%26centerWidth
%3D80%2525%26dDocName%3DCNTHWEBAP01162530283%26leftWidth
%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse
%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D19n65at1wn_9

https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/439/chong-lam-phat-o-
viet-nam--tim-dung-nguyen-nhan-moi-co-giai-phap-tich-cuc.aspx

https://tapchicongsan.org.vn/nghien-cu/-/2018/1961/nhin-lai-nen-kinh-te-viet-
nam-2008-phai-trong-boi-canh-khung-hoang-tai-chinh-the-gioi.aspx

https://accgroup.vn/ty-le-lam-phat-viet-nam-qua-cac-nam/

https://vneconomy.vn/lam-phat-2011-nhan-dien-va-giai-phap.htm#:~:text=Tóm
lại%2C nguyên nhân cơ,đầu tư công quá mức.

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/contentattachfile/idcplg?
dDocName=SBV281742&filename=283510.doc

https://www.anfin.vn/blog/ty-le-lam-phat-viet-nam-qua-cac-nam#tỷ_lệ_lạm_phát

https://www.stockbiz.vn/Handlers/DownloadReport.ashx?ReportID=4076

You might also like