You are on page 1of 8

Phân tích môi trường phát triển, các yếu tố tác động đến ngành Logistic.

Để phân tích các yếu tố tác động đến ngành logistic, chúng ta sử dụng mô hình Pestel.
Pestel gồm 6 yếu tố: Chính trị ( Political); Kinh tế ( Economic); Xã hội ( Social);
Technological (Công nghệ ); Môi trường ( Environmental); Luật pháp (Legal).
Hiện nay logistic là 1 ngành khá hot khi có nhiều sự biến động trong cách tiêu dùng của
thị trường tiêu thụ, điều này làm cho ngành này phát triển.
Yếu tố chính trị, pháp luật:
Hoạt động logistics có mang lại hiệu quả còn phụ thuộc vào môi trường chính trị, pháp lý
có đầy đủ và đảm bảo sự thông thoáng hay không. Trong kinh doanh hiện đại, các yếu tố
chính trị, pháp luật ngày càng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước hiện nay là nền kinh tế phổ biến trên
thế giới. Các yếu tố cơ bản thuộc môi trường chính trị, pháp luật là:
+ Sự ổn định về chính trị và đường lối ngoại giao.
+ Sự cân bằng của các chính sách của Nhà nước.
+ Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội.
+ Hệ thống pháp luật và mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật.
Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn
các nhà đầu tư. Trước năm 2005, luật pháp Việt Nam chưa hề có quy định về việc kinh
doanh dịch vụ logistics cũng như các hình thức dịch vụ logistics. Đến năm 2005 Luật
Thương Mại được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 mới có quy định chi tiết về các
dịch vụ logistics và điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics. Luật Thương Mại 2005 được
đánh giá là bước đột phá mới trong hoạt động logistics, mở ra cánh cửa cho các doanh
nghiệp bước vào kinh doanh lĩnh vực quan trọng này, đồng thời có thể tiếp cận gần hơn
hoạt động logistics trên thế giới. Nghị định 140/NĐ-CP ra đời đúng vào thời điểm Việt
Nam sắp sửa gia nhập WTO, nghị định này được ban hành nhằm quy định chi tiết, cụ thể
Luật Thương Mại Việt Nam 2005. Với nghị định này, các hoạt động logistics ờ nước ta có
một hành lang pháp lý rõ ràng, thông thoáng hơn nhờ có những điều khoản sửa đổi bổ
sung cho Luật Thương Mại
Về mặt luật pháp điều chỉnh các hoạt động logistics tại Việt Nam hiện nay tương đối
đầy đủ, ngoài quy định Dịch vụ logistics trong Luật Thương mại 2005, còn có các luật
khác
như Luật Hàng hải, Luật Hàng Không Dân dụng, Luật Giao thông Đường bộ, Luật
Đường
sắt,… các văn bản quy phạm pháp luật có tính chất định hướng như quy hoạch, chiến
lược
phát triển liên quan đến ngành dịch vụ logistics cho các thời kỳ 2020, tầm nhìn 2030
ngày
càng hoàn chỉnh. Tuy vậy, qua thời gian hội nhập khu vực và quốc tế một số các quy định
pháp luật về logistics hiện nay đã không còn phù hợp, còn chồng chéo, thiếu cập nhật các
định chế cần thiết trong lĩnh vực logistics quốc tế,… dẫn đến chưa tạo thị trường dịch vụ
logistics minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện phát triển bền vững. Tuy
logistics
được xem là “yếu tố then chốt” phát triển sản xuất, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ
khác, nhưng đến nay chưa được quản lý vào một đầu mối thống nhất, chưa có vị trí tương
xứng trong bộ máy tổ chức của Bộ Giao thông Vận tải cũng như Bộ Công Thương [8].
Đây
là một trong những khó khăn rất lớn làm ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành dịch vụ
logistics của Việt Nam.
Về yếu tố kinh tế
Các nhân tố trong môi trường kinh tế gồm: Lạm phát, Lãi suất, Tốc độ tăng trưởng, kim
ngạch xuất nhập khẩu, cơ sở hạ tầng giao thông,…
Tốc độ tăng trưởng ảnh hưởng như sau:
WB dự báo GDP Việt Nam tăng 6,0% năm 2023, nhưng lĩnh vực dịch vụ và nhu cầu
trong nước sẽ chịu ảnh hưởng bởi Covid-19 và lạm phát. Xuất khẩu chế biến chế tạo cũng
giảm do nhu cầu quốc tế yếu và bất định kinh tế Trung Quốc. ADB dự báo tăng trưởng
6,5% năm 2023. Quý III/2023, các tổ chức quốc tế đều điều chỉnh giảm dự báo tăng
trưởng năm 2023 của Việt Nam, từ 4,7% (WB) đến 5,8% (ADB). IMF cho rằng quá trình
phục hồi kinh tế của Việt Nam bị gián đoạn do nhiều yếu tố bất lợi, dự báo tăng trưởng từ
8% năm 2022 xuống 4,7% năm 2023. Nguyên nhân chính là nhu cầu quốc tế yếu, tăng
trưởng sản xuất công nghiệp chậm, tín dụng thắt chặt và rủi ro tài sản ngân hàng. Lĩnh
vực dịch vụ, đặc biệt là bán lẻ, lưu trú, ăn uống, giải trí và vận tải, là điểm sáng duy nhất
cho tăng trưởng kinh tế.
Kim ngạch xuất khẩu:
Tổng cục Hải quan vừa công bố năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt
hơn 681 tỷ USD, giảm 6,9%, tương ứng giảm 50,25 tỷ USD so với năm trước.
Trong đó xuất khẩu đạt 354,67 tỷ USD, giảm 4,6% (tương ứng giảm 17,05 tỷ USD) và
nhập khẩu đạt hơn 326 tỷ USD, giảm 9,2% (tương ứng giảm 33,20 tỷ USD). Như vậy,
năm 2023 cả nước xuất siêu 28,3 tỷ USD.
Năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) đạt hơn 466 tỷ USD, giảm 8% (tương ứng giảm tới 40,49 tỷ USD) so
với năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 257 tỷ USD, giảm 6% (tương ứng giảm
16,40 tỷ USD) và nhập khẩu đạt hơn 209 tỷ USD, giảm 10,3% (giảm 24 tỷ USD).
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước đạt hơn 214 tỷ USD,
giảm 4,3% (giảm 9,75 tỷ USD) so với năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 97,46 tỷ USD,
giảm 0,7% (giảm 649 triệu USD) và nhập khẩu là hơn 117 tỷ USD, giảm 7,2% (giảm
9,11 tỷ USD).
Cơ sở hạ tầng:
Thực trạng hạ tầng logistics của Việt Nam
Hạ tầng giao thông đường bộ
Hạ tầng giao thông đường bộ của Việt Nam ngày càng được cải thiện giúp giảm đáng kể
thời gian đi lại. Hiện nay, toàn quốc có tổng chiều dài đường bộ 595.201 km, trong đó,
đường bộ quốc gia (quốc lộ, cao tốc) là 25.560 km. Hệ thống kết cấu đường bộ quốc gia
được quy hoạch theo mạng lưới đường bộ Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050 (Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2022). Theo đó, quy hoạch mạng
lưới đường bộ đảm bảo kết nối thuận lợi các trung tâm kinh tế, cảng biển, cửa khẩu... và
hệ thống quốc lộ được phân bổ theo các trục dọc, trục ngang, trục hướng tâm tạo thành
các hành lang vận tải (Bộ Công Thương, 2022).
Tính đến tháng 6/2022, mạng lưới đường cao tốc đã đưa vào khai thác khoảng 23 đoạn
tuyến, tương đương với 1.239 km; đang triển khai xây dựng khoảng 14 tuyến, đoạn
tuyến, tương đương với 840 km. Đến năm 2022, 10 dự án đường bộ quan trọng, cấp bách
(tổng mức đầu tư 8.000 tỷ đồng) đã được đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện và đưa vào khai
thác góp phần tăng cường năng lực kết nối mạng giao thông đường bộ, cụ thể: tuyến nối
cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; nâng cấp QL14 đoạn nối
Hà Giang - Lào Cai; cải tạo, nâng cấp QL3B đoạn Xuất Hóa - cửa khẩu Pò Mã, Bắc Kạn;
Quản Lộ - Phụng Hiệp; QL27 đoạn tránh Liên Khương; nâng cấp QL30 đoạn Cao Lãnh -
Hồng Ngự; nâng cấp QL53 đoạn Trà Vinh - Long Toàn. Kết quả thực hiện đầu tư xây
dựng hệ thống đường cao tốc là tương đối tốt trong điều kiện khó khăn về nguồn lực thực
hiện như hiện nay.
Hạ tầng giao thông đường biển
Tính đến tháng 6/2022, hệ thống cảng biển Việt Nam hiện có 286 bến cảng, phân bố theo
5 nhóm cảng biển, tổng chiều dài cầu cảng hơn 96 km, hạ tầng đáp ứng được lượng hàng
thông qua hơn 706 triệu tấn năm 2021. Các cảng cửa ngõ kết hợp trung chuyển quốc tế
tại phía Bắc và phía Nam đã hình thành; tiếp nhận thành công tàu container đến 132.000
DWT tại khu bến Lạch Huyện (Hải Phòng), đến 214.000 DWT tại khu bến Cái Mép (Bà
Rịa - Vũng Tàu) (Bộ Công Thương, 2022).
Hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn vừa qua đã được chú trọng đầu tư với quy mô,
công nghệ hiện tại vươn tầm quốc tế đặc biệt là hệ thống cảng container. Hầu hết các
cảng gắn liền với các trung tâm, các vùng kinh tế lớn của cả nước đã hình thành các cảng
biển lớn với vai trò là đầu mối phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và tạo động lực phát
triển toàn vùng như: Quảng Ninh, Hải Phòng gắn với Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc;
Nghi Sơn, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn gắn với Vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung… (Bộ Công Thương, 2022).
Hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
Tổng chiều dài đường thủy nội địa toàn quốc đang được khai thác là 17.026 km, trong đó,
7.180 km là các tuyến đường thủy nội địa quốc gia do Cục Đường thủy nội địa quản lý.
Trên mạng lưới đã quy hoạch 45 tuyến vận tải thủy chính. Toàn quốc có 292 cảng thủy
nội địa: 217 cảng hàng hóa, 12 cảng hành khách, 02 cảng tổng hợp và 63 cảng chuyên
dùng. Ngoài ra, còn có khoảng 8.200 bến thủy nội địa và hơn 2.500 bến khách ngang
sông (Bộ Công Thương, 2022).
Hạ tầng giao thông đường sắt
Mạng lưới đường sắt quốc gia có tổng chiều dài 3.143 km và có 277 ga, trong đó 2.703
km đường chính tuyến, 612 km đường ga và đường nhánh, bao gồm 07 tuyến chính.
Mạng lưới đường sắt kết nối với nhau tại khu đầu mối Hà Nội, hiện đi qua địa bàn của 34
tỉnh, thành phố, gồm 4/6 vùng kinh tế của cả nước. Mật độ đường sắt đạt khoảng 9,5
km/1000 km2 (là mức trung bình của khối ASEAN và thế giới). Hiện có 02 tuyến kết nối
với Trung Quốc tại Đồng Đăng (tuyến liên vận Hà Nội - Đồng Đăng) và tại Lào Cai
(tuyến Hà Nội - Lào Cai) (Bộ Công Thương, 2022).
Đến tháng 6/2022, 4 dự án đường sắt quan trọng, cấp bách đã khởi công. Mạng lưới
đường sắt hiện tại đã tạo ra sự kết nối 4/6 vùng, 34 tỉnh/thành phố, 3 tuyến trên hai hành
lang chủ đạo Hà Nội -TP. Hồ Chí Minh và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng chiếm 78%
mạng lưới, đảm nhận 98% lượng hành khách và 88% lượng hàng hóa vận chuyển bằng
đường sắt. Đường sắt Việt Nam cũng tăng cường sự gia tăng kết nối 2 cảng biển (Cái
Lân, Hải Phòng), 2 cảng thủy nội địa (Việt Trì, Ninh Bình) và 1 cảng cạn (Lào Cai).
Hạ tầng giao thông đường hàng không
Tính đến tháng 6/2022, cả nước có 22 cảng hàng không đang khai thác với tổng diện tích
khoảng 11.859 ha; trong đó có 9 cảng hàng không quốc tế và 13 cảng hàng không quốc
nội (Bộ Công Thương, 2022). Thị trường vận tải hàng hoá hàng không đã có bước tăng
trưởng nhảy vọt với sản lượng năm 2021 đạt 1,3 triệu tấn và đạt hơn 1,52 triệu tấn vào
năm 2022, tăng gần 83 lần so với năm 1991 và 21,2% so với năm 2019; đạt tốc độ tăng
trưởng bình quân trung bình cả thời kỳ 1991 - 2022 là 15,3%/năm.
https://tapchitaichinh.vn/phat-trien-ha-tang-logistics-cua-viet-nam.html
Yếu tố văn hóa, xã hội
Môi trường văn hóa, xã hội thể hiện các thái độ xã hội và các giá trị văn hóa. Nó bao gồm
nhân tố nhân khẩu, tốc độ tăng dân số, cơ cấu dân số, quan điểm sống, quan điểm về
thẩm mỹ, các giá trị, chuẩn mực đạo đức,……… Khi có sự thay đổi về các nhân tố này sẽ
tạo sự thay đổi rất lớn về nhu cầu tiêu dùng sản phẩm. Việc nắm bắt các nhân tố này sẽ
giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng với những yêu cầu của khách hàng, có hoạt
động sản xuất hoặc marketing phù hợp.
Theo số liệu thống kê, có tới 58 triệu người dùng mạng xã hội trên thiết bị di động tính
đến đầu năm 2019, con số này tăng đến 8 triệu người dùng so với năm 2018. Người dùng
Việt Nam dành trung bình tới 6 giờ 42 phút mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên
quan tới mạng Internet, 2 giờ 32 phút để dùng mạng xã hội, 2 giờ 31 phút để xem các
stream hoặc các video trực tuyến và dùng 1 giờ 11 phút để nghe nhạc. Nắm được những
hình vi này, các nhà bán hàng sử dụng đến Internet nhiều hơn để tiếp cận tới người tiêu
dùng, đặc biệt là công cụ mạng xã hội chiếm tới 49% hình thức quảng cáo của các doanh
nghiệp ".
Với đặc điểm nhân khẩu học hấp dẫn, tổng dân số trên 95 triệu dân, kết cấu dân số trẻ,
người trong độ tuổi lao động nhiều, có xu hướng tập trung về các thành phố lớn như Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh để phát triển. Người trẻ năng động, sáng tạo, thích ứng
nhanh với công nghệ mới. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành
logistics bởi đây chính là nguồn nhân lực vàng giúp phát triển ngành. Ngoài ra, trình độ
học vấn của nguồn nhân lực này ngày càng được cải thiện nên sẽ tạo nên những yếu tố
gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khi doanh nghiệp tham gia vào thị trường
quốc tế.
Yếu tố công nghệ, kỹ thuật
Sang những năm đầu thế kỷ 21, hoạt động logistics có những chuyển biến lớn trước
những thay đổi đáng kinh ngạc của nền kinh tế toàn cầu mà xu hướng quan trọng nhất là
sự phát triển của CNTT trong đó Internet đóng vai trò quyết định. Những thay đổi này bắt
đầu tại các quốc gia có ngành logistics phát triển như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Singapore
và lan rộng sang các quốc gia có nền kinh tế mở, trong đó có VN.
Trước hết là xu hướng máy tính hóa các hoạt động quản trị dữ liệu logistics trở nên phổ
biến. Trong lĩnh vực logistics, máy tính ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình.
Để thực hiện quy trình logistics cần rất nhiều công việc và nhiều công văn, giấy tờ, chứng
từ. Khi sản xuất phát triển, lượng hàng hóa nhiều, phức tạp về chủng loại, rộng về địa bàn
và đòi hỏi chặt chẽ về thời gian, lượng chứng từ thì việc xử lý nhanh chóng, chính xác,
kịp thời đòi hỏi phải có sự giúp đỡ của máy vi tính. Nhờ có máy tính, số lượng hồ sơ
khổng lồ được ghi lại và xử lí. Các nhân viên logistics được giải phóng khỏi những công
việc sự vụ giấy tờ. Nhờ xử lý số liệu nhanh nên các nhà quản trị logistics có thể đưa ra
quyết định kịp thời, đúng đắn.
Xu hướng ứng dụng kết nối thông tin mạng với nhà cung cấp và khách hàng tăng nhanh
góp phần nâng cao tốc độ và hiệu quả các giao dịch đầu vào và đầu ra. Các kết quả
nghiên cứu gần đây cho thấy, những công ty nào thành công trong việc quản lý logistics
và chuỗi cung ứng sẽ có khả năng sống sót trước sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
Phần lớn các công ty tập trung đầu tư xây dựng hệ thống thông tin logistics hiện đại trong
đã trang bị hệ thống máy tính kết nối hiệu quả. Sức mạnh của mạng internet trong tốc độ
truyền tải thông tin và liên kết còn làm thay đổi kỳ vọng của khách hàng với các nhà cung
cấp. Nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng ngày càng cao hơn. Trước đòi hỏi mới này,
các công ty đã nhanh chóng sử dụng công nghệ Internet không chỉ để kết nối nhu cầu
thông tin của khách hàng với khả năng cung cấp của DN một cách tức thời mà còn là một
phương tiện kinh doanh hiện đại, nhằm đáp ứng nhanh nhất những yêu cầu của khách
hàng một cách chính xác.
Xuất hiện những mô hình kinh doanh mới. Phát triển các liên kết thông tin qua phương
thức mới đã hình thành nên mô hình kinh doanh mới như thương mại điện tử hoặc những
mạng lưới cung ứng tiên tiến với các phương pháp quản lý khách hàng hiện đại có tốc độ
tức thì. Xu hướng này hình thành kênh cung cấp mới và tân tiến có khả năng hỗ trợ việc
đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến khách hàng. Công ty máy tính Dell đã rất thành công
với mô hình kênh phân phối này, nó cho phép tăng nhanh tốc độ cung cấp và giảm đáng
kể chi phí vận động hàng hóa.
Ngoài ra nhiều kỹ thuật thông tin hiện đại đang được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực
logistics như Công nghệ mã vạch (Barcoding) là công nghệ nhận dạng tự động cho phép
tạo tính nhất quán cho các sản phẩm và đưa chúng vào các dây chuyền cung ứng một
cách năng suất và hiệu quả. XML (Extensible markup languge) là phương pháp đóng gói
thông tin để truyền tải trên Internet. Đây là cách đóng gói thông tin có hiệu quả cao, giúp
dễ dàng tiếp cận với bất kỳ cá nhân hay công ty nào có khả năng về Internet hoặc mạng.
Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence - AI) là một chương trình máy tính được mô
phỏng như một chuyên gia. Phần mềm này có thể giúp giải quyết những vấn đề, xác định
các giải pháp thay thế và đưa ra những lời tư vấn không khác gì các chuyên gia. Kỹ thuật
tần số Radio (Radio frequency technology)đặc biệt hữu ích đối với nhà kho hoặc trung
tâm phân phối. Kỹ thuật cho phép người sử dụng tiếp nhận thông tin thông qua năng
lượng của sóng điện từ với một thiết bị đầu cuối tại một trạm cơ sở được kết nối với máy
chủ. Khi kết hợp với mã vạch của hệ thống hàng tồn kho nó cho phép xác nhận số lượng
các mặt hàng hàng tồn kho. Một hệ thống RF có thể cập nhật những số liệu về hàng tồn
kho chỉ trong giây lát. Kết quả là chất lượng của việc thực hiện chính xác đơn hàng và
vận chuyển hàng đã được cải tiến đáng kể.
Yếu tố môi trường
Điều kiện tự nhiên là nhân tố cần được các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics đặc
biệt quan tâm. Các yếu tố điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp logistics có thể kể đến như: vị trí địa lý, thời tiết, khí hậu,
tài nguyên,... Bên cạnh đó cũng phải kể đến ảnh hưởng của sự khan hiếm các nguyên,
nhiên vật liệu, sự gia tăng của chi phí năng lượng. Việt Nam là một nước có khí hậu nóng
ẩm, độ ẩm cao nên gây ra nhiều khó khăn cho công tác dự trữ, bảo quản.
Yếu tố vị trí địa lý có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics.
Việt Nam nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đông Dương diện tích phần đất liền khoảng
331.698 km². Vùng biển của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² với đường
bờ biển dài 3.260 km. Ven biển có nhiều cảng nước sâu, hệ thống cảng biển đa dạng trải
đều từ Bắc vào Nam lại nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế tạo điều kiện cho tàu bè
nước ngoài có thể thực hiện chuyển tải hàng hóa . Phải nói rằng thiên nhiên ưu đãi cho
Việt Nam một điều kiện địa lý rất lý tưởng để phát triền vận tải đường biển. Bên cạnh đó,
Việt Nam còn nằm trên trục lộ đường bộ và đường sắt từ châu Âu sang Trung Quốc qua
Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma,... Đặc biệt còn có đường bộ xuyên châu Á, tuyến
đường sắt xuyên Đông Dương sẽ thúc đẩy phát triển cho ngành dịch vụ Logistics Việt
Nam với các nước ASEAN. Với sự ưu đãi này không những tạo điều kiện thuận lợi cho
Việt Nam phát triển buôn bán với các quốc gia, các khu vực trên thế giới mà còn có thể
đưa Việt Nam trở thành nơi trung chuyển và trao đổi hàng hóa trong khu vực.

You might also like