You are on page 1of 2

Họ và tên: Vũ Mạnh Tùng

Mã SV: 11207385
Bài làm
1. Tìm hiểu một ngành CMH của một vùng/ địa phương ở Việt Nam (Tính thương số
vùng)
- Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình
thuộc đồng bằng sông Hồng có vị trí nằm trong khoảng từ 20035’ đến 21001’ vĩ độ Bắc, và
từ 106029’ đến 107005’ kinh độ Đông; phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía
Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Đông là biển Đông
với đường bờ biển dài 125km, nơi có 5 cửa sông lớn là Bạch Đằng, Cửa Cấm, Lạch Tray,
Văn Úc và sông Thái Bình.
- Diện tích tự nhiên là 1.507,57 km2, Tính đến tháng 12/2011, dân số Hải Phòng là
1.907.705 người, trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9%,
là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam, sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hải Phòng từ lâu đã nổi tiếng là một cảng biển lớn nhất ở miền Bắc, một đầu mối
giao thông quan trọng với hệ thống giao thông thuỷ, bộ, đường sắt, hàng không trong nước
và quốc tế, là cửa chính ra biển của thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; là đầu mối giao
thông quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang - một vành đai
hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Chính vì vậy, trong chiến l­ược phát triển kinh tế – xã
hội vùng châu thổ sông Hồng, Hải Phòng đ­ược xác định là một cực tăng trưởng của vùng
kinh tế động lực phía Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh); là Trung tâm kinh tế - khoa
học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát
triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước (Quyết định 1448 /QĐ-TTg ngày
16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ).

=> Các yếu tố trên đã đưa ngành Dịch Vụ cảng biển trở thành ngành mũi nhọn
của Hải Phòng.

Thương số vùng:
Chỉ tiêu Hải Phòng Cả nước

Tổng số cảng biển 52 296

Số cảng biển phục vụ quá 10 122


trình vận chuyển hàng hóa

=> LQs= 10/52 : 25/34 = 1.901


Đây là thương số vùng cao cho thấy ngành Dịch Vụ cảng biển tại Hải Phòng là
một ngành chuyên môn hóa .
2. Chỉ ra ngành bổ trợ CMH và ngành phục vụ CMH
- Ngành bổ trợ dịch vụ cảng biển:
● Ngành cơ khí máy móc : Đây là ngành ảnh hưởng trực tiếp tới việc sản xuất tới
sự phát triển của cảng
● Ngành xuất nhập khẩu: Hàng hóa hiện nay xuất nhập khẩu phần lớn qua đường
thủy, chính vì điều này ngành này có tác động trực tiếp tới sự phát triển của cảng
biển
- Ngành phục vụ cho dịch vụ cảng biển:
● Ngành sản xuất thép: Thép có ảnh hưởng rất lớn tới việc chế tạo tàu, đặc biệt là
vỏ tàu
3. Tiềm năng phát triển cho ngành CMH đó tại địa phương
- Hải Phòng có nhiều tiềm năng cho sự phát triển của ngành dịch vụ logistics như:
lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn nhất phía Bắc. Nhiều bến cảng với hệ thống
thiết bị hiện đại. Hệ thống hạ tầng logistics có khả năng kết nối cao giữa các phương
thức vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển và đường hàng
không, từ đó rất thuận tiện để kết nối vận tải đa phương thức..

- Có tới 49 bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam, hiện Hải Phòng đang dành
nguồn lực lớn để tiếp tục đầu tư hoàn thiện đồng bộ, hiện đại hệ thống cảng biển và
hệ thống kết nối liên vùng. Đồng thời, thành phố đẩy nhanh tiến độ đầu tư Cảng cửa
ngõ quốc tế Lạch Huyện đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt đến năm 2025 là
9 bến; đến năm 2030 và sau năm 2030 tổng số bến là 23; trước mắt, thành phố đẩy
nhanh tiến độ đầu tư 4 bến (số 3, số 4, số 5 và số 6)...
- Ngay sau Nghị quyết 02 ra đời, UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành Kế hoạch
238/KH-UBND để triển khai Nghị quyết này. Có thể nói, Hải Phòng đang triển khai
theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính là phát triển hệ thống cảng theo
hướng hiện đại, thông minh và xanh, đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao năng lực
công nghệ, quản trị, chất lượng nguồn nhân lực để tiết kiệm chi phí, giảm nhân lực,
chống tiêu cực, phục vụ khách hàng 24/24h...

- Sự phát triển Hải Phòng đang hướng tới sẽ đóng góp chung cho khu vực và cả
nước. Hạ tầng giao thông là yêu cầu cấp bách để giải phóng, huy động mọi nguồn
lực cho phát triển, đảm bảo duy trì chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa và nền kinh
tế Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế nhanh, bền vững.

You might also like