You are on page 1of 10

I.

Đánh giá hiện trạng GTVT của tỉnh Ninh Bình:


Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Giao thông là mạch máu của tổ
chức. Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ”.
Với quan điểm hạ tầng giao thông phải được ưu tiên đầu tư trước với tốc độ nhanh
hơn, làm tiền đề, tạo động lực cho các ngành kinh tế khác phát triển, 30 năm qua,
cùng với các dự án được Trung ương đầu tư, Ninh Bình luôn quan tâm quy hoạch,
xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông đáp ứng nhiệm vụ phát triển KT-XH. Sau
25 năm tái lập tỉnh, Ninh Bình có bước phát triển mạnh mẽ, từ một tỉnh thuần nông
đến nay, kinh tế của tỉnh luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn bình quân chung
của cả nước,. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Ngành GTVT khi hạ tầng
giao thông được đầu tư để tạo đà cho phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an
ninh của Ninh Bình.
Xác định giao thông đi trước một bước để tạo dư địa cho các ngành kinh tế phát triển,
những năm qua, tỉnh Ninh Bình đã huy động tối đa các nguồn vốn từng bước đầu tư
hạ tầng giao thông đồng bộ. Cụ thể, giai đoạn 2016 - 2020, các chỉ tiêu quy hoạch về
kết cấu hạ tầng giao thông cơ bản đã đạt được. Giai đoạn này, ngành giao thông vận
tải thực hiện các dự án trọng điểm đầu tư cải tạo: xây mới tuyến cao tốc Bắc Nam qua
tỉnh Ninh Bình, nâng cấp 2 tuyến quốc lộ (QL 1 tránh TP. Ninh Bình, QL 12B), xây
dựng đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Ninh Bình, đường Bái Đính - Ba Sao - Mỹ
Đình, tổng chiều dài đường được xây dựng, nâng cấp khoảng 100km đạt quy mô từ
cấp III đồng bằng trở lên, với tổng kinh phí hơn 8.000 tỷ đồng, bằng nguồn vốn trái
phiếu Chính phủ.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các cơ quan chức năng, một số địa bàn như Nho Quan,
Yên Mô, Kim Sơn... vẫn còn nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư, mở rộng ngành
nghề phát triển kinh tế - xã hội. Nguyên nhân chính do nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng
còn hạn chế, giao thông đi lại không thuận lợi. Đơn cử tại huyện miền núi Nho Quan,
tuy có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng và dư địa mở rộng thu hút đầu tư song
lâu nay Nho Quan vẫn được coi là “vùng trũng” về hệ thống cơ sở hạ tầng, kết cấu hạ
tầng giao thông còn chưa đồng bộ, nhất là những xã miền núi, vùng cao như: Phú
Long, Kỳ Phú, Cúc Phương...
Khảo sát của các cơ quan chuyên môn cũng cho thấy, một số tuyến đường tỉnh kết nối
các huyện khu vực phía Nam tỉnh Ninh Bình những năm trước đây chưa được đầu tư
đồng bộ, như tuyến đường: ĐT 482 kết nối 4 địa phương TP. Ninh Bình, Yên Khánh,
Kim Sơn, Yên Mô, tuyến đường T21 trên địa bàn TP. Ninh Bình, tuyến đường kết nối
QL 12B với QL 21B đoạn từ cầu Tu đến cầu Cọ, huyện Yên Mô...
II. Định hướng quy hoạch:
A. Đánh giá hiện trạng:
Sau 25 năm tái lập tỉnh(1/4/1992 - 1/4/2017), Ninh Bình có bước phát triển
mạnh mẽ, từ một tỉnh thuần nông đến nay, kinh tế của tỉnh luôn duy trì tốc độ
tăng trưởng cao hơn bình quân chung của cả nước, đạt 17,6%/năm. Trong đó
có sự đóng góp không nhỏ của Ngành GTVT khi hạ tầng giao thông được đầu
tư để tạo đà cho phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của Ninh Bình.
1. Đường bộ:

- Tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình đã góp phần thúc đầy phát triển
KTXH, liên kết vùng của Ninh Bình trong những năm qua.
- Trải qua 25 năm, ngành Giao thông vận tải Ninh Bình đã đầu tư cải tạo, nâng cấp
150km đường Quốc lộ đạt quy mô cấp III đồng bằng với tổng kinh phí hơn 11
nghìn tỷ bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ với các dự án trọng điểm như: Nâng
cấp, mở rộng QL.1, QL.10 qua TP Ninh Bình, nâng cấp QL.12B, QL.12B kéo dài,
QL.38B; xây dựng mới đường kết nối cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với QL.1,
đường QL.1 đoạn tránh TP Ninh Bình, đường QL.10 đoạn tránh TT Yên Ninh và
TT Phát Diệm, đường nối QL.1 với cảng Ninh Phúc...
- Đối với đường tỉnh, thực hiện nhiều dự án với nhiều nguồn kinh phí khác như dự
án nâng cấp, cải tạo ĐT.477C, ĐT.477B và cầu Trường Yên, ĐT.479, ĐT.480,
ĐT.480B, ĐT.480D... với tổng chiều dài khoảng 141km.
- Đồng thời, ngành cũng tham mưu để UBND tỉnh chuyển một số tuyến đường địa
phương, đường đê kết hợp giao thông đã được đầu tư xây dựng thành đường tỉnh,
phục vụ hoàn thiện mạng lưới giao thông, kết nối khu vực.
- Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, mạng lưới đường bộ tỉnh Ninh Bình đến
nay có tổng cộng 2823 km đường được phân cấp, phân loại, bao gồm 08 tuyến
Quốc lộ dài 221km, 19 tuyến đường tỉnh dài 261,4km, đường huyện 349,5km,
đường đô thị 374km, đường xã 1378km, đường chuyên dùng 118km, đường đê kết
hợp giao thông 219km.
- Nhiều cây cầu lớn như Cầu Nam Bình (1.637m), cầu Gián Khẩu (210m), cầu
Hoàng Long (850m)... được đầu tư xây dựng.
- Đường cao tốc qua Ninh Bình gồm 2 tuyến cao tốc Ninh Bình – Thanh Hóa
(tuyến cao tốc Bắc – Nam) và tuyến Ninh Bình – Hải Phòng đang được nghiên cứu
đầu tư xây dựng sẽ góp phần nâng cao tốc độ lưu thông, mức độ kết nối với giao
thông khu vực.
- Trên địa bàn tỉnh có hơn 300km đường cấp III, gần 60km đạt tiêu chuẩn đường
cấp II, đô thị; 100% đường Quốc lộ, đường tỉnh đã được cứng hóa bằng Bê tông xi
măng, bê tông nhựa, đá dăm láng nhựa trong đó hơn 50% đã được thảm bê tông
nhựa.
Đường giao thông phủ kín đến các xã
- Đối với đường giao thông nông thôn nâng cấp và làm mới được gần 1800Km
đường GTNT. Xây dựng mới 19 cầu BTCT (tổng chiều dài là 326m); xây dựng
mới 2.068 cống các loại (tổng chiều dài 10.146m), 100% các xã đã có đường ô tô
đến tận trung tâm xã.
- Mật độ đường giao thông trên địa bàn tỉnh đạt hơn 5km đường/km2.
2. Đường Thuỷ:
- Bên cạnh giao thông đường bộ đóng vai trò chủ đạo, giao thông đường thủy ngày
càng được chú trọng và giữ vai trò quan trọng trong vận tải hàng hóa và khai thác
du lịch.
- Tỉnh Ninh Bình có 16 tuyến Đường thủy nội địa với tổng chiều dài 298,8km.
Trong đó tuyến quan trọng nhất là trên sông Đáy là sông cấp đặc biệt có lưu lượng
vận tải lớn, kết nối vận tải đường thủy với vận tải đường biển, kết nối vận tải
đường thủy với các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc bộ từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái
Bình, Nam Định tới Ninh Bình, thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa, phát triển
du lịch giữa các vùng, miền.
- Các tuyến sông Hoàng Long, sông Vạc, sông Sào Khê, sông Vân… và hệ thống
kênh, vùng ngập nước được khai thác đang có vai trò quan trọng trong phát triển
kinh tế - xã hội, định hướng phát triển du lịch bằng đường thủy của tỉnh.
3. Đường sắt:
- Hệ thống đường sắt có trục đường sắt Bắc – Nam chạy qua dài 21,6km và 2km
đường sắt chuyên dùng phục vụ sản xuất của địa phương; kết nối với giao thông
đường bộ tại 4 ga là ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Ghềnh, ga Đồng Giao.
- Hệ thống cầu đường sắt và ga Ninh Bình vừa xây mới đi vào vận hành từ tháng
06/2015 góp phần đảm bảo an toàn giao thông, làm đẹp cảnh quan thành phố và
quan trọng nhất là phục vụ nhu cầu đi lại bằng đường sắt của nhân dân và du
khách.
4. Hệ thống giao thông tĩnh:
Kết hợp với hệ thống đường giao thông có 9 bến xe khách với tổng diện tích
34.034m2 (3,4ha) tại 05/8 huyện, thành phố, 1 trạm dừng nghỉ, 4 ga đường sắt, 16
cảng thuỷ nội địa có quy mô vừa và lớn là các điểm đầu mối giao thông liên kết
GTĐB với giao thông đường sắt, đường thuỷ. Cùng các bến phà, đò ngang, bến đò
phục vụ tại các điểm du lịch như Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Vân Long…
tạo nên mạng lưới giao thông linh hoạt, đa dạng. Hệ thống bãi đỗ xe tĩnh cũng
được quy hoạch xây dựng, điển hình là 03 bãi đỗ xe quy mô lớn tại chùa Bái Đính
và Khu du lịch Tràng An được xây dựng là cơ sở hạ tầng quan trọng cho phát triển
du lịch.
Ga Ninh Bình được đầu tư hiện đại
5. Đường hàng không:
- Tại Ninh Bình, đơn vị tư vấn độc lập chưa đề xuất quy hoạch cảng hàng không
mới do khoảng cách tiếp cận từ Ninh Bình tới các cảng hàng không lân cận tương
đối tốt; đồng thời các phương thức vận tải khác đã đảm nhận tốt nhu cầu vận tải
cũng như phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Ninh Bình là một tỉnh nằm cửa ngõ cực nam miền Bắc, Việt Nam. Ninh Bình
nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 120km, giáp với các tỉnh Hòa Bình, Hà Nam,
Nam Định, Thanh Hóa. Hiện tại tỉnh Ninh Bình chưa có sân bay nào mà đang có
một dự án sân bay là sân bay Tràng An.
- Nếu được đưa vào quy hoạch, sân bay này sẽ được thực hiện trong giai đoạn
2021-2025, dự kiến đón 8-9 triệu lượt khách vào năm 2025, trong đó khoảng 2,5
triệu khách quốc tế.
- Tuy nhiên, cơ quan này cũng khẳng định, trong trường hợp UBND tỉnh Ninh
Bình có nhu cầu quy hoạch sân bay chuyên dùng phục vụ nhu cầu phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương thì Bộ GTVT ủng hộ và đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình
rà soát các quy hoạch có liên quan, phối hợp với Bộ Quốc phòng nghiên cứu, xác
định vị trí để bổ sung trong quy hoạch của tỉnh.
- Theo Nghị định số 42/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định điều
kiện, trình tự, thủ tục mở, đóng sân bay chuyên dùng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
quyết định phê duyệt vị trí xây dựng sân bay chuyên dùng (khoản 1 Điều 6 ).
- Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đã từng đã định hướng quy hoạch xây dựng sân
bay taxi Tràng An (sân bay chuyên dùng) để phục vụ mục đích du lịch, cứu hộ,
cứu nạn, kinh tế đối ngoại.
- Trước đó, Tỉnh ủy Ninh Bình đề nghị cho bổ sung một vị trí sân bay tại địa
phương này vào quy hoạch tổng thể phát triển cảng hàng không quốc gia giai đoạn
2021-2030, định hướng đến năm 2050. Thời gian thực hiện xây dựng sân bay dự
kiến trong giai đoạn 2021 - 2025 bằng nguồn vốn đầu tư tư nhân, Nhà nước chỉ bỏ
ngân sách đầu tư hạ tầng kết nối sân bay. Sân bay Ninh Bình quy mô dự kiến cấp
4C, tiếp nhận được các loại máy bay A320, A321 có giảm tải hoặc các loại máy
bay tương đương, địa điểm xây dựng dự kiến tại huyện Yên Khánh hoặc huyện
Kim Sơn.
B. Định hướng quy hoạch:

I. Phân tích chủ yếu là đường bộ:


+ Mảng Giao Thông Vận Tải công cộng:
Giao thông công cong hoat động vận tải xe buýt công cộng ngày càng thể hiện
tính ưu việt, hiệu quả xã hội cao, được nhân dân đồng tình ủng hộ và xu hướng
ngày càng phát triển.
Xây dựng hệ thống xe bus vận tải hành khách công cộng đô thị và liên kết với
khu vực lân cận; xây dựng một số tuyến xe bus nhanh kết nối khu vực trung tâm
với Khu du lịch Tràng An – Bái Đính – Cúc Phương; tỷ lệ vận tải hành khách công
cộng bằng xe bus đạt trên 30% vào năm 2030 và trên 40% vào năm 2030 trên tổng
lượng hành khách.
+ Tuyến cố định:
Mạng lưới tuyến VTHK cố định nội tỉnh
Tuyến VTHK cố định phải bắt đầu và kết thúc tại bến xe
Lộ trình tuyến cố định phải chạy tối thiểu qua 2 huyện/thành/thị
Lộ trình tuyến được xác định trước, chạy qua các khu vực đông dân cư

Gồm 4 tuyến VTHK cố định nội tỉnh:


 Tuyến 01: Bến xe khách Kim Đông-Bến xe khách phía Bắc thành phố
Ninh Bình
 Tuyến 02: Bến xe khách Kim Đông-Bến xe khách Nho Quan
 Tuyến 03: Bến xe khách phía Nam thành phố Ninh Bình-Bến xe Rịa
 Tuyến 04: Bến xe Rịa-Bến xe thị trấn Yên Thịnh
Số tuyến: Tính đến tháng 6 năm 2021, Ninh Bình có 10 tuyến xe bus công cộng
đang vận hành
- Tuyến 01: Ninh Bình  Nho Quan. Giãn cách: 15p/ chuyến. Cự ly 47km
- Tuyến 03: Ninh Bình  Tam Điệp . Giãn cách: 15p/ chuyến. Cự ly 25km
- Tuyến 19: Xích Thổ  TP. Ninh Bình. Giãn cách: 40 - 60p/ chuyến
- Tuyến 02: Ninh Bình  Lai Thành. Giãn cách: 15p/ chuyến. Cự ly 33km
- Tuyến 04: Tp. Ninh Bình  Yên Mô  Lai Thành. Giãn cách: 15p/ chuyến.
Cự ly: 37km
- Tuyến 09: Bến xe phía Đông  Nho Quan
- Tuyến 07: Tp. Ninh Bình  Đò Mười. Giãn cách: 60p/ chuyến
- Tuyến 05: Tp. Ninh Bình  Rịa  Nho Quan. Giãn cách: 15p/ chuyến
- Tuyến 08: Trạm dừng nghỉ Nam Thành  Phú Long (Nho Quan) . Giãn
cách: 15p/ chuyến
- Tuyến NN11: Tp. Nam Định  Tp. Ninh Bình. Giãn cách: 60p/ chuyến
Mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn có tổng chiều dài hơn 3.800 km,
gồm: 8 tuyến Quốc lộ dài 238 km, 20 tuyến đường tỉnh dài 268,5 km, đường
huyện 349,5 km, đường đô thị 374 km, đường xã và hệ thống giao thông nông
thôn 2.375,26 km, đường đê kết hợp giao thông 219km. Nhiều cây cầu lớn như
Cầu Nam Bình (1.637m), cầu Gián Khẩu (210m), cầu Hoàng Long (850m)...
được đầu tư xây dựng.
Định hướng cụ thể:
Năm 2020, phát triển vận tải hành khách công cộng đáp ứng 15% nhu cầu đi lại.
Đến năm 2030, tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng đáp ứng 25% nhu cầu
đi lại. Đưa vào hoạt động mạng lưới xe buýt theo quy hoạch điều chỉnh, bổ sung
được phê duyệt, phát triển phương tiện vận tải công cộng sức chứa nhỏ và xe taxi.
=> VTHKCC bằng xe Bus đáp ứng tương đối tốt nhu cầu đi lại, từng bước tạo được
niềm tin và thói quen sử dụng xe Bus trong nhân dân.
Tỉnh Ninh Bình là một trong những tỉnh sớm triển khai dịch vụ VTHKCC bằng xe Bus
(từ năm 2008), dù còn nhiều hạn chế do điều kiện chủ quan cũng như khách quan tuy
nhiên dịch vụ Bus đã tạo được tiếng vang và dành được sự tin tưởng của người dân.
Nhận xét:
Dễ dàng di chuyển qua các khu vực lân cận
Nâng cao mức độ kết nối giao thông trong khu vực và toàn quốc, tốc độ lưu
thông được cải thiện
Mạng lưới giao thông thuận tiện góp phần phát triển linh tế-xã hội
Là giải pháp giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường.
Ưu điểm và Nhược điểm của tuyến cố định:
Ưu điểm: + Mở ra nhiều tuyến cố định liên tỉnh , giúp thuận lợi cho phát triển
kinh tế ,du lịch
+ Thuận lợi cho các khách đi tới các điểm du lịch ở Ninh Bình.
Nhược điểm: Hoạt động giao thông vận tải ở Ninh Bình hiện vẫn còn bộc lộ những tồn
tại, khó khăn vướng mắc cần được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo giải quyết, tháo
gỡ, đó là: Hạ tầng giao thông chưa được hoàn chỉnh; việc đầu tư phát triển hạ tầng giao
thông còn gặp nhiều khó khăn (vốn đầu tư cho xây dựng và công tác bảo trì, công tác giải
phóng mặt bằng; giá nguyên, nhiên, vật liệu tăng; thể chế về quản lý đầu tư xây dựng ban
hành chưa kịp thời, còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ; năng lực của một số nhà thầu còn
hạn chế...), chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển kinh
tế của địa phương và khu vực, nhất là chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển công nghiệp,
đô thị hóa và nhu cầu đi lại của nhân dân. Thực tế hiện nay, một số tuyến quốc lộ kết nối
liên vùng và đường giao thông nội tỉnh đang trong tình trạng quá tải. Các dịch vụ vận tải
chậm đổi mới, sự kết hợp giữa các loại hình vận tải chưa thật sự đồng bộ và phát huy
hiệu quả. Bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động giao thông vận tải còn hạn chế.
III. Định hướng phát triển tương lai:

You might also like