You are on page 1of 24

BÁO CÁO TÓM TẮT

LIÊN DANH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TRƯỜNG SƠN – AN VIỆT – T27 Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
---oOo--- ---oOo---
Khánh Hoà, ngày tháng năm 2024

DỰ ÁN THÀNH PHẦN 1
DỰ ÁN XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG VEN BIỂN TỪ XÃ VẠN LƯƠNG,
HUYỆN VẠN NINH ĐI THỊ XÃ NINH HÒA
THUỘC DỰ ÁN TUYẾN ĐƯỜNG VEN BIỂN TỪ XÃ VẠN LƯƠNG,
HUYỆN VẠN NINH ĐI THỊ XÃ NINH HÒA

BÁO CÁO TÓM TẮT DỰ ÁN


TẬP 1: THUYẾT MINH CHUNG
Phần I: THÔNG TIN CHUNG CỦA DỰ ÁN:
1. Tên dự án:
Dự án thành phần 1: Dự án xây dựng tuyến đường ven biển từ xã vạn lương,
huyện vạn ninh đi thị xã ninh hòa. Thuộc dự án tuyến đường ven biển từ xã vạn lương,
huyện vạn ninh đi thị xã ninh hòa
Địa điểm: huyện Vạn Ninh, thị xã Ninh Hòa – Tỉnh Khánh Hòa
2. Dự án nhóm: Dự án nhóm A.
3. Cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án: Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hoà.
4. Cấp quyết định đầu tư dự án: Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà.
5. Chủ đầu tư dự án: Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong.
6. Tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi: Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong.
7. Đơn vị lập báo cáo nghiên cứu khả thi: Liên danh TVTK: Trường Sơn – An Việt –
T27
8. Phạm vi và qui mô đầu tư:
8.1. Phạm vi đầu tư:
Chiều dài tuyến đường ven biển (còn có tên gọi là ĐT651B) đi qua địa bàn huyện
Vạn Ninh và thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà:
-Điểm đầu tuyến: Kết nối với đường dẫn phía Bắc cầu Hiền Lương 2, thuộc xã
Vạn Lương, huyện Vạn Ninh, vị trí ngã ba giao với đường Trần Hưng Đạo.
-Điểm cuối tuyến: Đấu nối vào đường Quốc lộ 26B tại Km9+050, phường Ninh
Diêm, thị xã Ninh Hoà.

LIEÂN DANH TRÖÔØNG SÔN – AN VIEÄT – T27 Trang 1


BÁO CÁO TÓM TẮT

-Chiều dài toàn tuyến: Khoảng 20,258km gồm 12,494km đi qua địa bàn các xã
Vạn Lương, Vạn Hưng của huyện Vạn Ninh và 7,764Km thuộc địa phận xã Ninh Thọ và
phường Ninh Diêm của thị xã Ninh Hoà.
8.2. Qui mô đầu tư:
Qui mô: Đầu tư mặt cắt ngang với qui mô tối thiểu 4 làn xe.
Tiêu chuẩn kỹ thuật: Áp dụng tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị TCVN
13592:2022 tiêu chuẩn Đường phố gom với vận tốc thiết kế Vtk= 50Km/h.
9. Dự kiến tiến độ, thời gian thực hiện dự án:
Chuẩn bị dự án từ năm 2023, hoàn thành toàn tuyến năm 2027.
10. Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án:
Tổng mức đầu tư: 2.031.016.591.000 đồng (Hai ngàn không trăm ba mươi mốt
tỷ, không trăm mười sáu triệu, năm trăm chín mươi mốt ngàn đồng)
11. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư: Ngân sách Tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác.
12. Phân chia dự án thành phần: Dự án được phân chia thành 03 dự án thành phần:
(1) Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường
(2) Dự án thành phần GPMB qua địa bàn huyện Vạn Ninh.
(3) Dự án thành phần GPMB qua địa bàn thị xã Ninh Hòa
Việc tổ chức thực hiện các dự án thành phần được giao cho các đơn vị tổ chức
thực hiện theo đúng quy định hiện hành, cụ thể:
-Dự án thành phần xây dựng giao cho Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong thực
hiện.
-Dự án thành phần GPMB giao cho UBND huyện Vạn Ninh và UBND thị xã Ninh
Hòa thực hiện;

LIEÂN DANH TRÖÔØNG SÔN – AN VIEÄT – T27 Trang 2


BÁO CÁO TÓM TẮT

Phần II. NỘI DUNG BÁO CÁO TÓM TẮT:


I. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ:
Dự án đường ven biển Khánh Hòa nằm trong hệ thống giao thông, đê kè biển từ
Quảng Ninh đến Kiên Giang trong tương lai sẽ tạo thành một hệ thống khép kín. Việc
đầu tư xây dựng tuyến kè và đường ven biển từ xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh đến thị
xã Ninh Hòa là một bộ phận của hệ thống trên, trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần
thiết, góp phần phục vụ đa mục tiêu, đặc biệt về an ninh quốc phòng và phù hợp với tình
hình phát triển kinh tế - xã hội.
Về chủ trương:
-Việc đầu tư xây dựng tuyến đường phù hợp với Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg
ngày 16/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia phòng,
chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020; Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 27/5/2009
của Thủ tướng Chính phủ về việc chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ
Quảng Ngãi đến Kiên Giang và Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam.
-Nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt
là kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của
Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ
Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
-Việc sớm đầu tư Dự án đường ven biển từ xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh đến
thị xã Ninh Hòa là phù hợp với Nghị quyết số 42/NQ-CP xác định “tập trung nguồn lực
để nghiên cứu, thực hiện đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực giao thông quan trọng như (...)
tuyến đường ven biển từ xã Vạn Lươung, huyện Vạn Ninh đi thị xã Ninh Hòa... ”
Về giao thông - du lịch: Thêm tuyến giao thông kết nối giữa các trung tâm kinh tế
của Tỉnh, trung tâm chính trị của các huyện phía Bắc của tỉnh Khánh Hòa, góp phần hình
thành mạng lưới giao thông ven biển của khu vực, kết nối với giao thông trong khu vực
vịnh Vân Phong, thỏa mãn nhu cầu vận tải đối với khu vực cảng Hòn Khói. Góp phần
chia sẽ, giảm tải, giảm ách tắc giao thông trên tuyến Quốc lộ 1A khi cần thiết.
Về quy hoạch - xây dựng:
Nhằm hiện thực hóa đồ án Quy hoạch chung tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 - 2030,
tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân
Phong, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt.
Về kinh tế - chính trị - xã hội:
Thu hút, thúc đẩy và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nhà nước cho
đầu tư phát triền kinh tế – xã hội trên địa bàn, phát triển Khu kinh tế Vân Phong trở thành
động phát triển của tỉnh Khánh Hòa và khu vực Nam Trung bộ, góp phần đưa Khánh Hòa
sớm trở thành thành phố trực thuộc trung ương.
Tạo động lực phát triển kinh tế - chính trị - xã hội cho các xã ven biển thuộc các
huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa. Phát triển các vùng dân cư có cơ sở vật chất còn yếu
kém, khó khăn. Thu hút các nhà đầu tư vào khu đô thị và các khu chức năng dọc hai bên
tuyến. Góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, từ đó nâng cao đời sống

LIEÂN DANH TRÖÔØNG SÔN – AN VIEÄT – T27 Trang 3


BÁO CÁO TÓM TẮT

nhân dân trong khu vực và góp phần ổn định chính trị, phục vụ những yêu cầu quốc
phòng khi cần thiết.
Về an ninh – quốc phòng:
Đảm bảo tính cơ động trong phòng thủ, tính liên thông khi nguy cấp cho khu vực
nghiên cứu.
III. PHƯƠNG ÁN HƯỚNG TUYẾN:
1. NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH HƯỚNG TUYẾN:
Xét về mặt địa lý cũng như vai trò của tuyến trong khu vực, hướng tuyến của dự
án cần phải tuân thủ một số tiêu chí sau:
- Hướng tuyến đảm bảo vị trí kết nối điểm đầu, điểm cuối và phù hợp với Quy
hoạch tỉnh Khánh Hòa thời lỳ 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đã phê duyệt tại
Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 và Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng
Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 đã được
Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định 298/QĐ-TTg ngày 27/3/2023;
- Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương có tuyến
đi qua, đáp ứng được yêu cầu giao thông tương lai, đạt hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với
khả năng phân kỳ đầu tư;
- Giảm thiểu tối đa khối lượng giải phóng mặt bằng và các công trình hạ tầng,
đặc biệt là các khu dân cư, tránh các khu di tích...
- Ít ảnh hưởng đến các quy hoạch về cơ sở hạ tầng, các quy hoạch kinh tế - xã hội
của các địa phương.
- Ít ảnh hưởng đến các qui hoạch khác đặc biệt là qui hoạch thủy lợi, thoát lũ.
- Hướng tuyến phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo cấp đường thiết kế với vận
tốc thiết kế V=50Km/h.
- Với tính chất xây dựng là tuyến đường bộ ven biển nên yếu tố hướng tuyến ”sát
biển nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên biển và vùng ven biển, phục vụ phát
triển kinh tế - xả hội của các địa phương có biển, tăng cường củng cố quốc phòng, an
ninh nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền của đất nước”
Theo BCNCTKT đã được phê duyệt tại Nghị quyết số 94/NQ-HĐND ngày 07/12/2023
của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về chủ trương đầu tư dự án: Tuyến đường ven
biển từ xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh đi thị xã Ninh Hòa. Địa điểm: huyện Vạn Ninh
và thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
2. Phương án 1: Tim tuyến theo báo cáo nghiên cứu TKT
a. Vị trí tim tuyến
Theo Báo cáo NCTKT được duyệt, tim tuyến của Dự án cơ bản bám theo hướng
tuyến Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hoà
đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, có điểm đầu tại Km0+000, tuyến đi về hướng
Nam, bám sát đường bờ biển, tránh các khu dân cư tập trung, các vị trí giao cắt thuận lợi
với các trục đường chính hiện hữu hiện nay như đường ĐT651D, ĐT652B và đường
Quốc lộ 26B tại các vị trí tuyến thẳng, ít dân cư. Hướng tuyến chủ yếu theo hướng Bắc
Nam, chạy gần song song và nằm về phía Đông của đường Quốc lộ 1, đi qua địa bàn các

LIEÂN DANH TRÖÔØNG SÔN – AN VIEÄT – T27 Trang 4


BÁO CÁO TÓM TẮT

xã Vạn Lương, Vạn Hưng của huyện Vạn Ninh và xã Ninh Thọ, phường Ninh Diêm của
thị xã Ninh Hoà, cụ thể:
- Điểm đầu tuyến: Km0+00 kết nối với đường dẫn phía Bắc cầu Hiền Lương 2,
thuộc xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh, vị trí ngã ba giao với đường Trần Hưng Đạo.
- Điểm cuối tuyến: Km20+258 đấu nối vào đường Quốc lộ 26B tại Km9+050,
phường Ninh Diêm, thị xã Ninh Hoà
- Chiều dài toàn tuyến: Khoảng 20,258km gồm 12,494km đi qua địa bàn các xã
Vạn Lương, Vạn Hưng của huyện Vạn Ninh và 7,764Km thuộc địa phận xã Ninh Thọ và
phường Ninh Diêm của thị xã Ninh Hoà.
b. Nhận xét và đề xuất.
Vị trí tim tuyến như hồ sơ Báo cáo NCKT được duyệt cơ bản đã phù hợp Quy
hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong, tránh tối đa giải phóng mặt bằng các khu
dân cư và đảm bảo kết nối trong khu vực. Tuy nhiên, đoạn tuyến Km0+400 - Km1+640
có tim tuyến đi lệch so với tim quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong với
khoảng cách lớn nhất là 36m để tránh xây dựng vào dự án kè biển chống xói lở. Với đoạn
tuyến này đi lệch tim quy hoạch và ảnh hưởng đến hiện trạng toàn bộ khu dân cư đang
sinh sống.
3. Phương án 2: Tim tuyến kiến nghị điều chỉnh
Trên cơ sở số liệu khảo sát địa hình và tài liệu bay chụp toàn bộ tuyến đường,
TVTK kiến nghị điều chỉnh đoạn tuyến Km0+400 - Km1+640 đảm bảo phù hợp với tim
tuyến theo quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Vân Phong và tránh toàn bộ khu dân cư phía
bên phải tuyến.

4. Kiến nghị
Qua các phân tích và so sánh nêu trên, việc điều chỉnh vị trí tim tuyến so với bước
BCNCTKT được duyệt vừa làm giảm chi phí giải phóng mặt bằng, vừa giảm thiểu việc
xáo trộn cuộc sống hiện tại của người dân khu vực dự án và phù hợp với quy hoạch
chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong. Kiến nghị lựa chọn vị trí tim tuyến của Dự án
theo Phương án 2.
5. Kết quả thiết kế
Điểm đầu Dự án tại Km0+00 kết nối với đường dẫn phía Bắc cầu Hiền Lương 2,
thuộc xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh, vị trí ngã ba giao với đường Trần Hưng Đạo.
Tuyến đi lệch về phía Đông theo tim quy hoạch tránh các khu dân cư, bám sát đường bờ
biển, giao cắt với các trục đường chính hiện hữu đường ĐT651D, ĐT652B và đường
Quốc lộ 26B tại các vị trí tuyến thẳng, ít dân cư. Tuyến cơ bản theo hướng Bắc - Nam,

LIEÂN DANH TRÖÔØNG SÔN – AN VIEÄT – T27 Trang 5


BÁO CÁO TÓM TẮT

điểm cuối đấu nối vào bên phải đường Quốc lộ 26B tại Km9+050, phường Ninh Diêm,
thị xã Ninh Hoà.
- Điểm đầu tuyến: Km0+00 kết nối với đường dẫn phía Bắc cầu Hiền Lương 2,
thuộc xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh, vị trí ngã ba giao với đường Trần Hưng Đạo.
- Điểm cuối tuyến: Km20+258 đấu nối vào đường Quốc lộ 26B tại Km9+050,
phường Ninh Diêm, thị xã Ninh Hoà
- Chiều dài toàn tuyến: Khoảng 20,258km gồm 12,494km đi qua địa bàn các xã
Vạn Lương, Vạn Hưng của huyện Vạn Ninh và 7,764Km thuộc địa phận xã Ninh Thọ và
phường Ninh Diêm của thị xã Ninh Hoà.
IV. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
1. Thiết kế bình diện
1.1. Nguyên tắc thiết kế
Bình diện tuyến thiết kế tuân thủ tiêu chuẩn thiết kế và đảm bảo hài hoà các yếu tố
sau:
- Phải phù hợp với quy hoạch phát triển vùng và địa phương.
- Giảm thiểu chiếm dụng đất canh tác và di dời nhà cửa, tránh đền bù giải toả, giảm
thiểu kinh phí xây dựng;
- Tuyến ngắn, ổn định, ít phải xử lý các công trình phức tạp;
- Đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật của cấp đường theo quy mô thiết kế.
1.2. Giải pháp thiết kế:
- Các yếu tố hình học tuyến trong bước TKCS cơ bản lựa chọn theo phương án
bước BCNCTKT.
- Bình diện tuyến thiết kế đảm bảo vận tốc thiết kế Vtk=50km/h theo tiêu chuẩn
đường đô thị TCVN 13592-2022.
1.3. Kết quả thiết kế
Tổng hợp kết quả thiết kế bình diện đoạn Km0+000-Km20+258

TT Bán kính cong nằm Đỉnh Tỷ lệ (%)


1 80 ≤ R < 100 0 0%
2 100 ≤ R< 150 0 0%
3 150 ≤ R< 1000 33 100%
4 R ≥ 1000 0 0%
Tổng 33 100.00%
Đánh giá kết quả thiết kế:
Với vận tốc thiết kế V = 50km/h, bình diện tuyến đảm bảo và đáp ứng đầy đủ các
yếu tố kỹ thuật theo tiêu chuẩn, các yếu tố hình học đảm bảo hài hòa, không có các yếu tố
tối thiểu cực hạn, hạn chế ảnh hưởng đến dân cư, phù hợp với quy hoạch. Với kết quả
thiết kế trên đảm bảo cơ bản là tuyến đường an toàn và hiệu quả.

LIEÂN DANH TRÖÔØNG SÔN – AN VIEÄT – T27 Trang 6


BÁO CÁO TÓM TẮT

2. Thiết kế trắc dọc.


2.1. Nguyên tắc thiết kế
- Đảm bảo cao độ khống chế tại các vị trí công trình như đầu tuyến, cuối tuyến, và
các nút giao, đường ngang, đường ra vào các khu dân cư, cao độ mặt cầu, cao độ nền
đường tối thiểu trên cống, cao độ nền đường tối thiểu tại các đoạn nền đường đi dọc sông,
suối.
- Trắc dọc tuyến phải thoả mãn yêu cầu cho sự phát triển bền vững của khu vực,
phù hợp với sự phát triển quy hoạch của các khu dân cư hai bên tuyến.
- Kết hợp hài hoà các yếu tố hình học của tuyến, tạo điều kiện thuận tiện cho
phương tiện và người điều khiển, giảm chi phí vận doanh trong quá trình khai thác;
- Giải quyết hài hoà giữa lợi ích kinh tế và kỹ thuật
- Kết hợp hài hoà với các yếu tố cảnh quan, các công trình kiến trúc trong khu vực
tuyến đi qua.
- Đảm bảo đáp ứng các giải pháp xử lý nền, kết cấu mặt đường.
2.2. Cao độ khống chế
Cao độ thiết kế phải tuân theo các cao độ khống chế:
- Cao độ đã được xác định trong quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch chi
tiết xây dựng đô thị đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Cao độ khống chế tĩnh không các công trình ở trên cao hoặc các công trình ngầm
ở dưới đường phố.
- Các yêu cầu khác về mặt kinh tế kỹ thuật, về kiến trúc cảnh quan đô thị và yêu cầu
hợp lý của cơ quản lý đô thị.
- Bảo đảm tần suất thiết kế, các điểm khống chế công trình, ưu tiên trắc dọc đi thấp
để bảo đảm kinh tế - kỹ thuật. Các đoạn trùng với đường hiện hữu (nếu có) xem xét tôn
cao có tận dụng nền mặt đường cũ đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của cấp đường, các yêu
cầu kỹ thuật về cường độ mặt đường và phù hợp với hiện trạng hai bên.
-Thỏa mãn các tiêu chuẩn kỹ thuật về độ dốc dọc lớn nhất và về các đường cong
đứng ở chỗ đổi dốc, các đoạn nền đường đào thiết kế với độ dốc tối thiểu 0,5%, những
đoạn khó khăn là 0,3% .
- Cao độ thiết kế cần phải xét đến sự gia tăng của mực nước biển do ảnh hưởng
nóng dần lên của trái đất; do đây là tuyến làm mới thuộc khu vực nước biển lên xuống
nên cần phải xét tới ảnh hưởng của sóng leo tới cao độ thiết kế.
2.4. Cao độ thiết kế
Từ các nguyên tắc trên, cao độ thiết kế tối thiểu tại tim đường được tính như sau:
a. Theo cốt cao độ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong được khống
chế như sau:
STT Điểm khống chế Lý trình Cao độ Ghi chú
1 134 Km0+0,00 3,20
2 137 Km0+580,00 3,20

LIEÂN DANH TRÖÔØNG SÔN – AN VIEÄT – T27 Trang 7


BÁO CÁO TÓM TẮT

STT Điểm khống chế Lý trình Cao độ Ghi chú


3 146 Km4+474,00 3,20
4 148 Km5+670,00 3,20
5 156 Km6+422,00 3,50
6 157 Km6+943,00 3,50
7 160 Km7+638,00 3,20
8 162 Km9+653,00 4,50
9 173 Km11+155,00 3,50
10 174 Km11+962,00 4,50
11 179 Km12+650,00 6,00
12 Km13+005,00 3,50
13 180 Km13+450,00 4,00
14 Km14+580,00 3,50
15 216 Km15+244,00 5,00
16 226 Km15+845,00 3,50
17 228 Km16+480,00 3,50
18 Km18+178,00 3,50
19 Km19+365,00 5,90
20 268 Km20+258,00 14,0
b. Theo mực nước thiết kế dọc tuyến cao độ được khống chế như sau:
* Các đoạn tuyến đi thấp, đi sát bờ biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước và
sóng biển. Đoạn tuyến đóng vai trò như đê biển, mực nước thiết kế dọc tuyến được xác
định theo mực nước biển.
Cao độ đường đỏ tối thiểu của các đoạn tuyến này xác định theo tiêu chuẩn
TCVN9901-2014. Do dọc bên phải tuyến tập trung các khu dân cư, để giảm bớt chiều
cao đắp, giảm GPMB và phù hợp với cốt cao độ quy hoạch, kiến nghị sử dụng tường
chắn sóng đối với các đoạn tuyến này. Cao độ đê biển cho phép sóng tràn qua xác định
theo công thức:
Zđ = Ztkp + Rcp + a + b
Trong đó:
- Zđ: Cao độ đường đỏ, m;
- Ztkp: Cao trình mực nước biển thiết kế tương ứng với tần suất thiết kế (bao gồm
tổ hợp của tần suất mực nước triều, mực nước dâng do bão và các yếu tố
tác động tự nhiên khác gây ra), m;

LIEÂN DANH TRÖÔØNG SÔN – AN VIEÄT – T27 Trang 8


BÁO CÁO TÓM TẮT

- Rcp: Là độ cao lưu không cần thiết trên mực nước biển thiết kế đảm bảo khống
chế được lưu lượng sóng tràn không vượt quá trị số lưu lượng sóng tràn cho phép thiết
kế. Rcp được tính toán với sóng thiết kế, m;
- a: Trị số gia tăng độ cao an toàn phụ thuộc vào cấp công trình, m. (Công trình
cấp II nên a = 0,5m)
- b: Độ dâng cao của mực nước biển do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, m. (b =
0,43m).
* Đối với đoạn tuyến đi cao, đoạn không chịu ảnh hưởng của nước biển dâng. Cao
độ tuyến được xác định:
H = H4% + a + b + Bvỉa hè x 1,5% + Bmđ/2 x im%
Trong đó:
- H: Cao độ đường đỏ, m;
- H4%: Tần suất thiết kế dọc tuyến (m);
- a: Trị số gia tăng độ cao an toàn phụ thuộc vào cấp công trình, m. (Công trình
cấp II nên a = 0,5m)
- b: Độ dâng cao của mực nước biển do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, m. (b =
0,43m).
- Bvỉa hè: Bề rộng vỉa hè
- Bmđ: Bề rộng mặt đường
2.5. Kết quả thiết kế:
Tổng hợp kết quả thiết kế trắc dọc Km0+00 – Km20+258
Đơn
STT Dốc dọc (%) Chiều dài Tỷ lệ (%)
vị
1 0≤i≤0,5 m 14979,72 73,63
2 0,5<i≤3,0 m 5365,21 26,37
3 3,0<i≤5 m 0 0
Tổng m 20344,3 100%
Đánh giá kết quả thiết kế:
Với vận tốc thiết kế V = 50km/h, trắc dọc tuyến đảm bảo và đáp ứng đầy đủ các yếu
tố kỹ thuật theo tiêu chuẩn, các yếu tố hình học đảm bảo hài hòa, không có các yếu tố tối
thiểu cực hạn, hạn chế ảnh hưởng đến dân cư, phù hợp với quy hoạch.
3. Thiết kế trắc ngang
3.1. Quy mô mặt cắt ngang theo quy hoạch
Theo chiều dài tuyến đường ven biển trong phạm vi nghiên cứu Dự án theo định
hướng Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa
đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết
định 298/QĐ-TTg ngày 27/3/2023 sẽ có 2 đoạn tương ứng với chỉ giới đường đỏ: 24m-
30m và 75m.

LIEÂN DANH TRÖÔØNG SÔN – AN VIEÄT – T27 Trang 9


BÁO CÁO TÓM TẮT

Một yếu tố đặc biệt cần chú trọng là toàn bộ chiều dài tuyến đường ven biển từ xã
Vạn Lương huyện Vạn Ninh đến thị xã Ninh Hòa, nằm gọn trong Đồ án Quy hoạch Điều
chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đã được Thủ tướng chính phủ
phê duyệt. Do đó yếu tố chỉ giới đường đỏ của tuyến đường đã được Đồ án quy hoạch
nghiên cứu kỹ, sát với nhu cầu phát triển kinh tế của Khu kinh tế Vân Phong. Chính yếu
tố đó Tư vấn thiết kế kiến nghị lựa chọn mặt cắt ngang đường được dựa trên 2 chỉ giới
đường đỏ 30m và 75m như đã định hướng trong Đồ án Quy hoạch nói trên.
-Chỉ giới đường đỏ 24m – 30,0m (Đoạn 1: Km0+000 - Km14+582): Chỉ giới
này được áp dụng cho đoạn từ điểm đầu tuyến (phía Bắc cầu Hiền Lương 2) đến đường
ĐT651D (đường vào Nhà máy đóng tàu STX), với chiều dài tuyến 14,101Km, có dạng
mặt cắt ngang như hình sau:

Mặt cắt ngang quy hoạch tuyến ven biển với chỉ giới đường đỏ 26m - 30m
3.2. Quy mô mặt cắt ngang phân kỳ đầu tư xây dựng
Với đường đô thị cấp II có tốc độ thiết kế V = 50 Km/h thì quy mô mặt cắt ngang
thiết kế có số làn xe tối thiểu là 4 làn xe theo quy định của quy chuẩn QCVN 07-4:2016-
BXD - “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia - Các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình giao
thông” và tiêu chuẩn TCVN 13592 :2022 - “Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế”, bề rộng
mặt cắt ngang đường được xác định bởi các yếu tố cấu thành mặt cắt ngang đường như
sau:
- Theo quy chuẩn QCVN 07-4:2016-BXD:
+ Bề rộng một làn xe 3,5m;
+ Bề rộng vỉa hè tối thiểu 4,0m - 6,0m;
- Theo tiêu chuẩn TCVN 13592:2022:
+ Bề rộng một làn xe: 3,5m;
+ Chiều rộng lề đường: 1,5m - 2,5m;
+ Chiều rộng dải an toàn: 0,25m - 0,5m;
+ Bề rộng dải phân cách giữa: 1,5m - 9,0m:
+ Bề rộng vỉa hè: 4,0m - 6,0m;
Theo Nghị quyết số 94/NQ-HĐND ngày 07/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Khánh Hòa về chủ trương đầu tư dự án: Tuyến đường ven biển từ xã Vạn Lương, huyện

LIEÂN DANH TRÖÔØNG SÔN – AN VIEÄT – T27 Trang 10


BÁO CÁO TÓM TẮT

Vạn Ninh đi thị xã Ninh Hòa có quy mô đầu tư theo chỉ giới đường đỏ: theo chiều dài
tuyến đường ven biển trong phạm vi nghiên cứu có chỉ giới đường đỏ 30m. Do đó, quy
mô mặt cắt ngang tuyến trong giai đoạn phân kỳ đầu tư xây dựng kiến nghị như sau:
Đối với đoạn có chỉ giới đường đỏ 30,0m: Chỉ giới này được áp dụng cho đoạn
từ điểm đầu tuyến (phía Bắc cầu Hiền Lương 2) đến đường ĐT651D (đường vào Nhà
máy đóng tàu STX), với chiều dài tuyến xấp xỉ 14,582Km. Mặt cắt ngang đề xuất với
tiêu chuẩn chính áp dụng trong thiết kế là theo Tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị TCVN
13592:2022, với 02 loại mặt cắt ngang, cụ thể như sau:
-Mặt cắt ngang loại 1 - Áp dụng cho đường dẫn của cầu Hiền Lương 2, từ
Km0+000 đến Km0+365, với các yếu tố như sau:
+Phần mặt đường bên phải: 10,0m
+Phần mặt đường bên trái: 9,0m
+Phần dải phân cách giữa: 4,5m
+Phần vỉa hè: 2 bên x 3,25m = 6,5m
Cộng: 30,0m

Chỉ giới đường đỏ - Mặt cắt ngang loại 1: 30,0m áp dụng cho các phân đoạn không có
kè mái takuy phía Đông

Chỉ giới đường đỏ - Mặt cắt ngang loại 1: 30,0m áp dụng cho các phân đoạn có kè mái
takuy phía Đông
- Mặt cắt ngang loại 2 - Áp dụng đoạn còn lại từ Km0+365 - Km14+582, với các
yếu tố như sau:
+Phần mặt đường: 2 bên x 9,0m = 18,0m
+Phần dải phân cách giữa: 2,0m
+Phần vỉa hè: 2 bên x 5,0m = 10,0m
Cộng: 30,0m

LIEÂN DANH TRÖÔØNG SÔN – AN VIEÄT – T27 Trang 11


BÁO CÁO TÓM TẮT

Chỉ giới đường đỏ - Mặt cắt ngang loại 2: 30,0m áp dụng cho các phân đoạn không có
kè mái takuy phía Đông

Chỉ giới đường đỏ - Mặt cắt ngang loại 2: 30,0m áp dụng cho các phân đoạn có kè mái
taluy phía Đông
- Độ dốc mặt cắt ngang: độ dốc ngang 2 mái:

+ Đối với các đoạn tuyến thẳng, đoạn tuyến trong đường cong lớn (không siêu cao):
Áp dụng dốc ngang 02 mái, im = 2% dốc ngang ra hai bên;
+ Đối với các đoạn tuyến trong đường cong siêu cao: Dốc ngang 01 mái, i m = isc;
dốc ngang vỉa hè giữ nguyên.
- Điểm quay siêu cao mặt đường: Quay quanh mép trong mặt đường xe chạy tiếp
giáp dải phân cách giữa.
4. Thiết kế nền đường
4.1. Nguyên tắc thiết kế
Nền đường được thiết kế theo các tiêu chuẩn TCVN 13592:2022, TCVN 9436:2012
và các quy trình, quy phạm hiện hành có liên quan.
- Nền đường phải đảm bảo kích thước, hình dạng nền đường và ổn định toàn khối:
+ Bảo đảm yêu cầu về độ chặt và khả năng chịu tải của đất nền theo quy định, đủ
cường độ để cùng kết cấu áo đường tạo thành một kết cấu nền mặt đường tổng thể chịu
tác động của tải trọng các phương tiện qua lại.
+ Ổn định về mặt cường độ: Đủ sức chống lại các tác nhân gây phá huỷ nền đường,
làm giảm cường độ, giúp cho nền đường được bền vững lâu dài.
- Đối với đoạn chuyển tiếp giữa đường và cầu (cống): Phù hợp với quy định tại
TCCS 41:2022/TCĐBVN.
- Cao độ thiết kế nền đường cần thể hiện thống nhất trắc dọc đường đỏ với trắc
ngang và các bộ phận khác.
- Cao độ thiết kế nền đường trong đô thị phải phù hợp với cao độ nền xây dựng
khống chế trong quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt. Trong trường hợp chưa có quy
hoạch xây dựng, có thể dựa trên các yếu tố hiện trạng, tự nhiên, tần suất lũ, các cao độ

LIEÂN DANH TRÖÔØNG SÔN – AN VIEÄT – T27 Trang 12


BÁO CÁO TÓM TẮT

khống chế bởi các công trình ngầm và công trình trên mặt đất; đồng thời phải bảo đảm
các yếu tố kỹ thuật để bố trí các hạng mục công trình bên dưới và kết cấu áo đường bên
trên.
4.2. Kết quả thiết kế
4.2.1. Nền đường đắp thông thường:
- Nền đất tự nhiên được đào bỏ lớp đất hữu cơ, đất không thích hợp trước khi đắp
nền đường.
- Ta luy nền đường: Độ dốc 1/1,5. Riêng đoạn gia cố đê biển mái ta luy 1/2,0.
- Độ chặt của 30cm phần nền đất trên cùng dưới đáy áo đường phải đạt độ chặt K
≥0,98 (đầm nén tiêu chuẩn theo TCVN12790:2020).
- Toàn bộ phần đắp của nền đắp nằm dưới 30cm nêu trên phải được đầm nén đạt độ
chặt K≥0,95 (đầm nén tiêu chuẩn theo TCVN12790:2020). Toàn bộ phần đất của nền đào
nằm dưới 30cm nêu trên cho đến hết phạm vi sâu 0,8m kể từ đáy áo đường phải đạt độ
chặt K≥0,95 (đầm nén tiêu chuẩn theo TCVN12790:2020).
- Căn cứ hồ sơ khảo sát mỏ vật liệu dọc tuyến, tham khảo các công trình tương tự đã
triển khai trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, khu vực dọc tuyến chủ yếu là các mỏ vật liệu đất,
trữ lưỡng các mỏ vật liệu qua khảo sát là đáp ứng đủ nhu cầu vật liệu đắp của dự án. Do
vậy cấu tạo nền đường dự án sử dụng vật liệu đắp là đất.
4.2.2. Nền đường đào thông thường:
Nền đường đào thiết kế độ dốc mái ta luy đảm bảo ổn định lâu dài. Phù hợp với tiêu
chuẩn kỹ thuật dự án và cấp đất, đá khu vực đoạn tuyến.
Căn cứ vào địa chất cụ thể từng đoạn để kiểm toán sự ổn định của mái taluy từ đó
lựa chọn độ dốc mái taluy nền đường đào cho phù hợp.
Đối với nền đào cần đảm bảo các lớp thuộc khu vực tác dụng nền đường: 30cm lớp
đáy móng đạt độ chặt K ≥ 0,98. Trong trường hợp không đảm bảo thì tiến hành đào bỏ và
thi công như nền đường đắp thông thường.
- Ta luy nền đường thông thường: Độ dốc từ 1/0,75 đến 1/1,5 tùy thuộc vào điều
kiện địa chất.
- Khi chiều sâu đào > 8m, cứ 8,0m tiến hành giật một cấp taluy; giữa các cấp để 1
hộ đạo rộng 2,0m, dốc vào trong mái taluy i= 15%.
Công tác phân cấp đất đá bước lập dự án dựa vào số liệu khảo sát của các lỗ khoan
địa chất và vết lộ tại hiện trường. Trong bước tiếp theo khi số lượng lỗ khoan địa chất
được bố trí dày hơn sẽ cho kết quả phân cấp đất đá rõ hơn.
4.2.3. Đối với nền đường đặc biệt:

LIEÂN DANH TRÖÔØNG SÔN – AN VIEÄT – T27 Trang 13


BÁO CÁO TÓM TẮT

a) Nền đường đào sâu cần có giải pháp kiên cố hóa mái taluy đào: với các giải pháp:
Khung bê tông cốt thép kết hợp trồng cỏ.
b) Nền đường đắp cao qua khu vực đất yếu:
- Đối với Dự án, tuyến chủ yếu đi trên bãi biển, bám sát eo biển, qua khu vực đầm
tôm và một phần nhỏ đi qua khu vực đồi núi. Theo kết quả vẽ địa chất công trình, khoan
thăm dò địa chất, thí nghiệm trong phòng, phạm vi khảo sát khu vực tuyến có địa chất đất
yếu lớp số 2 (Sét ít dẻo- rất dẻo (CL-CH) đôi chỗ lẫn cát xám xanh, trạng thái dẻo chảy -
chảy) đoạn từ Km2+100 - Km2+600; Km4+055 - Km4+200; Km4+470 - Km4+815 phân
bố ngay trên bề mặt có chiều dày lớn nhất 5,3m, chỉ nằm dưới lớp hữu cơ (hc); đoạn từ
Km3+100 - Km4+055 có chiều dày đất yếu lớn nhất 5,0m nhưng phân bố dưới lớp 1 (Cát
hạt mịn- hạt trung (SM;SC) đôi chỗ lẫn bụi sét, vỏ sò, màu xám vàng xám xanh).
- Giải pháp thiết kế xử lý nền đường đắp trên đất yếu tuân thủ “TCCS 41:
2022/TCĐBVN - Tiêu chuẩn khảo sát, thiết kế nền đường ôtô trên đất yếu”.
- Các yêu cầu đối với nền đường đắp trên đất yếu:
+ Đối với nền đắp trên nền đất yếu, ngoài các yêu cầu thông thường, cần đảm bảo
các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo ổn định nền trong quá trình thi công và khai thác: Hệ số ổn định FS ≥
1.2 cho giai đoạn thi công và hệ số ổn định FS ≥ 1,4 cho giai đoạn khai thác (sau khi thi
công xong);
+ Phần lún còn lại trong thời gian 15 năm sau khi thi công xong kết cấu áo đường
phải ở dưới mức cho phép (yêu cầu về biến dạng). Theo tiêu chuẩn thiết kế TCCS
41:2022/TCĐBVN phần độ lún còn lại được quy định như sau:
Vị trí đoạn nền đắp trên đất yếu
Cấp hạng đường và loại tầng mặt kết Chỗ có cống Các đoạn nền
cấu áo đường Gần mố
hoặc cống đắp thông
cầu
chui thường
Đường ô tô các cấp có tốc độ thiết kế
≤ 10cm ≤ 20cm ≤ 30cm
≥80km/h và có tầng mặt cấp cao A1
- Độ chuyển tiếp êm thuận: Để đảm bảo độ êm thuận và an toàn cho các phương
tiện chạy qua lại giữa đường và cầu/ cống. Cần thiết kế đoạn chuyển tiếp đầu cầu. các
yêu cầu thiết kế tuân thủ theo Phụ lục E TCCS 41:2022/TCĐBVN: S ≤ 250.
- Giải pháp xử lý đất yếu: Để đảm bảo ổn định lún lún dư và độ cố kết, theo yêu
cầu, có thể áp dụng các giải pháp thoát nước đứng như bấc thấm (PVD), giếng cát (SD),
đào thay đất kết hợp đóng cọc cừ tràm, Dự án đi qua vùng địa chất có chiều dày đất yếu
không quá lớn và chiều cao đất đắp nhỏ từ 2,0 - 3,0m do đó kiến nghị giải pháp xử lý đất
yếu bằng giải pháp chờ lún và đắp gia tải thêm.
5. Thiết kế mặt đường
5.1. Nguyên tắc thiết kế và lựa chọn kết cấu mặt đường:
Nguyến tắc bố trí các lớp kết cấu áo đường tuân thủ theo tiêu chuẩn TCCS
38:2022/TCĐBVN

LIEÂN DANH TRÖÔØNG SÔN – AN VIEÄT – T27 Trang 14


BÁO CÁO TÓM TẮT

Thời hạn thiết kế mặt đường là 15 năm, năm bắt đầu tính toán là năm 2026, năm
cuối tính toán là năm 2041;
Chiều dày kết cấu áo đường phải đảm bảo yêu cầu chịu lực;
Tương đồng với các dự án có quy mô tương tự đang triển khai trong khu vực;
Việc lựa chọn kết cấu mặt đường phải phù hợp với công nghệ, tăng nhanh tốc độ thi
công, giảm giá thành xây dựng.
Phương pháp tính toán kết cấu áo đường mềm theo Tiêu chuẩn
TCCS38:2022/TCĐBVN và được tính toán kiểm chứng theo AASHTO; tính toán kết cấu
áo đường cứng theo Quyết định 3230/QĐ-BGTVT.
Lưu ý: Khi lựa chọn giải pháp thiết kế mặt đường, cần căn cứ điều kiện cụ thể của
khu vực dự án, so sánh, luận chứng kỹ lưỡng để lựa chọn phương án phù hợp, bảo đảm
kinh tế - kỹ thuật.
5.2. Mô đun đàn hồi yêu cầu của dự án:
-Kiến nghị xác định theo trị số tối thiểu đối với đường phố gom là Eyc ≥ 155 Mpa.
-Loại tầng mặt áo đường: Tầng mặt cấp cao A1 (theo TCCS38:2022/TCĐBVN).
5.3. Thiết kế kết cấu mặt đường:
a. Thiết kế cấu tạo tầng mặt
- Bề dày lớp BTN: theo hướng dẫn tại khoản 5.2.5 của TCCS 38:2022/TCĐBVN
không nên bố trí bề dày tầng mặt chỉ bằng một lớp bê tông nhựa dày dưới 7cm đối với
mặt đường cấp cao A1. Ngoài ra theo xu hướng bền vững với tuổi thọ dài, tăng thời gian
khai thác, kéo dài thời hạn đại tu thì thường sử dụng kết cấu có 2 lớp BTN, chiều dày lớp
BTN các dự án đã và đang triển khai là 10÷13cm.
- Đối chiếu với quy định chiều dày tối thiểu của các lớp BTN tại bảng 3 –
TCCS38:2022/TCĐBVN khi sử dụng loại BTNC 16 thì chiều dày từ 5÷7cm và loại
BTNC 19 thì chiều dày từ 6÷8cm. Thông qua kết quả kiểm toán cường độ (của tổng thể
kết cấu nền – mặt đường với các thông số tính toán của vật liệu làm mặt đường tham
khảo theo TCCS 38:2022/TCĐBVN) dự án đề xuất áp dụng 2 lớp BTN với tổng chiều
dày 12cm gồm lớp mặt trên BTNC 16 dày 5cm, lớp mặt dưới BTNC 19 dày 7cm.
b. Kết cấu tầng móng
- Các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện trong tỉnh đều sử dụng lớp
móng cấp phối đá dăm (CPĐD) thông thường để phù hợp với vật liệu tại địa phương,
công nghệ thi công phổ biến, giá thành giảm, độ bền vững cao.
- Dựa trên kết quả kiểm toán cường độ của kết cấu áo đường dự án đề xuất áp dụng
lớp móng bằng CPĐD với chiều dày 52cm gồm lớp móng trên dày 16cm bằng CPĐD
loại I Dmax=25mm, lớp móng dưới dày 36cm bằng CPĐD loại II Dmax=37,5mm.
c. Kết quả kết cấu áo đường dự kiến như sau:
+ 5cm bê tông nhựa chặt 16;
+ Nhựa dính bám 0,5 kg/m2;
+ 7cm bê tông nhựa chặt 19;

LIEÂN DANH TRÖÔØNG SÔN – AN VIEÄT – T27 Trang 15


BÁO CÁO TÓM TẮT

+ Nhựa thấm bám 1,0 kg/m2;


+ 16cm cấp phối đá dăm loại I
+ 36 cm cấp phối đá dăm loại II.
+ Đất nền 30cm K ≥ 0,98, Eo = 42MPa
6. Thiết kế hệ thống thoát nước
Đối với công trình thoát nước, việc xác định vị trí, quy mô, khẩu độ được cân nhắc
ngay từ khi đề xuất hướng tuyến trên nguyên tắc: Tuyến đi vượt địa hình và vượt sông,
suối bằng công trình cầu trụ cao tránh ảnh hưởng đến lưu vực tự nhiên, tránh ảnh hưởng
đến thượng hạ du và địa hình địa mạo tự nhiên... (khu vực tuyến dự án không có hệ thống
hồ, đập thủy điện, hệ thống đê điều thủy lợi...).
Việc tính toán khẩu độ, bố trí các công trình thoát nước được xem xét trên cơ sở
hiện trạng, quy hoạch thoát lũ, tiêu úng khu vực dự án đi qua.
6.1. Quy hoạch hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước đối với tuyến đường được quy hoạch gồm có các loại hình sau:
6.1.1. Thoát nước mặt
- Nước mặt được thoát tự do theo độ dốc ngang mặt đường ra hai bên theo giải pháp
thông thường.
6.1.2. Thoát nước dọc:
Hệ thống công trình thoát nước dọc chủ yếu là các cống dọc, rãnh biên, rãnh thoát
nước mặt đường...được bố trí trong dọc tuyến. Trên toàn bộ tuyến sử dụng hệ thống cống
dọc có khẩu độ từ D600-D800 được bố trí thoát nước mặt đường dọc tuyến.
6.1.3. Thoát nước ngang:
- Cống thoát nước lưu vực và cống cấu tạo bố trí trên cơ sở tính toán thuỷ văn, thuỷ
lực bảo đảm đủ khẩu độ thoát nước, không làm ảnh hưởng đến điều kiện thuỷ văn khu
vực tuyến đi qua (theo Tiêu chuẩn TCVN 9845-2013).
7. Thiết kế hệ thống cải mương dọc tuyến
Tuyến đường đi qua hệ thống kênh mương thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp
của địa phương. Để việc xây dựng tuyến đường không gây ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp cần thiết xây dựng hệ thống mương cải dọc tuyến với kích thước, kết cấu, cao độ
phù hợp với hiện tại cũng như quy hoạch, và được sự thống nhất của địa phương. Kết cấu
mương bằng đất hoặc gia cố tùy hiện trạng và kết quả tính toán thủy văn, chống xói. Việc
thiết kế cải mương sẽ được kết hợp chặt chẽ và đồng bộ với việc xây dựng công trình
thoát nước trên tuyến đường trên nguyên tắc:
+ Đảm bảo dòng chảy được thuận lợi.
+ Bề rộng đáy mương tối thiểu bằng bề rộng đáy mương cũ.
8. Thiết kế hệ thống điện chiếu sáng
Xây dựng hệ thống chiếu sáng tại các đoạn tuyến qua khu dân cư hiện hữu, các
đoạn khác đầu tư nghiên cứu trong giai đoạn hoàn thiện.
Giải pháp kỹ thuật:
Đảm bảo chiếu sáng cần thiết, an toàn giao thông cho người và phương tiện về đêm
theo tiêu chuẩn chiếu sáng QCVN 07:2016/BXD và các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan.
Có tính thẩm mỹ, hài hoà với cảnh quan môi trường đô thị.

LIEÂN DANH TRÖÔØNG SÔN – AN VIEÄT – T27 Trang 16


BÁO CÁO TÓM TẮT

Mức tiêu thụ điện năng thấp, nguồn sáng có hiệu suất phát quang cao, tuổi thọ của
thiết bị và toàn bộ hệ thống cao, giảm chi phí cho vận hành và bảo dưỡng.
Thuận tiện trong vận hành và bảo dưỡng. Hệ thống điều khiển và bảo vệ linh hoạt
và chính xác có thể điều khiển tự động hoặc bằng tay.
Sử dụng công nghệ đèn LED, có khả năng tiết giảm công suất.
9. Thiết kế hệ thống gia cố mái ta luy
9.1 Hệ thống kè biển
Dự kiến xây dựng 4 đoạn kè bảo vệ mái taluy phía Đông phòng tránh tác động của
sóng biển khi vào mùa biển động, mưa bão.
Các đoạn thiết kế kè biển như sau:
Chiều dài
Lý trình Ghi chú
STT (m)
Bắt đầu Kết thúc
1 Km0+158,18 Km0+400,00 241,82 Trái tuyến
2 Km1+167,39 Km2+438,45 1271.06 Trái tuyến
3 Km3+874,60 Km5+599,14 1724.54 Trái tuyến
4 Km5+667,44 Km7+785,25 2117.81 Trái tuyến
9.2 Hệ thống gia cố tấm ốp thông thường
Tại các vị trí tuyến đi qua đầm, hồ…nuôi trồng thủy sản, mái ta luy tuyến được
gia cố bằng các tấm ốp kín đúc sẵn để bảo vệ nền đường.
10. Thiết kế tường chắn
Một số đoạn tuyến đi qua khu vực đông dân cư thiết kế tường chắn trọng lực tại
vai đường để giảm bớt giải phóng mặt bằng, không làm ảnh hưởng đến đời sống của dân
cư. Chiều cao tường chắn từ H=1 - 2,2m đoạn từ Km0+167,83 - Km1+058,06
(L=890,23m).
11. Thiết kế nút giao
11.1. Nguyên tắc thiết kế
- Phù hợp với quy trình, quy phạm hiện hành;
- Đảm bảo một năng lực thông xe qua nút một cách hợp lý để đảm bảo chất lượng
của dòng xe qua nút.
- Đảm bảo an toàn chạy xe;
- Phương án thiết kế đáp ứng tốt yêu cầu kinh tế, kỹ thuật;
- Hạn chế chiếm dụng giải phóng mặt bằng;
- Đảm bảo thuận tiện cho giao thông trên tuyến cũng như mối liên hệ giao thông với
các tuyến khác và dân cư khu vực;
- Tổ chức giao thông tường minh, đảm bảo cho lái xe dễ nhận biết hướng đi đúng
theo nhu cầu của mình, giảm thiểu tai nạn và tổn thất thời gian qua nút;
- Giảm thiểu tác động môi trường ở giai đoạn thi công và giai đoạn khai thác.

LIEÂN DANH TRÖÔØNG SÔN – AN VIEÄT – T27 Trang 17


BÁO CÁO TÓM TẮT

11.2. Thiết kế hình thái nút giao


Xây dựng nút giao thông cùng mức đơn giản với các đường chính như: đường
ĐT651D (Đường vào nhà máy đóng tàu STX) và ĐT652B (Đường Tỉnh lộ 1A) và đường
Quốc lộ 26B.
Giao đường dân sinh: vuốt nối đảo bảo êm thuận, an toàn đối với các đường ngang
trong các khu dân cư.
Đoạn tuyến có 05 nút giao chính gồm 02 nút giao ngã ba và 03 nút giao ngã như
sau:

T Lý trình (dự Phương án


Tên nút giao Giao đường Ghi chú
TT kiến) nút giao

1 Nút giao đầu Trần Hưng


Km0+00 Giao bằng Ngã ba
1 tuyến Đạo
2 Nút giao
Km11+143.72 Tỉnh lộ 6 Giao bằng Ngã tư
2 ĐT.651G
3 Nút giao
Km14+582.80 Đường STX Giao bằng Ngã tư
3 ĐT.651D
4
Nút giao TL1A Km18+185 Tỉnh lộ 1A Giao bằng Ngã tư
4
5
Nút giao QL26B Km20+258 Quốc lộ 26B Giao bằng Ngã ba
5
V. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CẦU
1. Nguyên tắc thiết kế:
Thiết kế vĩnh cửu, quy mô phù hợp với quy mô của tuyến đường; đảm bảo kinh tế
- kỹ thuật.
Đảm bảo thoát lũ theo tần suất tính toán.
Lựa chọn giải pháp kết cấu thuận lợi cho khai thác và duy tu bảo dưỡng, ít chịu tác
động của môi trường xung quanh.
Kết cấu có tính công xưởng hóa, tiêu chuẩn hóa cao, thuận lợi cho việc chế tạo
hàng loạt và khả năng sẵn có của các cơ sở chế tạo kết cấu của vùng miền.
Áp dụng các công nghệ tiên tiến để rút ngắn thời gian thi công, giảm giá thành xây
dựng, tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu.
Công trình được thiết kế phù hợp với Tiêu chuẩn thiết kế cầu TCVN 11823:2017.
2. Tĩnh không
Căn cứ các tiêu chuẩn thiết kế:
-TCVN 11823:2017 “Tiêu chuẩn thiết kế cầu đường bộ”,
-TCVN 5664:2009 “Phân cấp kỹ thuật đường thuỷ nội địa”.
Tĩnh không đường thủy bên dưới cầu được quy định như sau:
Tĩnh không
TT Loại cầu Ghi chú
tối thiểu (m)
1 Cầu vượt sông 0,5 Sông không có cây trôi
1,0 Sông có cây trôi

LIEÂN DANH TRÖÔØNG SÔN – AN VIEÄT – T27 Trang 18


BÁO CÁO TÓM TẮT

Tĩnh không
TT Loại cầu Ghi chú
tối thiểu (m)
BxH BxH là khẩu độ thông thuyền phụ thuộc
vào cấp sông (*)
Ghi chú:
(*): Đối với các sông có yêu cầu thông thuyền, tĩnh không thông thuyền các
cầu vượt sông, kênh phù hợp với tiêu chuẩn TCVN5664:2009 “Phân cấp kỹ thuật
đường thuỷ nội địa” và các ý kiến thoả thuận với cơ quan quản lý đường thuỷ.
3. Quy mô công trình cầu:
-Đối với cầu Hiền Lương 2:
+Cầu Hiền Lương 2 được xây dựng vào những năm 2007, với khổ cầu 16m (mặt
đường xe chạy 10,0m, lề bộ hành mỗi bên 3,0m), nhỏ hơn rất nhiều chỉ giới đường đỏ
30,0m được duyệt hiện nay.
+Tận dụng phần cầu cũ làm 01 đơn nguyên, xây dựng mới 01 đơn nguyên phía
bên trái độc lập với phần cầu cũ, chiều rộng phần đường trên đơn nguyên làm mới bằng
với phần đường xe chạy (rộng 9,0m), phần lề bộ hành bên trái cầu rộng 3,25m, cụ thể
như sau:
++Phần mặt đường trên đơn nguyên phải: 10,0m
++Phần mặt đường trên đơn nguyên trái: 9,0m
++Dải phân cách + lan can trong: 4,5m
++Lan can + lề bộ hành ngoài: 2 bên x 3,25m = 6,5m
Tổng cộng 30,0m

Mặt cắt ngang cầu Hiền Lương 2 - Làm mới 01 đơn nguyên độc lập phía bên trái
-Đối với các cầu làm mới: Dự kiến xây dựng 02 cầu thuộc phạm vi Đoạn 1 có
chỉ giới đường đỏ 30m và mặt cắt ngang đề xuất như trên, kiến nghị cầu với 2 đơn
nguyên độc lập nhau, chiều rộng phần đường trên mỗi đơn nguyên bằng với phần đường
xe chạy mỗi bên (rộng 9,0m), phần lan can và lề bộ hành trên mỗi đơn nguyên cầu lấy bề
rộng tối thiểu theo cấp đường phố khu vực là mỗi bên 3m, cụ thể như sau:
++Bề rộng phần mặt: 2 bên x 9,0m = 18,0m
++Dải phân cách lan can trong: 2,0m
++Lan can + lề bộ hành ngoài: 2 bên x 3,0m = 6,0m
Tổng cộng 26,0m

LIEÂN DANH TRÖÔØNG SÔN – AN VIEÄT – T27 Trang 19


BÁO CÁO TÓM TẮT

Mặt cắt ngang cầu làm mới với 2 đơn nguyên độc lập
4. Giải pháp thiết kế:
a. Quy trình, quy phạm áp dụng:
- Thiết kế cầu đường bộ TCVN 11823:2017.
- Tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị TCXDVN 104 : 2007.
b. Kết quả thiết kế
Tổng hợp công trình cầu trên tuyến:
Chiều
T Chiều Loại
Tên cầu Lý trình Sơ đồ nhịp rộng Ghi chú
T dài (m) dầm
(m)
I. Cầu trên tuyến chính
Cầu Hiền Dầm
1 Km0+102 5x20 112.41 1x12.5
Lương 2 bản
Dầm
2 Cầu số 1 Km5+633.57 3x20 68.2 2x12.5
bản
Dầm
3 Cầu số 2 Km7+818.62 3x20 68.2 2x12.5
bản
4 Cầu số 3 Km13+731 1x33 43,2 2x12.5 Dầm I
* Cầu Hiền Lương 2 Km0+102:
a. Tổng thể:
- Cầu Hiền Lương 2 Km0+209,13 thuộc thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
- Xây dựng đơn nguyên cầu mới vượt sông bên cạnh cầu hiện trạng.
- Cầu cách cầu hiện trạng 1m, đơn nguyên làm mới rộng: B= (0.5+9.0+2.75+0.25)
=12.5m.
- Vùng động đất cấp VII (Hệ số gia tốc A=0.0343 trong thang MSK64 theo TCVN
9386:2012).
- Tim cầu cách tim tuyến giai đoạn hoàn chỉnh 8,31m.
b. Kết cấu phần trên:
- Cầu gồm 5 nhịp giản đơn, với sơ đồ nhịp 5x20,0 m. Chiều dài toàn cầu L =
112.410m.
- Mặt cắt ngang đơn nguyên làm mới gồm 12 dầm đặt cách nhau 1.0m.
- Dầm bản cao h=0,65m cường độ fc’=40MPa bằng BTCT DƯL
- Bản mặt cầu dày Tmin=15cm đổ tại chỗ bằng BTCT fc’=30MPa.
- Lớp phủ mặt cầu gồm:
+ Bê tông nhựa C19 dày 7cm.
+ Lớp nhựa dính bám 0,5kg/m2.

LIEÂN DANH TRÖÔØNG SÔN – AN VIEÄT – T27 Trang 20


BÁO CÁO TÓM TẮT

+ Lớp phòng nước dạng dung dịch phun.


- Lan can bằng thép mạ kẽm nhúng nóng.
- Khe co giãn loại răng lược, gối cầu bằng cao su cốt bản thép.
- Dốc ngang đơn nguyên cầu làm mới một mái i=2%.
c. Kết cấu phần dưới:
- Mố cầu: kiểu chữ U thân tường bằng BTCT fc’=30MPa. Móng mố đơn nguyên
làm mới đặt trên 6 cọc khoan nhồi BTCT đường kính D=1,0m, chiều dài cọc dự kiến
Ldk=22,0-24.5m.
- Trụ cầu: trụ cầu dạng trụ hai thân bằng BTCT fc’=30MPa. Móng trụ đặt trên 5 cọc
khoan nhồi BTCT đường kính D=1,0m, chiều dài cọc dự kiến Ldk=23,0-24.5m.
(Chiều dài cọc là dự kiến, chiều dài chính thức được quyết định ở bước thiết kế
sau).
d. Đường hai đầu cầu, tứ nón:
- 10m đường sau đuôi mố có quy mô B mặt =12,5m Bnền vuốt nối về nền đường cơ
bản của tuyến.
- Kết cấu mặt đường theo tiêu chuẩn chung toàn tuyến.
- Gia cố mái taluy tứ nón, đường đầu cầu bằng đá hộc xây vữa dày 25cm rên lớp đá
dăm đệm dày 10cm.
* Cầu số 1 Km5+633.57:
a. Tổng thể:
- Cầu số 1 Km5+633.57 thuộc thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
- Xây dựng mới vượt suối.
- Cầu chia 2 đơn nguyên cách nhau 1m mỗi đơn nguyên rộng: B=
(0.5+9.0+2.75+0.25) =12.5m.
- Vùng động đất cấp VII (Hệ số gia tốc A=0.0343 trong thang MSK64 theo TCVN
9386:2012).
- Tim đơn nguyên cầu cách tim tuyến giai đoạn hoàn chỉnh 6.75m.
b. Kết cấu phần trên:
- Cầu gồm 3 nhịp giản đơn, với sơ đồ nhịp 3x20,0 m. Chiều dài toàn cầu L =
68,20m.
- Mặt cắt ngang gồm 2 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên gồm 12 dầm đặt cách nhau
1.0m.
- Dầm bản cao h=0,65m cường độ fc’=40MPa bằng BTCT DƯL
- Bản mặt cầu dày Tmin=15cm đổ tại chỗ bằng BTCT fc’=30MPa.
- Lớp phủ mặt cầu gồm:
+ Bê tông nhựa C19 dày 7cm.
+ Lớp nhựa dính bám 0,5kg/m2.
+ Lớp phòng nước dạng dung dịch phun.
- Lan can bằng thép mạ kẽm nhúng nóng.
- Khe co giãn loại răng lược, gối cầu bằng cao su cốt bản thép.
- Dốc ngang đơn nguyên cầu một mái i=2%.
c. Kết cấu phần dưới:

LIEÂN DANH TRÖÔØNG SÔN – AN VIEÄT – T27 Trang 21


BÁO CÁO TÓM TẮT

- Mố cầu: kiểu chữ U thân tường bằng BTCT fc’=30MPa. Móng mố một đơn
nguyên đặt trên 6 cọc khoan nhồi BTCT đường kính D=1,0m, chiều dài cọc dự kiến
Ldk=17,0-22.0m.
- Trụ cầu: trụ cầu dạng trụ hai thân bằng BTCT fc’=30MPa. Móng trụ một đơn
nguyên đặt trên 5 cọc khoan nhồi BTCT đường kính D=1,0m, chiều dài cọc dự kiến
Ldk=15,0-17.0m.
(Chiều dài cọc là dự kiến, chiều dài chính thức được quyết định ở bước thiết kế
sau).
d. Đường hai đầu cầu, tứ nón:
- 10m đường sau đuôi mố có quy mô B mặt =2x12,5m Bnền vuốt nối về nền đường cơ
bản của tuyến.
- Kết cấu mặt đường theo tiêu chuẩn chung toàn tuyến.
- Gia cố mái taluy tứ nón, đường đầu cầu bằng đá hộc xây vữa dày 25cm rên lớp đá
dăm đệm dày 10cm.
* Cầu số 2 Km7+818.62:
a. Tổng thể:
- Cầu số 2 Km7+818.62 thuộc thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
- Xây dựng mới vượt suối.
- Cầu chia 2 đơn nguyên cách nhau 1m mỗi đơn nguyên rộng: B=
(0.5+9.0+2.75+0.25) =12.5m.
- Vùng động đất cấp VII (Hệ số gia tốc A=0.0343 trong thang MSK64 theo TCVN
9386:2012).
- Tim đơn nguyên cầu cách tim tuyến giai đoạn hoàn chỉnh 6.75m.
b. Kết cấu phần trên:
- Cầu gồm 1 nhịp giản đơn, với sơ đồ nhịp 1x12,0 m. Chiều dài toàn cầu L =
20,10m.
- Mặt cắt ngang gồm 2 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên gồm 12 dầm đặt cách nhau
1.0m.
- Dầm I cao h=0,5m cường độ fc’=40MPa bằng BTCT DƯL
- Bản mặt cầu dày Tmin=15cm đổ tại chỗ bằng BTCT fc’=30MPa.
- Lớp phủ mặt cầu gồm:
+ Bê tông nhựa C19 dày 7cm.
+ Lớp nhựa dính bám 0,5kg/m2.
+ Lớp phòng nước dạng dung dịch phun.
- Lan can bằng thép mạ kẽm nhúng nóng.
- Khe co giãn loại răng lược, gối cầu bằng cao su cốt bản thép.
- Dốc ngang đơn nguyên cầu một mái i=2%.
c. Kết cấu phần dưới:
- Mố cầu: kiểu chữ U thân tường bằng BTCT fc’=30MPa. Móng mố một đơn
nguyên đặt trên 6 cọc khoan nhồi BTCT đường kính D=1,0m, chiều dài cọc dự kiến
Ldk=9,0-14.0m.
- Trụ cầu: trụ cầu dạng trụ hai thân bằng BTCT fc’=30MPa. Móng trụ một đơn
nguyên đặt trên 5 cọc khoan nhồi BTCT đường kính D=1,0m, chiều dài cọc dự kiến
Ldk=12,0-14.0m.

LIEÂN DANH TRÖÔØNG SÔN – AN VIEÄT – T27 Trang 22


BÁO CÁO TÓM TẮT

(Chiều dài cọc là dự kiến, chiều dài chính thức được quyết định ở bước thiết kế
sau).
c. Đường hai đầu cầu, tứ nón:
- 10m đường sau đuôi mố có quy mô B mặt =2x12,5m Bnền vuốt nối về nền đường cơ
bản của tuyến.
- Kết cấu mặt đường theo tiêu chuẩn chung toàn tuyến.
- Gia cố mái taluy tứ nón, đường đầu cầu bằng đá hộc xây vữa dày 25cm rên lớp đá
dăm đệm dày 10cm.
* Cầu số 3 Km13+731:
a. Tổng thể:
- Xây dựng mới vượt suối.
- Cầu chia 2 đơn nguyên cách nhau 1m mỗi đơn nguyên rộng: B=
(0.5+9.0+2.75+0.25) =12.5m.
- Vùng động đất cấp VII (Hệ số gia tốc A=0.0343 trong thang MSK64 theo TCVN
9386:2012).
- Tim đơn nguyên cầu cách tim tuyến giai đoạn hoàn chỉnh 6.75m.
b. Kết cấu phần trên:
- Cầu gồm 1 nhịp giản đơn, với sơ đồ nhịp 1x33,0 m. Chiều dài toàn cầu L = 43,2m.
- Mặt cắt ngang nhịp mỗi đơn nguyên gồm 5 dầm chủ đặt cách nhau a=2,45m.
- Dầm I cao h=1,65m cường độ fc’=40MPa bằng BTCT DƯL.
- Bản mặt cầu dày Tmin=20cm đổ tại chỗ bằng BTCT fc’=30MPa. Bản mặt cầu
được thiết kế thành 1 liên liên tục nhiệt.
- Lớp phủ mặt cầu gồm:
+ Bê tông nhựa C19 dày 7cm.
+ Lớp nhựa dính bám 0,5kg/m2.
+ Lớp phòng nước dạng dung dịch phun.
- Lan can bằng thép mạ kẽm nhúng nóng.
- Khe co giãn loại răng lược, gối cầu bằng cao su cốt bản thép.
- Dốc ngang đơn nguyên cầu một mái i=2%.
c. Kết cấu phần dưới:
- Mố cầu: kiểu chữ U thân tường bằng BTCT fc’=30MPa. Móng mố một đơn
nguyên đặt trên 7 cọc khoan nhồi BTCT đường kính D=1,0m, chiều dài cọc dự kiến
Ldk=17,0m.
(Chiều dài cọc là dự kiến, chiều dài chính thức được quyết định ở bước thiết kế
sau).
c. Đường hai đầu cầu, tứ nón:
- 15m đường sau đuôi mố có quy mô B mặt =2x10,5m Bnền vuốt nối về nền đường cơ
bản của tuyến .
- Kết cấu mặt đường theo tiêu chuẩn chung toàn tuyến.
- Gia cố mái taluy tứ nón, đường đầu cầu bằng đá hộc xây vữa dày 25cm rên lớp đá
dăm đệm dày 10cm.
VI. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG:

LIEÂN DANH TRÖÔØNG SÔN – AN VIEÄT – T27 Trang 23


BÁO CÁO TÓM TẮT

- Theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 và Nghị định số


100/2013/NĐ-CP ngày 03/09/2013 của Chính phủ thì phần đất dành cho đường bộ bao
gồm đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.
- Phạm vi chiếm dụng vĩnh viễn: Là phần mặt bằng bị chiếm dụng vĩnh viễn để xây
dựng công trình, đồng thời là phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ dùng để giữ vật tư sử
dụng cho bảo trì, để di chuyển hoặc đặt các thiết bị thực hiện việc bảo trì, để chất bẩn từ
mặt đường ra hai bên đường, chống xâm hại công trình đường bộ.
- Phạm vi chiếm dụng tạm thời: Là phần mặt bằng bị chiếm dụng tạm thời để xây
dựng công trình, để di chuyển hoặc đặt các thiết bị thực hiện trong quá trình thi công
- Cọc GPMB là cọc mốc xác định giới hạn phạm vi mặt bằng cần giải toả để xây
dựng dự án với quy mô hoàn chỉnh, đây là phạm vi chiếm dụng vĩnh viễn hoặc tạm thời.
Cọc GPMB được xác định bằng phương pháp toạ độ cực trên cơ sở cọc tim tuyến tại thực
địa theo hồ sơ thiết kế cơ bản đã được duyệt.
VII. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN:
1. Hồ sơ hướng tuyến và ranh giải phóng mặt bằng xin ý kiến:
- Tư vấn đã lập hồ sơ hướng tuyến và ranh giải phóng mặt bằng gửi xin ý kiến các
bên (xin ý kiến 12 Sở, Ban ngành).
- Ngày 16/3/2024 đi xuống thỏa thuận hướng tuyến xin ý kiến phương tại xã Vạn
Lương và xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh.
- Ngày 19/3/2024 đi xuống thỏa thuận hướng tuyến xin ý kiến phương tại phường
Ninh Thọ và Ninh Diêm, thị xã Ninh Hòa.
2. Hồ sơ thiết kế Báo cáo nghiên cứu khả thi:
Tư vấn đã lập hồ sơ thiết kế lập Báo cáo nghiên cứu khả thi và đã nộp cho phòng
Kinh tế hạ tầng ban Vân Phong ngày 25/3/2024.
3. Về ý kiến điều chỉnh hướng tuyến của các hộ dân tại địa bàn K18 thuộc Thôn
Xuân Tự, xã vạn Hưng.
- Tư vấn đã lập sơ bộ hướng tuyến gửi ban xin ý kiến ngày 22/3/2024

LIEÂN DANH TRÖÔØNG SÔN – AN VIEÄT – T27 Trang 24

You might also like