You are on page 1of 16

NHIỆM VỤ KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

PHẦN HẠ TẦNG GIAO THÔNG

Dự án : Cụm công nghiệp Bình Minh - Cao Viên


Địa Điểm : xã Bình Minh, xã Cao Viên và xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, thành
phố Hà Nội

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Huyện Thanh Oai nằm ở phía nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố
15 km, có vị trí địa lý:

 Phía đông giáp huyện Thường Tín


 Phía tây giáp huyện Chương Mỹ

 Phía nam giáp huyện Ứng Hòa và huyện Phú Xuyên


 Phía bắc giáp quận Hà Đông và huyện Thanh Trì.
Huyện Thanh Oai có diện tích tự nhiên 142,31 km2, Dân số năm 2019: trên 185.400
người. Huyết mạch giao thông của huyện là Quốc lộ 21B từ Hà Đông đi chùa Hương và
sang Hà Nam, qua thị trấn Kim Bài. Quốc lộ 6 rìa phía Tây Bắc huyện, ngoài ra còn có
tỉnh lộ 71. Phía Đông Bắc huyện có tuyến đường sắt chạy qua nằm ở vành đai phía Tây
Hà Nội.
Với nhiều lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, văn hóa, cùng với định hướng thu
hút đầu tư công nghiệp vùng ven Hà Nội, dự án đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Bình
Minh Cao Viên có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với phát kinh tế xã hội địa phương
mà còn tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế - xã hội cho khu vực phía Nam Hà Nội kết
nối với các tỉnh lân cận.
Với các tiềm năng lợi thế to lớn nêu trên, việc đầu tư xây dựng phát triển cụm công
nghiệp Bình Minh - Cao Viên là hết sức cần thiết và cấp bách.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

II.1. Căn cứ pháp lý chung:


- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Luật Quy hoạch đô thị số 16/2009/QH11 ngày 26/11/2009;
- Luật Thủ đô số 25/2012/QH13 ngày 21/11/2012;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;

1
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến Quy hoạch số
35/2018/QH ngày 20/11/2018;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật đất đai;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy
hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường
và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một
số nội dung về quy hoạch xây dựng;
- Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát
triển cụm công nghiệp;
- Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 11/6/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung
một số điều của nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của chính phủ
về quản lý, phát triển cụm công nghiệp;
- Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 của Bộ Xây dựng hướng dẫn
Đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án Quy hoạch Xây dựng, Quy hoạch đô thị;
- Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về
nội dung thiết kế đô thị; Thông tư số 16/2013/TT-BXD ngày 16/10/2013 của Bộ Xây
dựng sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013
của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị;
- Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ
sơ của Nhiệm vụ và Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây
dựng khu chức năng đặc thù;
- Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng
nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
- Thông tư số 20/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ xây dựng về Hướng dẫn
xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
- Thông tư số 15/2017/TT-BCT ngày 31/8/2017 của Bộ Công thương quy định,
hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017
của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp;
- Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

2
- Quyết định số 2261/QĐ-UBND ngày 25/5/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố
Hà Nội phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2021,
tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 43/2013/QĐ-UBND ngày 15/10/2013 của UBND thành phố Hà Nội
ban hành Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn
thành phố Hà Nội;
- Quyết định số 72/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của Ủy ban nhân dân thành
phố Hà Nội ban hành quy định về lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và quản lý theo đồ
án quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội;

II.2. Căn cứ pháp lý liên quan của dự án:

-- Quyết định số 4464/QĐ-UBND ngày 27/08/2014 của UBND huyện Thanh Oai về
việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đến năm
2030, tỷ lệ 1/10.000;

- Văn bản số 11175/BCT-CTĐP ngày 27/11/2017 của Bộ Công thương về việc


thỏa thuận Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đến năm 2021, có xét đến năm 2030
trên địa bản thành phố Hà Nội.

- Quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày 14/3/2018 của UBND Thành phố Hà Nội về
việc phê duyệt Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2021,
có xét đến năm 2030;

- Quyết định số 1075/QĐ-UBND ngày 25/06/2007 của UBND tỉnh Hà Tây phê
duyệt quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp Bình Minh - Cao Viên, huyện Thanh Oai;

- Quyết định số 1423/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tây ngày 07/08/2007 về việc
thu hồi 386.600,0m2 đất tại xã Bình Minh, xã Cao Viên, xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai;
chuyển mục đích sử dụng thành đất chuyên dùng ( đất công nghiệp); giao 383.601,0 m2
cho Công ty Cổ phần xây dựng Hà Tây để đầu tư kinh doanh hạ tầng và quản lý hạ tầng
kỹ thuật sau đầu tư Cụm công nghiệp Bình Minh - Cao Viên;

- Quyết định số 4758/QĐ-UBND ngày 20/07/2017 của UBND thành phố Hà Nội
về việc thành lập cụm công nghiệp Bình Minh - Cao Viên, huyện Thanh Oai, thành phố
Hà Nội.
- Quyết định số 2668/QĐ-UBND ngày 18/06/2021 của Ủy ban nhân dân thành
phố Hà Nội Về việc Phê duyệt chỉ giới đường đỏ ( ranh giới phạm vi xây dựng nền
đường) tuyến quốc lộ 21B đoạn từ cầu Thạch Bích đến nút giao đường tỉnh 427 và đoạn
từ nút giao Ngã tư Vác đến hết địa phận huyện Thanh Oai, tỷ lệ 1/500. T

3
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI QUÁT HIỆN TRẠNG

III.1. Phạm vi nghiên cứu của dự án:


- Ranh giới lập quy hoạch dự án có diện tích 413.391m2 nằm tại địa bàn huyện
Thanh Oai, phía Nam Hà Nội, mặt đường QL21B.
- Ranh giới khảo sát của công trình: cụm công nghiệp Bình Minh Cao Viên có các
hướng tiếp giáp với:
+ Phía Đông giáp với đường QL21B
+ Phía Bắc giáp với cụm công nghiệp Thanh Oai
+ Phía Tây nằm trong địa phận xã Cao Viên tiếp giáp Thôn Trung
+ Phía Đông Nam tiếp giáp làng Bình Đà xã Bình Minh.
III.2. Khái quát hiện trạng công trình:
1. Hiện trạng sử dụng đất
Hiện trạng vị trí nghiên cứu chủ yếu là đất canh tác nông nghiệp trồng lúa và hoa
màu, hệ thống mương tưới tiêu thủy lợi. Một phần diện tích trong phạm vi ranh giới nằm
trên mặt đường đường Thắng Lợi hiện là diện tích đất thuộc trường cao đẳng nghề Simco
Sông Đà và đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp hiện trạng (thuộc công ty TNHH vật liệu
nhiệt Phát Lộc).
2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
Địa hình khu vực là tương đối bằng phẳng, dốc từ đông nam xuống tây bắc. Cốt
chỗ cao nhất là +5.23m, chỗ thấp nhất là +3.41m. Trong khu đất có các mương tưới và
tiêu nước phục vụ nông nghiệp hiện trạng với tổng diện tích chiếm đất khoảng 17,631 m2
(1,76ha). Vùng trũng kênh mương có cao độ từ +2,62m đến +3,35m. Các công trình đã
đầu tư xây dựng theo quy hoạch cũ có cao độ từ +4.68 đến 5.0 (hiện nay chỉ thấp hơn mặt
đường quốc lộ 21B từ 0- 0,4 m). Toàn bộ ranh giới phía Đông dự án tiếp giáp tuyến Quốc
Lộ 21B, tuyến này dự kiến sẽ nhanh chóng được mở rộng nâng cấp lên thành 6 làn xe.
Ngoài ra trong phạm vi dự án đã có tuyến đường Thắng Lợi hiện trạng kết nối xã Cao
Viên với Quốc Lộ 21B.
- Khu vực ranh giới phía Bắc, phía Đông và phía Nam dự án được bao quanh
bằng hệ thống mương thủy lợi bao gồm mạng lưới mương xây và mương đất tương đối
thuận lợi cho việc đấu nối thoát nước mưa.

4
IV. NHIỆM VỤ KHẢO SÁT, VÀ PHƯƠNG ÁN KHẢO SÁT

IV.1. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng


1. Mục đích khảo sát xây dựng.
- Mục đích, yêu cầu công tác khảo sát xây dựng nhằm phục vụ cho công tác
thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công xây dựng Dự án “Cụm công nghiệp Bình
Minh Cao Viên”
- Nhằm mục đích nghiên cứu và đánh giá điều kiện địa chất công trình của vùng
(địa điểm) xây dựng (bao gồm cấu trúc địa chất, trạng thái và các tính chất cơ lí của
đất đá, các quá trình và hiện tượng địa chất vật lí bất lợi) nhằm lập được các giải
pháp có cơ sở kĩ thuật và hợp lí về kinh tế khi thiết kế và xây dựng nhà, công trình.
Đồng thời để dự báo sự biến đổi điều kiện địa chất công trình khi xây dựng và sử
dụng nhà, công trình.
- Cung cấp đầy đủ các số liệu cấu trúc địa chất, các chỉ tiêu cơ lý của đất đá,
nước dưới đất của khu đất xây dựng để tư vấn thiết kế tính toán đưa ra giải pháp thiết
kế nền móng và kết cấu công trình.
2. Yêu cầu.
- Mô tả chính xác điều kiện địa chất công trình của khu vực xây dựng.
- Số lượng, độ sâu, khoảng cách các điểm thăm dò đã được xác định theo tiêu
chuẩn khảo sát địa chất phù hợp với qui mô công trình.
- Tạo được nhiều mặt cắt địa chất theo các phương pháp khác nhau, xác định
ranh giới bề dày các lớp đất đá và tính chất cơ lý của chúng.
- Công tác khoan khảo sát tại hiện trường và công tác thí nghiệm mẫu trong
phòng thí nghiệm phải tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật hiện hành.
- Nhà thầu khảo sát địa chất (KSĐC) cần xem xét kỹ nhiệm vụ khoan KSĐC do
Tư vấn thiết kế đề xuất, bằng kinh nghiệm thực tế của mình, cần tìm hiểu đặc điểm
địa chất vùng miền để đánh giá mức độ hợp lý của nhiệm vụ KSĐC và cần có ý kiến
đề xuất về địa chất khu vực này cho CĐT khi lập đề cương, nếu địa chất phức tạp đề
xuất TVTK tham gia cùng.
3. Phạm vi khảo sát xây dựng:
Căn cứ theo quy mô, tính chất của dự án, nội dung công tác khảo sát địa chất dự
kiến sẽ bao gồm các công việc chủ yếu sau:
- Công tác lập nhiệm vụ, phương án khảo sát
- Công tác khoan khảo sát hiện trường

5
- Công tác khảo sát mỏ vật liệu, bãi đổ thải
- Công tác thí nghiệm trong phòng
- Công tác tổng hợp lập báo cáo khảo sát địa chất
4. Khối lượng công tác khảo sát địa chất dự kiến
Khối Ghi
STT Hạng mục công việc đơn vị
lượng chú
1 - Xác định vị trí lỗ khoan trên thực địa Lỗ 12
2 - Số lỗ khoan Lỗ 12
3 - Chiều dài lỗ khoan dự kiến (6m/lỗ) m 72
4 - Khoan đất, đá cấp I-III m 72
5 - Lấy mẫu thí nghiệm (02 mẫu/ lỗ) mẫu 36
6 - Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT lần 36
- Thí nghiệm mẫu nguyên dạng (dự kiến
70%) mẫu 25
7
- Thí nghiệm mẫu không nguyên dạng mẫu 11
Số lượng mẫu thí nghiệm nguyên dạng, không nguyên dạng trên là dự kiến. Khối lượng
mẫu thí nghiệm phụ thuộc vào thực tế số mẫu nguyên dạng và không nguyên dạng lấy.

 Vị trí lỗ khoan xem chi tiết trong bản vẽ mặt bằng bố trí lỗ khoan
 Trong quá trình khảo sát địa chất công trình nền đường thông thường nếu phát
hiện có lớp đất yếu cần tiến hành khoan bổ sung theo 22TCN263-2000.
5. Thời gian thực hiện khảo sát xây dựng.
Thời gian thực hiện dự kiến: theo tiến độ của dự án
IV.2. Phương án kỹ thuật khảo sát:1/500.
1. Thành phần khối lượng công tác khảo sát.
Thực hiện theo khối lượng nhiệm vụ khảo sát đề xuất
2. Phương pháp, thiết bị khảo sát và phòng thí nghiệm được sử dụng.
Máy móc thiết bị thực hiện khảo sát địa chất dùng cho công trình :
- Máy khoan guồng xoắn cùng các bộ phận đi kèm: cần khoan, xe bò, ống mẫu....
- Máy khoan XY-1A hoặc máy có tính năng tương tự.
- Máy tính kỹ thuật, máy vi tính và các phần mềm phục vụ công tác khảo sát, lập hồ
sơ báo cáo khảo sát.
* Tất cả máy móc và trang thiết bị đều phải được kiểm tra, kiểm nghiệm theo đúng quy
định trước khi đưa vào sử dụng.
6
3. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng áp dụng.
Áp dụng danh mục tiêu chuẩn về khảo sát địa chất công trình hiện hành. Trong quá
trình triển khai thực hiện tiếp tục rà soát xem xét bổ sung hoặc thay thế các tiêu chuẩn áp
dụng cho dự án đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật.
Công tác khảo sát địa chất công trình được áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật sau:

STT Tên quy chuẩn, tiêu chuẩn Mã hiệu


1 Khảo sát cho xây dựng - Nguyên tắc cơ bản TCVN 4419:1987
2 Tiêu chuẩn khoan thăm dò địa chất công trình TCVN 9437:2012
3 Quy trình khảo sát đường ô tô 22TCN 263:2000
Công trình phòng trống đất sụt trên đường ô tô – Yêu cầu khảo
4 TCVN 9861:2013
sát và thiết kế
Chỉ dẫn kỹ thuật công tác khảo sát địa chất công trình cho xây
5 TCVN 9402:2012
dựng trong vùng các - tơ
6 Yêu cầu kỹ thuật khoan máy trong công tác khảo sát địa chất TCVN 9155:2012
7 Thiết kế công trình chịu động đất TCVN 9386:2012
8 Khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng TCVN 9363:2012
9 Tiêu chuẩn thiết nền kế nhà và công trình TCVN 9362:2012
10 Móng cọc – Yêu cầu thiết kế TCVN 10304:2014
11 Đất xây dựng-Lấy mẫu, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu TCVN 2683:2012
Yêu cầu bảo quản mẫu nõn khoan trong công tác khảo sát địa
12 TCVN 9140:2012
chất công trình
Đất xây dựng - Phương pháp xác định khối lượng riêng trong
11 TCVN 4195:2012
phòng thí nghiệm
Đất xây dựng - Phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm trong
13 TCVN 4196:2012
phòng thí nghiệm
Đất xây dựng - Phương pháp xác định giới hạn chất dẻo và giới
14 TCVN 4197:2012
hạn chảy trong phòng thí nghiệm
Đất xây dựng - Các phương pháp xác định thành phần hạt trong
15 TCVN 4198:2012
phòng thí nghiệm
Đất xây dựng - Phương pháp xác định tính chống cắt trong
16 TCVN 4199:2012
phòng thí nghiệm ở máy cắt phẳng
17 Đất xây dựng - Phương pháp xác định tính nén lún trong phòng TCVN 4200:2012

7
STT Tên quy chuẩn, tiêu chuẩn Mã hiệu
thí nghiệm
Đất xây dựng - Các phương pháp xác định khối lượng thể tích
18 TCVN 4202:2012
trong phòng thí nghiệm
Phương pháp xác định khối lượng thể tích khô lớn nhất và nhỏ
19 TCVN 8721:2012
nhất của đất rời trong phòng thí nghiệm
Phương pháp xác định góc nghỉ tự nhiên của đất rời trong phòng
20 TCVN 8724:2012
thí nghiệm
21 Thí nghiệm nén một trục mẫu đá hai trạng thái khô và bão hòa TCVN7572-10:06
22 Tiêu chuẩn thí nghiệm nén một trục nở hông cho đất dính ASTM D 2166

23 Đất xây dựng – Phương pháp thí nghiệm hiện trường - Thí
TCVN 9351:2012
nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT)
24 Phương pháp chỉnh lý kết quả thí nghiệm mẫu đất TCVN 9153:2012

4. Tổ chức thực hiện và biện pháp kiểm soát chất lượng của nhà thầu khảo sát xây
dựng.
4.1. Xác định vị trí lỗ khoan
Mục đích
Định vị các lỗ khoan từ bản vẽ ra thực địa hoặc ngược lại. Tọa độ lỗ khoan phù hợp
với hệ tọa độ khảo sát địa hình VN2000.
Thiết bị
Sử dụng máy toàn đạc điện tử SET 530R3, DTM-332 (hãng NIKON Nhật Bản) hoặc
tương đương. Thước thép đo khoảng cách từ các cọc chi tiết bước Thiết kế chi tiêt ngoài
hiện trường.
Phương pháp thực hiện
- Sử dụng phương pháp cắm điểm bằng tọa độ cực, sử dụng máy toàn đạc điện tử dựa
trên cơ sở các mốc GPS, mốc đường chuyền cấp II của dự án;
Yêu cầu kỹ thuật
- Vị trí lỗ khoan được xác định trên bình đồ địa hình bằng hệ thống tọa độ Quốc gia của
Việt Nam;
- Trường hợp lỗ khoan vướng các công trình phải thay đổi vị trí, đơn vị khảo sát có văn
bản báo cáo kèm theo sơ đồ vị trí lỗ khoan xin dịch chuyển và phải được sự chấp thuận
của Tư vấn.
4.2. Khoan khảo sát

8
Mục đích
- Xác định địa tầng và đặc điểm địa chất của khu vực khảo sát;
- Thực hiện các thí nghiệm hiện trường (SPT);
- Lấy các loại mẫu đất, đá.
Thiết bị
Sử dụng máy khoan XY-1A hoặc loại máy tương đương máy XY-1A với các tính
năng kỹ thuật sau:
+ Độ sâu khoan tối đa: 150m;
+ Đường kính khoan tối đa: 152mm;
+ Đường kính cần khoan: 42mm;
+ Trọng lượng máy không động cơ: 500kg.
Phương pháp thực hiện
- Thiết bị khoan được lắp đặt ở vị trí thật thẳng đứng và chú ý tránh bất kỳ sự dịch
chuyển nào trong suốt quá trình khoan;
- Sử dụng phương pháp khoan xoay bằng ống mẫu có gắn mũi khoan hợp kim, bơm rửa
bằng dung dịch bentonite. Đường kính mở lỗ là 110-127mm, đường kính kết thúc lỗ
khoan là 91mm;
- Công tác khoan sẽ đi kèm với lắp đặt ống chống tạm thời bất cứ khi nào thấy lỗ khoan
không ổn định do gặp tầng đất yếu, cát chảy, tầng đá phong hóa nứt nẻ mạnh;
- Quá trình khoan được thực hiện đến độ sâu để thực hiện công tác lấy mẫu/ thí nghiệm
xuyên tiêu chuẩn SPT theo yêu cầu kỹ thuật của Nhiệm vụ khảo sát;
- Trước khi tiến hành thí nghiệm SPT hay lấy mẫu, đáy lỗ khoan được thổi rửa sạch rồi
xác định chiều sâu lỗ khoan;
- Quá trình khoan khảo sát được ghi chép vào nhật ký khoan. Trong nhật ký khoan khảo
sát ghi tên lỗ khoan, chiều sâu gặp và kết thúc lớp đất, chiều dầy lớp đất, chiều sâu lấy
mẫu, trạng thái, mầu sắc của đất, kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT; cao độ, toạ
độ lỗ khoan, tên người theo dõi, ngày tháng bắt đầu và kết thúc lỗ khoan. Trong quá
trình khoan Kỹ sư địa chất của nhà thầu cần chuẩn bị một thước dây, thước sào tre khắc
mỗi 10cm để bắt chính xác độ sâu thay đổi địa tầng và chiều sâu lỗ khoan.
- Mỗi lỗ khoan trước khi kết thúc được lập biên bản nghiệm thu lỗ khoan theo quy định;
- Sau khi nghiệm thu, các lỗ khoan được lấp lại theo quy định và có Biên bản nghiệm thu
công tác lấp lỗ khoan.

9
4.3. Yêu cầu kỹ thuật và điều kiện kết thúc lỗ khoan
- Công tác khoan khảo sát tuân thủ theo Tiêu chuẩn khoan thăm dò địa chất công trình
TCVN9437-2012.
Đối với lỗ khoan nền đường:
+ Trong quá trình khoan nền đường thông thường yêu cầu khoan hết chiều sâu dự
kiến hoặc gặp lớp đá, khi khoan đến hết chiều sâu dự kiến mà phát hiện địa tầng đất yếu
phải báo cho CNHM địa chất và CNTK biết để cùng phối hợp xem xét giải quyết.
+ Nền đường đất yếu (nếu có) yêu cần khoan hết lớp đất yếu, vào lớp đất tốt 2m và
tuân thủ quy trình 22TCN262-2000, 22TCN263-2000 và các quy định hiện hành.
4.4. Lấy mẫu
Mục đích
- Xác định, mô tả địa tầng tại hiện trường;
- Thí nghiệm mẫu để xác định chỉ tiêu vật lý và cơ học của các lớp đất nền;
Thiết bị
- Ống mẫu thành mỏng đường kính 76mm hoặc 91mm;
- Ống mẫu mở đôi đường kính 91mm;
- Ống mẫu chẻ (ống mẫu SPT);
- Ống khoan nòng đơn.
- Ống khoan nòng đôi
Phương pháp thực hiện
- Lấy mẫu mô tả và chụp ảnh: Sửa dụng ống khoan để ép mẫu bằng tải trọng tĩnh
hoặc động để đưa lõi đất lên khay mẫu ứng với độ sâu thực tế.
- Lấy mẫu thí nghiệm: Sử dụng ống mẫu thành mỏng, đường kính 76mm hoặc
91mm lấy mẫu đất nguyên dạng có giá trị SPT <9. Lấy mẫu bằng cách ấn
vào đất bằng tải tĩnh;
- Sử dụng loại ống mở, đường kính 91mm lấy mẫu đất nguyên dạng có giá
trị SPT>9 bằng lực tĩnh hoặc đóng bằng tạ. Chiều dài mẫu L 20cm;
- Mẫu không nguyên trạng lấy trong ống mẫu chẻ (ống mẫu SPT) hoặc dùng ống
mẫu mở đôi để lấy;
- Mẫu đá được lấy từ lõi khoan bằng phương pháp khoan xoay sử dụng mũi khoan
hợp kim hoặc mũi khoan kim cương; mẫu đá mềm tỷ lệ lõi thấp được sử dụng
ống khoan nòng đôi.

10
- Trước khi lấy mẫu lỗ khoan được làm sạch và đảm bảo không ảnh hưởng đến
tầng đất định lấy mẫu, tránh làm mất tính nguyên trạng của mẫu;
- Tất cả mẫu nguyên dạng cần được bao bọc kín (hai đầu) để giữ độ ẩm. Phải phủ
paraffin mỗi lớp dày 10-25mm ở hai đầu mẫu. Đầu ống mẫu phải được bọc và
giữ bằng keo dính;
- Mẫu đá sẽ được lấy bằng ống mẫu nòng đôi hoặc các thiết bị tương đương.
Đường kính trong của ống lõi không nhỏ hơn 48mm.
- Mẫu lưu hồ sơ được thu thập trong quá trình khoan từ phần dư khi lấy mẫu
nguyên dạng, không nguyên dạng, lõi SPT. Mẫu lưu hồ sơ sau khi lấy được bảo
quản cẩn thận, dán nhãn (như đối với mẫu nguyên trạng và không nguyêng
trạng).
- Các mẫu có etiket dán vào hộp mẫu, trên etiket có ghi ký hiệu mẫu, tên lỗ khoan,
ngày lấy, người lấy, độ sâu và ghi trạng thái, mầu sắc đất.
Yêu cầu kỹ thuật
- Công tác lấy mẫu đất và mẫu đá tuân thủ theo Tiêu chuẩn TCVN 9437-2012;
- Mẫu mô tả tại hiện trường.
- Khoảng cách lấy mẫu thí nghiệm là 2m/ mẫu.
- Các mẫu lõi sau khi lấy phải được xếp đúng vị trí vào khay mẫu lõi và được trình
lên Kỹ sư tư vấn. Mỗi khay mẫu lõi có 5 khe đựng mẫu; mỗi khe có kích thước
phù hợp để chứa 1m mẫu lõi. Như vậy, mỗi khay lõi sẽ gồm mẫu lõi của đoạn
5m.
- Các mẫu lõi phải được đặt đúng thứ tự, cùng chiều dài khe khay chứa lõi bằng
chiều dài mẫu khoan được. Phần khe thừa không có mẫu lõi sẽ để trống. Phải
thường xuyên đánh dấu khe chứa mẫu để thể hiện chiều dài của mẫu. Mỗi khay
mẫu lõi phải được đánh dấu số hố khoan và chiều sâu của đoạn vừa lấy mẫu.
4.5. Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT)
Mục đích
- Xác định trạng thái của đất, sức kháng xuyên tiêu chuẩn của đất;
- Lấy mẫu thí nghiệm đối với các loại đất rời.
Thiết bị
Sử dụng thiết bị xuyên tiêu chuẩn SPT của Việt Nam/ Trung Quốc có các thông số
kỹ thuật chính sau:
- Trọng lượng tạ đóng SPT: 63.5kg;
11
- Chiều cao rơi tự do: 760mm;
- Mũi xuyên (ống mẫu tách đôi) đường kính ngoài 50.8mm;
- Mũi xuyên đặc côn vát 600 đường kính 50.8mm.
- Ống nhựa PVC có nắp đường kính 6mm, cao 100mm
Phương pháp thực hiện
- Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT được thực hiện trong các lỗ khoan;
- Khoan đến độ sâu dự kiến thí nghiệm SPT;
- Bơm thổi rửa làm sạch đáy lỗ khoan rồi xác định lại độ sâu;
- Hạ cần khoan có lắp mũi xuyên SPT xuống hố khoan;
- Ống mẫu SPT được đóng xuống 45cm từ đáy lỗ khoan bằng tạ trọng lượng
63.5kg, chiều cao rơi 760mm. Giá trị SPT là tổng số búa đóng 15cm thứ 2 và
15cm thứ 3. Biểu đồ SPT được thể hiện trong các hình trụ lỗ khoan;
- Khi thí nghiệm trong cuội sỏi kích thước hạt lớn hay trong đá phong hóa nứt nẻ
mạnh, ống mẫu tách đôi có thể được thay thế bằng mũi xuyên đặc côn vát 60°.
Yêu cầu kỹ thuật
- Thí nghiệm tuân thủ theo tiêu chuẩn Đất xây dựng - Phương pháp thí nghiệm
hiện trường, thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn TCVN 9351:2012;
- Thí nghiệm trong lỗ khoan, khoảng cách thí nghiệm là 1.0 - 2.0m/điểm.
- Mẫu lõi trong ống SPT đoạn 30cm dưới cùng được lấy vào ống PVC có nắp đậy
sau đó ghi độ sâu và các giá trị SPT vừa thí nghiệm được. Hộp này được nộp lại
cho Tư vấn sau khi kết thúc lỗ khoan.
4.6. Bảo quản và vận chuyển mẫu
- Toàn bộ mẫu sau khi lấy phải được cất ở nơi râm mát, tránh mọi sự va đập và tác
động của ngoại lực;
- Các mẫu sẽ được chuyển tới phòng thí nghiệm mà nhà thầu khảo sát chỉ định và
được Ban Quản lý dự án chấp thuận;
- Quy trình vận chuyển và bảo quản mẫu tuân thủ tiêu chuẩn TCVN 2683:2012.
4.7. Đo chiều sâu mực nước ngầm
Việc xác định mực nước ngầm ổn định tại các lỗ khoan trên cạn phải được thực hiện
đồng thời với quá trình khoan địa chất. Đo kết quả cuối cùng sau 1 ngày kết thúc lỗ
khoan, trước khi lấp. Kết quả thu thập được trong quá trình khảo sát địa chất được đưa
vào Báo cáo khảo sát địa chất công trình.
4.8. Công tác thí nghiệm

12
- Bộ phận thí nghiệm trong phòng sau khi tiếp nhận mẫu thí nghiệm từ bộ phận
khảo sát hiện trường chuyển về bắt đầu tiến hành thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của mẫu
đất bao gồm :

STT Các chỉ tiêu cơ lý Ký hiệu Đơn vị

1 Thí nghiệm thành phần hạt

2 Độ ẩm tự nhiên Wtn %

3 Dung trọng tự nhiên w g/cm3

4 Dung trọng khô c g/cm3

5 Khối lượng riêng  g/cm3

6 Hệ số rỗng o -

7 Độ lỗ rỗng n -

8 Độ bão hòa G %

9 Giới hạn chảy Wch %

10 Giới hạn dẻo Wd %

11 Chỉ số dẻo Ip %

12 Độ sệt B -

13 Lực dính đơn vị C Kg/cm2

14 Góc ma sát trong  độ

15 Hệ số nén lún a1-2 cm2/Kg

16 Áp lực tính toán quy ước Ro Kg/cm2

17 Mô đun biến dạng Eo Kg/cm2

+ Các chỉ tiêu cơ lý của mẫu đất không nguyên dạng

STT Các chỉ tiêu cơ lý Ký hiệu Đơn vị

1 Thành phần hạt P %

2 Độ ẩm tự nhiên Wtn %

3 Khối lượng riêng  g/cm3

4 Góc nghỉ khô k độ

13
STT Các chỉ tiêu cơ lý Ký hiệu Đơn vị

5 Góc nghỉ ướt ư độ

6 Hệ số rỗng lớn nhất e max -

7 Hệ số rỗng nhỏ nhất e min -

Dung trọng ứng với hệ số rỗng lớn emax g/cm3


8
nhất

Dung trọng ứng với hệ số rỗng nhỏ emin g/cm3


9
nhất

10 Góc ma sát trong  độ

+ Các chỉ tiêu cơ lý của mẫu đá

STT Các chỉ tiêu cơ lý Ký hiệu Đơn vị

1 Độ ẩm tự nhiên Wo %

2 Khối lượng thể tích w g/cm3

3 Khối lượng thể tích khô o g/cm3

4 Khối lượng riêng s g/cm3

5 Hệ số rỗng tự nhiên o

6 Độ lỗ rỗng N %

7 Độ bão hòa G %

8 Cường độ kháng nén khi khô RKG kG/cm2

9 Cường độ kháng nén bão hòa RBH kG/cm2

10 Hệ số hóa mềm K

Chỉ số RQD, sức kháng cắt, kháng


11
tách vỡ của đá

12 Môđun tổng biến dạng Eo KG/cm

IV.3. Tiến độ thực hiện.


Thời gian thực hiện dự kiến: theo tiến độ của dự án

14
IV.4. Tổ chức thực hiện và biện pháp đảm bảo chất lượng.
1. Về nhân lực :
Nhân lực và máy khoan: dùng 1 máy khoan cùng với 1 tổ khoan gồm 1 kỹ thuật và 4
công nhân
- Bộ phận thí nghiệm: gồm 2 kỹ sư
- Bộ phận tổng hợp tài liệu, lập báo cáo địa chất: gồm 3 kỹ sư.
2. Tổ chức thực hiện:
Dưới sự chỉ đạo của chủ trì công trình các kỹ sư của nhóm kỹ thuật và các tổ khảo sát
thực hiện theo quy trình sau:
CHỦ TRÌ CÔNG TRÌNH

KỸ SƯ THEO DÕI HIỆN TRƯỜNG

CÁC TỔ KHẢO SÁT VÀ PHÒNG NỘI NGHIỆP

2.1. Phần thuyết minh, dự toán.


- Viết thuyết minh khảo sát.
- Lập dự toán khảo sát.
2.2. Đóng gói hồ sơ .
- Tập hợp thuyết minh khảo sát, các số liệu do chủ đầu tư cấp.
- Tập hợp các bản vẽ.
- Chuyển hồ sơ sang KCS Công ty.
- Nhân bộ đóng hồ sơ theo yêu cầu của Chủ đầu tư.
2.3. Thực hiện lập báo cáo khảo sát địa chất.
Sau khi có kết quả hiện trường và trong phòng thì tiến hành chỉnh lý, tổng hợp và
lập báo cáo kết quả khảo sát. Số lượng giao nộp: 08 bộ hồ sơ báo cáo khảo sát địa chất.
Nội dung của báo cáo khảo sát địa chất theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày
26/01/2021 về việc quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây
dựng và bảo trì công trình xây dựng. Nội dung bao gồm:
I. Thuyết minh:
a. Giới thiệu Dự án
b. Căn cứ thực hiện khảo sát xây dựng

15
c. Quy trình và phương pháp khảo sát xây dựng
d. Khái quát về vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng, đặc điểm, qui
mô, tính chất của công trình.
e. Khối lượng khảo sát đã thực hiện.
f. Kết quả, số liệu khảo sát xây dựng sau khi có kết quả thí nghiệm trong phòng, phân tích.
g. Các ý kiến đánh giá, lưu ý, đề xuất
h. Kết luận và kiến nghị.
II. Các Phụ lục kèm theo.
a. Phụ lục 1: Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý các lớp đất
b. Phụ lục 2: Bình đồ vị trí lỗ khoan
c. Phụ lục 3: Hình trụ lỗ khoan
d. Phụ lục 4: Mặt cắt dọc địa chất công trình
e. Phụ lục 5: Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý các mẫu đất
f. Phụ lục 6: Biểu thí nghiệm chi tiết
3. Biện pháp kiểm soát chất lượng của nhà thầu khảo sát.
Để đáp ứng tiến độ và chất lượng công trình, công tác kiểm tra nghiệm thu phải tiến
hành thường xuyên, liên tục sau mỗi công đoạn ở ngoài hiện trường và trong phòng.
Công tác kiểm tra - nghiệm thu tuân thủ theo các bước sau :
+ Tổ trưởng phụ trách thi công tiến hành kiểm tra, kiểm soát 100% khối lượng công
việc do tổ mình phụ trách.
+ Cán bộ Ban kỹ thuật được phân công phụ trách kiểm tra không dưới 60% khối
lượng công việc phải thực hiện.
+ Chủ nhiệm công trình kiểm tra tổng thể và đánh giá toàn bộ chất lượng công trình.

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Đầu tư xây dựng dự án nhằm góp phần hoàn hiện hệ thống hạ tầng theo quy
hoạch, kết nối mạng lưới giao thông với Quốc Lộ 21B và phát triển đầu tư công nghiệp
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của huyện Thanh Oai và TP Hà
Nội. Với vai trò quan trọng như vậy đề nghị các cấp có thẩm quyền thẩm định và phê
duyệt đề cương nhiệm vụ khảo sát thiết kế và dự toán các gói thầu khảo sát xây dựng làm
cơ sở triển khai thực hiện các bước tiếp theo./.

16

You might also like