You are on page 1of 22

CHUYÊN ĐỀ TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN ĐẦU

TƯ XÂY DỰNG

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


GVHD: VĂN TẤN HOÀNG
SVTH: HUỲNH HUY HOÀNG – K21A3 – A151960
BÀI TIỂU LUẬN
NỘI DUNG SỐ 1
Công trình: Nhà liên kế mẫu K1G1 khu dân cư Center Hills,
Nguyễn Oanh
1/ Địa điểm, thời gian xây dựng

- Địa điểm : 02, Nguyễn Oanh, phường 7, quận Gò Vấp


- Thời gian thi công: năm 2013 - 2014
- Chủ Đầu Tư: Công Ty TNHH Đầu Tư Địa Ốc Thành Phố - Cityland
- Loại hình đầu tư: Nhà phố - Biệt thự Cityland Garden Hills - Thương mại, dịch vụ –
Trường học.
- Quy mô: 14ha             Mật độ xây dựng: 29,3%
- Tổng số lượng 335 căn gồm: 237 Căn nhà phố và 98 Căn biệt thự Cityland Garden Hills
- Đại siêu thị EMART ngay dự án Garden Hills: 3,1 ha  Trường học các cấp: 10.000 m2
- Tiện ích đầy đủ: Công viên tập trung, thương mại – Dịch vụ, khu vui chơi…..

- Cityland Garden Hills Cách đường Phạm Văn Đồng (Vành Đai Bình Lợi – Tân Sơn Nhất) là
tuyến đường nội ô đẹp nhất Sài Gòn chỉ 100m. Thuận tiện đi các quận trung tâm Q1, Sân
bay Tân Sơn Nhất…
- Dự án Cityland Garden Hills có vị trí khá thuận lợi về mặt giao thông liên kết trực tiếp với
các tuyến chính huyết mạch để đi đến trung tâm thành phố Quận 3, Quận 1, các quận
phía đông như Q9, Thủ Đức…
2/ Chi phí tư vấn công trình
Chi phí thiết kế xây dựng
- Tra bảng 2 phụ lục số 2 thông tư số 03/2016/TT – BXD về phân cấp công trình thuộc cấp IV
 Thiết kế 2 bước
- Tra bảng số 6 quyết định số 79/QĐ – BXD về định mức chi phí thiết kế công trình dân dụng –
thiết kế 2 bước : Gxd < 10 tỷ -> hệ số Nt = 2.92%
 Chi phí thiết kế của công trình = 755.472.166 * 2.92 / 100 = 22.059.787đ
Chi phí tư vấn giám sát thi công
Tra cứu bảng số 22: định mức chi phí giám sát thi công trong quyết định số 79/QĐ – BXD < 10 tỷ
 Hệ số Nt công trình dân dụng: Nt = 3.258%
 Chi phí giám sát thi công xây dựng công trình = 755.472.166 * 3.258 / 100 = 24.613.283đ
BÀI TIỂU LUẬN
NỘI DUNG SỐ 2
LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Thể loại: Công trình tôn giáo – tín ngưỡng
BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT

CÔNG TRÌNH: NHÀ THỜ TỘC HỌ BÙI


Địa điểm: Kim Thành – Hải Dương

CHỦ ĐẦU TƯ:

ĐƠN VỊ TƯ VẤN LẬP BCKTKT:


MỤC LỤC
PHẦN 1 : NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT

PHẦN 2 : TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN

PHẦN 3 : ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG – HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

PHẦN 4 : GIẢI PHÁP THIẾT KẾ

PHẦN 5 : QUY MÔ XÂY DỰNG

PHẦN 6 : TỔNG KINH PHÍ ĐẦU TƯ

PHẦN 7 : KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

PHẦN 8 : HỒ SƠ PHÁP LÝ

PHẦN 9 : HỒ SƠ THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG


PHẦN 1 : NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT
1/ Những căn cứ pháp lý :

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình: “ Nhà thờ tộc ” được thực hiện từ các căn cứ sau:

• Căn cứ vào Luật xây dựng số16/2003–QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 4.
• Căn cứ vào luật đấu thầu số: 61/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 (từ ngày 18/10/2005 đến 29/11/2005).
• Căn cứ vào Nghị định số: 85/2009/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 15/10/ 2009 về
việc hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng
(thay thế NĐ58/2008/NĐ-CP ngày 5/5/2008).
• Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 16/12/2004 về quản
lý chất lượng công trình xây dựng.
• Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 14/12/2009 về quản
lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
• Căn cứ nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10/02/2009 về quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
• Căn cứ Nghị định 97/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/10/2009 về quy định
mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, HTX,
trang trại, hộ gia đình cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam cho thuê mướn lao động,
bắt đầu áp dụng từ 01/01/2010 (thay thế cho Nghị định 110/2008/NĐ-CP).
• Căn cứ Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 25-3-2010 của Chính phủ về quy định mức tối
thiểu chung (tại khoản 3 điều 7 có thay thế khoản 1 điều 3 của Nghị định 97/2009/NĐ-CP).
• Căn cứ Thông tư 17/2000/TT-BXD ngày 29/12/2000 của Bộ Xây Dựng về việc hướng dẫn
phân loại vật liệu tính vào chi phí trực tiếp trong dự toán xây lắp công trình.
• Căn cứ Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7/05/2005 của Bộ xây dựng về hướng dẫn
hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
• Căn cứ Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài Chính về việc hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định
123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008.
• Thông tư 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây Dựng về việc hướng dẫn điều
chỉnh dự toán công trình và quy định danh mục các địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu
vùng.
• Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây Dựng về việc hướng dẫn lập và
quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
• Thông tư số 33/2007/TT-BTC ban hành ngày 09/04/2007 của Bộ Tài Chánh về việc
hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà Nước.
• Quyết định số 37/2010/QĐ-UBND ban hành ngày 18/8/2010 của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh
Hải Dương về việc hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Hải
Dương theo mức lương tối thiểu từ ngày 01/01/2010.
• Quyết định số 33 /2004/QĐ-BTC ngày 12/04/2004 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chánh về việc
ban hành quy tắc, biểu phí bảo hiểm xây dựng và lắp đặt.
• Quyết định số 2173/QĐ-BTC ngày 25/6/2007 của Bộ Tài chính v/v đính chính Thông tư
số 33/2007/TT-BTC.
• Căn cứ quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây Dựng về việc công bố
định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
• Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần xây dựng ban hành theo công văn số
1776/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây Dựng.
• Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần lắp đặt ban hành theo công văn số
1777/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ xây dựng.
• Đơn giá xây dựng công trình – Phần xây dựng ban hành theo quyết định số
2056/2006/QĐ-UBND ngày 18/7/2006 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hải Dương.
• Đơn giá xây dựng công trình – Phần lắp đặt ban hành theo quyết định số
2057/2006/QĐ-UBND ngày 18/7/2006 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hải Dương.
• Công bố giá vật liệu xây dựng tháng 7 số 1609/CBLS-STC-SXD ban hành ngày 5/8/2011 &
tháng 8 năm 2011 số 1886/CBLS-STC-SXD ban hành ngày 5/9/2011 của Liên Sở Xây dựng –
Tài chính Tỉnh Hải Dương.

2/ Sự cần thiết đầu tư :


Nhà thờ họ xưa nay vẫn là công trình tâm linh không thể thay thế được trong văn hóa làng
xóm, láng giềng, trong họ tộc…Với họ Bùi cũng vậy, nhà thờ họ Bùi là niềm tự hào của biết
bao thế hệ con chau, từ đời này sang đời khác, là nơi lưu giữ tiếng thơm muôn đời của
dòng họ này.
Nhà thờ Họ là nơi con cháu về dâng hương, họp mặt những ngày giỗ, lễ, Tết. Ngoài thờ tổ
tiên, đây cũng là nơi ghi danh những anh hùng, liệt sĩ, người có công, con cháu thành đạt
thuộc Họ Bùi Văn
Nhà Thờ họ Bùi đã được xây dựng nhằm phục dựng vẽ tôn nghiêm, mỹ quan và trở thành
một nơi sinh hoạt, lễ hội của gia đình, xứng tầm là một công trình lịch sử, văn hoá tiêu lâu
đời. Tưởng nhớ công ơn to lớn của tổ tiên họ Bùi; - Tăng cường hình thức giáo dục truyền
thống gia đình nói chung và thanh thiếu niên nói riêng; - Thực hiện mục tiêu xây dựng con
người mới xã hội chủ nghĩa tận tụy hy sinh vì sự nghiệp cao đẹp, nhất là trên mặt trận văn
hóa - giáo dục. Thực hiện thắng lợi theo nhiệm vụ giáo dục chính trị trong thanh, thiếu
niên. - Tạo hình dáng thẩm mỹ cho toàn khu vực.
PHẦN 2 : TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
1/ Tên dự án :
Báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình “ Nhà thờ họ Bùi “
2/ Địa điểm :
Tỉnh Hải Dương
3/ Cơ quan thực hiện và trình duyệt :
4/ Cơ quan duyệt báo cáo và chủ đầu tư :
Gia đình ông Bùi Văn Hải Quảng
5/ Đơn vị lập báo cáo :
Huỳnh Huy Hoàng
6/ Quy mô đầu tư :
Nhà thờ gồm :
Khuôn viên, nhà thờ
7/ Nội dung công trình :
Khu nhà thờ được thiết kế theo tiêu chuẩn Việt Nam: nhà khung cột vì kèo gỗ, móng đơn
cọc ép, tường rào bao che , sàn BTCT, mái ngói
- Công trình thiết kế theo tiêu chuẩn cấp IV
- Bậc chịu lửa bậc 4
8/ Nội dung thiết kế :
- Nhà thờ được chia làm 3 phần: Khuôn viên, nhà sinh hoạt và nhà thờ là nơi hành lễ,
cúng, nơi ghi danh những người có công và con cháu thành đạt.
- Khuôn viên: bao gồm phần sân nhỏ sinh hoạt chung cho mọi người, được bố trí bình
phong phía trước để tránh những luồng khí xấu.
- Mái ngói dốc
- Tường rào xung quanh công trình
- Cửa cổng
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật :
- Tổng diện tích đất: 600m2
- Diện tích xây dựng: 300m2
- Tầng cao: 1 tầng
9/ Thời gian thực hiện dự án :
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: 3/2018 – 5/2018
- Giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng công trình: 6/2018 – 9/2018
- Nghiệm thu đưa vào sử dụng: 10/2018

PHẦN 3 : ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG - HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

1/ Vị trí
- Công trình tọa lạc tại: xã Cẩm La, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương
- Tứ cạnh giáp :
+ Hướng Đông : giáp nhà dân
+ Hướng Tây : giáp nhà dân
+ Hướng Nam : giáp đường làng
+ Hướng Bắc : giáp đất canh tác
2/ Điều kiện tự nhiên.
a. Điều kiện địa chất thủy văn
Ngoài các khu vực phường Sao Đỏ, phường Phả Lại thuộc thị xã Chí Linh, khu vực trung
tâm huyện Nam Sách và thành phố Hải Dương đã được điều tra, thăm dò chi tiết. Phần
diện tích còn lại mới chỉ dừng lại ở mức độ điều tra cơ bản hoặc tìm kiếm nước dưới
đất. Vì vậy chưa có số liệu chính xác về tiềm năng nước dưới đất để có quy hoạch khai
thác và sử dụng hợp lý. Các nguồn nước khoáng, nước nóng chưa được khảo sát, đánh
giá một cách chi tiết và có hệ thống nhằm làm cơ sở định hướng cho việc khai thác và sử
dụng.
Các tầng chứa nước khe nứt Trias (t), tầng chứa nước khe nứt trong các thành tạo trầm
tích lục nguyên hệ tầng Yên Phụ tuổi Devon (D1-2yp), tầng chứa nước khe nứt-karst trong
các thành tạo carbonat (s-p) và tầng chứa nước Neogen (n) chưa được đầu tư nghiên
cứu sâu. Ranh giới nhiễm mặn của các tầng chứa nước qh, qp và n chưa được xác định
chính xác làm cơ sở cho các bước tìm kiếm, thăm dò tiếp theo. Trong thời gian tới cần
tiếp tục điều tra, đánh giá chi tiết tiềm năng nước dưới đất trên phạm vi toàn tỉnh mà cụ
thể là xây dựng bản đồ địa chất thuỷ văn tỷ lệ 1/50.000 phục vụ cho việc quy hoạch khai
thác và sử dụng hợp lý, nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên ngày càng quan trọng này, tránh
nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên nước. Đặc biệt cần tập trung đầu tư thăm dò và
đánh giá toàn diện về trữ lượng và chất lượng của tầng chứa nước Neogen (n), đây là
tầng chứa nước hứa hẹn có nhiều tiềm năng lớn cho việc khai thác và sử dụng cả về số
lượng và chất lượng. Hiện nay sự hiểu biết về tầng chứa nước này rất ít, mới chỉ dựa vào
các thông số tại một số lỗ khoan thăm dò kết hợp khai thác nước của các Doanh nghiệp
tự bỏ kinh phí đầu tư và một số lỗ khoan trong quá trình thực hiện các đề tài, dự án
riêng lẻ. Vì vậy chưa đánh giá được một cách toàn diện và chính xác về tiềm năng của
tầng chứa nước này.
Ngoài ra cần đầu tư nghiên cứu về cấu trúc địa chất và mối quan hệ giữa nước mặt và
nước dưới đất tại một số khu vực thuận lợi ven các tuyến sông lớn và các hồ chứa nước
trên địa bàn tỉnh làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng các công trình khai thác nước
thấm, lọc ven các tuyến sông, hồ cũng như để thí điểm xây dựng các công trình để bổ
sung nhân tạo cho nguồn nước dưới đất bằng nguồn nước mặt và nước mưa nhằm
tránh nguy cơ suy thoái và cạn kiệt nguồn tài nguyên nước dưới đất.

Tài nguyên nước mặt: Các sông lớn chảy qua thành phố gồm có sông Thái Bình đi qua
giữa thành phố, ở phía nam có sông Sặt, chi lưu sông Thái Bình. Sông Kinh Thầy ở phía
đông phân định phường Ái Quốc (thành phố Hải Dương) và xã Lai Vu (huyện Kim
Thành). Ngoài ra còn có các hồ điều hòa Bạch Đằng, Bình Minh là những hồ lớn của
thành phố.

Về nước dưới đất: Đã tiến hành điều tra, tìm kiếm trên phạm vi diện tích khoảng 842km 2, bao
gồm các khu vực: tuyến Phả Lại – Sao Đỏ (116km2), khu vực Nam Sách - thành phố Hải Dương
(138km2), khu vực phía Tây huyện Cẩm Giàng (150km2); các khu vực Gia Lộc, Bình Giang, Thanh
Miện và Ninh Giang (438km2). Kết quả tìm kiếm, thăm dò nước dưới đất đã phát hiện được 6
phân vị địa tầng chứa nước, bao gồm: tầng chứa nước Holocen (qh), tầng chứa nước Pleistocen
(qp), tầng chứa nước Neogen (n), tầng chứa nước khe nứt Trias (t), tầng chứa nước karst – khe
nứt Paleozoi (s-p) và tầng chứa nước trong các thành tạo trầm tích lục nguyên hệ tầng Yên Phụ
tuổi Devon (D1-2yp). Về cơ bản đã xác định được diện phân bố, thế nằm, khả năng tàng trữ, lưu
thông nước, trữ lượng và chất lượng nước của các tầng chứa nước. Trong các tầng chứa nước
đã nêu ở trên thì tầng chứa nước Pleistocen (qp) và tầng chứa nước Neogen (n) là có triển vọng
đối với việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tại chuyên khảo địa chất và tài nguyên
khoáng sản tỉnh Hải Dương hoàn thành năm 2008 đã xác định sơ bộ được trữ lượng tiềm năng
một số tầng chứa nước (trữ lượng tiềm năng Qkt m3/ngày) như sau:

- Tầng chứa nước Holocen (qh): 1.040.753 m3/ngày.

- Tầng chứa nước Pleistocen (qp): 86.288m3/ngày.

- Tầng chứa nước Neogen (n): 920.338m3/ngày.

- Tầng chứa nước Trias (t): 52.412m3/ngày.

- Tầng chứa nước trong các trầm tích (s-p): 11.850m3/ngày.

Ngoài ra còn phát hiện được một số điểm nước khoáng, nước nóng ở thành phố Hải Dương,
huyện Cẩm Giàng và huyện Thanh Hà đạt chất lượng theo tiêu chuẩn cho phép, có thể khai thác
để dùng trong chăm sóc sức khỏe và đóng chai với lưu lượng khá lớn.

b. Điều kiện địa chất

Địa tầng: Đã xác lập và chính xác hoá được các phân vị địa tầng có mặt trên địa bàn tỉnh Hải
Dương đóng góp vào thang địa tầng quốc gia, cụ thể như sau:

- Giới Paleozoi, bao gồm các phân vị địa tầng: hệ tầng Tấn Mài (O3-Stm), hệ tầng Yên Phụ (D1-
2yp), hệ tầng Lỗ Sơn (D2ls), hệ tầng Hạ Long (C-Phl) và hệ tầng Bãi Cháy (P3bc).

- Giới Mesozoi, bao gồm các phân vị địa tầng: hệ tầng Sông Hiến (T 2sh), hệ tầng Nà Khuất (T2nk),
hệ tầng Mẫu Sơn (T3cms) và hệ tầng Hòn Gai (T3n-rhg).

- Giới Kainozoi, bao gồm các phân vị địa tầng: hệ tầng Tiên Hưng (N 13th), hệ tầng Vĩnh Bảo
(N2vb), hệ tầng Lệ Chi (Q11lc),hệ tầng Hà Nội (Q12-3hn),hệ tầng Vĩnh Phúc (Q13vp), hệ tầng Hải
Hưng (Q21-2hh) và hệ tầng Thái Bình (Q23tb) .

Tài nguyên khoáng sản: Đã phát hiện được các loại hình khoáng sản có công dụng khác nhau,
được chia thành các nhóm sau:

- Nhóm nhiên liệu có than đá.

- Nhóm khoáng sản kim loại: Bauxit, thuỷ ngân, sắt.


- Nhóm khoáng sản không kim loại và khoáng chất công nghiệp: Bao gồmthan bùn, phosphorit,
tal, đá đôlômit, đá vôi dùng làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng, kaolin, keratophya, đá
sét, đá phiến sét, sét làm gạch ngói nung,cát dùng san lấp và xây dựng.v.v.

- Nhóm nước nóng, nước khoáng nóng: Bao gồm các điểm nước khoáng nóng, nước nóng ở các
xã Thạch Khôi, thành phố Hải Dương và xã Thanh Thủy, huyện Thanh Hà.v.v

c. Điều kiện khí hậu

d. Giao thông
Khu đất xây dựng là làng ở xã Cẩm La nên rất yên tĩnh và thanh tịnh. Tuy tiếp xúc với
đường làng nhưng sạch sẽ, dễ dàng tiếp cận và giao thông.
e. Cấp điện
Khu đất nằm gần trục đường lớn đã có nguồn điện chạy dọc tuyến đường nên rất dễ cho
việc đầu nối.
f. Cấp nước
Khu vực vẫn chưa có nước máy nên dung máy bơm bơm nước giếng sử dụng cho sinh hoạt
g. Thoát nước
Khu đất nằm gần trục đường lớn đã có đường ống thoát nước chạy dọc tuyến đường nên
rất dễ cho việc đầu nối.

h. Hiện trạng cơ sở vật chất


Khu đất hiện là đất trống nên thuận tiện đưa vào thi công ngay
3/ Định hướng quy hoạch
Chỉ giới đường đỏ 2m
Chỉ giới xây dựng từ chỉ giới đường đỏ thụt vào 1m
Mật độ xây dựng < 40%
Chiều cao xây dựng tối đa: 1 tầng
4/ Đánh giá chung về địa điểm xây dựng
- Địa điểm xây dựng phù hợp với quy hoạch của thị xã
- Vị trí của khu đất tiếp giáp gần trục đường chính và đường làng bằng phẳng nên thuận
tiện thi công cũng như tiếp cận
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khá thuận lợi cho công trình
 Khu đất có đầy đủ điều kiện để dự án triển khai tốt và phụ hợp với quy hoạch và môi
trường xung quanh.

PHẦN 4: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ

1/ Phương án quy hoạch tổng thể:


Công trình tọa lạc trên khu đất mặt đường làng, được bố trí với các đặc điểm sau:
- Lối vào chính duy nhất là khuôn viên với cạnh dài tiếp xúc trực tiếp với mặt đường
- Trung tâm khuôn viên là bình phong dẫn thẳng trục vào nhà thờ
- Cùng với hệ thống nền sân, cây xanh, tượng đài, tường rào hoàn thiện sẽ tạo cho khuôn
viên đặc biệt là công trình khang trang, đẹp, đảm bảo môi trường sạch sẽ, yên tĩnh, và
trang nghiêm cho gia đình thăm viếng, làm lễ.
2/ Phương án thiết kế công trình
a. Giải pháp thiết kế chung
Công trình gồm các phần sau:
- Nhà thờ được chia làm 3 gian, gian chính giữa là gian thờ chính, 2 bên gian phụ thờ và
bia ghi danh dòng tộc.
- Nhà sinh hoạt : nằm tách biệt bên hướng bên trái của nhà thờ, dùng để nấu soạn,
chuẩn bị cho những dịp lễ lớn
- Khuôn viên : bố trí bình phong chắn khí xấu vào nhà thờ
b. Giải pháp mặt đứng
- Công trình có độ cao từ chân công trình đến đỉnh mái cao nhất là 5.438m, công trình đối
xứng, hình khối , màu sắc hài hòa với chức năng và kiến trúc môi trường xung quanh.
- Mặt đứng tổng thể công trình được thiết kế hướng lên và bằng phẳng ở trục trung tâm tạo
cảm giác tôn nghiêm và uy nghi và sự nhẹ nhàng của kiến trúc nhà cổ Việt Nam. Sử dụng vật
liệu gỗ, gạch, đá, ngói,.. màu sắc có đồ bền và thẩm mỹ cao, phù hợp kiến trúc công trình
tôn giáo.
- Cùng với hệ thống cổng, tường rào, nền sân tạo cho công trình vẻ đẹp toàn diện hơn.

3/ Phương án thiết kế kết cấu:


a. Các căn cứ
Công tác thiết kế được tiến hành căn cứ vào quy chuẩn xây dựng ban hành theo
quyết định số 682/BXD-CSXD của Bộ Xây Dựng và căn cứ vào các quy chuẩn quy
phạm hiện hành như sau:
- Tiêu chuẩn kết cấu bê tông & BTCT : TCXDVN 356-2005
- Tiêu chuẩn kết cấu gỗ : TCVN 8574-2010
- Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép : TCVN 338-2005
- Tiêu chuẩn tải trọng và tác động : TCVN 2737 – 95
- Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà công trình : TCVN 45 – 78
Một số tài liệu chuyên ngành, phần mềm tính toán kết cấu và một số chương trình phụ trợ
khác.
a. Giải pháp kết cấu công trình
Giải pháp kết cấu công trình được lựa chọn trên cơ sở các giải pháp chính sau:
- Chịu tải trọng theo phương đứng là hệ cột, vì kèo gỗ
- Chịu tải trọng theo phương ngang là hệ sàn cứng truyền tải trọng do gió và động đất vào
hệ cột khung gỗ theo độ cứng của cấu kiện.
4/ Phương án thiết kế điện
a. Tiêu chuẩn thiết kế
- 20 TCN 27 – 91 “ Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – tiêu chuẩn thiết
kế”
- 11 TCN 18 – 84 “ Quy phạm trang bị điện”
- TCVN 4756 – 89 “ Quy phạm nối đất và nối không thiết bị điện – phần kỹ thuật hạ tầng
đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế “
- TCXD 16/ 1986 Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sang
- TCXD 25/ 1991 Tiêu chuẩn thi công lắp đặt thiết bị
- TCXD 27/ 1991 Tiêu chuẩn thiết kế và tính toán hệ thống điện
- Quy phạm QPXD 25-65 đặt thiết bị điện trong nhà và công trình kiến trúc.
b. Tổng quan hệ thống điện
Việc thiết kế hệ thống điện của dự án có mục đích chính cung cấp điện phục vụ cho chiếu
sang, máy móc thiết bị,… Điện áp sử dụng là 220/380V.
c. Phụ tải và nguồn cung cấp điện
Phụ tải sử dụng gồm:
- Phụ tải: Động lực, chiếu sáng, chiếu sáng sự cố, chiếu sáng khẩn cấp, máy bơm,…
- Nguồn cung cấp: Từ trạm biến áp khu vực đường dây hạ thế cấp đến tủ điện tổng của
công trình.
d. Hệ thống chiếu sáng
Việc thiết kế hệ thống chiếu sáng được thực hiện thỏa các yêu cầu sau:
- Bảo đảm độ rọi thích hợp với từng khu vực trong công trình
- Sử dụng các kiểu đèn phù hợp với nhu cầu và kiến trúc của từng khu vực
- Phương pháp quản lý, điều khiển đèn.
Về màu sắc ánh sáng, tùy theo tính năng mỗi khu mà sử dụng loại ánh sáng trắng hay vàng,
mạnh hay nhẹ. ( tiết kiệm điện )
Các thiết bị chiếu sáng được cung cấp phải thỏa các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 5179: 1990: bóng đèn huỳnh quang
- TCVN 6482: 1990: Starter dùng cho đèn huỳnh quang
- TCVN 6478: 1999: Balat dùng cho bóng đèn huỳnh quang yêu cầu chung.
Khu vực Độ rọi yêu cầu
(lux)
Khu vực chánh điện 400 – 500
Sảnh 150 – 200
Nhà xe 150 – 250
Phần đất mộ 250

5/ Phương án thiết kế cấp – thoát nước sinh hoạt và cấp nước chữa cháy
a. Cơ sở thiết kế
Hệ thống cấp thoát nước cho công trình được thiết kế dựa trên cơ sở các tài liệu sau:
- Nguồn nước cấp được lấy từ tuyến ống dẫn trên đường số 40
- Nước mưa thoát trực tiếp vào hệ thống cống thoát nước đô thị
- Nước thải sinh hoạt sẽ thoát chung vào hệ thống cống thoát nước mưa
- Hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy phạm được sử dụng:
+ Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam
+ Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình
+ Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình yêu cầu thiết kế, TCVN 2622 – 1995
+ Thoát nước, mạng lưới bên ngoài và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế, TCXD 51 – 1984
+ Cấp nước, mạng lưới bên ngoài và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế, TCXD 33 – 2006
+ Các tài liệu về ống cấp thoát nước và máy bơm ứng với tiêu chuẩn ISO 9001
b. Quy mô công trình - quy mô dùng nước
Nước sử dụng cho công trình gồm nước phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt của gia đình và
nước cứu hỏa.
Nhu cầu nước cho cứu hỏa : theo bảng 12 TCVN 2622 – 1995, tính cho 01 đám cháy xảy ra
với lưu lượng dập tắt đám cháy là 5 (1/s), vậy lưu lượng dập tắt đám cháy là:

QCH = 5 x 3600 x 3 / 1000 = 54 (m3)

Nhu cầu nước sinh hoạt tối đa được tính theo bảng 6 – 4 của “ Quy chuẩn cấp thoát nước
trong nhà và công trình “ thì lưu lượng nước sinh hoạt được tính cho 1 người là 15 –
30l/ng.đ/ng

c. Giải pháp kỹ thuật cấp thoát nước


Giải pháp cấp nước sinh hoạt:
Nước cấp vào công trình dự kiến lấy từ máy bơm dưới mực nước ngầm. Hệ thống cấp nước
sinh hoạt và cấp nước cứu hỏa được thiết kế đồng bộ.
Giải pháp thoát nước và thông hơi:
- Thoát nước nền sân:
Nước thải trên bề mặt nền sân bao gồm nước mưa, nước rửa nền, nước từ xe, nước
sinh hoạt… được thu qua các hố ga và chạy dọc theo tường rào rồi dẫn ra cống thoát
nước bên ngoài.
- Thoát nước mưa trên mái:
Nước mưa từ các mái được thoát theo các ống đứng xuống hệ thống hố ga và hố thu
nước sau đó thoát ra cống thoát nước khu vực.
d. Vật liệu cấp – thoát nước
Vật liệu xây dựng mạng lưới:
Mạng lưới cấp thoát nước gồm đường ống và phụ tùng, thiết bị đóng cắt, điều khiển, phòng
ngừa.
Mạng cấp nước:
Tuyến vào bể chứa: ống thép tráng kẽm ∅ 42 mối nối ren
Thoát nước mái: ống nhựa PVC ∅ 114 – 168
Thoát nước sinh hoạt: ống nhựa PVC ∅ 34 – 114. Cống ngoài công trình làm bằng BTCT, hố
ga có nắp bằng BTCT
Cấu trúc mạng lưới:
Toàn bộ mạng lưới cấp thoát nước được đi trong hộp kỹ thuật, trong sàn, trong tường
Lắp ốp xong các tuyến kỹ thuật phải được sơn theo màu chỉ định sau:
- ống cấp nước : sơn màu xanh
- ống thoát nước mái : sơn màu bạc
- ống thoát nước bẩn : sơn màu đen hoặc ghi xanh

PHẦN 5: QUY MÔ XÂY DỰNG

1/ Các hạng mục công trình xây dựng:

STT Hạng mục xây dựng


1 Phần cọc và móng
2 Phần xây dựng tầng trệt, mái
3 Phần cây xanh, sân bãi, đất mộ, cổng tường rào
4 Hệ thống cấp điện
5 Hệ thống cấp thoát nước

2/ Các hạng mục thiết bị công trình:

STT Thiết bị Số lượng


1 Máy bơm nước sinh hoạt 1 cái

3/ Tiến độ thực hiện dự án:


STT Công việc Thời gian thực hiện
T1 T2 T3 T4 T5 T6
1 Khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ -
thuật
2 Thẩm định thiết kế và dự toán -
3 Thi công
- phần xây dựng cọc và - -
móng
- phần xây dựng cổng , -
tường rào sân vườn
4 Hệ thống điện -
5 Hệ thống cấp thoát nước -
6 Kiểm tra nghiệm thu đưa vào sử -
dụng

PHẦN 6: TỔNG KINH PHÍ ĐẦU TƯ

1/ Kinh phí xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình


BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH

Như vậy: Tổng mức đầu tư xây dựng công trình ( sau thuế) là : 343.108.408đ

2/ Chi phí tư vấn công trình


Chi phí thiết kế xây dựng
- Tra bảng 2 phụ lục số 2 thông tư số 03/2016/TT – BXD về phân cấp công trình thuộc cấp IV
 Thiết kế 2 bước
- Tra bảng số 6 quyết định số 79/QĐ – BXD về định mức chi phí thiết kế công trình dân dụng –
thiết kế 2 bước : Gxd < 10 tỷ -> hệ số Nt = 2.92%
 Chi phí thiết kế của công trình = 271.274.982 * 2.92 / 100 = 7.921.229đ
Chi phí tư vấn giám sát thi công
Tra cứu bảng số 22: định mức chi phí giám sát thi công trong quyết định số 79/QĐ – BXD < 10 tỷ
 Hệ số Nt công trình dân dụng: Nt = 3.258%
 Chi phí giám sát thi công xây dựng công trình = 271.274.982 * 3.258 / 100 = 8.838.138đ

PHẦN 7: KẾT LUẬN

Công trình nhà thờ tộc được xây dựng sẽ là nơi thờ phụng, gặp gỡ, làm lễ cho con cháu dòng
tộc. Để nhớ về cội nguồn và giữ gìn truyền thống cho cha ông.

PHẦN 8: HỒ SƠ PHÁP LÝ
PHẦN 9: HỒ SƠ THIẾT KẾ SƠ BỘ

You might also like