You are on page 1of 23

CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ XD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VÀ THƯƠNG MẠI TƯỜNG LÂM Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc


-----------------*-------------------- ========*========

THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG


I. GIỚI THIỆU CHUNG
- Tên dự án: Đầu tư xây dựng mới trường mầm non Nhi Đức, quận Kiến An.
- Địa điểm xây dựng: Tại phường Đồng Hòa giáp ranh phường Lãm Hà, quận Kiến An.
- Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân quận Kiến An.
- Hình thức đầu tư: Xây dựng mới.
II. NHỮNG CĂN CỨ LẬP THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014;
Căn cứ Nghị định số 14/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật điện lực về Bảo vệ an toàn công trình lưới
điện cao áp;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 41/QĐ-HĐND ngày 21 tháng 9 năm 2017 của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt chủ trương đầu tư
Dự án đầu tư xây dựng mới Trường Mầm non Nhi Đức, quận Kiến An;
Căn cứ Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt Dự án: Đầu tư xây
dựng mới trường mầm non Nhi Đức, quận Kiến An;
Căn cứ Hồ sơ thiết kế cơ sở dự án: Đầu tư xây dựng mới trường mầm non Nhi Đức, quận Kiến An;
Căn cứ Kết quả thẩm định số 3487/SXD-QLXD ngày 25/10/2017 của Sở xây dựng;
Căn cứ vào thỏa thuận đấu nối số 120/TTĐN- ĐLKA ngày 06/9/2018 giữa Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng quận Kiến An với Điện lực Kiến
An.
III. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Khí hậu thuỷ văn:
Khí hậu khu vực có đặc điểm chung của khí hậu vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ, có hai mùa rõ rệt là mùa hạ và mùa đông. Mùa hạ từ tháng 5 đến
tháng 10, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4. Xen giữa hai mùa là hai thời kỳ chuyển tiếp.
Đặc trưng về nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình năm : 23 - 24C
- Nhiệt độ trung bình mùa Hè (từ tháng 5 đến tháng 10) : 25C
- Nhiệt độ cao nhất vào mùa Hè khoảng : 37 - 39C
- Nhiệt độ trung bình mùa Đông (từ tháng 11 đến tháng 4) : 12C

1
- Nhiệt độ thấp nhất vào mùa Đông khoảng : 5 - 7C
Đặc trưng chế độ mưa:
- Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8, 9
- Mỗi năm trung bình có 145 ngày mưa.
- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1500 - 1800mm, lượng mưa lớn nhất trong ngày lên tới 500mm (thường vào tháng 8 hàng năm).
Độ ẩm và gió bão:
- Độ ẩm không khí trung bình khoảng 85%. Vào mùa khô các tháng 10 đến tháng 12 độ ẩm trung bình giảm.
- Gió mùa Đông Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm.
- Gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Các tháng 4 và tháng 10 là thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa. Tốc độ gió mùa Đông trung bình 3,0 - 3,5m/s. Tốc độ gió mạnh nhất là 15 - 20m/s.
Trong mùa Đông gió Đông Bắc có thể lên tới 30 - 35m/s. Mùa hè tốc độ gió trung bình 3,5 - 4m/s, mùa hè khu vực Hải Phòng thường chịu ảnh hưởng
của bão. Bão có thể lên đến cấp 12.
Sương mù và tầm nhìn:
- Sương mù: Vào các tháng mùa Đông thường có sương mù. Tháng có nhiều sương mù nhất trong năm là tháng 4, trung bình có 9 ngày trong tháng,
các tháng mùa hè không có sương mù.
- Tầm nhìn: Do ảnh hưởng của sương mù, tầm nhìn xa giảm xuống cấp 5 (dưới 4km), số ngày tầm nhìn xa kém chủ yếu tập trung vào mùa đông.
2. Địa hình, địa chất công trình:
Địa hình khu vực dự án nằm trong khu ao, ruộng lúa. Cường độ nền đất yếu, mặt đất mùa khô thì xốp, mùa mưa thì là ruộng lầy. Địa hình khu vực
tương đối bằng phẳng. Cốt cao độ trung bình hiện trạng khoảng +0,75m (hệ cao độ Lục địa).
Khu vực nghiên cứu chủ yếu là đất nông nghiệp trồng rau, có cốt nền thấp, địa hình tương đối bằng phẳng; có ao. Cao độ nền khu vực ruộng và ao
từ +0,59m đến +1,22m.
Đặc điểm cấu trúc địa chất khu vực này là khu vực bồi tích ven sông có ảnh hưởng của thuỷ triều, thành phần thạch học chủ yếu là bùn, sét, cát pha
bùn, đất và mạch nông có tính ăn mòn kim loại.
Cường độ chịu tải trung bình là 0,29kg/cm2.
IV. NỘI DUNG, QUY MÔ CÔNG TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
1. Danh mục các tiêu chuẩn và quy phạm sử dụng:
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam tập I, II, III ban hành kèm theo Quyết định số 439/BXD-CSXD ngày 25 tháng 9 năm 1997 của Bộ Xây dựng.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng QCVN 02:2009/BXD;
- Quy chuẩn xây dựng Việt nam QCXDVN 05:2008/BXD - Nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng và sức khoẻ;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;
- Nghị định số 14/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật điện lực về Bảo vệ an toàn công trình lưới điện
cao áp;
- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam tập IV-2005.
- Tiêu chuẩn ngành đất xây dựng.
- Tiêu chuẩn tải trọng và tác động: TCVN 2737-1995.
- Tiêu chuẩn thiết kế phòng chống cháy: TCVN 2622-95.

2
- Tiêu chuẩn Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình: TCVN 4519:1998
- Tiêu chuẩn thoát nước - mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế: TCVN 7957 : 2008
- Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non TCVN 3907: 2011
- Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép TCVN 5573:2011.
- Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà và công trình công cộng. Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 9207:2012.
- Tiêu chuẩn chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống: TCVN 9385:2012
- Tiêu chuẩn nhà và công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế: TCVN 4319:2012
- Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình: TCVN 9362:2012
- Tiêu chuẩn kết cấu xây dựng và nền - Nguyên tắc cơ bản về tính toán: TCVN 9379:2012
- Tiêu chuẩn kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế: TCVN 5574:2012
- Tiêu chuẩn kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế: TCVN 5575:2012
- Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng - Tiêu chuẩn thiết kế: TCVN 9206:2012
- Tiêu chuẩn gạch bê tông: TCVN 6477:2016
- Quy phạm trang bị điện ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BCN ngày 11/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp;
- Thông tư 13/2017/TT-BXD ngày 08 tháng 12 năm 2017 của bộ xây dựng Quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây
dựng.
Căn cứ vào thỏa thuận đấu nối số 120/TTĐN- ĐLKA ngày 06/9/2018 giữa Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng quận Kiến An với Điện lực Kiến
An.
- Các văn bản liên quan.
2. Giải pháp quy hoạch:
Tổng diện tích: 12.588,26m2 (đất quy hoạch trong khuôn viên trường 11.488,26m2, đường kết nối giao thông ngoài khuôn viên 1.100 m2)
Do khu đất dự án phía Đông Bắc tiếp giáp đường quy hoạch vào khu công nghiệp Đồng Hòa, nhưng nằm dưới hành lang đường điện 220KV nên
việc quy hoạch được lựa chọn:
1) Không mở cổng trường ra khu vực này, do tâm lý phụ huynh chờ đón con dưới hành lang lưới điện không an tâm.
2) Không quy hoạch các dãy nhà phòng học hay chức năng gần hành lang điện.
Như vậy khuôn viên trường giáp hành lang lưới điện chỉ quy hoạch cây xanh. Do đó, phương án quy hoạch trường mầm non Nhi Đức được lựa
chọn phương án duy nhất là cổng ở phía Tây Bắc và các dãy nhà tập trung ở phía Tây Nam và Đông Nam.
* Các công trình chính Là dãy nhà 2 tầng hình chữ L chia thành 4 đơn nguyên
- Đơn nguyên 1 là nhà 2 tầng gồm 04 phòng học và 1 cầu thang bộ. Diện tích mặt bằng xây dựng của một tầng 399,6 m 2.
- Đơn nguyên 2 là nhà 2 tầng gồm 06 phòng học và 1 cầu thang bộ. Diện tích mặt bằng xây dựng của tầng 1: 634,35 m 2 (sảnh kết hợp sân khấu
ngoài trời diện tích 47,79m2)
- Đơn nguyên 3 là nhà 2 tầng gồm 04 phòng học và 1 cầu thang bộ. Diện tích mặt bằng xây dựng của một tầng 402,174 m 2.
- Đơn nguyên 4 là nhà 2 tầng gồm các phòng hiệu bộ và chức năng. Diện tích mặt bằng xây dựng của một tầng 549,756 m 2.
* Các công trình phụ trợ:

3
- San lấp mặt bằng, xây dựng cổng tường bao xung quanh trường.
- Xây dựng nhà bảo vệ, nhà để xe của giáo viên, bể nước sạch và PCCC, bể vầy, hố chơi cát, khu chậu rửa tay, khu bé tập trồng cây, sân bóng đá,
nhà đón trẻ, hành lang có mái che, đèn sân vườn, buồng chứa bình ga, sân khuôn viên và hệ thống thoát nước chung.
- Lắp đặt mạng lan - Điện thoại - Internet.
- Lắp trạm biến áp 160kVA-35(22)/0,4kV.
- Lắp đặt hệ thống cấp và thoát nước.
- Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động.
- Đường kết nối giao thông.
* Khuôn viên đất dự phòng dự kiến tăng thêm 250 cháu, khi đó nhà trường sẽ tiếp nhận 670 cháu (dự kiến dân cư của phường Lãm Hà và phường
Đồng Hòa giáp trường mầm non Nhi Đức phát triển, số lượng các cháu mẫu giáo đến trường có thể thêm 250 cháu. Giải pháp khi đó trường mầm non
Nhi Đức sẽ được xây thêm 6 phòng học nhà 2 tầng, vị trí xây thêm phòng học được quy hoạch trong đất dự trữ từ cổng vào phía bên phải ở phía trước
của trường là đất quy hoạch hiện trạng khuôn viên cây xanh – vườn cổ tích, khi đó vườn cổ tích của trường sẽ thu hẹp lại nhưng vẫn đáp ứng theo Tiêu
chuẩn TCVN 3907 : 2011 Trường mầm non - Yêu cầu thiết kế).
3. Qui mô công trình, giải pháp thiết kế:
3.1) Nhà lớp học hai tầng đơn nguyên 1, 2 và 3 gồm 14 phòng học:
a) Về Kiến trúc: Chọn chiều cao từng tầng 3,9m với bước cột 3,9m, cầu thang nhà đơn nguyên 2 rộng 3,9m cầu thang nhà đơn nguyên 3 rộng 3,6m.
Rộng phòng với 2 nhịp khung 5,0m, hành lang trước và sau rộng 2,4m (hành lang sau được bố trí làm hiên chơi và sân phơi đồ cho các phòng học). Hình
thức công trình khang trang, hiện đại.
Mỗi tầng bố trí 07 phòng học (trong phòng có học, ngủ, nơi tiếp đón cá nhân - để đồ, kho, khu vệ sinh riêng biệt và giặt đồ) , ba cầu thang và hệ
thống hành lang giao thông phía trước và sau.

Bảng 1: Số lượng và diện tích các phòng của nhà lớp học 2 tầng đơn nguyên 1, 2 và 3
Diễn giải Kích thước Số lượng Diện tích
(m) (m2)
Đơn nguyên 1
Phòng học 11,7 x 10 2 234,00m2
TẦNG
Cầu thang bộ 3,6 x 12,4 1 44,64m2
1
Hệ thống hành lang (trước và sau) 120,96m2
Đơn nguyên 2
Phòng học 11,7 x 10 3 351,00m2
Cầu thang bộ 3,9 x 12,4 1 48,36m2
Hệ thống hành lang (trước, sau), sảnh (kết
234,99m2
hợp sân khấu ngoài trời diện tích: 47,79 m2)
Đơn nguyên 3

4
Phòng học 11,7 x 10 2 234,00m2
Cầu thang bộ 3,6 x 12,4 1 44,64m2
Hệ thống hành lang (trước, sau) 123,53m2
Đơn nguyên 1
Phòng học 11,7 x 10 2 234,00m2
Cầu thang bộ 3,6 x 12,4 1 44,64m2
Hệ thống hành lang (trước và sau) 120,96m2
Đơn nguyên 2
TẦNG Phòng học 11,7 x 10 3 351,00m2
2 Cầu thang bộ 3,9 x 12,4 1 48,36m2
Hệ thống hành lang (trước, sau) 187,20m2
Đơn nguyên 3

Phòng học 11,7 x 10 2 234,00m2


Cầu thang bộ 3,6 x 12,4 1 44,64m2
Hệ thống hành lang (trước, sau) 123,53m2
Cộng 2.824,45m2

b) Về Kết cấu: Nhà lớp học 2 tầng đơn nguyên 1, 2 và 3 có kết cấu khung cột BTCT chịu lực mác 200 và tường 220 bao che, nền móng sử lý bằng
cọc tre dài 3m, móng nhà sử dụng hệ thống móng băng giao thoa đổ BTCT mác 200 tại chỗ, sàn tầng 2 + mái đổ BTCT mác 200 tại chỗ và có lợp tôn mạ
màu có tác dụng chống nóng và trang trí.
c) Hoàn thiện công trình: Hệ thống cửa đi cửa nhựa lõi thép; cửa sổ phía trước và sau được lắp dựng cửa nhựa lõi thép, phía trong khung hoa sắt
vuông đặc 12x12 bảo vệ; nền các phòng và hành lang lát gạch liên doanh 500x500, (riêng nền các phòng vệ sinh, kho, khu giặt đồ lát gạch chống trượt
300x300); toàn bộ tường trong phòng + phía ngoài hành lang ốp gạch liên doanh 300x450 cao 1,8m; phía trên lan can tay vịn phía sau nhà + khu vực sân
phơi đồ và hiên chơi các phòng học được lắp khung hoa sắt vuông đặc 10x10 + tuýp Inox D76; tường, trần, dầm phía trong và ngoài nhà được bả bằng
bột bả và sơn 1 nước lót, 2 nước màu; cầu thang, bậc tam cấp được ốp lát đá Granit.
d) Thiết bị điện nước: Dùng thiết bị thông thường (Thiết bị điện đã chờ đấu nối điều hòa).
3.2) Nhà hiệu bộ và chức năng 2 tầng đơn nguyên 4 gồm các phòng chức năng, các phòng ban giám hiệu
a) Về Kiến trúc: Nhà hiệu bộ và chức năng 2 tầng gồm các phòng chức năng, các phòng ban giám hiệu, chọn chiều cao từng tầng là: 3,9m với
bước cột 3,6m, hai cầu thang bộ rộng 3,6m. Rộng phòng với nhịp khung 5,0m, hành lang trước và giữa nhà rộng 2,4m. Hình thức công trình khang trang,
hiện đại và phù hợp với các công trình xung quanh.
Bảng 2: Số lượng và diện tích các phòng của nhà hiệu bộ, chức năng 2 tầng đơn nguyên 4
Diễn giải Kích thước Số lượng Diện tích
(m) (m2)

5
Hội trường 7,2 x 12,4 1 89,28m2
Văn phòng 5,0 x 7,2 1 36,00m2
Phòng y tế 7,2 x 5,0 1 36,00m2
Phòng quản trị hành chính 3,6 x 5,0 1 18,00m2
TẦNG 1 Phòng giặt 3,6 x 5,0 1 18,00m2
Phòng sấy + là ủi 3,6 x 5,0 1 18,00m2
Bếp 1 chiều + kho 7,2 x 14,8 1 106,56m2
Khu vệ sinh 3,6 x 5,0 1 18,00m2
Cầu thang bộ 3,6 x 6,8 2 48,96m2
Hệ thống hành lang, sảnh 160,95m2
Phòng giáo dục thể chất 7,2 x 12,4 1 89,28m2
TẦNG Phòng máy tính 10,8 x 5 1 54,00m2
2 Phòng hiệu trưởng 3,6 x 5,0 1 18,00m2
Phòng hiệu phó 3,6 x 5,0 1 18,00m2
Phòng nhân viên 7,2 x 5,0 1 36,00m2
Phòng giáo dục nghệ thuật 7,2 x 12,4 1 89,28m2
Khu vệ sinh 3,6 x 5,0 1 18,00m2
Cầu thang bộ 3,6 x 6,8 2 48,96m2
Hệ thống hành lang, sảnh 195,51m2
Cộng 1099,5m2

b) Về Kết cấu: Nhà nhà hiệu bộ và chức năng 2 tầng đơn nguyên 4 có kết cấu khung cột BTCT chịu lực mác 200 và tường 220 bao che; nền móng
sử lý bằng cọc tre dài 3m; móng nhà sử dụng hệ thống móng băng giao thoa đổ BTCT mác 200 tại chỗ; sàn tầng 2 + mái đổ BTCT mác 200 tại chỗ và có
lợp tôn mạ màu có tác dụng chống nóng và trang trí.
c) Hoàn thiện công trình: Hệ thống cửa đi cửa nhựa lõi thép; cửa sổ phía hành lang, cửa sổ phía sau nhà cửa nhựa lõi thép có khung hoa sắt vuông
đặc 12x12 bảo vệ phía trong; Nền các phòng và hành lang lát gạch liên doanh 500x500, (riêng nền các phòng bếp, vệ sinh, kho, giặt, sấy là ủi lát gạch
chống trượt 300x300, toàn bộ tường phía ngoài hành lang và tường các phòng bếp, vệ sinh, kho, giặt, sấy là ủi, y tế, kho đồ chung, sửa chữa đồ chơi ốp
gạch liên doanh 300x450 cao 1,8m), cầu thang và bậc tam cấp được ốp lát đá Granit; Tường, trần, dầm phía trong và ngoài nhà được bả bằng bột bả và
sơn 1 nước lót, 2 nước màu.
d) Thiết bị điện nước: Dùng thiết bị thông thường (Thiết bị điện đã chờ đấu nối điều hòa).
3.3) San lấp mặt bằng: Cao độ san lấp + 2,25m.
Tổng diện tích san lấp: 12.588,26m2 (đất quy hoạch trong khuôn viên của trường 11.488,26m2, đất đường kết nối giao thông khu vực 1.100 m2).
Tổng khối lượng san lấp: 18.388,31m3
3.4) Xây dựng cổng, tường bao, nhà bảo vệ, nhà để xe của giáo viên, sân bóng đá, bể nước sạch và PCCC, bể vầy, hố chơi cát, khu chậu rửa tay,
khu bé tập trồng cây, nhà đón trẻ và hành lang có mái che, đèn sân vườn, buồng chứa bình ga, sân khuôn viên và hệ thống thoát nước chung.
6
a) Xây dựng cổng: Xây dựng mới cổng trường Mầm non Nhi Đức, quận Kiến An gồm một cổng chính (thông thủy 5,04m) và cổng phụ giáp cổng
chính (thông thủy 1,35m). Trụ và mái cổng được đổ bê tông cốt thép, cổng được trát vữa xi măng và sơn trang trí, móng trụ cổng được gia cố cọc tre,
cánh cổng chính và cổng phụ bằng thép hộp và thép tấm trang trí.
b) Tường bao:
- Tường bao phía trước (tường bao loại 1): Có tổng chiều dài 75,88m, phần thân tường bao ở phía trên được thiết kế hàng rào thoáng bằng Inox
hộp 20x20 cao trung bình 1,3m và có trụ BTCT cách nhau từ 2,23m đến 2,5m; phần dưới được xây gạch bê tông dày 22 cm cao 0,6m (đã bao gồm cả
giằng 10cm). Móng tường bao đều được gia cố móng bằng cọc tre, chiều cao móng tường bao 1,4m (đã bao gồm cả giằng tường).
- Loại 2: Có chiều dài 378,22m, được xây dựng 3 mặt còn lại của khuôn viên, thân tường bao cao 2,25m; phần móng tường bao được xây bằng
gạch bê tông và gia cố móng bằng cọc tre, do nằm trên đất ruộng sâu nên chiều cao móng tường bao 1,95m (đã bao gồm cả giằng tường) trong đó đã ăn
sâu vào đất 15cm.
c) Nhà bảo vệ
Được xây dựng là nhà một tầng có diện tích 12 m 2, móng được gia cố cọc tre, tường xây gạch bê tông dày 220, mái được đổ BTCT và lợp tôn mạ
màu chống nóng, chiều cao nhà 3,3m. Tường, trần, dầm phía trong và ngoài nhà được bả bằng bột bả Jajynic rồi sơn 1 nước lót, 2 nước màu; bậc tam cấp
được mài granitô.
d) Nhà để xe: Là nhà dùng để xe của giáo viên và của khách đến trường. Nhà để xe có kích thước 4,9x18,1m. Kết cấu nhà gồm các cột sắt fi 90, vì
kèo thép và lợp tôn mạ màu, nền đổ bê tông mác 200 dày 10cm.
e) Sân bóng đá: Kích thước: Dài 11,3m, rộng 7,3m. Cấu tạo nền sân bóng: Bê tông mác 200 dày 10cm; Dải thảm cỏ nhân tạo.
g) Bể chứa nước sạch: Gồm 01 bể nước được xây dựng có kích thước: dài 3,5m, rộng 5m, cao 2,2m, thể tích 31,4m 3 (ở giữa có tường ngăn). Móng
bể được gia cố cọc tre fi 60 - 80, L = 3m, 30cọc/m2, lót móng BT đá 4x6 M100, đáy bể được đổ BTCT mác 200, thành bể được xây gạch bê tông dày
220 M75, tấm đan nắp bể BTCT, trát trong và ngoài bể vữa XM cát M75 (trong bể có đánh bóng). Bể được nằm trên nền đất san lấp (chôn sâu 1,2m so
với mặt sân đã hoàn thiện).
h) Bể vầy: Kích thước: dài 6,0m, rộng 5,0m, cao 0,62m. Lót móng đáy bể BT đá 2x4 M100 dày 150, đáy bể được đổ BTCT mác 200, thành bể
được xây gạch bê tông dày 220 M75, trát trong và ngoài bể vữa XM cát M75, đáy bể lát gạch chống trượt 30x30cm, tường trong và ngoài bể ốp gạch
Liên doanh 30x45cm. Bể được nằm trên nền đất san lấp (chôn sâu 0,47m so với mặt sân đã hoàn thiện).
i) Khu chậu rửa tay ngoài trời của trẻ: Dài 3,5m cao 0,95m được lắp 01 chậu rửa Inox dài 2,7m, móng tường khu chậu rửa tay đổ bê tông lót đá
2x4 mác 100# dày 150, tường xây gạch bê tông vữa xi măng mác 50 + trát lót vữa xi măng mác 75 và ốp đá granit.
j) Nhà đón trẻ và hành lang có mái che: Diện tích xây dựng 162,56m2
- Kết cấu nhà đón trẻ và hành lang gồm các cột sắt fi90, vì kèo thép, mái lợp tấm nhựa thông minh và nền đổ bê tông mác 200 dày 10cm.
k) Buồng chứa bình ga: Dài 1,02m rộng 0,76m cao 1,93m, móng tường buồng chứa bình ga bê tông đá 2x4 mác 100# dày 150, tường xây gạch bê
tông dày 110 vữa xi măng mác 75, mái lắp đặt tấm đan bê tông.
m) Đèn sân vườn, cổng:
* Nguồn cấp: Từ trạm biến áp 160kVA-35(22)/0,4kV.
* Phương pháp chiếu sáng ở đường kết nối giao thông: Sử dụng hệ thống chiếu sáng cần đơn chiếu sáng (lắp 1 cột đèn cao áp tại vị trí cổng).
- Đèn chiếu sáng:
+ Dùng đèn chiếu sáng Led tiết kiệm điện, công suất 115W/đèn.
+ Cấp bảo vệ: IP54
7
+ Cấp cách điện: CLASS I
+ Cột đèn cao áp chiếu sáng sử dụng loại cột thép bát giác côn liền cần đơn, mạ nhúng kẽm nóng, chiều cao 8m.
* Phương pháp chiếu sáng ở sân vườn: Sử dụng cột đèn chiếu sáng sân vườn 05 cột mỗi cột (4 bóng).
- Đèn chiếu sáng:
+ Dùng đèn chiếu sáng Led tiết kiệm điện, công suất 25W/bóng.
+ Cấp bảo vệ: IP54
+ Cấp cách điện: CLASS I
* Cáp chiếu sáng: Sử dụng cáp ngầm chiếu sáng tiết diện 0,4kV-CU/XLPE/PVC/DSTA/PVC 2x2,5mm2. Hệ thống cáp điện được luồn trong ống
xoắn HDPE và chôn trực tiếp trong đất.
n) Hệ thống thoát nước chung của trường:
Mạng lưới cống thoát nước mưa được tách riêng hoàn toàn thoát nước thải.
* Thoát nước mưa:
- Hướng thoát nước: Nước mưa được thu gom rồi thoát ra mương tưới tiêu nông nghiệp ở Phía Đông Bắc hiện có (Khi đường quy hoạch 15m phía
Đông Bắc khu vực dự án được thi công thì sẽ đấu nối vào hệ thống thoát nước đường này).
- Mạng lưới cống thoát nước.
+ Rãnh thoát nước được thiết kế theo kiểu tự chảy trọng lực, bố trí các mương thoát sao cho hướng thoát về các mương trục chính và các kênh
thoát nước là nhanh nhất và ngắn nhất.
+ Rãnh thoát nước xây gạch bê tông có nắp đan kích thước BxH=400x500 dài 88,27m và 250x300 dài 416,61m, cống thoát nước D300 dài 31m.
* Thoát nước thải:
- Xây dựng đường cống thoát nước thải D200 nối từ các nhà sau đó thoát ra tuyến mương tưới tiêu nông nghiệp hiện có (Giai đoạn sau: Thoát về
tuyến cống thoát nước thải trên đường Quy hoạch phía Đông Bắc) dài 142m.
- Độ sâu chôn cống đầu, đỉnh cống cách mặt đất tối thiểu 0,5m.
- Đường cống thoát nước thải được thiết kế đảm bảo độ dốc tối thiểu để nước thải có thể tự chảy.
o) Sân khuôn viên, đường đi nội bộ:
Cấu tạo: Bê tông đá 1x2 mác 200 dày 10cm.
p) Bờ chắn đất, bồn hoa, khuôn viên: Tường bờ chắn đất; hố cát; khu bé tập trồng cây Cấu tạo: Lớp lót bằng BT đá 2X4 mác 100 dày 150; lớp
móng xây gạch bê tông dày 220, cao 30cm (cho tường bờ chắn đất; hố cát; khu bé tập trồng cây; bồn hoa), dày 330, cao 30cm (cho tường bồn hoa tròn
D=2,0m ở sân trường) vữa XM M75 ; phía trên được xây gạch bê tông dày 110, cao 21cm (cho tường bờ chắn đất; hố cát; khu bé tập trồng cây; bồn
hoa), dày 220, cao 28cm (cho tường bồn hoa tròn D=2,0m ở sân trường) trát Granito.
3.5) Lắp đặt mạng LAN - Điện thoại - Internet:
- Xây dựng một tuyến cáp thông tin ngầm với số lượng đôi 10x2x0,5mm phục vụ nhu cầu thông cho các công trình.
- Sử dụng cáp ngầm để đảm bảo chất lượng thông tin và mỹ quan đô thị, đồng thời phải đồng bộ với các hệ thống hạ tầng cơ sở khác để tiết kiệm
chi phí khi thi công. Cáp chính được luồn trong ống nhựa HDPE, cáp trong mạng nội bộ sử dụng loại cáp có dầu chống ẩm đi trong ống PVC, những
đoạn cáp qua đường phải luồn trong ống thép. Chiều dài cáp thông tin (10x2x0,5) là 261,9m và 1 hộp đấu dây thông tin (10x2).

8
- Lắp đặt dây cáp mạng AMP cat c6 (mạng LAN + Internet) cho các phòng làm việc và phòng học, toàn bộ hệ thống dây cáp mạng chạy trong ống
gen nhựa chôn chìm trong tường.
3.6) Lắp đặt hệ thống cấp nước:
- Đường ống cấp nước được thiết kế thành mạng nhánh, cấp nước tận chân công trình.
- Đường ống cấp nước có đường kính từ 25, chất liệu được làm bằng HDPE.
3.7) Phòng cháy chữa cháy:
- Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động các phòng dẫn truyền đến trung tâm báo cháy tại phòng bảo vệ.
- Lắp đặt hộp chứa bình chữa cháy tại các tầng (sử dụng bình bột MFZ4 và bình CO2 - MT3) cạnh hộp có tiêu lệnh chữa cháy.
3.8) Cây Xanh, vườn cây, con giống, vườn cổ tích: Nhà trường sẽ tự trồng cây xanh theo quy hoạch khuôn viên, đường đi, sân trường để đảm bảo
cây xanh có bóng mát vừa tạo mỹ quan cho môi trường và phù hợp với môi trường ngành Giáo dục với chủ trương xây dựng trường Xanh - sạch - đẹp.
3.9) Lắp đặt trạm biến áp:
a. Cơ sở thiết kế:
- Quy phạm trang bị điện: 11 - TCN – (19, 20, 21) – 2006 do Bộ Công công nghiệp ban hành năm 2006; Quyết định 04: 04/2008/QĐ-BXD Quy
chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng;
- TCXDVN 259: 2001 Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường phố, quảng trường;
- TCXDVN 333: 2005 Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị - tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXDVN 9206:2012 Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng - tiêu chuẩn thiết kế.
b. Xác định phụ tải:
- Căn cứ vào quy hoạch chi tiết trường mầm non.
- Chỉ tiêu cấp công trình công cộng.
+ Văn phòng có điều hòa nhiệt độ: 30w/m2 sàn.
+ Nhà trẻ, mẫu giáo có điều hòa nhiệt độ: 65 W/m2 sàn.
+ Chiếu sáng đường giao thông: 10kW/ha.
+ Chiếu sáng công viên cây xanh: 5kW/ha.
c/ Nhu cầu sử dụng điện:
Bảng tính toán công suất
Công suất
TT Hạng mục Số lượng Chỉ tiêu
(kw)
1 Phòng học có điều hòa nhiệt độ 1.148 m2 65 w/m2 74,62
2 Văn phòng có điều hòa nhiệt độ 450,6 m2 30 w/m2 13,51
3 Bếp 85 m2 30 w/m2 2,55
4 Hiên, cầu thang, kho, vệ sinh 1.878,8 m2 5 9,39
5 Cây xanh, sân chơi 9.349,61 m2 5 kw/ha 4,67
6 Giao thông 1.100 m2 10 kw/ha 0,9
7 Phòng học có điều hòa nhiệt độ (phần số 492 m2 65 w/m2 31,98
cháu tăng thêm từ 420 cháu lên 670 cháu)

9
trên đất dự phòng
Hiên, cầu thang, kho, vệ sinh (phần số
8 cháu tăng thêm từ 420 cháu lên 670 cháu) 313,95 m2 5 1.57
trên đất dự phòng
Tổng 139,19

- Công suất tính toán: P= 139,19kW


- Công suất toàn phần: Stt=P*k/cos= 139,19*0,7/0,9=108,26kVA.
Trong đó: k=0,7: hệ số sử dụng đồng thời.
cos=0,9: hệ số công suất.
d/ Nguồn cấp:
- Từ đường 35kV hiện có đi dọc phía Bắc dự án tại cột giàn TBA cầu Niệm 8 Lộ 372 E2.14
e/ Trạm biến áp:
- Lắp một trạm biến áp hợp bộ Kiosk (máy biến áp 160kVA-35(22)/0,4kV) đảm bảo công suất phục vụ nhu cầu phụ tải trong dự án.
f/ Lưới điện:
- Lưới trung áp 35kV:
+ Sử dụng 01 đường cáp ngầm 35kV - CU/XLPE/PVC/DSTA/PVC 3x50mm2 đấu nối vào hệ thống lưới điện hiện có trên cấp đến trạm biến áp.
+ Lưới điện đi trong hào kỹ thuật (ống xoắn HDPE) dưới lề đường bê tông, đoạn qua đường được luồn trong ống thép chịu lực. Cáp ngầm có đặc
tính chống thấm dọc, cáp được chôn sâu tối thiểu 1,1m so với cốt san nền, lớp dưới cùng là cát đen đầm chặt dày 0,4m. Trên lớp cát đen đặt tấm đan bê
tông để bảo vệ cáp, tiếp đến là lớp đất mịn đầm chặt dày từ 0,35 – 0,45m, trên lớp đất mịn dải lớp nylon báo cáp, lớp trên cùng là lớp đất nền san lấp đầm
chặt. Phía trên vỉa hè hoặc đường đặt các cọc bê tông gắn viên báo cáp bằng sứ (khoảng cách 20m/1 cọc).
- Lưới hạ áp hạ áp 0,4kV: Từ trạm biến áp phụ tải cấp đến các hộp kỹ thuật đặt trực tiếp trong các tòa nhà bằng các tuyến cáp ngầm 0,4kV-
CU/XLPE/PVC/DSTA/PVC 3x16+1x10mm2 và 3x10+1x6mm2 .
3.10) Kết nối giao thông: Hiện nay giao thông quanh khu vực của trường mới tại phía sau - phía Bắc của trường gồm đường khu công nghiệp Đồng
Hòa đã thi công đến gần, ngoài ra còn có đường khu nhà ở của công ty Quang Ngọc đối diện với trường qua đường khu công nghiệp Đồng Hòa; Phía
Nam - phía trước của trường quy hoạch đường giao thông trong khu vực, nhưng hiện tại chưa có đường; Phía Đông của trường là đường quy hoạch; Phía
Tây của trường là đường quy hoạch nhưng đều chưa có đường. Như vậy, để trường mới xây dựng xong đưa vào sử dụng được đòi hỏi trước mắt phải có
kết nối giao thông tạm thời với khu vực, đường kết nối với khu vực được đấu từ khu đô thị Quang Ngọc (để ra đường Mạc Thiên Phúc) với ngõ ra đường
Phương Khê (để ra đường Phương Khê) với chiều dài tuyến L = 155,89m (điểm đầu tuyến giao với khu đô thị Quang Ngọc, điểm cuối tuyến giao ngõ ra
đường Phương Khê). Chiều rộng mặt đường Bm = 4,0m, chiều rộng lề đường Blề = 0,5x2m, chiều rộng nền đường Bn = 5,0m; Kết cấu đường: Bê tông
đá 1x2 mác 250# dày 20cm, lớp móng cấp phối đá dăm loại 1 dày 12 cm đầm chặt K98, đất núi đầm chặt K95, vét bùn dày 30cm và đào đất hữu cơ dày
20cm. Trên đường kết nối giao thông lắp đặt cống D1000 dài 6,0m tại vị trí mương hiện có phục vụ thoát nước tưới tiêu nông nghiệp (thay thế cống D800
cũ), lắp đặt cống D300 dài 6,0m (thay thế cống D300 cũ) thoát nước cho các hộ dân cư phía sau trường.
4. Quy trình vận hành, bảo trì công trình
Công trình cần được bảo hành, bảo trì theo quy định. Cụ thể:
4.1 Hồ sơ, tài liệu cần có để phục vụ công tác bảo trì
- Hồ sơ nghiệm thu, hoàn công công trình
10
- Sổ theo dõi quá trình sử dung, vận hành công trình
- Hồ sơ kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng khai thác công trình
4.2 Trình tự và tổ chức thực hiện việc bảo trì công trình
4.2.1 Chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng công trình phải tổ chức kiểm tra để đánh giá chất lượng công trình nhằm ngăn chặn sự xuống cấp của công
trình.
Hoạt động kiểm tra thực hiện theo các thời điểm như sau:
a) Kiểm tra ban đầu: Do Chủ đầu tư, Đơn vị tư vấn thiết kế, Đơn vị Thi công, Đơn vị giám sát và Đơn vị Kiểm định chất lượng thực hiện.
b) Kiểm tra thường xuyên: Do Chủ đầu tư, Chủ quản lý sử dụng thực hiện để phát hiện kịp thời dấu hiệu xuống cấp.
c) Kiểm tra định kỳ: Do các tổ chức và chuyên gia chuyên nghành có năng lực phù hợp với loại, cấp công trình thực hiện theo yêu cầu của chủ đầu
tư, chủ quản lý sử dụng.
Thời gian phải kiểm tra định kỳ được quy định cụ thể như sau: Không quá 03 năm/lần.
Sau khi có kết quả kiểm tra định kỳ, tùy theo thực trạng chất lượng công trình mà chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng quyết định chọn cấp bảo trì
cho phù hợp.
d) Kiểm tra bất thường: Được tiến hành sau khi có:
- Sự cố bất thường (Lũ, bão, hỏa hoạn, động đất, va chạm lớn...).
- Sửa chữa, nghi ngờ về khả năng khai thác sau khi đã kiểm tra chi tiết mà không xác định rõ nguyên nhân hoặc khi cần khai thác với tải trọng lớn
hơn. Công việc này phải do các chuyên gia và các tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện.
e) Kiểm tra chi tiết: Là quá trình khảo sát, đánh giá mức độ hư hỏng công trình nhằm đáp ứng yêu cầu cử các loại hình kiểm tra trên. Kiểm tra chi
tiết cần đi liền với việc xác định cơ chế xuống cấp, đánh giá mức độ xuống cấp và đi đến giải pháp sửa chữa cụ thể.
g) Phân tích cơ chế xuống cấp: Trên cơ sở các số liệu kiểm tra, cần xác định xem xuống cấp đang xảy ra theo cơ chế nào. Từ đó xác định hướng
giải quyết khắc phục.
h) Đánh giá mức độ và tốc độ xuống cấp: sau khi phân tích được cơ chế xuống cấp thì đánh giá xem mức độ và tốc độ xuống cấp đã đến đâu và
yêu cầu đòi hỏi phải sửa chữa đến mức nào, hoặc có thể sẽ phải phá dỡ. Cơ sở để đánh giá mức độ xuống cấp là các công năng hiện có của kết cấu.
i) Xác định giải pháp sửa chữa: Xuất phát từ mức yêu cầu phải sửa chữa để thiết kế giải pháp sửa chữa cụ thể.
j) Sửa chữa: Bao gồm quá trình thự thi thiết kế và thi công sửa chữa hoặc gia cường kết cấu.
4.2.2 Trong trường hợp thấy kết cấu bị hư hỏng đến mức phải sửa chữa thì cần tiến hành ngay công tác kiểm tra, đánh giá mức độ hư hỏng và đề
ra biện pháp sửa chữa.
4.2.3 Chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng tự thực hiện công tác bảo trì công trình xây dựng (nếu đủ điều kiện năng lực) hoặc lựa chọn tổ chức, cá
nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện bảo trì công trình theo các cấp bảo trì.
4.2.4 Công tác bảo trì phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn, vệ sinh và môi trường.
a) Tuyệt đối đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận, cho người thi công, người sử dụng và các phương tiện giao thong, vận hành trên công
trình;
b) Lựa chọn các biện pháp và thời gian thi công hợp lý nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của tiếng ồn, khói, bụi, rung động,…do xe, máy và các thiết
bị thi công khác khi thực hiện các hoạt động bảo trì gây ra;

11
c) Tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ môi trường; các quy phạm an toàn lao động; an toàn trong thi công; an toàn lao động trong sử dụng máy
móc, thiết bị thi công.
4.3 Nguyên tắc và công cụ hoạt động kiểm tra
Kiểm tra là công việc được thực hiện đối với mọi công trình nhằm phát hiện kịp thời sự xuống cấp hoặc thay đổi công năng kết cấu. Việc kiểm tra
cần được duy trì trong suốt thời gian sử dụng công trình.
Việc kiểm tra phải do đơn vị, cá nhân có trình độ chuyên môn phù hợp thực hiện.
Công cụ kiểm tra có thể là bằng trực quan (nhìn, nghe), hoặc bằng những công cụ thông thường như thước mét, búa gõ, kính phóng đại, vv… Khi
cần có thể dùng các thiết bị như máy kinh vĩ, thiết bị thử nghiệm không phá hoại hoặc các thiết bị thử nghiệm trong phòng khác.
Quy trình hoạt động kiểm tra
4.3.1 Kiểm tra ban đầu
a) Nguyên tắc chung:
- Kiểm tra ban đầu được thực hiện ngay sau khi công trình được thi công xong và bắt đầu đưa vào sử dụng.
- Yêu cầu của kiểm tra ban đầu là thiết lập các số liệu đo đầu tiên của kết cấu và khắc phục ngay để đưa kết cấu vào sử dụng. Thông qua kiểm tra
ban đầu để suy đoán khả năng có thể xuống cấp công trình theo tuổi thọ thiết kế để dự kiến.
- Kiểm tra ban đầu do chủ đầu tư cùng với các đơn vị thiết kế, thi công, kiểm định và giám sát chất lượng thực hiện.
b) Biện pháp kiểm tra ban đầu:
Kiểm tra ban đầu được tiến hành trên toàn bộ công trình hoặc một bộ phận công trình. Phương pháp kiểm tra chủ yếu là bằng trực quan, kết hợp
với xem xét các bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công và hồ sơ thi công (sổ nhật ký công trình, các biên bản kiểm tra đã có).
c) Nội dung kiểm tra ban đầu:
- Khảo sát công trình để thu thập số liệu về những vấn đề sau đây:
+ Sai lệch hình học của kết cấu;
+ Độ nghiêng, lún, biến dạng của kết cấu;
+ Xuất hiện vết nứt;
+ Tình trạng bong rộp;
+ Tình trạng rỉ cốt thép;
+ Biến màu mặt ngoài;
+ Chất lượng bê tông:
+ Các khuyết tật nhìn thấy:
+ Sự đảm bảo về công năng sử dụng (chống thấm, cách âm, cách nhiệt v.v…).
- Xem xét hồ sơ hoàn công để đánh giá chất lượng phần khuất của kết cấu (bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công, sổ nhật ký công trình, các biên bản
kiểm tra).
- Xử lý các khuyết tật đã phát hiện ra. Trường hợp nghi ngờ có sai sót quan trọng thì tiến hành thêm kiểm tra chi tiết và đề ra biện pháp xử lý.
- Suy đoán khả năng xuống cấp kết cấu theo tuổi thọ công trình.

12
Trên cơ sở các số liệu khảo sát và sau khi những sai sót kết cấu đã được khắc phục, cần suy đoán khả năng suất hiện các khuyết tật kết cấu, khả
năng bền môi trường (đối với môi trường xâm thực và môi trường khí hậu nóng ẩm), khả năng có thể nghiêng lún tiếp theo, và khả năng suy giảm công
năng.
Tùy theo tính chất và điều kiện môi trường làm việc của công trình, người thực hiện kiểm tra ban đầu có thể đặt trọng tâm công tác kiểm tra vào
những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng tới độ bền lâu của công trình.
Mục tiêu cuối cùng của suy đoán là để đánh giá xem khả năng kết cấu có thể đảm bảo tuổi thọ kết cấu trong điều kiện sử dụng bình thường hay
không, đồng thời xác định giải pháp đảm bảo độ bền lâu công trình.
d) Ghi chép và lưu giữ hồ sơ:
Toàn bộ kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng công trình, suy đoán khả năng làm việc của kết cấu, cần được ghi chép đầy đủ và lưu giữ lâu dài
cùng với hồ sơ hoàn công của công trình.
Chủ công trình cần lưu giữ hồ sơ này để sử dụng cho những lần kiểm tra tiếp theo.
4.3.2 Kiểm tra thường xuyên
a) Nguyên tắc chung:
- Kiểm tra thường xuyên được tiến hành nhằm theo dõi, giám sát kết cấu thường ngày sau khi kiểm tra ban đầu. Chủ công trình cần có lực lượng
chuyên trách thường xuyên quan tâm đến việc kiểm tra thường xuyên.
- Kiểm tra thường xuyên được thực hiện trên toàn bộ công trình ở những chỗ có thể quan sát được. Mục đích là để nắm được kịp thời tình trạng
làm việc của công trình, những sự cố hư hỏng có thể xảy ra. Đặc biệt là ở những vị trí xung yếu, quan trọng để sớm có biện pháp khắc phục, tránh tình
trạng để hư hỏng kéo dài dẫn đến ngày càng trầm trọng hơn.
b) Nội dung kiểm tra thường xuyên
- Tiến hành quan sát công trình thường ngày bằng mắt, khi có nghi ngờ thì dung biện pháp gõ để nghe và suy đoán. Người tiến hành kiểm tra
thường xuyên phải có trình độ chuyên ngành xây dựng và được giao trách nhiệm rõ ràng.
- Thường ngày quan tâm xem xét những vị trí sau đây của kết cấu để phát hiện sớm những dấu hiệu xuống cấp:
+ Vị trí có momen uốn và lực cắt lớn; vị trí tập trung ứng suất.
+ Vị trí khe co dãn;
+ Chỗ liên kết các phần tử của kết cấu;
+ Vị trí có nguồn nước thấm, nguồn nhiệt, nguồn ồn, nguồn bụi;
+ Những chỗ chịu tác động trực tiếp của bức xạ mặt trời;
+ Vị trí có tiếp xúc với môi trường xâm thực.
- Phát hiện các vấn đề sau đây khi tiến hành kiểm tra thường xuyên:
+ Sự nghiêng lún,
+ Biến dạng hình học của kết cấu;
+ Xuất hiện vết nứt; sứt mẻ, giảm yếu tiết diện.
+ Xuất hiện bong rộp;
+ Xuất hiện thấm;
+ Rỉ cốt thép;
13
+ Biến màu mặt ngoài;
+ Sự suy giảm công năng (chống thấm, cách âm, cách nhiệt…)
+ Tình trạng hệ thống theo dõi lâu dài (nếu có).
Chú thích: Đối với các kết cấu làm việc trong môi trường xâm thực thì cần thường xuyên quan tâm tới dấu hiệu ăn mòn bê tông và cốt thép.
- Xử lý kết quả kiểm tra:
+ Trường hợp phát hiện có sự cố, hư hỏng nhỏ thì có biện pháp khắc phục ngay;
+ Trường hợp phát hiện có sự cố, hư hỏng nặng bất thường thì tổ chức kiểm tra chi tiết tại chỗ hư hỏng và đề ra giải pháp xử lý kịp thời. Trong quá
trình đề ra giải pháp xử lý cần phải nghiên cưú tình trạng kết cấu trong hồ sơ kiểm tra ban đầu.
c) Ghi chép và lưu giữ hồ sơ:
Nhữngđiều sau đây cần được ghi chép đầy đủ:
+ Các sự cố hoặc hư hỏng đã phát hiện, vị trí xảy ra các số liệu đo nếu có;
+ Biện pháp khắc phục và kết quả đã khắc phục hư hỏng xảy ra.
+ Số liệu kiểm tra chi tiết nếu có;
+ Giải pháp vè kết quả sửa chữa sau khi kiểm tra chi tiết.
+ Tình trạng kết cấu sau khi đã khắc phục hư hỏng.
+ Những tài liệu ghi chép nêu trên cần được chủ công trình lưu giữ lâu dài cùng với hồ sơ kiểm tra ban đầu để sử dụng cho những lần kiểm tra sau.
4.3.3 Kiểm tra định kỳ
a) Nguyên tắc chung
- Kiểm tra định kỳ được tiến hành đối với toàn bộ công trình, kết cấu bê tông cốt thép.
- Kiểm tra định kỳ nhằm phát hiện kịp thời nhữngdấu hiệu hư hỏng cử công trình trong quá trình sử dụng mà mà việc kiểm tra ban đầu và kiểm tra
thường xuyên khó nhận biết được. Từ đó có biện pháp xử lý sớm nhằm duy trì tuổi thọ công trình.
- Quy mô kiểm tra của mỗi kỳ sẽ tùy theo trạng thái cụ thể của công trình, kết cấu công trình và điều kiện tài chính để quyết định.
b) Biện pháp kiểm tra định kỳ:
- Kiểm tra định kỳ được tiến hành trên toàn bộ kết cấu. đối với các kết cấu quá lớn thì có thể kiểm tra định kỳ, mỗi khu vực kiểm tra một kỳ.
- Chủ công trình có thể mời các đơn vị và chuyên gia tư vấn có chuyên môn thuộc chuyên ngành xây dựng và có tay nghề thích hợp để thực hiện
việc kiểm tra định kỳ.
- Đầu tiên kết cấu được khảo sát trực quan bằng nhìn và gõ nghe. Khi nghi ngờ có hư hỏng hoặc suy thoái chất lượng thì có thể sự dụng thiết bị thử
nghiệm không phá hủy hoặc khoan lõi bê tông để kiểm tra.
c) Quy định về chu kỳ kiểm tra:
Thời gian kiểm tra định kỳ được quy định như sau: Không quá 03 năm/1 lần.
d) Nội dung kiểm tra định kỳ:
Kiểm tra định kỳ được tiến hành theo trình tự nội dung giống như của kiểm tra ban đầu
e) Ghi chép và lưu giữ hồ sơ:

14
Toàn bộ kết quả thực hiện kiểm tra định kỳ cần ghi chép và lưu giữ giống như của kiểm tra ban đầu
4.3.4 Kiểm tra bất thường
a) Nguyên tắc chung
- Kiểm tra bất thường khi kết cấu có dấu hiệu hư hỏng do tác động đột ngột của các yếu tố như bão, lũ, lụt, động đất, trợt lở đất, va chạm với tàu xe,
cháy, v. v…
- Yêu cầu của kiểm tra bất thường là nắm bắt được hiện trạng hư hỏng của kết cấu, và đưa ra kết luận về yêu cầu sửa chữa.
- Chủ công trình có thể tự kiểm tra bất thường hoặc thuê một đơn vị họăc chuyên gia có năng lực phù hợp để thực hiện.
b) Biện pháp kiểm tra bất thường:
- Kiểm tra bất thường được thực hiện trên toàn bộ hoặc một bộ phận kết cấu tùy theo quy mô hư hỏng đã xảy ra và yêu cầu sửa chữa của chủ công
trình.
- Kiểm tra bất thường được thực hiện chủ yếu bằng quan sát trực quan, gõ nghe. Khi cần có thể dùng các công cụ đơn giản như thước mét, quả dọi,
v.v…
- Người thực hiện kiểm tra bất thường cần đưa ra được kết luận có cần kiểm tra chi tiết hay không. Nếu không thì đề ra ngay giải pháp sửa chữa
phục hồi kết cấu. Nếu cần thì tiến hành kiểm tra chi tiết và đề ra giải pháp sửa chữa.
c) Nội dung kiểm tra bất thường:
Kiểm tra bất thường bao gồm những công việc sau đây:
- Khảo sát bằng trực quan, gõ nghe và dung một số công cụ đơn giản để nhận biết ban đầu về tình trạng hư hỏng của kết cấu. Các hư hỏng sau đây
cần được nhận biết:
. Sai lệch hình học kết cấu
. Mức nghiêng lún
. Mức nứt, gãy
. Các khuyết tật nhìn thấy khác
- Phân yích các số liệu phải khảo sát để đi đến kết luận có tiến hành kiểm tra chi tiết hay không, quy mô kiểm tra chi tiết. Nếu cần kiểm tra chi tiết
thì thực hiện, nếu không thì đề ra giải pháp sửa chữa để phục hồi kết cấu kịp thời.
- Đối với những hư hỏng có nguy cơ gây nguy hiểm cho người và công trình xung quanh thì phải có biện pháp xử l. khẩn cấp trước khi tiến hành
kiểm tra chi tiết và đề ra giải pháp sửa chữa.
d) Ghi chép và lưu giữ hồ sơ:
Mọi diễn biến công việc ghi trong mục 4.3 cần được ghi chép và lưu giữ.
Hồ sơ lưu giữ gồm có: Kết quả khảo sát, phân tích đánh giá, thuyết minh giải pháp sửa chữa hoặc gia cường, nhật ký thi công, các biện pháp kiểm
tra, các bản vẽ. Các tài liệu này cần được chủ công trình lưu giữ lâu dài cùng với hồ sơ của các đợt kiểm tra trước đây.
4.3.5 Kiểm tra chi tiết
a) Nguyên tắc chung:

15
- Kiểm tra chi tiết được thực hiện sau khi qua các kiểm tra ban đầu, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra bất thường thấy là có yêu cầu
cần phải kiểm tra kỹ kết cấu để đánh giá mức độ xuống cấp và đề ra giải pháp sửa chữa.
- Chủ công trình có thể mời cácđơn vị và chuyên gia tư vấn có chuyên môn thuộc chuyên ngãnh xây dựng và có tay nghề thích hợp để thực hiện
việc kiểm tra chi tiết.
b) Biện pháp kiểm tra chi tiết:
- Kiểm tra chi tiết được thực hiện trên toàn bộ kết cấu hoặc một bộ phận kết cấu tùy theo quy mô hư hỏng của kết cấu và mức yêu cầu phải kiểm
tra. Người kiểm tra cần nhận biết trước đặc điểm nổi bật của xuống cấp để có hướng trọng tâm cho việc kiểm ta chi tiết.
- Kiểm tra chi tiết được thực hiện bằng các thiết bị thí nghiệm chuyên dụng để đánh giá lượng hóa chất, lượng vật liệu sử dụng và mức xuống cấp
của kết cấu.
Phương pháp thí nghiệm cần được thực hiện theo các tiêu chuẩn và quy phạm hiện hành.
- Người thực hiện kiểm tra chi tiết phải có phương án thực hiện bao gồm quy mô kiểm tra, mức kết quả kiểm tra cần đạt, thời gian và kinh phí thực
hiện.
Phương án này phải được chủ công trình chấp nhận trước khi thực hiện.
c) Nội dung kiểm tra chi tiết:
Kiểm tra bất thường bao gồm những công việc sau đây:
- Khảo sát chi tiết toàn bộ hoặc bộ phận hư hỏng của kết cấu, công trình.
Yêu cầu của khảo sát là phải thu được các số liệu lượng hóa về tình trạng hư hỏng của kết cấu, công trình. Cụ thể là lượng hóa bằng số liệu và bằng
ảnh những vấn đề sau đây:
. Sai lệch hình học kết cấu và chi tiết kết cấu;
. Mức biến dạng kết cấu;
. Mức nghiêng lún;
. Vết nứt (mật độ, chiều rộng, chgiều dài, chiều sâu và hướng vết nứt);
. Vết gãy ( đặc điểm, vị trí, mức nguy hiểm);
. Ăn mòn cốt thép (mật độ rỉ. mức độ rỉ, tổn thất tiết diện cốt thép);
. Ăn mòn bê tong (ăn mòn xâm thực, ăn mòn cácbônát, mức độ ăn mòn, chiều sâu xâm thực vào kết cấu, độ nhiễm hóa chất, v.v…);
. Chất lượng bê tong (cường độ, độ đặc chắc, bong rộp);
. Biến màu mặt ngoài;
. Các khuyết tật nhìn thấy;
. Sự đảm bảo công năng kết cấu (chống thấm, cách âm, cách nhiệt, v.v…).
- Phân tích cơ chế xuống cấp của kết cấu: Trên cơ sở các số liệu khảo sát nêu trên và các kết quả kiểm tra hồ sơ lưu trữ công trình, cần phân tích,
xác định cơ chế tạo nên mỗi loại hư hỏng.

16
- Đánh giá mức độ xuống cấp của kết cấu: Trên cơ sở các số liệu kiểm tra và cơ chế xuống cấp đã phân tích, cần đánh giá xem kết cấu có cần sửa
chữa hay không, và sửa chữa đến mức nào.
- Lựa chọn giải pháp sửa chữa hoặc gia cường: Giải pháp sửa chữa hoặc gia cường cần được lựa chọn trên cơ sở cơ chế xuống cấp đã được phân
tích sáng tỏ. Giải pháp sửa chữa hoặc gia cường đề ra phải đạt được yêu cầu là khôi phục được bằng hoặc cao hơn công năng ban đầu của kết cấu và ngăn
ngừa việc tiếp tục hình thành cơ chế xuống cấp sau khi sửa chữa.
- Quy mô sửa chữa tùy thuộc vào tầm quan trọng của kết cấu, tuổi thọ còn lại của công trình, khả năng tài chính và yêu cầu của chủ công trình.
- Thực hiện sửa chữa hoặc gia cường
. Chủ công trình có thể tự thực hiện sửa chữa, gia cường hoặc chọn một đơn vị có năng lực phù hợp để thực hiện.
. Đơn vị thực hiện sửa chữa hoặc gia cường cần có kế hoạch chủ động về vật tư, nhân lực, tiến độ và biện pháp thi công, giám sát chất lượng trước
khi bắt đầu thi công.
. Mọi diễn biến của công tác sửa chữa hoặc gia cường phải được ghi vào sổ nhật k. thi công và lưu giữ lâu dài.
d) Ghi chép và lưu giữ hồ sơ:
- Mọi diễn biến của công tác kiểm tra chgi tiết cần được ghi chép đầy đủ dưới dạng biên bản, sổ nhật ký, bản vẽ để lưu giữ lâu dài.
- Chủ công trình lưu giữ hồ sơ kiểm tra chi tiết bao gồm: Kết quả khảo sát, phân tích đánh giá, thuyết minh giải pháp sửa chữa hoặc gia cường, nhật
k. thi công, các bản vẽ, các biên bản kiểm tra. Các hồ sơ này cần được lưu giữ lâu dài cùng với các hồ sơ của các đợt kiểm tra trước đây.
* Kiểm tra thường xuyên:
Chủ sở hữu, người quản l. sử dụng công trình thường xuyên theo dõi để phát hiện kịp thời dấu hiệu xuống cấp của công trình.
Để đảm bảo cho công trình duy trì được tuổi thọ và ít xuống cấp, trong quá trình sử dung chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng công trình thường xuyên
thực hiện đúng các yêu cầu sau:
Phần thân công trình:
- Tường:
+ Không để cho các chất gây bẩn bám dính lên tường, phải dùng dung cụ mềm (chổi) để làm vệ sinh tường khi cần thiết.
+ Không được để các vật cứng va chạm với tường làm tróc lớp sơn che phủ của tường hoặc làm nứt tường.
+ Không cho nước đọng trên nền, sàn làm ẩm chân tường gây ra rêu mốc chân tường.
- Các cấu kiện BTCT (dầm, sàn, cột, cầu thang, lanh tô)
+ Không được để các vật cứng va chạm với các cấu kiện BTCT làm nứt hoặc bong bóc lớp vữa trát và lớp bêtông bảo vệ cốt thép bên trong.
+ Không được khoan đục lên các cấu kiện BTCT một cách tuỳ ..
+ Không được để tập trung vật nặng (>200kg) lên sàn tại một điểm.
+ Không được ngăn kho, xây tường lên sàn một cách tuỳ ..
+ Phải làm vệ sinh sênô mái thường xuyên, không được để rác bụi đọng trong lòng sênô làm ảnh hưởng đến việc thoát nước cho sênô mái bị chậm
hoặc bị nghẽn.
- Mái tôn:
17
+ Vị trí liên kết giữa xà gồ lên tường xông không được phá vỡ
+ Vị trí liên kết giữa mái tôn và xà gồ (đinh, giằng chống bão) đảm bảo giữ đúng vị trí ban đầu đưa vào sử dụng và không bị bong ra.
- Các cấu kiện sắt thép (lan can, song cửa, tay vịn cầu thang, xà gồ mái)
Không để các cấu kiện sắt thép tiếp xúc với môi trường gây rỉ rét và không để các vật cứng tỳ xước lớp sơn bên ngoài.
- Các cấu kiện gỗ, kính:
Phải thường xuyên lau chùi các cấu kiện gỗ kính như cửa đi, cửa sổ.. bằng các dụng cụ mềm (vải, khăn lau có tẩm nước rửa kính ..)
Phần điện chiếu sáng trong nhà:
Phải đảm bảo các thiết bị điện (bóng đèn, công tắc, ổ cắm, dây điện..) không được tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao và tránh bị va đập với các
vật dụng khác gây đổ vỡ thiết bị và cháy nổ.
Phải tắt nguồn các thiết bị điện không dùng đến và tắt hẳn nguồn điện trước khi không còn ở trong phòng (nhà) làm việc.
Phần nước trong nhà:
Không để các vật thải nhỏ len vào các đường ống nước (lavabo, ống thoát nước tràn, ống thoát nước đứng ..)
* Kiểm tra định kỳ:
Chủ đầu tư, chủ sử dụng công trình phải thuê các tổ chức và chuyên gia chuyên ngành có năng lực phù hợp với loại, cấp công trình để kiểm tra
định kỳ cho công trình.
Thời gian kiểm tra định kỳ: không quá 3 năm /1 lần.
* Kiểm tra đột xuất:
Được tiến hành khi:
- Có sự cố bất thường như bão lụt, hoả hoạn, động đất, va chạm lớn ..
- Trường hợp có nghi ngờ khả năng khai thác sau khi kiểm tra chi tiết mà không rõ nguyên nhân.
Các công việc này phải do các chuyên gia và tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện.
* Công tác giám sát, nghiệm thu, thời gian bảo hành công tác bảo trì:
- Trong quá trình kiểm tra công trình, nếu các chuyên gia và tổ chức có đủ điều kiện năng lực yêu cầu phải duy tu bảo dưỡng hay sửa chữa cho
công trình thì chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng phải thực hiện đúng các bước theo quy định hiện hành để bảo trì công trình.
- Chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng công trình phải tổ chức giám sát thi công và nghiệm thu công tác bảo trì theo đúng quy định hiện hành. Trong
trường hợp chủ sở hữu, chủ quản lý sử dung không đủ điều kiện, năng lực thực hiện thì phải thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực thực hiện giám
sát.
- Thời gian bảo hành công tác bảo trì không ít hơn 6 tháng nếu công trình chỉ thực hiện bảo trì cấp duy tu và không ít hơn 12 tháng nếu công trình
thực hiện bảo trì sửa chữa vừa và sửa chữa lớn.
4.4 Tổ chức thực hiện công tác bảo trì công trình
- Nếu công trình chỉ thực hiện bảo trì cấp duy tu bão dưỡng thì chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng lập dự toán phù hợp với nguồn kinh phí bảo trì và
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
18
- Nếu công trình có kinh phí bảo trì dưới 1 tỷ đồng thì chủ đầu tư, chủ quản lý sử dung công trình có thể thành lập ban quản lý dự án mà sử dụng bộ
máy chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án.
- Khi thực hiện bảo trì công trình mà không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình thì chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng
công trình không phải xin phép xây dựng.
- Công tác bảo trì phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn, vệ sinh môi trường:
+ Tuyệt đối đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận, cho người thi công, cho người sử dụng và các phương tiện giao thông vận hành trên công
trường.
+ Lựa chọn các biện pháp và thời gian thi công hợp lý nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đến tiếng ồn, khói bụi, rung động do xe, máy và các thiết bị
thi công gây ra.
+ Tuân thủ các quy định của luật bảo vệ môi trường, các quy phạm an toàn, an toàn trong thi công, an toàn trong sử dung máy móc thiết bị thi công.
5) Loại vật liệu chủ yếu:
a) Xi măng.
+ Xi măng sử dụng trong công trình phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Được sản xuất bằng dây chuyền sản xuất lò quay, đáp ứng tiêu chuẩn TCVN 2682:2009
Xi măng: Trên bao bì phải được ghi rõ ràng : Loại xi măng, cường độ, số lô sản xuất (ngày, tháng).
- Thí nghiệm kiểm tra tuân thủ tiêu chuẩn TCVN 4787: 1998;
- Phải có biện pháp bảo quản xi măng khỏi ẩm. Nghiêm cấm sử dụng xi măng đã bị vón cục.
b) Cốt thép.
- Cốt thép phải tuân theo các tiêu chuẩn sau: TCVN 5574:2012; TCVN 9392:2012; TCVN 9390:2012; TCVN 9115:2012.
- Đối với thép vằn, trên thân cốt thép có ghi ký hiệu của nhà sản xuất và đường kính của thép và phải đạt các chỉ tiêu như sau:
+) Giới hạn chảy : 300 N/mm (min)
+) Giới hạn bền : 500 N/mm2 (min)
+) Độ dãn dài tương đối : 16 % (min)
+) Khả năng uốn : 1,5 D.
c) Cát.
Thỏa mãn đảm bảo theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 7570 : 2006)
- Cát sử dụng trong công trình phải có nguồn gốc rõ ràng, là những hỗn hợp tự nhiên từ các nham thạch rắn chắc như thạch anh, trường thạch …
các hạt có đường kính từ 0,14 đến 5 mm.
- Cát vàng : Hạt to dùng để đổ bê tông: hạt vừa, nhỏ dùng để xây, trát cát phải sạch không có tạp chất.
Căn cứ theo mô đun độ lớn ( Mc), cát được chia ra thành bốn loại như trong bảng sau:

Loại cát Mô đun độ lớn của cát ( Mc) Lượng sót tích lũy trên sàng
19
0,63mm tính theo % khối lượng
Cát to 3,5 – 2,5 > 50
Cát vừa 2,5 – 2,0 30 – 50
Cát nhỏ 2,0 – 1,5 10 – 30
Cát mịn < 1,5 <10

Hàm lượng bùn, bụi, sét và các tạp chất khác không được vượt quá các trị số quy định sau:

Tên tạp chất Bê tông vùng nước thay Bê tông dưới nước ( %) Bê tông trên khô ( %)
đổi ( %)
Bùn, bụi và đất sét 1 2 3
Mica 1 1 1
Chất hữu cơ Không có các tạp chất hữu cơ như: Cỏ, rác, gỗ….

d) Đá dăm dùng cho bê tông:


- Các loại đá dăm phải có nguồn gốc rõ ràng, là đá sỏi chắc đảm bảo độ nền dập và khối lượng thể tích, đảm bảo theo TCVN 7570:2006, kích thước
1x2cm, 2x4cm, 4x6cm theo thiết kế.
- Đá sỏi và đá dăm dùng để chế tạo bê tông phải nằm trong phạm vi cấp phối dưới đây.

Kích thước mặt bằng Lượng sót tích lũy trên mặt sàng tính theo %
khối lượng
Dmin 95 – 100
0,5 ( Dmax + D min) 40 – 70
Dmax 0-5

Số lượng các hạt dẹt và các hạt hình thoi không quá 15% tính theo khối lượng (các hạt dẹt và hạt hình thoi có chiều dầy và chiều ngang nhỏ hơn 1/3
chiều dài) Số lượng các hạt mềm (yếu) trong đá không được vượt quá 10% khối lượng.
Cỡ hạt nhỏ nhất danh định (d): Cỡ hạt có đường kính quy ước nhỏ nhất, cỡ hạt này lớn hơn cỡ hạt nhỏ nhất tuyệt đối.
e) Gạch xây:
Gạch bê tông đảm bảo theo Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 6477:2016
Gạch bê tông đặc thường, mác 7,5 MPa, chiều dài 220 mm, chiều rộng 105 mm, chiều cao 60 mm,
f) Đất núi
Đảm bảo theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4197- 2012
- Trước khi đắp đất phải tiến hành đầm thí nghiệm tại hiện trường với từng loại đất và từng loại máy đem sử dụng nhằm mục đích:
+ Hiệu chỉnh bề dầy lớp đất rải để đầm;

20
+ Xác định số lượng đầm theo điều kiện thực tế;
+ Xác định độ ẩm tốt nhất của đất khi đầm nén.
- Cần phải đắp đất bằng loại đất đồng nhất, phải đặc biệt chú ý theo đúng nguyên tắc sau đây:
+ Bề dầy lớp đất ít thấm nước nằm dưới lớp đất thấm nước nhiều phải có độ dốc 0,04 đến 0,10 kể từ công trình tới mép biên;
+ Bề mặt lớp đất thấm nhiều nước nằm dưới, lớp đất ít thấm nước phải nằm ngang;
+ Trong một lớp đất không được đắp lẫn lộn hai loại đất có hệ số thấm khác nhau;
+ Cấm đắp mái đất bằng loại đất có hệ số thấm nhỏ hơn hệ số thấm của đất nằm phía trong;
- Muốn đạt được khối lượng thể tích khô lớn nhất, đất đắp phải có độ ẩm tốt nhất. Độ sai lệch
về độ ẩm của đất đắp nên dao động như sau:
- Đối với đất dính: 10 % của độ ẩm tốt nhất;
- Đối với đất không dính: 20 % của độ ẩm tốt nhất.
6) Nguồn cung cấp nguyên vật liệu xây dựng
Vật liệu chủ yếu để xây dựng được cung cấp từ các nguồn
* Bãi vật liệu lấy tại Kiến An
- Chủng loại: Cát vàng xây trát, cát vàng hạt to để đổ bê tông, đá các loại được vận chuyển từ nơi khác và tập kết ở đây. Cự ly vận chuyển từ bãi
đến tuyến xây dựng được vận chuyển bằng đường bộ, cự ly trung bình khoảng 7km.
- Chủng loại: Đất núi được vận chuyển từ Quảng Ninh bằng đường thủy và tập kết ở bãi. Cự ly vận chuyển từ bãi đến tuyến xây dựng được vận
chuyển bằng đường bộ, cự ly trung bình khoảng 7km.
* Xi măng: Mua tại nhà máy xi măng, hoặc các đại lý khác được phân phối trên địa bàn Hải Phòng.
* Sắt thép: Mua tại các nhà máy, hoặc các đại lý phân phối quanh khu vực.
7) Phương án phòng, chống cháy, nổ trong qua trình thi công dự án:
a) Nhà thầu thi công xây dựng phải thành lập ban chỉ huy phòng chống cháy, nổ tại công trường, có quy chế hoạt động và phân công, phân cấp cụ
thể;
b) Phương án phòng chống cháy, nổ được thẩm định, phê duyệt theo quy định. Nhà thầu tổ chức đội phòng chống cháy, nổ, có phân công, phân cấp
và kèm theo quy chế hoạt động;
c) Trên công trường bố trí các thiết bị chữa cháy cục bộ. Tại các vị trí dễ xảy ra cháy có biển báo cấm lửa và lắp đặt các thiết bị chữa cháy và thiết
bị báo động, đảm bảo khi xảy ra cháy kịp thời phát hiện để ứng phó;
8. Bảo vệ môi trường:
Đánh giá tác động môi trường được chia làm hai thời kỳ là trong quá trình thi công và trong quá trình sử dụng (khi hoàn thành công trình đưa vào
sử dụng).
8.1 Trong quá trình thi công, dự án có thể gây ra tác động tiêu cực đến môi trường sống như:
- Khí thải, bụi phát tán vào môi trường xung quanh.

21
- Rác thải, chất thải trong quá trình thi công.
- Xăng dầu,… rơi vãi, bay hơi.
- Tiếng ồn của động cơ, máy thi công và các phương tiện giao thông.
- Sự ùn tắc giao thông trong thi công.
Các yếu tố trên gây tác động trực tiếp về mọi phương diện đối với môi trường xung quanh, tuy nhiên là không lớn và có thể hạn chế, khắc phục
được.
Đề xuất giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của dự án đến môi trường trong giai đoạn thi công
Để giảm thiểu các ảnh hưởng bất lợi trong quá trình thực hiện dự án cần phải thực hiện các biện pháp sau:
- Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí
+ Tưới nước thường xuyên bề mặt thi công và đường vận chuyển đất cát.
+ Các phương tiện vận chuyển đất, vật liệu xây dựng phải được che đậy theo đúng quy định, hạn chế tối đa ảnh hưởng của bụi.
+ Chỉ sử dụng các phương tiện máy móc, ô tô chuyên chở đảm bảo kỹ thuật và hạn chế tối thiểu lượng khí thải và tiếng ồn.
+ Thường xuyên sửa chữa bảo trì, vệ sinh máy móc trang thiết bị để đảm bảo vận hành êm thuận và giảm tiếng ồn, rủi ro, hỏng hóc gây ảnh hưởng
xấu đến môi trường.
+ Xây dựng biện pháp tổ chức thi công hợp lý, khoa học như chọn vị trí thích hợp để xây dựng lán trại; tập trung thi công vào giờ hành chính để ít
gây ra những xáo trộn đối với các hoạt động bình thường của nhân dân.
- Các biện pháp giảm thiểu chất thải rắn, rác thải sinh hoạt.
+ Chất thải rắn phải được thu gom, phân loại và xử lý một cách hợp lý.
+ Thống nhất với địa phương về vị trí đổ chất thải rắn. Các chất thải rắn sẽ được thu gom về nơi này để xử lý tiếp, theo hướng dẫn chung đối với
rác thải đô thị của quận.
- Xử lý nước mưa chảy tràn và nước thải.
+ Nước mưa chảy tràn có cuốn theo đất, cát. Vì vậy phải đào hố tụ nước để lắng đọng bùn đất trước khi cho chảy vào hệ thống thoát nước mặt của
khu vực.
+ Quét dọn vệ sinh công trường, nạo vét bùn đất thường xuyên.
+ Quản lý ngăn chặn rò rỉ xăng dầu và vật liệu rời do xe vận chuyển gây ra.
+ Các công trình phục vụ sinh hoạt của công trường phải đảm bảo vệ sinh
theo quy định, vị trí đặt phải xa các nguồn nước sinh hoạt.
- Các biện pháp phòng chống sự cố gây ảnh hưởng xấu tới môi trường
+ Tuyệt đối tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ.
+ Trong tuyến đường và các nút giao thông phải có các biển báo công trường, các biển báo tổ chức giao thông và có người tổ chức giao thông để
không làm ảnh hưởng đến giao thông trong khu vực.

22
8.2 Khi bàn giao công trình đưa vào sử dụng:
- Các tác nhân gây ô nhiễm:
+ Khí thải: Hoạt động của cô, trò trường mầm non không có khí thải độc hại nên không gây ảnh hưởng đến môi trường.
+ Nước thải: Nước thải trong sinh hoạt của cô, trò trường mầm non với thành phần chủ yếu của nước thải sinh hoạt là nước lơ lửng (SS), chất vi
sinh BOD và các chất hữu cơ (N,P)...
+ Chất thải rắn và tiếng ồn: Chất thải rắn sinh hoạt với thành phần chủ yếu là bao bì, giấy vụn, nylon..., nên không thu gom cũng sẽ gây ô nhiễm
cho môi trường xung quanh. Không có tiếng ồn gây ảnh hưởng tới khu vực xung quanh.
- Các biện pháp xử lý:
+ Khí thải: Để tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ của cô và trò trường mầm non,
việc xây dựng trường được thiết kế đúng tiêu chuẩn và được lắp hệ thống quạt thông gió để đảm bảo sự thông thoáng.
+ Nước thải:
Nước thải sinh hoạt được sử lý bằng bể tự hoại tại gầm tầng 1 của khu vệ sinh trước khi thải ra hệ thống công cộng.
Xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước mặt, có hố ga để lắng, lọc các chất cặn bã, rác rưởi trong nước thải.
Đảm bảo trước khi thải ra đường thoát nước chính của đô thị nước thải phải đạt tiêu chuẩn nguồn nước loại B theo TCVN về nước thải (TCVN
5942-95).
+ Chất thải rắn: Chất thải rắn trong sinh hoạt, làm việc được thu gom, phân loại. Nhà trường sẽ có kế hoạch hợp đồng với Công ty Môi trường đô
thị để sử lý các loại chất thải rắn này.

23

You might also like