You are on page 1of 21

TUYẾN TPHCM – ĐÀ LẠT

1. Khoảng cách và cung đường đi


- Khoảng cách từ TP HCM đến Đà Lạt khoảng 300km
- Cung đường đi:
+ TP HCM - Ngã 3 Dầu giây : 70km ( cao tốc LT-DG)
+ Ngã 3 Dầu Giây - Bảo Lộc : 110km (QL1A, QL20)
+ Bảo Lộc - Đà Lạt : 120km (QL20, cao tốc Liên Khương- Prenn)
2. Các địa phương đi qua
- TP HCM: TP Thủ Đức
- Tỉnh Đồng Nai: huyện Long Thành, (Ngã 3 Dầu Giây), huyện Thống Nhất, huyện
Định Quán, huyện Tân Phú.
- Tỉnh Lâm Đồng: huyện Đạ Huoai, TP Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm, huyện Di Linh,
huyện Đức Trọng, TP Đà Lạt.
3. Đặc điểm hai bên đường và nội dung thuyết minh trên tuyến
3.1 Đặc điểm hai bên đường
TP HCM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TP. HCM ngày nay rộng hơn 2093,7km 2 , năm 2021 thì dân số thành phố là
9.166.800 người, là thành phố lớn và đông dân nhất của đất nước, có năng lực lớn vể
sản xuất, kinh doanh và là một trong những thành phố đang phát triển khá sầm uất của
khu vực ĐNÁ.
Sài Gòn cổ xưa được thành lập từ năm 1623, nhưng tới năm 1698, Chúa Nguyễn mới
cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Phương Nam, khai sinh ra thành
phố Sài Gòn. Năm 1911, Sài Gòn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường
cứu nước, khi đất nước thống nhất, Quốc Hội khoá VI họp ngày 2.7.1976 đã chính
thức đổi tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh .
Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ, với hơn 300 năm hình thành
và phát triển, thành phố có rất nhiều công trình kiến trúc cổ, nhiều di tích và hệ thống
bảo tàng phong phú. Nơi đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là
cửa ngõ quốc tế . Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với
năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục
đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km.
Với vị trí địa lý thuận lợi, Sài Gòn – nơi một thời được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn
Đông" đã là trung tâm thương mại và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân
tộc có tín ngưỡng, sắc thái văn hoá riêng góp phần tạo nên một nền văn hoá đa dạng.
Đặc trưng văn hoá của vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc
với những nét văn hoá phương Bắc, phương Tây, góp phần hình thành lối sống, tính
cách con người Sài Gòn.
Với vai trò đầu tàu trong đa giác chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Hồ
Chí Minh đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá - du lịch, giáo dục - khoa học kỹ
thuật - y tế lớn của cả nước. Trong tương lai, thành phố sẽ phát triển mạnh mẽ về mọi
mặt, có cơ cấu công nông nghiệp hiện đại, có văn hoá khoa học tiên tiến, một thành
phố văn minh hiện đại có tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á.
Hầm thủ thiêm – đường hầm vượt sông đầu tiên tại Việt Nam
Đường hầm sông Sài Gòn là công trình hầm dìm đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam
bao gồm : đường dẫn, hầm vượt sông (hầm hở, hầm lấp, hầm dìm) và trang bị các hệ
thống thiết bị hiện đại với độ tin cậy và chính xác cao phục vụ công tác vận hành đảm
bảo an toàn giao thông qua hầm. Hầm được xây dựng nhằm phục vụ giao thông trên
tuyến Đại lộ Đông - Tây nối Quận 2 và Quận 1.
Hầm Thủ Thiêm được xây dựng vào năm 2005 hoàn thành vào năm 2011, nguồn vốn
đầu tư từ Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của chính phủ Nhật Bản có vốn đối ứng
của Chính phủ Việt Nam. Hầm Thủ Thiêm là hạng mục quan trọng nhất trong dự án
đại lộ Đông - Tây. Bên cạnh việc giải toả áp lực cho cầu Sài Gòn, tuyến đường mới
qua hầm rút ngắn thời gian từ trung tâm thành phố về các tỉnh miền Tây lẫn miền
Đông, tạo nền tảng phát huy giao thương liên tỉnh. Hầm Thủ Thiêm góp phần lớn
trong việc tạo thành mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh ở phía đông, giảm áp lực
cho giao thông trung tâm và là động lực phát triển Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Công
trình được đánh giá là hầm vượt hiện đại nhất Đông Nam Á.
Đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây
Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây là đường cao tốc
nối Thành phố Hồ Chí Minh với Đồng Nai, có điểm đầu tuyến là nút giao thông An
Phú, thuộc thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và điểm cuối là nút giao
thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Đường cao tốc TPHCM – Long
Thành – Dầu Giây dài 55.7 km đi qua TPHCM và Đồng Nai, có tổng vốn đầu tư hơn
20.600 tỉ đồng.
Việc sớm đưa vào khai thác đoạn cao tốc Vành đai 2 – QL51 (dài 20km) góp phần
giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, nâng tốc độ chạy xe, giảm thời gian chi phí vận
chuyển, rút ngắn hơn một nửa thời gian lưu thông từ Thành Phố Hồ Chí Minh về
Vũng Tàu.
ĐỒNG NAI
Đồng Nai là tỉnh thuộc Miền Đông Nam, có diện tích 5.903,4 km2, là một tỉnh nằm
trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm.
Là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc
gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần
cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết
vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.
Thời Việt Nam Cộng hòa, đất Đồng Nai được chia làm 3 tỉnh là Biên Hòa, Long
Khánh, Phước Tuy. Đầu năm 1975, hợp nhất 3 tỉnh này thành lập tỉnh Đồng Nai, tỉnh
lỵ đặt tại thị xã Biên Hòa. Năm 1976, thị xã Biên Hòa được nâng cấp thành thành phố
Biên Hòa - đô thị loại 3, trực thuộc tỉnh Đồng Nai. Ban đầu, tỉnh Đồng Nai có tỉnh lị
là thành phố Biên Hòa, thị xã Vũng Tàu và 9 huyện. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, kỳ
họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII ra nghị quyết chia tỉnh Đồng Nai thành 2 tỉnh Đồng Nai
và Bà Rịa – Vũng Tàu. Đến thời điểm này, tỉnh Đồng Nai có 1 thành phố, 1 thị xã và
9 huyện.
Đồng Nai là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ – vùng kinh tế phát
triển và năng động nhất cả nước. Trong đó, Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của
tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai.
Huyện Long Thành
Long Thành là một huyện nằm ở phía nam tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Long Thành có
thể mang nghĩa là vùng đất thịnh vượng. Huyện có vị trí chiến lược trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam. Trên địa bàn huyện hiện có Cảng hàng không quốc tế Long
Thành đang được triển khai xây dựng. Huyện Long Thành có 14 đơn vị hành chính
cấp xã trực thuộc.
Giao thông : Huyện Long Thành có những lợi thế so sánh về mạng lưới giao thông
trên địa bàn huyện gồm đường bộ - đường sắt - đường thủy - hàng không. Mới đây,
huyện Long Thành đã kiến nghị đưa dự án mở rộng tỉnh lộ 769 (khoảng 5 km tính từ
quốc lộ 51 đi vào) nằm trong danh mục các dự án trọng điểm của tỉnh. Mục đích của
việc mở rộng đoạn đường này là nhằm đảm bảo giao thông cho khu dân cư ở khu vực
tái định cư Lộc An - Bình Sơn chuẩn bị triển khai xây dựng.
Nông nghiệp: Trồng mía, lạc, điều, hồ tiêu, sầu riêng, chôm chôm, nhãn,... Chăn nuôi
bò sữa và chế biến các sản phẩm từ bò sữa.
Du lịch : Huyện Long Thành là một trong những huyện có nền kinh tế quan trọng của
tỉnh Đồng Nai. Huyện có tiềm năng phát triển du lịch với các loại hình du lịch
Cầu Long Thành và sông Đồng Nai
Cầu Long Thành
Cầu Long Thành là một cây cầu bắc qua sông Đồng Nai, nối liền thành phố Thủ Đức
thuộc Thành phố Hồ Chí Minh với huyện Long Thành thuộc tỉnh Đồng Nai, Việt
Nam.
Sông Đồng Nai
Bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, đây là hệ thống sông lớn thứ ba trong nước sau
hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long, chiều dài dòng chính Đồng Nai 635km và
diện tích toàn lưu vực là 44100km2 phát triển chủ yếu ở Nam Tây Nguyên và Đông
Nam Bộ, ngoài ra còn có một phần nằm trên đất Campuchia ở thượng lưu cách sông
Vàm Cỏ Đông và Sài Gòn, rộng khoảng 6700km 2 . Đồng Nai nguyên tên phiên âm
tiếng Khmer là "Nông-nại". Đây là vùng đất Chân Lạp người Việt vào khai phá trước
tiên. Theo sách cổ Gia Định thành Thông chí của Trịnh Hoài Đức thì sông còn có tên
là "sông Phước Long" vì gọi tên theo phủ Phước Long cũ.
Dự án lấn sông Đồng Nai : Dự án có chiều dài 1,3 km, đoạn xa nhất lấn ra ngoài sông
Đồng Nai là 100m, tổng diện tích đất của dự án là 8,4 hécta, trong đó có 70% diện
tích dành cho công trình công cộng như: đường, công viên dọc bờ sông và công viên
trung tâm, 30% diện tích còn lại dùng cho công trình kinh doanh. Dự án này mang lại
nhiều lợi ích trong đó dự án giữ lại và tôn tạo các di tích hiện hữu như Đình Phước
Lư, Phụng Sơn Tự, Trường Tiểu học Nguyễn Du… trở thành một quần thể các giá trị
văn hóa lịch sử.
Dự án này được chia làm 3 giai đoạn, thực hiện từ năm 2013 đến năm 2022 với tổng
mức đầu tư là 3.200 tỷ đồng.
Tới khu vực ngã tư Long Thành hết đường cao tốc rẻ trái vào QL1A đi khoảng 2km
tới cầu vượt Dầu Giây rẻ phải vào QL20.
Huyện Thống Nhất
Thống Nhất là một huyện trung du nằm ở trung tâm tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.
Huyện Thống Nhất có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Dầu
Giây (huyện lỵ) và 9 xã.
Khí hậu và đất đai thuận lợi cho phát triển các loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn
ngày và dài ngày như đậu nành, thuốc lá, cả phê, cao su...
Đây là địa phương có đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu
Giây đi qua và dự án đường cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt đang được xây dựng (là tuyến
đường huyết mạch trên trục giao thông Bắc - Nam, vùng Tây Nguyên và các vùng
kinh tế trọng điểm trong khu vực).
Có điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật: điện, nước, giao thông,... (có Quốc lộ
1, Quốc lộ 20, đường cao tốc Dầu Giây – Long Thành – TP Hồ Chí Minh và tuyến
đường sắt đi qua), có sức thu hút đầu tư từ bên ngoài.
Huyện Định Quán
Huyện Định Quán nằm phía đông của tỉnh Đồng Nai. Huyện có diện tích là 966,5km2,
chiếm 16,40% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Huyện Định Quán có 14 đơn vị hành chính
cấp xã, bao gồm thị trấn Định Quán (huyện lị) và 13 xã. Huyện có diện tích 970,5
km², dân số năm 2019 là 225.160 người[2], gồm nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Thái,
Hoa, Tày, Khmer, Chơ Ro, Chăm, Ê Đê, Sán Dìu, Châu Mạ, Dao, nhưng chủ yếu vẫn
là dân tộc Kinh.
Định Quán là một huyện có địa hình vùng núi, chủ yếu là đồi núi thấp xen kẽ với các
đồng bằng thoải lượn sóng, hướng dốc chính nghiêng dần từ Bắc xuống Nam.
Cũng như nhiều nơi khác ở miền Đông Nam Bộ và trên lãnh thổ Việt Nam, mảnh đất
Định Quán đã từng in đậm những chiến công vang dội của quân và dân Định Quán.
Chiến thắng La Ngà trên Quốc lộ 20 vào tháng 03-1948 đã đi vào lịch sử kháng chiến
của dân tộc như một bản hùng ca bất diệt. Ngay sau ngày quê hương được giải phóng,
Đảng bộ, quân và dân huyện Định Quán đã bắt tay khắc phục hậu quả chiến tranh,
cùng nhau xây dựng và phát triển kinh tế, giữ vững an ninh - chính trị, không ngừng
nâng cao đời sống vật chất - tinh thần; biến một vùng đất hoang sơ, nghèo khó lại bị
tàn phá bởi chiến tranh thành vùng đất trù phú, dân cư đông đúc; góp phần cùng tỉnh
Đồng Nai và cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đá Ba Chồng
Đá Ba Chồng là một quần thể di tích thắng cảnh tại thị trấn Định Quán, huyện Định
Quán, tỉnh Đồng Nai.
Nổi bật nhất trong quần thể là ba hòn đá chồng lên nhau với chiều cao 36m, nằm
chênh vênh ngay bên cạnh quốc lộ 20, cảnh tượng hùng vĩ của danh thắng này cuốn
hút biết bao du khách đi ngang qua. Ai đã từng một lần nhìn thấy hòn đá này đều có
chung cảm giác đó là "không an toàn". Tuy nhiên, theo tài liệu địa chất thì quần thể
thuộc di chỉ văn hóa Óc Eo Phù Nam ở thềm cao nguyên Đông Nam Bộ, đây là chứng
nhân của hàng loạt sự kiện vận động của trái đất, tại đây, các nhà khảo cổ học đã tìm
thấy nhiều công cụ sản xuất, sinh hoạt của người xưa bằng đá, đồng, đất nung…đó là
những minh chứng của một trong những nền văn hóa đầu tiên của nhân loại. Trải qua
hàng triệu năm dãi dầu mưa nắng với ba lần ngâm mình dưới biển khi nước biển tràn
vào, chứng kiến hàng trăm ngọn núi lửa hoạt động dữ dội, Đá Ba Chồng vẫn chênh
vênh, sừng sững đứng đó tạo ra một cảnh quan hùng vĩ. Hòn đá đã có lẽ là hòn đá đặc
biệt nhất.
Với vẻ đẹp tiềm ẩn và giá trị lịch sử, quần thể Đá Ba Chồng được Bộ Văn hóa xếp
hạng di tích thắng cảnh cấp quốc gia Cảnh tượng hùng vĩ của danh lam thắng cảnh
này đang ngày càng cuốn hút biết bao du khách đi ngang qua.
Rừng cây giá tỵ
Dọc hai bên đường chúng ta thấy trồng rất nhiều cây giá tỵ, cây giá tỵ là cây có thân
mộc, cao từ 30 – 40m. Thân cây thẳng, tròn, vỏ ngoài màu xám vàng, nứt dọc thành
vảy nhỏ, thịt vỏ có sơ. Giá Tỵ còn được gọi là Cây Báng Súng, Cây Lá đỏ. Vì Gỗ Giá
Tỵ rất chắc. Vào thời gian này, gỗ Giá tỵ còn được chọn làm báng súng nên nhiều
người gọi đây là Cây Báng Súng .
Theo lịch sử ghi chép lại, khu rừng Giá tỵ do bà Trần Lệ Xuân, vợ của ông Ngô Đình
Nhu, em trai tổng thống Ngô Đình Diệm, cho trồng ở vùng Tân Phú, Định Quán vào
năm 1958 với diện tích 165 hecta. Bà Trần Lệ Xuân là một trong những người phụ nữ
quyền lực của chế độ Việt Nam Cộng Hòa vào thời gian này. Không chỉ đảm nhận
chức vụ chủ tịch hội phụ nữ Liên đới, bà còn là Bà Cố Vấn quyền lực của chế độ Việt
Nam Cộng Hòa thời bấy giờ.
Có người còn cho rằng, bà cho trồng Rừng Cây Giá Tỵ với mục đích chế tạo báng
súng, chống lại Cộng Sản. Tuy nhiên, sau khi chế độ Mỹ – Diệm sụp đổ, rừng Cây
Giá Tỵ cũng bị phá bỏ. Đến sau năm 1975, Rừng Giá Tỵ bị phá bỏ khá nhiều. Một
phần là do thiếu đất canh tác và sinh sống, bà con chặt bỏ Cây Giá tỵ để trồng trọt và
chăn nuôi. Tuy nhiên, những năm gần đây, Giá Tỵ đã khôi phục và mang lại lợi ích
kinh tế cao cho người dân. Không chỉ tận dụng gỗ, người ta còn dùng lá, hay hoa Giá
Tỵ để phục vụ đời sống kinh tế. Và Đồng Nai cũng chính là khu vực cung cấp Cây
Giá Tỵ trọng điểm cho cả nước.
- Huyện Tân Phú
Là huyện miền núi nằm phía Bắc tỉnh Đồng Nai, trung tâm huyện cách TP. Biên Hòa
100km. Huyện có 18 đơn vị hành chính gồm: 1 thị trấn Tân Phú và 17 xã. Huyện có
diện tích 802,4 km² (phần lớn là diện tích rừng Cát Tiên) và dân số là 170.670 người
(năm 2019). Là huyện giáp với Tây Nguyên nên phân bố núi rải rác rất nhiều, có
nhiều ở phía bắc và thưa dần về phía Nam.
Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt đi qua đang được
xây dựng. Trên địa bàn huyện có Vườn quốc gia Cát Tiên đã được UNESCO công
nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Lâm Đồng
- Tổng quan Lâm Đồng
Lâm Đồng là tỉnh nằm ở khu vực Nam Tây Nguyên có độ cao chênh lệch từ 300
1.500m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình từ 18-25oC với diện tích 9.773,54
km2. Phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận; phía Đông giáp tỉnh Khánh Hòa
- tỉnh Ninh Thuận; phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông và phía Tây Nam giáp tỉnh
Đồng Nai - tỉnh Bình Phước. - Lâm Đồng có thành phố Đà Lạt - trung tâm hành
chính, kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 300 km, Biên
hòa 270 km, Vũng Tàu 340 km, Nha Trang 210 km. Hệ thống Quốc lộ 20, 27, 28 nối
liền Lâm Đồng với các tỉnh Đắk Lắk, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, thành phố
Hồ Chí Minh và các cảng biển ở miền Trung, miền Nam tạo nhiều thuận lợi trong giao
lưu giữa Lâm Đồng với các tỉnh trong nước và quốc tế. Lâm Đồng có sân bay Liên
Khương thuộc cụm cảng hàng không sân bay miền Nam, đảm bảo máy bay loại trung
lên xuống an toàn. Trong tương lai sân bay Liên Khương được nâng cấp thành sân bay
quốc tế và hệ thống đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm được khôi phục và mở rộng, quan
hệ giao lưu giữa Lâm Đồng và bên ngoài sẽ có cơ hội phát triển hơn.
- Huyện Đạ Huoai
Huyện Đạ Huoai là huyện phía Tây Nam của tỉnh Lâm Đồng. Đông giáp thành phố
Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm. Tây giáp huyện Đạ Tẻh và tỉnh Đồng Nai. Bắc giáp
huyện Bảo Lâm và Đạ Tẻh. Nam giáp tỉnh Bình Thuận. Bao gồm thị trấn Mađagui, thị
trấn Đạ M’ri và 7 xã: Đạ P’lơa, Hà Lâm, Mađagui, Đạ Oai, Đạ Tồn, Đoàn Kết, Đạ
M’ri. Do có nhiều sông suối, với nhiều thảm thực vật tự nhiên, lại nằm ở đoạn giữa
trên con đường nối liền giữa Thành phố Hồ Chí Minh với Đà Lạt, ngay ở ngã ba nối
liền quốc lộ 20 với vùng Đạ Tẻh, Cát Tiên bằng đường 721, nên huyện Đạ Huoai có
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ du lịch. Sông Đạ Huoai chảy lượn
quanh những dãy núi cao và những cánh rừng trùng điệp, lòng sông có những tảng đá
lớn nhưng được bào mòn nhẵn, nhấp nhô, tạo nên những dòng thác nhỏ. Đó là Suối
Tiên, một thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng của Đạ Huoai do Tổng Công ty Du lịch Thành
phố Hồ Chí Minh đầu tư và khai thác. Du khách sẽ cảm thấy thích thú khi thả bè trôi
trên dòng suối hay bơi lội vào những ngày nắng ráo đẹp trời.
+ Giới thiệu thông tin về Đèo Chuối
Đường đến Đà Lạt du khách sẽ đi qua nhiều những con đèo khác nhau như Đèo Bảo
Lộc, Đèo Prenn, Đèo Mimosa, Đèo Dran. Trong đó Đèo Chuối có là là con đèo với cái
tên khá giản dị và gần gũi với du khách. Đèo Chuối là con đèo đầu tiên mà du khách
phải đi qua để đến Lâm Đồng. Đèo nối tỉnh Đồng Nai với Lâm Đồng. Kết thúc Đèo
Chuối du khách sẽ đến đèo Bảo Lộc với đường đi khó khăn hơn khá nhiều. Nếu đèo
Bảo Lộc được nhắc đến là cung đèo nguy hiểm nhất Đà Lạt, đèo Prenn bí ẩn với
những ngôi nhà ma... thì đèo Chuối cũng sở hữu cho mình điểm nhấn với khung cảnh
thiên nhiên tuyệt đẹp. chặng đường qua đèo Chuối dù ngắn ngủi ngắn ngủi này là cơ
hội để du khách ngắm nhìn núi rừng tây nguyên trước khi đương đầu với đèo Bảo
Lộc. Đèo Chuối có mọi thứ rất vừa vặn, từ cung đường không quá gắt gỏng, độ dốc
không quá nghiêng, bên thung lũng không quá sâu, bên núi đồi không quá cao. Nếu
dành chút thời gian chậm lại, du khách có thể cảm nhận một màu xanh mướt thật tươi
mới từ những rừng cây dập dìu cành lá. Thỉnh thoảng chen lẫn những bụi cỏ lơ thơ là
những bông hoa dại trắng và vàng nhỏ xinh, li ti như những hạt cườm ai đó rắc bên
đường. Cái tên đèo Chuối bắt nguồn từ cảnh quan nơi đây từ những năm xưa. Con đèo
này từ rất lâu về trước có rất nhiều chuối dại mọc hai bên đường, thẳng tắp và xanh
tốt. Người xưa cứ nhìn thấy gì là lấy đó đặt tên cho địa điểm, chính vì vậy mà cái tên
đèo Chuối ra đời. Ngày nay, rừng chuối bên đèo không còn nhiều như trước mà trở
nên lưa thưa hơn. Cũng trên hành trình, nếu phóng tầm mắt qua ô kính cửa sổ của xe,
khách cũng sẽ thấy xa xa nơi ngọn núi cao thẫm màu, một tảng đá nhô lên như ngón
tay cái chỉ lên trời, trông khá độc đáo và thú vị. Nếu có dịp qua đèo vào buổi chiều,
ráng chiều vệt cam đỏ như kéo dài trên ngón tay đá ấy, tạo thành bức tranh sống động
kỳ thú mà có lẽ không nơi nào có được.
- TP. Bảo Lộc
Từ lâu, Bảo Lộc được biết đến với biệt danh là “thành phố chè” là nơi có diện tích
trồng chè lớn nhất Lâm Đồng cũng đồng thời là nơi có diện tích trồng chè lớn nhất
khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ. Về lịch sử hình thành, Bảo Lộc là một thị xã trực
thuộc tỉnh Lâm Đồng được thành lập vào năm 1994 trên cơ sở tách huyện Bảo Lộc cũ
thành hai đơn vị mới là thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm. Bảo Lộc nằm trên tuyến
quốc lộ 20, cách Thành phố Đà Lạt khoảng 110km, cách Phan Thiết tỉnh Bình Thuận
100km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 198km về hướng Tây Nam. Bảo Lộc được
công nhận là đô thị loại III thuộc tỉnh vào ngày 08 – 04 – 2010 và sau đó được Chính
phủ ra nghị quyết đưa Bảo Lộc lên thành Thành Phố Bảo Lộc trực thuộc tỉnh Lâm
Đồng. Bảo Lộc là thành phố thứ 2 của Tỉnh Lâm Đồng, giữ vị trí trung tâm trục kết
nối 3 vùng kinh tế: Đông Nam Bộ – Duyên Hải Nam Trung Bộ – Tây Nguyên. Chỉ
cách Sài Gòn 3 giờ đi xe, Thành phố Bảo Lộc là nơi có kết nối quan trọng với cảng
hàng không Liên Khương và các trục giao thông quan trọng như cao tốc Dầu Giây –
Liên Khương, tuyến Quốc lộ 20 và Quốc lộ 55. Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt
đới gió mùa nhưng do ở độ cao trên 800m so với mặt nước biển và tác động của địa
hình nên khí hậu tại Bảo Lộc luôn ôn hoà và mát mẻ quanh năm. Bảo Lộc có nhiều
danh lam thắng cảnh đẹp như đèo Bảo Lộc, thác Đam Bri, hồ Nam Phương, suối Đá
Bàn, núi Đại Bình, suối Tân Thanh,… Bên cạnh các thắng cảnh thiên nhiên đó là
những vườn, đồi trà thoai thoải xanh mượt, những ngọn đồi với cảnh nên thơ. Với lợi
thế có khí hậu mát mẻ quanh năm nên đây là nơi lý tưởng để xây dựng các khu du lịch
nghỉ dưỡng. Bảo Lộc có nhiều thác, hồ, suối đẹp như: Thác ĐamB’ri, thác bảy tầng,
hồ Nam Phương, suối Đá Bàn… Khu du lịch ĐamB’ri nổi tiếng với thác nuớc hùng vĩ
cao 57m và các cánh rừng nguyên sinh, là nơi nghỉ dưỡng được ưa thích của du khách
mỗi khi đến Đà Lạt.
- Huyện Bảo Lâm
+ Giới thiệu về Chùa Linh quy Pháp ấn: Chùa Linh Quy Pháp Ấn nằm trên ngọn
đồi cao ở xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm (cách trung tâm thành phố Bảo Lộc khoảng
20km). Từ đây, có thể phóng trọn tầm mắt của mình về phía huyện Bảo Lâm, cũng
như cảm nhận được sự thanh bình của màu xanh thiên nhiên với những vườn cà phê,
hàng chè cổ, cây ăn trái…Bình minh và hoàng hôn nơi đây là những khoảnh khắc kỳ
diệu nhất, thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là giới trẻ và những người đam mê
“săn” ảnh. Bình minh - khi những áng mây trắng bồng bềnh lùi xa và sương dần tan,
mặt trời dần lên chiếu những ánh hồng, khiến núi đồi hiện ra với một vẻ đẹp mơ mộng
khiến bao người ngơ ngẩn. Đến xế chiều, từng ánh nắng vàng nhẹ nhàng xuyên qua
từng kẽ lá, từng góc cổ kính khiến tất cả trở thành một không gian mang đầy chất bí
ẩn và huyền ảo.“Đặc sản” của Linh Quy Pháp Ấn là mây. Ngôi chùa đẹp nhất vào
những ngày mây trắng bồng bềnh xung quanh, che lấp cả núi đồi. Bỏ lại giày dép phía
dưới đất và dạo bước chân trần trên khoảnh sân mát lạnh của Quán Chiếu Đường - nơi
mỗi sáng các nhà sư làm lễ, du khách ngẩn ngơ tưởng mình lạc vào chốn bồng lai tiên
cảnh. Cũng bởi thế mà nhiều người ưu ái cho nơi này tên gọi “Ngôi chùa trên mây”
hoặc “cổng trời”. Để lên được “cổng trời”, du khách sẽ phải leo bộ theo rất nhiều bậc
thang đá xuyên qua rừng trúc. Bỏ qua những hơi thở dốc vì mệt, không ai có thể
không trầm trồ con đường xinh đẹp dưới tán trúc này, bởi sự sắp đặt của tạo hóa cùng
bàn tay khéo léo của con người đã tạo ra những tuyệt tác, đến ngay cả lối đi cũng vô
cùng mơ mộng và nên thơ.
- Huyện Di Linh
+ Thông tin sơ lược: Huyện Di Linh là huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Lâm
Đồng. Bắc giáp tỉnh Đắk Nông. Nam giáp tỉnh Bình Thuận. Tây giáp huyện Bảo Lâm.
Đông giáp huyện Lâm Hà và Đức Trọng. Bao gồm thị trấn Di Linh và 17 xã là: Đinh
Trang Thượng, Tân Thượng, Đinh Trang Hoà, Tân Châu, Tân Nghĩa, Đinh Lạc, Gia
Hiệp, Liên Đầm, Hoà Ninh, Hoà Trung, Hoà Nam, Hoà Bắc, Gung Ré, Bảo Thuận,
Tam Bố, Sơn Điền và Gia Bắc.Di Linh có những thác nước đẹp như thác Tiên Cô,
thác Popla, thế nước từ trên cao 30m đổ xuống rất mạnh, có thể khai thác tiềm năng
thuỷ điện và du lịch. Huyện nằm trên 2 trục lộ giao thông chính: quốc lộ 20 chạy từ
Đông sang Tây, dài 43km, là trục giao thông chính nối Di Linh với Đà Lạt và Bảo
Lộc. Quốc lộ 28 chạy từ Bắc xuống Nam, dài 90km, nối Di Linh với tỉnh Đắk Lắk và
Bình Thuận.
+ Giới thiệu Cao nguyên Di Linh: Mỗi khi nhắc đến du lịch Lâm Đồng, người ta lại
nhớ đến cao nguyên Lâm Viên mà quên mất rằng tại đây còn có một vùng đất xinh
đẹp không kém. Đó là cao nguyên Di Linh. Có thể nói rằng cao nguyên Di Linh và
cao nguyên Lâm Viên là hai anh em. Vùng đất này được bác sĩ A. Yersin khám phá ra
đầu tiên và hai năm sau, ông mới tìm thấy cao nguyên Lâm Viên. Nếu như Lâm Viên
may mắn được người Pháp lựa chọn xây dựng thành khu nghỉ dưỡng cao cấp cho
công chức, sĩ quan làm việc ở Đông Dương xưa thì Di Linh vẫn ẩn mình lặng lẽ trong
núi non Trường Sơn với vẻ đẹp hoang sơ trữ tình.Cao nguyên Di Linh ngày nay bao
gồm huyện Di Linh, Bảo Lộc ở phía Nam và một phần huyện Đức Trọng, Lâm Hà,
Đơn Dương ở phía Bắc. Nằm ở độ cao hơn 1000m so với mực nước biển, cao nguyên
Di Linh sẽ mang đến cho du khách bầu không khí trong lành mát mẻ, tránh xa khói
bụi đô thị để đắm mình vào bức tranh thiên nhiên phong cảnh vừa đẹp thơ mộng lại
vừa hoang sơ kỳ vĩ.Đường đèo quanh co là một đặc trưng không thể thiếu tại cao
nguyên Di Linh. Từ trung tâm huyện Di Linh, hãy đưa tay lái theo quốc lộ 28 hướng
về phía Đông bạn sẽ được vi vu trên những con đường đèo uốn lượn, hai bên là núi
rừng cùng thiên nhiên vô cùng xinh đẹp. Vượt qua khỏi những khu rừng ẩm ướt,
phóng tầm mắt ra xa là những thung lũng xanh mướt và bầu trời cao cho bạn cảm giác
thoải mái hòa mình cùng thiên nhiên bao la rộng lớn. Đặc biệt đoạn đường qua đèo
Phú Hiệp là một điểm check – in siêu đẹp mới của giới trẻ mỗi mùa hoa dã quỳ về.
Giữa những vạt đồi chỉ một sắc xanh trải dài, màu vàng của dã quỳ hiện lên thật rực
rỡ, vẽ nên một bức tranh phong cảnh cao nguyên tuyệt đẹp. Đồi chè, đồi cà phê Vùng
đất Lâm Đồng nổi danh bởi những đồi chè tuyệt đẹp như đồi chè Tam Châu, đồi chè
Cầu Đất,… Và cao nguyên Di Linh cũng là thiên đường của những đồi chè tuyệt đẹp,
những đồi cà phê xanh ngút tầm mắt. Còn gì tuyệt vời hơn khi được dạo chơi trên các
đồi chè xanh ngút ngàn, đắm mình vào mùi hương ngào ngạt tại những vườn cà phê
mênh mông bát ngát. Hãy cẩn thận vì bạn có thể “say” vẻ đẹp diệu kì ấy bất cứ lúc
nào. Không chỉ vậy, tại đây còn có cả những thửa ruộng bậc thang xinh đẹp nằm vắt
vẻo trên những sườn đồi dốc như trên các cung đường Tây Bắc xa xôi. Vào mùa lúa
chín, những ngọn đồi rực lên sắc vàng như bừng tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài. Cây
cối xanh mướt hòa cùng với màu lúa vàng chắc chắn sẽ níu chân du khách đến hàng
giờ.
- Huyện Đức Trọng
+ Thông tin sơ lược: Đức trọng là một trong những Huyện lớn thuộc tỉnh Lâm
Đồng, Việt Nam. Huyện này nằm giáp ranh với Di Linh, nằm cuối phần của cao
nguyên Di Linh. Diện tích của huyện Đức Trọng là 901.79 km². Mật độ dân số của
huyện Đức Trọng là 166.358 người. Từ trung tâm của huyện Đức Trọng nằm cách
thành phố Đà Lạt khoảng 30 km đi về phía nam. Nơi đây nằm ở vị trí đầu mối giao
thông của 2 tuyến đường QL20 và QL27Huyện Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng, Việt
Nam, cuối phần cao nguyên Di Linh. Huyện Đức Trọng giáp với các thành phố và
huyện sau:
Phía Bắc giáp thành phố Đà Lạt.
Phía Nam giáp huyện Di Linh và tỉnh Bình Thuận.
Ở Phía Đông giáp huyện Đơn Dương.
Phía Tây giáp huyện Lâm Hà.
Huyện Đức Trọng có diện tích tự nhiên lên đến 901,79km2. Dân số 166.358 người
(năm 2009). Trung tâm huyện cách thành phố Đà Lạt 30km về phía Nam. Nằm ở vị trí
đầu mối giao thông đường bộ. Giữa QL 20 (Đà Lạt – TP.HCM). Và QL 27 (Đà Lạt –
Buôn Ma Thuột). QL 20 (Ninh Thuận – Nha Trang) và đường nối QL 20 với QL 1
đoạn Ninh Gia – Bắc Bình (Bình Thuận).
+ Làng gà Đaraho: Giữa chốn mênh mông của đại ngàn Lâm Đồng, người ta
thường bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp của một Thung lũng tình yêu thơ mộng, của một ngọn
thác Prenn hùng vỹ, của những rừng cao su, cà phê xanh mướt. Nhưng ít ai biết được
rằng, xa xăm đâu đó, có những địa danh mà từng hàng cây, ngọn núi như nhuốm một
màu tâm linh huyền bí, có một sức hút nao lòng với những kẻ lãng du như làng gà
Darahoa.Đến Đà Lạt vào một chiều Thu, lần theo những con đường đất đỏ bazan, xa
khỏi thác Prenn chừng 8km theo hướng Đà Lạt – TP. Hồ Chí Minh, du khách như lạc
bước vào một không gian huyền bí đến lạ: Làng gà Darahoa. Làng gà Darahoa thuộc
xã Hiệp An - huyện Đức Trọng - Lâm Đồng, đó là khu định canh, định cư của hơn
300 hộ đồng bào các dân tộc K’ho, Chill. Cái tên Darahoa như gợi nhớ về công trình
kiến trúc một thời đã tốn bao giấy mực của giới truyền thông. Đến Darahoa để chiêm
ngưỡng bức tượng con gà trống được làm bằng xi măng cao 3,2m, nặng khoảng 8 tấn,
có đôi chân to khỏe đặc biệt với 9 chiếc móng sắc nhọn được đặt trên một mô đất cao
1,5m ở giữa làng. Tượng chú gà trống giữa làng
Bức tượng còn gắn liền với một câu chuyện cổ tích đầy đau thương:
Chuyện kể về mối tình thủy chung nhưng đầy ngang trái của nàng Hơ Bông và chàng
K’Tiên. Họ yêu nhau thắm thiết nhưng bị ngăn trở bởi những quan niệm truyền thống
bắt nguồn từ xa xưa, bởi tục thách cưới với những sản vật kỳ lạ của nhà trai. Tình yêu
thiêng liêng của hai con người trẻ tuổi đã thôi thúc K’Tiên xung phong đi tìm các sản
vật tận rừng xanh. K’Tiên đi mãi, đi mãi mà chẳng có tin tức gì, Hơ Bông ở nhà trằn
trọc lo lắng, nàng mơ thấy người yêu gặp nạn nơi chốn rừng sâu nước thẳm, giật mình
tỉnh giấc, nàng sợ quá, vội đi tìm chàng. Hơ Bông cứ lần theo tiếng gọi của con tim,
cuối cùng họ cũng gặp được nhau, ôm nhau khóc nức nở, rồi gục chết vì đói và kiệt
sức. Mối tình thủy chung, ngang trái ấy đã khiến những đàn voi rừng cảm động, kéo
về quỳ họp chung quanh họ, chết và hóa thành đá ở cách làng không xa. Nơi đó, ngày
nay là dãy núi Voi hùng vỹ, là hình tượng thiên nhiên ngợi ca tình yêu muôn đời của
những đôi trai gái ở buôn làng. Câu chuyện thương tâm ấy là cội nguồn cảm hứng để
kiến trúc sư Lữ Trúc Phương, kẻ mộng mơ ở chốn Đà Lạt lên ý tưởng xây dựng một
công trình công ích đồng thời là một biểu tượng văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc tại
làng Darahoa.
Du khách lạc bước tới vùng đất này, đắm mình trong những truyền thuyết xa xưa, rồi
ngạc nhiên nhìn ngắm khung cảnh của buôn làng. Đến đây, du khách sẽ có cơ hội
chiêm ngưỡng những ngôi nhà được thiết kế ở lưng chừng thân cây, cao từ 6 – 10 mét.
Trải nghiệm cuộc sống hoang dã, tận hưởng những cảm xúc lạ lẫm, thú vị như đang
sống trong một bộ phim phiêu du đầy kỳ thú.
Nhìn những nương rẫy xanh ngút ngàn, những ngôi nhà của người đồng bào K’Ho,
Chill yên bình nằm nép mình dưới dãy núi Voi kỳ vỹ, nghe tiếng chim hót vang trời,
nghe tiếng suối chảy róc rách mang theo hơi lạnh của buổi sớm mai, thấy lòng người
như thư thái, thanh bình đến lạ.
Du lịch Darahoa, du khách không thể bỏ qua những đêm lửa trại bập bùng với ché
rượu cần ngây ngất hồn thơ. Ngồi nghe những người cao tuổi của bản làng kể những
câu chuyện xa xưa, thưởng thức món cơm lam ống nứa dẻo thơm hay những xiên thịt
heo mọi ướp muối thơm phưng phức. Có lẽ cái thú của những kẻ ưa rong ruổi đôi lúc
bị cuốn hút một cách đơn giản vô cùng. Tới rồi chẳng muốn rời chân, muốn hòa mình
vào thiên nhiên bao la của đại ngàn hùng vỹ, vui thú với thú điền viên của những
người đồng bào dân tộc K’Ho.
- TP Đà Lạt
+ Tổng quan thành phố: Thành phố Đà Lạt trực thuộc tỉnh Lâm Đồng cách thành
phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai khoảng 278km, thủ đô Hà Nội 1.481km, và thành phố
Hồ Chí Minh là 293km, thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa đi theo đường đèo mới
là 120km.
+ Lịch sử thành phố Đà Lạt: vào những năm thế kỷ 19 có một bác sỹ người Pháp là
Yersin theo yêu cầu của toàn quyền Đông Dương thời bấy giờ là phải lên thám hiểm
khu vực Tây Nguyên cụ thể là cao nguyên LangBiang bây giờ để tìm một nơi có khí
hậu giống nước Pháp để các binh sĩ người Pháp có một nơi để nghỉ mát sau những
tháng này chiến đấu mệt mỏi. Đà Lạt hiện nay là thành phố cấp 1 với rất nhiều tên gọi
mỹ miều được du khách trong và nước dành tặng như : Thành Phố Festival Hoa,
Thành Phố Mùa Xuân, Thành Phố Tình Yêu, Thành Phố Ngàn Hoa…..Đà Lạt hiện
nay là thành phố cấp 1 với rất nhiều tên gọi mỹ miều được du khách trong và nước
dành tặng như : Thành Phố Festival Hoa, Thành Phố Mùa Xuân, Thành Phố Tình Yêu,
Thành Phố Ngàn Hoa….
+ Từ Ngã Ba Liên Khương đi qua DT725 theo hướng Tà Nung:
* Thuyết minh tại điểm:
- Chùa Linh Ẩn: Chùa Linh Ẩn Tự Đà Lạt là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở
Đà Lạt. Một ngôi chùa mà được rất nhiều du khách yêu thích khi đến với thành phố
ngàn hoa này. Chùa Linh Ẩn Tự là một ngôi chùa ấn tượng. Vì nơi đây có một cảnh
quan cực kỳ đẹp và hùng vĩ. Khi đến với ngôi chùa này bạn sẽ thấy được cảnh đẹp thơ
mộng ngất ngây. Cạnh ngôi chùa này còn có một khung cảnh hùng vĩ của một danh
lam thắng cảnh đó là thác voi. Linh Ẩn Tự là một trong những công trình kiến trúc của
Đà Lạt. Đây là một ngôi chùa có những công trình kiến trúc cổ của thành phố Đà Lạt.
Khi đến nơi này tham quan du khách sẽ ngất ngây với vẻ đẹp của nó. Ngôi chùa này là
một địa điểm du lịch được du khách bình chọn là một trong top 20 địa điểm thu hút
khách du lịch nhiều nhất Đà Lạt. Nơi đây không chỉ là một nơi tôn giáo tín ngưỡng.
Mà nó còn là một địa điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất của Đà Lạt cả trong lẫn
ngoài nước.Đây là một ngôi chùa không chỉ để tôn nghiêm thờ phật. Mà nơi đây còn
là địa điểm du lịch hot bậc nhất Đà Lạt. Khi đến với nơi này du khách không chỉ để
bái phật mà còn có thể ngắm nhìn quang cảnh hùng vĩ của ngôi chùa này. Không
những thế khi đến với nơi này du khách còn có thể cảm nhận một bầu không khí cực
kì trong lành và yên tỉnh. Mà không một nơi nào sánh bằng nơi đây.Trước sân chùa có
một pho tượng quan âm được xây vào năm 1994. Bên cạnh đó còn có một cặp rồng
được đúc bằng xi măng rất có hồn. Bất cứ ai nhìn vào đều thấy được vẻ đẹp uy nghi
của 2 con rồng này. Cặp rồng này được tạo ra bởi các nghệ nhân có tay nghề rất cao.
Và được làm hoàn toàn bằng tay tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ.Chánh điện của chùa được
khởi công xây dựng vào năm 1999 rộng tới 1.400 mét vuông. Chánh điện của chùa
được trang trí với một lối kiến trúc độc lạ. Không kém phần trang nghiêm của chánh
điện. Vào những ngày mùng một hoặc ngày rằm. Hàng trăm hàng nghìn phật tử khắp
nơi ở nước ta tụ họp về đây để dâng hương lễ phật.
- Nhà Thờ Chánh Tòa Giáo Phận Đà Lạt (Nhà Thờ Con Gà): Nhà thờ Con gà là
một trong những kiến trúc cổ xưa tiêu biểu còn xót lại từ thời Pháp thuộc. Đây là một
trong những nhà thờ lớn nhất của Đà Lạt. Sở dĩ nhà thờ có tên gọi là con gà vì trên
đỉnh tháp chuông có tượng một con gà lớn.Nhà thờ được bắt đầu xây dựng từ năm
1931 tới năm 1942 thì hoàn thành. Nhà thờ con gà có chiều dài 65m và chiều cao là
47m. Nếu quý khách có dịp leo lên tháp chuông thì có thể nhìn thấy một số cảnh đẹp
trong thành phố. Phần phía trên cao của nhà thờ được lắp 70 tấm kính màu mang đậm
phong cách của kiến trúc Châu âu thời trung cổ. Cứ mỗi dịp giáng sinh nhà thờ con gà
lại đón rất nhiều khách du lịch Đà Lạt tới dự lễ và tham quan.Mặt đứng với phần tháp
chuông của nhà thờ vươn cao. Những đường nét, chi tiết trên mặt đứng hoàn toàn
phỏng theo nguyên gốc của các kiểu mẫu châu Âu. Cửa sổ có vòm cung tròn, các
đường nét mạnh mẽ, dứt khoát, tổ chức theo phân vị đứng, mái lợp ngói thạch bản,
đặc biệt là tỷ lệ giữa các mảng khối rất hài hoà và chặt chẽ. Nội thất thánh đường gồm
3 gian: 1 gian lớn ở giữa và 2 gian nhỏ ở hai bên. Mặt cắt công trình thể hiện rõ hệ
cuốn theo dạng cung nguyên với dãy cuốn và hệ vòm nôi. Các cột trong nội thất có hệ
đầu cột, mô phỏng dạng cổ điển kết hợp với tự phát. Cả mặt bằng và mặt đứng đều
được thiết kế đối xứng nghiêm ngặt theo lối cổ điển.
* Thuyết minh trên tuyến:
- Thác Voi: Ngọn thác này thuộc địa phận xã Gia Lâm thị Trấn Nam Ban, huyện Lâm
Hà, tỉnh Lâm Đồng. Nằm ngay sát vùng thị trấn nhưng đến nay vẻ đẹp thiên nhiên
hoang sơ của nơi đây vẫn được giữ gìn khá nguyên vẹn. Vào năm 2001, thác Voi Đà
Lạt cũng đã được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia. Từ đó đến nay, điểm
du lịch ở Đà Lạt này ngày càng được nhiều du khách biết đến hơn, đặc biệt là những
ai yêu thích du lịch khám phá, trải nghiệm những vùng đất mới .Từ thành phố Đà Lạt
di chuyển tới địa điểm này cũng khá dễ dàng, hành trình của bạn sẽ kéo dài 25 km. Từ
trung tâm thành phố, bạn chạy xe tới đường Hoàng Văn Thụ, đi hết đường sẽ nhập
vào Cam Ly. Từ đây tiếp tục chạy thẳng sẽ tới một điểm giao giữa Cam Ly và đường
DT725, ở đây bạn sẽ đi chếch sang trái để vào đường DT725. Chạy tiếp tầm 20 km là
bạn sẽ tới địa điểm này. Từ đường quốc lộ đi vào địa điểm này bạn sẽ cảm nhận ngay
được bầu không khí trong lành bao trùm nơi đây, xóa tan đi cảm giác oi nóng, mệt
mỏi của chuyến đi dài. Từ cổng vào, rẽ trái theo con đường được đổ bê tông vững chãi
chừng 20 mét, ngọn thác sẽ hiện ra ngay trước mắt bạn qua một làn sương mờ do hơi
nước từ ngọn thác bốc lên. Dòng nước tuôn trào, xối xả tạo nên cảnh tượng vô cùng
kỳ vĩ và lý thú. Từ chân lên tới đỉnh thác được nối liền với nhau bằng 145 bậc tam cấp
uốn lượn. Những bậc đá gắn chặt vào vách núi hiểm trở, đôi khi lại là những tấm ván
gỗ chênh vênh bên bờ vực. Từ trên cao, bạn có thể phóng tầm mắt của mình ra xa để
chiêm ngưỡng vẻ đẹp của rừng cây xanh mát, nơi có những cây cổ trụ cả trăm năm
tuổi với dây leo chẳng chịt cuốn quanh càng tạo thêm phần huyền bí và kỳ ảo cho
thắng cảnh nơi đây. Cứ theo những bậc thang đó, dẫn dần xuống chân thác nơi có
những tảng đá khổng lồ, nằm ngổn ngang, được bao phủ bởi một lớp rêu xanh mướt,
khiến nhiều người liên tưởng tới những con voi khổng lồ trong truyền thuyết về ngọn
thác này.Không chỉ có vậy, khu vực chân thác là nơi ẩn chứa một hang động vô cùng
kỳ bí. Đó chính là hang Dơi, nằm sâu 50 mét so với mặt đất. Ở miệng hang có rất
nhiều dễ cây và dây leo đan chéo nhau, càng đi xuống sâu, bạn sẽ càng cảm nhận
được cái lạnh từ thác nước và lòng đất, nhưng những điều đó càng làm cho hành trình
khám phá ngọn thác trở nên thú vị hơn.
- Thung lũng hoa Tà Nung
Thung Lũng Hoa là điểm đến mới toanh nhưng đã và đang khiến hội sống ảo mê mẩn
vì khung cảnh quá đỗi mộng mơ và yên bình: một thung lũng ngập tràn sắc tím chanh
xả của lavender và sắc hồng trắng mộng mơ đan xen của hoa nhái. Chung quanh
Thung Lũng Hoa được bao bọc bởi rừng thông đồi núi chập chùng “đậm chất” Đà Lạt.
Chưa kể giữa vườn còn bonus chong chóng khổng lồ và ngôi nhà rông cách điệu vô
cùng lạ mắt, đảm bảo khi đặt chân đến Thung Lũng Hoa, du khách sẽ phải trầm trồ vì
background “đẹp hơn tranh” cùng khí hậu trong lành, an yên. Không chỉ có rất nhiều
loại hoa mà còn nhiều tiểu cảnh cực đẹp để bạn tha hồ mà khoe dáng nữa đấy! Điểm
check in mới toanh hứa hẹn sẽ là một trong những điểm tham quan hot trong thời gian
sắp tới tại Đà Lạt. Thung Lũng Hoa là điểm đến mới toanh nhưng đã và đang khiến
hội sống ảo mê mẩn vì khung cảnh quá đỗi mộng mơ và yên bình: một thung lũng
ngập tràn sắc tím chanh xả của lavender và sắc hồng trắng mộng mơ đan xen của hoa
nhái. Chung quanh Thung Lũng Hoa được bao bọc bởi rừng thông đồi núi chập chùng
“đậm chất” Đà Lạt. Chưa kể giữa vườn còn bonus chong chóng khổng lồ và ngôi nhà
rông cách điệu vô cùng lạ mắt, đảm bảo khi đặt chân đến Thung Lũng Hoa, du khách
sẽ phải trầm trồ vì background “đẹp hơn tranh” cùng khí hậu trong lành, an yên.
Không chỉ có rất nhiều loại hoa mà còn nhiều tiểu cảnh cực đẹp để bạn tha hồ mà
khoe dáng nữa đấy! Điểm check in mới toanh hứa hẹn sẽ là một trong những điểm
tham quan hot trong thời gian sắp tới tại Đà Lạt.
+ Đèo Tà Nung
Tên gọi đèo Tà Nung Đà Lạt bắt nguồn từ việc con đường đèo này đi qua làng Tà
Nung, người dân thuận miệng gọi mãi mà thành. Đèo nằm trên tỉnh lộ 725, có vai trò
nối liền 2 địa điểm thành phố Đà Lạt với huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng). Để đến
được đây, từ trung tâm thành phố Đà Lạt bạn chỉ cần chạy theo hướng thác Cam Ly,
đến đoạn ngã ba Suối Vàng sẽ thấy bảng chỉ dẫn đường đi đèo Tà Nung. Không gian
đèo Tà Nung cực kì rộng rãi, luôn tạo cảm giác tự do thoải mái. Một bên là vực, một
bên là núi, chạy xe tà tà ở giữa kiểu tận hưởng cảnh đẹp với chút gió lạnh của buổi
sáng sớm cảm giác không thể diễn tả.Cung đường tơ lụa Tà Nung là một tuyến đường
giao thông được đầu tư hiện đại, nhằm phát triển kinh tế nói chung. Tuyến đường qua
đèo Tà Nung thì xinh đẹp, mát mẻ, khí hậu luôn ở mức ôn hòa, con đường uốn lượn
quanh co theo triền núi một cách mềm mại như tắm lụa trải dài. Song với đó, tuyến
đường gắn liền với làng nghề ươm tằm dệt lụa Tà Nung nên đã từ lâu con đường được
du khách lẫn người dân địa phương gọi bằng một cái tên gắn liền với làng nghề truyền
thống nơi đây là cung đường tơ lụa. Cho dù là ban ngày hay khi hoàng hôn đang dần
buông xuống, từ đèo, nhìn về phía xa là những cảnh nhà đơn sơ, làn sương mờ ảo,
huyền hoặc, bí ẩn nhưng cũng rất mực đẹp
+ Làng Cổ Tích: Dalat Fairytale Land khu vườn cố tích với kiến trúc độc đáo nằm
giữa trung tâm Đà Lạt. Nơi đây tái hiện lại khung cảnh những ngôi nhà nhỏ xinh, nơi
những người lùn sinh sống. Cuộc sống của họ bí ẩn và vô cùng huyền ảo, tách biệt với
thế giới bên ngoài ồn ào tấp nập. Một vương quốc được xây dựng từ những giai thoại
về chú lùn Hobbiton. Đến với Dalat Fairytale Land chắc chắn du khách sẽ có cảm giác
như mình đang lạc vào xứ sở thần tiên vậy. Những ngôi nhà của các chú lùn này ẩn
hiện trong một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng và hảo huyền. Xen lẫn đâu đó gợi
nhớ cho du khách một câu chuyện cổ tích thần tiên của thời xa xưa. Còn điều gì tuyệt
vời hơn nữa khi du khách vừa tham quan xong ngôi làng của các chú lùn. Và đặt chân
vào hầm rượu vang. Nơi đây được cất giữ và lưu trữ hơn 15 ngàn chai rượu vang Vĩnh
Tiến các loại.Những ngôi nhà tí hon nhưng kiến trúc vô cùng cầu kỳ và đẹp mắt. Dalat
Fairytale Land được xây dựng dựa theo giai thoại về ngôi làng cổ tích Hobbit ở
Matamata, Waikato (phía bắc New Zealand). Với hàng chục ngôi nhà Hobbit có kiến
trúc vô cùng độc đáo, nằm ẩn hiện giữa những vườn hoa đủ màu sắc. Không khí tươi
mát cộng với sự lãng mạn của đất trời Đà Lạt. Hòa quyện với những câu chuyện về xứ
sở thần tiên huyền bí gắn liền với các nhân vật cổ tích.Dalat Fairytale Land tọa lạc tại
số 81D đường Hoàng Văn Thụ, phường 5, Tp Đà Lạt. Đây là một khu du lịch hoàn
toàn mới mẻ và tạo nên cơn sốt trong những ngày đầu năm 2019 vừa qua. Ngôi làng
được xây dựng dựa trên nguồn cảm hứng vô tận về thế giới thần tiên. Tiểu cảnh và
không gian nơi đây được bài trí với gam màu tươi, mang đậm chất cổ tích. Y như
những hình ảnh vẫn thường hay xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích trong ký ức
hiện về.
+ Từ Ngã 4 Kim Cúc đi qua đường Triệu Việt Vương theo hướng Hồ Tuyến Lâm:
* Thuyết minh tại điểm: Hệ thống Dinh Bảo Đại – Dinh Bảo Đại III
* Thuyết minh trên tuyến: Hồ Tuyền Lâm
Theo người dân địa phương, hồ Tuyền Lâm xưa là một hồ nhân tạo. Được tạo ra trên
dòng suối có tên là suối Tía và được tìm thấy bởi một người Pháp tên là Farrau.

Khu vực hồ Tuyền Lâm trở thành căn cứ hết sức quan trọng của quân đội ta. Trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Mỹ cứu nước, với tên gọi là khu Quang Trung hay
khu Suối Tía.

Hồ Tuyền Lâm được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1998. Địa
điểm này được công nhận là khu du lịch quốc gia đến năm 2017 càng khẳng định sức
hấp dẫn của nó.

Hàng năm có hàng loạt khu nghỉ dưỡng ra đời. Và nhận được nhiều sự ủng hộ của du
khách nhằm đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của du khách khi đến nghỉ dưỡng và vui chơi
tại đây.

Hồ Tuyền Lâm là một hồ nước ngọt rất lớn ở Đà Lạt. Hồ có diện tích khoảng 320ha,
bắt nguồn từ Suối Tía. Mặt hồ khá thoáng, thường xuyên có sương mù trên mặt nước.
Hồ được bao bọc bởi rừng thông hoang sơ, soi bóng mát xuống hồ.
Về vị trí, hồ Tuyền Lâm tọa lạc dưới chân núi Phụng Hoàng, gần một địa điểm du
lịch ở Đà Lạt khác là Thiền Viện Trúc Lâm. Còn một điều ít du khách biết đó là hồ
Tuyền Lâm nằm trong danh sách 21 khu du lịch thiên nhiên ở Việt Nam thu hút rất
đông du khách đến tham quan.

+ Từ Ngã 4 Kim Cúc đi qua QL20 theo hướng Đồi Chè Cầu Đất
* Thuyết minh tại điểm: Đồi Chè Cầu Đất

Đồi chè Cầu Đất là một một trong những điểm tham quan thu hút nhiều khách du lịch
tại Đà Lạt, với vị trí cách trung tâm TP. Đà Lạt khoảng 23 km, Cầu Đất Farm đã có
hơn 100 năm tuổi và sở hữu diện tích lên đến 230ha, ở độ cao 1650m. Đến đây du
khách sẽ được chiêm ngưỡng màu xanh đặc trưng của cây chè, những thửa chè nối
tiếp nhau tạo thành một lớp áo xanh tươi mát cho cả không gian đồi.
Không chỉ vậy, bạn còn được ngắm nhìn những ngôi nhà xinh xắn theo thiết kế của
Pháp, tận hưởng không gian xanh, trong lành và ngắm nhìn cảnh vật thơ mộng từ trên
cao. Với sự hài hòa giữa bầu trời xanh, ánh nắng nhẹ và không khí man mát của Đà
Lạt thì đây chắc chắn sẽ là trải nghiệm khó quên cho bạn.
Bảo tàng Trà Cổ
Bảo tàng có lưu giữ mọi sự kiện, đồ vật lịch sử ý nghĩa đối với văn hóa. Giúp du
khách hiểu hơn những dấu ấn lịch sử và hiệu hơn về sự hình thành của văn hóa trà
đạo. Bảo tàng còn có kiến trúc cổ xưa, với toàn bộ được xây dựng bằng gỗ trông rất
hoài niệm và ấn tượng.
Khu vườn hồng tại Cầu Đất Garden
Ngoài đồi chè xanh mướt, thì Đồi chè Cầu Đất còn sở hữu vườn hồng xum quả đẹp
mắt. Từng cây hồng đều được chăm sóc kỹ lưỡng, đến thời điểm chín cả khu vườn sẽ
nhuộm màu hồng rất thu hút và đẹp mắt. Khi lá hồng khô và rơi sẽ mang đến khung
cảnh có phần ma mị, nhưng không kém phần ấn tượng

Đồi thông hai mộ – một thắng cảnh nổi tiếng của Đà Lạt. Bao nay luôn tồn tại
nhiều sự tích ly kỳ về cái tên “Đồi thông hai mộ”. Nhưng chỉ có một câu chuyện
trong số đó là thật.
Đó là câu chuyện tình bất hạnh của cô gái Lê Thị Thảo và chàng trai Vũ Minh Tâm.
Chứng minh cho câu chuyện tình đó chính là hai ngôi mộ nằm trên đồi thông 60 năm
qua. Sự tích Đồi thông hai mộ để lại một hoài niệm thương nhớ cho người dân Đà
Lạt.
Từ rất lâu, Đà Lạt luôn được gọi là xứ sở của tình yêu, là nơi hò hẹn lãng mạn cho
những đôi tình nhân. Những thung lũng tình yêu, thác Cam Ly, hồ Than Thở…..Là
những địa danh mà dù chưa đặt chân lên Đà Lạt, hẳn ai cũng nghe tên ít nhất 1 lần.
Ngay bên cạnh hồ Than Thở là một đồi thông ngút ngàn có tên gọi Đồi thông hai mộ.
Đồi thông hai mộ cũng là một địa danh nhiều du khách ghé qua.
Đồi thông hai mộ trở nên nổi tiếng vì rừng thông bạt ngàn. Và vì câu chuyện tình bi
ai, cảm động của một đôi trai gái. Câu chuyện tình của họ đã trở thành sự tích của cái
tên Đồi thông hai mộ
Chuyện kể cách đây 60 năm về trước có chàng trai Vũ Minh Tâm lên Đà Lạt học tập.
Chàng trai là con trai độc nhất của một điền chủ giàu có nhất ở xứ Gò Công, Tiền
Giang. Gia đình chàng có cả nghìn mẫu ruộng khắp các tỉnh miền tây. Còn có cả biệt
thự ở Sài Gòn, ở Đà Lạt.
Nhưng là con trai độc nhất cũng khiến chàng mang nhiều gánh nặng. Khi vừa tròn 18
tuổi, Vũ Minh Tâm bị ba má yêu cầu lấy vợ để có con thờ tự. Ba má ngắm cho chàng
một cô gái. Cô gái đó là con gái một điền chủ vùng bên, gia đình môn đăng hộ đói.
Nhưng vì chưa muốn ràng buộc hôn nhân khi còn quá trẻ. Lại không có cảm tình với
người được ba má hỏi cho. Vũ Minh Tâm đã lén trốn ba má lên Đà Lạt học tập để
tránh cuộc hôn nhân sắp đặt.
Xứ Đà Lạt thơ mộng đã chứng kiến câu chuyện tình yêu trắc trở của họ. Chàng công
tử nhà giàu Vũ Minh Tâm với cô sinh viên Lê Thị Thảo. Lê Thị Thảo là cô sinh viên
văn khoa ở Đà Lạt. Trong một lần đi dạo bên bờ hồ Sương Mai (giờ gọi là hồ Than
Thở). Duyên trời đã khiến cả hai gặp nhau nơi đây.
Xúc động trước nhan sắc mong manh và tính tình dịu dàng của nữ sinh Văn khoa.
Chàng công tử xứ Gò Công đã đem lòng nhung nhớ bóng hình đó. Kể từ ngày đó, cả
hai thường hẹn nhau cùng đi dạo quanh hồ Sương Mai. Và cũng chính nơi này là nơi
chứng kiến lời thề hẹn trăm năm của đôi trai tài gái sắc.
Quãng thời gian là sinh viên tuổi 18, đôi mươi, cả hai là đôi tình nhân đẹp nhất trong
mắt các sinh viên cùng khóa. Nhưng rồi thời sinh viên cũng hết. Lê Thị Thảo tốt
nghiệp, trở thành cô giáo dạy văn ở thành phố Đà Lạt. Vũ Minh Tâm về quê, chăm
sóc ba mẹ già, làm tròn nhiệm vụ của đứa con độc nhất.
Ngày chia tay, Vũ Minh Tâm có hứa với người yêu, sẽ xin ba mẹ sắm trầu cau lên hỏi
cưới Thảo. Nhưng lời hứa đó không thành. Ba má Vũ Minh Tâm chê Thảo nghèo,
không môn đăng hộ đối. Do đó ép con trai cưới cô gái mà họ đã chọn năm nào. Dù
cho Vũ Minh Tâm hết lòng cầu xin vẫn không thành.
Không thể cãi lời ba má, nhưng cũng không thể phụ tình người yêu ở Đà Lạt. Vũ
Minh Tâm đã làm đơn xin đi lính. Trước khi đi, chàng công tử xứ Gò Công có gửi cho
người yêu một bức thư. Dặn dò cô dợi chờ và giấu chuyện gia đình ngăn cản.
Tin tưởng vào lời ước hẹn tình yêu, năm này qua năm khác. Cô giáo dạy văn chung
thủy chờ đợi mối tình đầu, dẫu cho bao chàng trai theo đuổi cũng mặc. Những lúc nhớ
người yêu ở chiến trường, Thảo thường đi dạo quanh bờ hồ Sương Mai. Đi dạo quanh
đồi thông ven hồ, nơi cô và người yêu có biết bao là kỉ niệm.

NỖI BẤT HẠNH CỦA ĐÔI TÌNH NHÂN – PHÍA SAU SỰ TÍCH ĐỒI THÔNG
HAI MỘ

Nhưng tình yêu của Lê Thị Thảo và Vũ Minh Tâm đã gặp vô vàn những sóng gió.
Biết con trai còn nặng tình với cô gái nghèo xứ Đà Lạt. Ba má chàng trai đã cho người
lên Đà Lạt, nói rõ việc gia đình họ không chấp nhận một cô con dâu không tương
xứng.
Vài tháng sau, sợ điều đó không chia rẽ được tình cảm của đôi trai gái. Gia đình Tâm
đã gửi tin báo Tâm đã tử trận ở chiến trường. Chưa hết đau khổ vì không được gia
đình người yêu chấp nhận, lại nghe tin người yêu đã tử trận. Ngày ngày, cô giáo Lê
Thị Thảo thường lên đồi thông ngồi khóc.
Nghĩ rằng sống không có được nhau, thì chết sẽ nhất định thuộc về nhau. Thảo đã
quyên sinh trên đồi thông để trọn vẹn mối tình với chàng công tử Gò Công. Cái chết
của cô giáo dạy văn hiền lành đã khiến người dân Đà Lạt vô cùng thương xót. Gia
đình biết câu chuyện tình ngang trái của Thảo, đã chôn Thảo trên đồi thông ven hồ.
Nửa năm sau, Tâm trở về tìm Thảo. Hóa ra cái tin Tâm tử trận chỉ là tin giả. Sau khi
hết nghĩa vụ quân sự, chàng về Đà Lạt tìm người yêu sau bao tháng bặt tin thì nghe tin
sét đánh. Gia đình Thảo đưa Tâm lên ngôi mộ của Thảo trên đồi thông.
Chàng trai chung tình đã khóc hết nước mắt bên nấm mồ người yêu nay đã xanh cỏ.
Sau mấy ngày khóc vật vã quên ngủ, quên ăn, vừa nhớ thương người yêu, và trách
giận gia đình. Tâm đã không quay về Gò Công mà trở lại chiến trường lửa đạn.
Một thời gian sau, Tâm ngã xuống giữa chiến trường. Trong những kỷ vật của Tâm
còn lại, có những dòng nhật ký về Thảo.Và về câu chuyện tình bi thương của chàng
trai chung tình.
Tâm có viết một dòng trong nhật ký, như lời di chúc. Dặn nếu tử trận, Tâm mong
được đưa về chôn cất bên cạnh mộ người yêu, trên đồi thông.
Thương xót mối tình của đôi trai gái bất hạnh, người ta đưa Tâm về. Cất một ngôi mộ
cho Tâm ngay bên cạnh mộ Thảo. Gia đình Thảo vẫn qua lại hương khói cho cả hai
ngôi mộ. Người dân quanh vùng biết chuyện, cũng thường đến thắp hương ở đây.
Kể từ đó, đồi thông mang tên gọi mới “Đồi thông hai mộ”. Nhiều cặp tình nhân tin
rằng, nếu gặp trắc trở trong tình duyên, chỉ cần đến thắp hương lên hai ngôi mộ này,
người đã khuất sẽ phù hộ cho họ vượt qua trắc trở. Nhưng bất hạnh thay, Thảo và Tâm
sau khi chết vẫn bị chia rẽ.
Nhiều năm sau khi Tâm đã mồ yên mả đẹp bên cạnh người yêu. Không hiểu vì lý do
gì, gia đình Tâm đã lên Đà Lạt, đưa mộ chàng về Gò Công, Tiền Giang. Quyết chia lìa
đôi trai gái bất hạnh, bất kể nguyện vọng của chàng trai lúc còn sống.
Thảo và Tâm lại một lần nữa chia ly. Sau này khi ngôi mộ của cô giáo Thảo đã đổ nát,
gia đình cũng ly tán, có người xót thương cho đôi tình nhân trẻ. Họ đã xây lại ngôi mộ
của Thảo và không quên xây ngôi mộ của Tâm ngay bên cạnh.
Khách đến Đà Lạt giờ ghé qua Đồi thông hai mộ sẽ vẫn thấy ngôi mộ của Lê Thị Thảo
và Vũ Minh Tâm đứng cạnh nhau bên Đồi thông hai mộ. Tuy nhiên chỉ có ngôi mộ
của cô gái là thật. còn ngôi mộ của chàng trai chỉ là sự hoài niệm, thương tiếc của
người đời cho một mối tình đẹp không thành.

You might also like