You are on page 1of 11

1.

Cung đường đi - khoảng cách

Những nội dung liên quan đến tuyến du lịch TPHCM - Phan Thiết

a. Khoảng cách: Từ TPHCM - Phan Thiết khoảng 200km

Khoảng cách này chí tính theo 1 lượt đi

b. Cung đường đi: Từ trung tân TPHCM vào đường Cao tốc Tp HCM – Long Thành –

Dầu Dây ký hiệu là đường CT01. Đi hết đường cao tốc này độ khoảng 54.6km thì đi theo

lối ra vào Dốc Mẹ Bồng Con/Đường Quốc lộ 1A. Sau đó đi tiếp khoảng 8km nữa thì rẽ

trái vào đường Nguyễn Văn Bé/Hồ Thị Hương. Vào đường QL1A. Tiếp tục đi QL1A

khoảng 99km đến vòng xoay Suối Cát thì theo lối ra thứ hai vào đường Trường

Chinh/QL1A. Sau đó đi thẳng QL1A thêm khoảng 5.7km nữa là đã vào đến trung tâm

thành phố Phan Thiết

2. Cung đường đi qua các tỉnh và các huyện thuộc tỉnh

- TPHCM: Xuất phát từ trường Đại học Công Nghiệp TPHCM sẽ đi qua Quận Bình

Thạnh và Thành Phố Thủ Đức

- Tỉnh Đồng Nai: huyện Long Thành, sữa bò tươi Long Thành, huyện Nhơn Trạch, huyện

Cẩm Mỹ, huyện Thống Nhất, huyện Long Khánh, huyện Xuân Lộc, các giai thoại khác

- Tỉnh Bình Thuận: huyện Hàm Tân, huyện Hàm Thuận Nam, Thành phố Phan Thiết

CAO TỐC LONG THÀNH DẦU GIÂY

Cao tốc Long Thành - Dầu Giây là tuyến đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ khu
vực Bắc - Nam. Tuyến đường cao tốc này nối từ TPHCM thuộc nút giao thông của An
Phú, Thủ Đức và điểm cuối cùng chính là nút giao thông của Dầu Giây thuộc huyện
Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Ký hiệu viết tắt của toàn tuyến đường này là CT.01.

Được biết đến là tuyến đường có thời gian vận hành từ đầu năm 2015, đến thời điểm hiện
tại tuyến cao tốc đang được mở rộng nhằm giải quyết những vấn đề, khó khăn mắc phải.
Không những vậy còn góp phần mang lại những tiện ích cho giao thông cũng như mở
đầu cho quá trình phát triển của hệ thống hạ tầng khu vực Đông Nam Bộ.

QUỐC LỘ 1A
Quốc lộ 1, còn được biết đến với các tên gọi khác như Quốc lộ 1A, đường 1, đường cái
quan, đường thiên lý hay đường xuyên Việt là tuyến đường giao thông xuyên suốt Việt
Nam. Quốc lộ bắt đầu (Km 0) tại cửa khẩu Hữu Nghị trên biên giới giữa Việt
Nam và Trung Quốc, nằm tại thị trấn Đồng Đăng thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn,
và kết thúc tại thị trấn Năm Căn thuộc huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau với tổng chiều
dài 2.482 km.[1] Đây là tuyến đường quan trọng hàng đầu Việt Nam, nó đi qua trung tâm
của một nửa số tỉnh thành Việt Nam, nối liền 4 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành
phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Nằm rất gần với quốc lộ 1 huyết mạch là đường cao tốc
Bắc – Nam phía Đông và đường sắt Bắc – Nam, cũng nối thông suốt giữa 2 miền Nam và
Bắc Việt Nam.

TRUNG TÂM THÀNH PHỐ PHAN THIẾT

. TPHCM

- Tổng quan TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở miền Nam của đất nước Việt Nam, cách trung tâm thành phố Hà
Nội khoảng 1.730km tính theo đường bộ. Ngoài ra trung tâm thành phố Hồ Chí Minh nằm cách
bờ biển Đông khoảng 50 km theo đường chim bay, khoảng cách không quá xa.

Với vị trí là tâm điểm của Đông Nam Á, thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan
trọng cả về đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Nhờ điều này mà thành phố đã giúp nối
liền các tỉnh trong vùng và trở thành một cửa ngõ quốc tế cực kỳ quan trọng.

Khi giới thiệu về thành Phố Hồ Chí Minh (tên gọi cũ là Sài Gòn) ai cũng phải tự hào với một
thành phố lớn nhất Việt Nam về dân số và kinh tế, đứng thứ hai về diện tích. Vùng đất này ban
đầu được gọi là Prey Nokor, sau đó được hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà
Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, bắt đầu đánh dấu cho sự ra đời
của thành phố. Khi người Pháp tiến vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa,
thành phố Sài Gòn được thành lập.

Dần dần thành phố nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất của
nước Việt Nam. Cùng với Phnom Penh của Campuchia, Sài Gòn được người Pháp mệnh danh là
Hòn ngọc Viễn Đông, nổi bật nhất trong số những thuộc địa của thực dân Pháp. Sài Gòn cũng là
thủ đô của Liên bang Đông Dương giai đoạn ở 1887 – 1901 (về sau Pháp chuyển thủ đô Liên
bang Đông Dương ra ngoài Hà Nội).
Năm 1949, Sài Gòn trở thành thủ đô của Quốc gia Việt Nam – một chính thể thuộc Liên bang
Đông Dương, sau này là thủ đô của Việt Nam Cộng hòa. Đến năm 1955, Việt Nam Cộng hòa
được thành lập, Sài Gòn khi đó là thành phố lớn nhất tại miền Nam Việt Nam đã được chọn làm
thủ đô với tên gọi chính thức Đô Thành Sài Gòn. Kể từ đó, thành phố này trở thành một trong
những đô thị quan trọng của miền Nam Việt Nam. Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ trong sự
kiện 30 tháng 4 năm 1975, lãnh thổ Việt Nam được hoàn toàn thống nhất. Ngày 2 tháng 7 năm
1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn thành Thành
phố Hồ Chí Minh (TP HCM ), theo tên vị Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa.

- Quận Bình Thạnh

+ Thông tin sơ lược:

Diện tích : 2076 ha

Dân số : 464397 người

Dân tộc : 21 dân tộc, đa số là người Kinh

Quận Bình Thạnh nằm về phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh, ở vị trí cửa ngõ thành phố, là
vùng đất có một vị trí chiến lược quan trọng.

Phía Đông Bắc giáp với quận 2 và Thủ Đức; ở phía Nam, Bình Thạnh và quận 1 cách nhau bởi
con rạch Thị Nghè; về phía Tây - Tây Bắc giáp với quận Gò Vấp và Phú Nhuận.

Quận Bình Thạnh có sông Sài Gòn bao quanh mạn Đông Bắc.

Cùng với sông Sài Gòn các kinh rạch: Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Thanh Đa, Hố Tàu, Thủ
Tắc... đã tạo thành một hệ thống đường thủy đáp ứng lưu thông cho xuồng, ghe nhỏ đi sâu vào
các khu vực trên khắp địa bàn Bình Thạnh, thông thương với các địa phương khác.
Kinh Thanh Đa được khởi đào vào năm 1897 đã biến bán đảo Thanh Đa- Bình Quới trở thành
“vùng sâu” có 3 mặt giáp với sông. Chính địa thế này đã tạo nhiều thuận lợi cho phong trào đấu
tranh yêu nước của nhân dân Bình Hòa-Thạnh Mỹ Tây trong hai cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hiện nay, bán đảo Thanh Đa - Bình Quới xinh đẹp với khí hậu tươi
mát là một khu du lịch nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh.

Quận Bình Thạnh được xem là một nút giao thông quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh bởi vì
Bình Thạnh là điểm đầu mối gặp gỡ các quốc lộ: Quốc lộ 1, Quốc lộ 13; là cửa ngõ đón con tàu
thống nhất Bắc Nam qua cầu Bình Lợi vào ga Hòa Hưng và lại có Bến xe khách Miền Đông.

Kinh tế

Từ thuở khai hoang lập ấp cho đến khi nhà Nguyễn trực tiếp cai quản, nông nghiệp lúa nước là
ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Bình Hoà - Thạnh Mỹ Tây, bên cạnh chăn nuôi và đánh cá.

Dưới thời Pháp thuộc, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo. Nhưng do ở vị trí địa lý thuận
lợi có nhiều đường giao thông thủy bộ quan trọng lại ở trung tâm tỉnh lỵ . Gia Định, thủ công
nghiệp, thương nghiệp lại có điều kiện phát triển và mở rộng, đã xuất hiện một số cơ sở công
nghiệp nhỏ.

Trong thập niên 60, kinh tế Bình Hoà - Thạnh Mỹ Tây chưa có sự thay đổi .Nhưng vào thập niên
70, các nhà tư bản trong và ngoài nước đã có đầu tư, nhất là lĩnh vực công nghiệp. Vì thế, trong 5
năm trước giải phóng , sản xuất công nghiệp tăng lên đáng kể. Nông nghiệp tụt hậu do đất đai bị
thu hẹp để xây dựng nhà cửa và thương nghiệp phát triển tăng vọt nhằm phục vụ cho một số
lượng đông dân cư do quá trình đô thị hoá và quân sự hoá cưỡng chế.

Sau năm 1975 , trong quá trình khôi phục, cải tạo và xây dựng kinh tế theo định hướng xã hội
chủ nghĩa , cơ cấu kinh tế Bình Thạnh có sự chuyển dịch . Kinh tế nông nghiệp đã lùi về vị trí
thứ yếu và hiện nay chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương
nghiệp - dịch vụ - du lịch trở thành ngành kinh tế chủ yếu, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nhanh
chóng, làm thay đổi diện mạo kinh tế - văn hóa xã hội của quận huyện trong hiện tại và tương lai.
Văn hóa —xã hội

Bình Thạnh là một trong những khu vực có người cư trú khá cổ xưa của thành phố, nơi qui tụ
của nhiều lớp cư dân qua các thời kỳ lịch sử hình thành Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Ở
Bình Thạnh, cho đến nay, hầu như có mặt nhiều người từ Bắc, Trung, Nam đến sinh sống lập
nghiệp .Chính vì vậy mà các hoạt động văn hóa vừa phong phú vừa đa dạng. Những lớp dân cư
xưa của Bình Thạnh đã đến đây khai phá, sinh nhai, trong hành trang của mình, văn hóa như một
nhu cầu quan trọng để sống và tồn tại. Mặt khác, trong buổi đầu chinh phục vùng đất Bình Thạnh
hôm nay, những người Bình Thạnh xưa đã phải chống chọi với bao nổi gian nguy, khắc nghiệt
của thiên nhiên, sinh hoạt văn hóa đã trở nên chỗ dựa cần thiết. Bên cạnh nền văn hóa vốn có,
những lớp dân cư xưa ấy đã có thêm những nét văn hóa mới nảy sinh trong công cuộc khai phá,
chinh phục thiên nhiên và rồi để truyền lại cho con cháu hôm nay như một truyền thống văn hóa.

TP Thủ Đức

+ Thông tin sơ lược:

Nguồn gốc tên gọi

Thủ Đức là một thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Thành phố Thủ Đức được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập vào cuối năm 2020
trên cơ sở sáp nhập 3 quận cũ là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức[7]. Ngày 1 tháng 1 năm 2021,
Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 chính thức có hiệu lực[7], Thủ Đức trở thành thành phố đầu
tiên của Việt Nam thuộc loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung
ương.[9]

Địa danh Thủ Đức được cho là lấy từ tên hiệu "Thủ Đức" của ông Tạ Dương Minh (còn gọi là Tạ
Huy), ông là người Hoa nằm trong phong trào "phản Thanh phục Minh", bị truy đuổi phải di cư
sang Việt Nam và thần phục nhà Nguyễn. Người ta cho rằng ông có công lao với vùng đất này
thời mới khai hoang lập ấp khoảng năm 1679–1725.[4]

Lịch sử hành chính

Trước năm 1997

Bài chi tiết: Thủ Đức

Trước năm 1997, quận Thủ Đức vốn là một phần huyện Thủ Đức cũ. Huyện lỵ huyện Thủ Đức
khi đó là thị trấn Thủ Đức.
Quận Thủ Đức (1997–2020)

Ngày 6 tháng 1 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 03-CP[1]. Theo đó:

Thành lập quận Thủ Đức trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn Thủ Đức và 7 xã:
Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Đông, Linh Trung, Linh Xuân, Tam Bình, Tam Phú;
một phần diện tích và dân số của 3 xã: Hiệp Phú, Phước Long, Tân Phú

Chuyển 5 xã: Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Đông, Linh Xuân, Tam Phú thành 5
phường có tên tương ứng

Giải thể xã Tam Bình để thành lập hai phường Tam Bình và Bình Chiểu

Thành lập phường Trường Thọ trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của thị trấn
Thủ Đức, một phần diện tích và dân số của xã Phước Long

Thành lập phường Linh Tây trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của thị trấn Thủ
Đức, một phần diện tích và dân số của xã Linh Trung

Chia phần diện tích và dân số còn lại của thị trấn Thủ Đức thành hai phường Bình Thọ và Linh
Chiểu

Thành lập phường Linh Trung trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số còn lại của xã Linh Trung,
một phần diện tích và dân số của các xã Hiệp Phú và Tân Phú.

Sau khi thành lập, quận Thủ Đức có 4.726,5 ha diện tích tự nhiên và 163.394 người, gồm 12
phường: Bình Chiểu, Bình Thọ, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Chiểu, Linh Đông,
Linh Tây, Linh Trung, Linh Xuân, Tam Bình, Tam Phú, Trường Thọ.

Sáp nhập

Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1111/NQ-
UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố
Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021)[2].
Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức để thành lập
thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

4.2. Đồng Nai

- Tổng quan về Đồng Nai:


Đồng Nai là tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có diện
tích 5.903,940 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên
của vùng Đông Nam Bộ. Dân số toàn tỉnh theo số liệu thống kê đến đầu năm 2010 là 2.559.673
người, mật độ dân số: 386,511 người/km2. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành
phố Biên Hòa - là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; Thành phố Long Khánh và 9
huyện: Long Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ;Vĩnh Cửu; Xuân
Lộc; Định Quán; Tân Phú.

Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam Đồng Nai tiếp giáp với các
vùng sau:

 Đông giáp tỉnh Bình Thuận.

 Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.

 Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước.

 Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

 Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.

Là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua
như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay
quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao
thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.

+ Sự phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng Nai:

- Huyện Long Thành:

Huyện Long Thành nằm ở phía nam của tỉnh Đồng Nai, là vị trí chiến lược trong vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam, có Cảng hàng không quốc tế Long Thành đang được xây dựng. Trung
tâm huyện nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 32km, cách thành phố
Biên Hòa 24km và cách thành phố Vũng Tàu 60km. Khi du lịch Đồng Nai, đến địa phận Long
Thành bạn có thể kết hợp đi đến Vũng Tàu để tham quan.

Huyện có vị trí phía Đông giáp huyện Cẩm Mỹ và huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
phía Tây giáp huyện Nhơn Trạch và thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh; phía Nam
giáp thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; phía Bắc giáp huyện Trảng Bom, huyện Thống
Nhất và thành phố Biên Hòa.

Khi đến huyện Long Thành tham quan và du lịch, chắc hẳn du khách nào cũng nghe danh về sữa
bò Long Thành. Sữa bò Long Thành là một nét đặc trưng ở địa phương, thông thường các du
khách sẽ được thưởng thức khi xe đến trạm dừng chân. Sữa bò ở đây có hương vị thanh
khiết, không quá ngọt, khi uống rất mát và có vị đặc trưng không giống với những dòng sữa
khác.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thưởng thức món bánh phèn la của địa phương này. Món bánh này
được sử dụng sữa bò tươi nguyên chất và loại bột làm bánh được pha theo công thức gia
truyền từ xưa của thương hiệu bò sữa Long Thành. Bánh khi ăn có vị ngọt nhẹ, béo béo và rất
thơm mùi sữa bò, ngon nhất là ăn khi còn nóng.

HUYỆN NHƠN TRẠCH

Huyện Nhơn Trạch nằm ở phía tây nam tỉnh Đồng Nai, trải dài từ 106°45’16"Đ đến
107°01’55"Đ và từ 10°31’33"B đến 10°46’59"B, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí
Minh 30 km theo tỉnh lộ 25B, cách thành phố Biên Hòa 40 km theo Quốc lộ 51 và tỉnh lộ
25B. Huyện có vị trí địa lý:

Phía đông giáp huyện Long Thành và giáp thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu (qua sông Thị Vải)

Phía tây giáp Quận 7 và huyện Nhà Bè thuộc Thành phố Hồ Chí Minh với ranh giới
là sông Nhà Bè

Phía nam giáp huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh với ranh giới là sông Lòng
Tàu, sông Đồng Tranh, sông Gò Gia[3]

Phía bắc giáp thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh (qua sông Đồng Nai) và giáp
huyện Long Thành.[4]

Huyện có ba mặt đều giáp sông, bao gồm sông Đồng Nai ở phía bắc, sông Nhà Bè ở phía
tây, các con sông Lòng Tàu và Đồng Tranh ở phía nam và sông Thị Vải ở phía đông nam.

HUYỆN CẨM MỸ

uyện Cẩm Mỹ nằm ở phía đông nam của tỉnh Đồng Nai, có vị trí địa lý:

Phía đông giáp huyện Xuân Lộc và huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Phía tây giáp huyện Long Thành

Phía nam giáp huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Phía bắc giáp thành phố Long Khánh và huyện Thống Nhất.
Huyện lỵ của huyện đặt tại thị trấn Long Giao, cách thành phố Long Khánh khoảng
15 km về phía nam.

Huyện có diện tích 467,95 km², chiếm 7,99% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Dân số năm
2015 là 153.912 người, chiếm 6,9% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số 326 người/km².

Quốc lộ 56 là tuyến giao thông chính trên địa bàn huyện, nối thành phố Long Khánh với
thành phố Bà Rịa. Đây cũng là địa phường có tuyến Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu
Giây đi qua.

TP. LONH KHÁNH

Thành phố Long Khánh nằm ở phía đông tỉnh Đồng Nai, cách thành phố Biên
Hòa 47 km, cách thành phố Vũng Tàu 75 km, cách thành phố Phan Thiết 115 km và
cách Thành phố Hồ Chí Minh 72 km, có vị trí địa lý:

 Phía đông và đông bắc giáp huyện Xuân Lộc


 Phía tây và tây bắc giáp huyện Thống Nhất
 Phía nam giáp huyện Cẩm Mỹ
 Phía bắc giáp huyện Định Quán.
Là vị trí cửa ngõ giao thông của vùng, liên kết với khu vực Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên thông qua các tuyến đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1; quốc lộ 56, tuyến cao tốc
Tp. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, tương lai có tuyến đường cao tốc Dầu Giây -
Liên Khương và đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, thành phố Long Khánh có vị trí
thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và du lịch.

HUYỆN XUÂN LỘC

Huyện Xuân Lộc nằm ở phía đông của tỉnh Đồng Nai, huyện lỵ của huyện là thị trấn Gia
Ray, nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 96 km, cách thành phố Long
Khánh khoảng 24 km, cách thành phố Biên Hoà khoảng 74 km, cách thành phố Phan
Thiết khoảng 86 km. Huyện có vị trí địa lý:

Phía đông giáp huyện Hàm Tân và huyện Tánh Linh thuộc tỉnh Bình Thuận

Phía tây giáp thành phố Long Khánh và huyện Cẩm Mỹ

Phía nam giáp huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Phía bắc giáp huyện Định Quán và huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận.

Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đi qua.
Huyện nằm dọc trên Quốc lộ 1. Chiều dài quốc lộ đi qua huyện là 47 km.

Địa danh Căn cứ Rừng Lá nằm trên huyện, khu vực trên huyện tưng ứng với Căn cứ 3, 4
của Căn cứ Rừng Lá.

TỔNG QUAN BÌNH THUẬN

Bình Thuận là một tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ nằm liền kề với vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam.

Diện tích tự nhiên vào khoảng 7.992 km2 dân số vào khoảng 1,2 triệu người, với các
dân tộc: Kinh, Hoa, Chăm... sống rất hòa thuận với nhau. Tỉnh Bình Thuận có 10 đơn vị
hành chính bao gồm: 01 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện, trong đó thành phố Phan Thiết
là trung tâm văn hóa - chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh cách Thành phố Hồ Chí Minh
200km, cách thành phố Nha Trang 250 km. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bình
Thuận là 794,3 km2; chiều dài bờ biển: 192 km; diện tích vùng lãnh hải: 52.000 km²…
Phía bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía tây bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp tỉnh Đồng
Nai, phía tây nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

HUYỆN HÀM TÂN

Hàm Tân là một huyện ven biển nằm ở cực nam tỉnh Bình Thuận, Việt Nam.

Hàm Tân là một huyện của tỉnh Bình Thuận, đa số dân sống bằng nghề nông và đi biển
nhưng ngày nay kinh tế của người dân ngày càng khấm khá hơn, nhờ chuyên canh
cây thanh long. Trước đây, thị trấn La Gi là huyện lỵ, nhưng kể từ khi La Gi được nâng
lên thành thị xã vào năm 2005, thị trấn Tân Nghĩa trở thành huyện lỵ.

HUYỆN HÀM THUẬN NAM

Huyện Hàm Thuận Nam có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Thuận
Nam (huyện lỵ) và 12 xã: Hàm Cần, Hàm Cường, Hàm Kiệm, Hàm Minh, Hàm
Mỹ, Hàm Thạnh, Mương Mán, Mỹ Thạnh, Tân Lập, Tân Thành, Tân Thuận, Thuận Quý.

THÀNH PHỐ PHAN THIẾT

Thành phố Phan Thiết nằm ở trung tâm tỉnh Bình Thuận, cách thủ đô Hà Nội khoảng
1.538 km về phía nam theo Quốc lộ 1, cách Thành phố Hồ Chí Minh 166 km về phía
đông theo Cao tốc TP.HCM-Dầu Giây (CT.29) và Dầu Giây - Phan Thiết (CT.01), cách
thành phố Vũng Tàu khoảng 160 km về phía đông bắc theo Quốc lộ 55 và Quốc lộ 1,
cách thành phố Nha Trang khoảng 252 km về phía tây nam theo Quốc lộ 1, cách thành
phố Đà Lạt 158 km về hướng nam theo Quốc lộ 20, Quốc lộ 28B và Quốc lộ 1 (hoặc
CT.01). Thành phố có hình cánh cung trải dọc bờ biển dài 57,4 km từ phía bắc Mũi Kê
Gà lên đến Mũi Né.

Địa giới hành chính thành phố:

Phía đông giáp biển Đông

Phía tây giáp huyện Hàm Thuận Nam

Phía nam giáp biển Đông (vịnh Phan Thiết)

Phía bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Bắc Bình.

Sông Cà Ty chảy qua trung tâm thành phố, chia khu vực trung tâm thành 2 ngạn:

Phía nam sông: khu thương mại, điển hình là Chợ Phan Thiết, cảng Phan Thiết.

Phía bắc sông: gồm các cơ quan hành chính và quân sự của tỉnh Bình Thuận; khu trung
tâm mới của Phan Thiết đang được xây dựng tại khu vực phường Phú Thủy và Xuân An
trên một diện tích 300ha gồm các tòa cao ốc hành chính mới, liên hợp trung tâm thương
mại, nhà thi đấu mới tỉnh Bình Thuận, khu dân cư mới sức chứa 50,000 người cùng nhiều
công viên, các khu dịch vụ và trường học.

You might also like