You are on page 1of 6

TỔNG QUAN Ở VIỆT NAM

1. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CHỢ Ở VIỆT NAM


1.1.Chợ Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Chợ Bến Thành là một ngôi chợ nằm giữa các đường Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh
- Lê Thánh Tôn - Công trường Quách Thị Trang tại phường Bến Thành, quận 1, Thành
phố Hồ Chí Minh, với diện tích 13.056 m². Các ngành hàng kinh doanh chủ yếu ở đây
bao gồm: quần áo, vải sợi, giày dép, thời trang, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm tươi
sống, trái cây, hoa tươi,... Chợ được khởi công xây dựng từ năm 1912
Chợ Bến Thành ban đầu này được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh. Nơi bến sông
này thuận lợi cho ghe thuyền trong và ngoài nước lui tới, vì thế mà việc buôn bán trở
nên sầm uất. Hàng hóa nước ngoài xuất hiện ở chợ khá nhiều thu hút người dân và
người Pháp đến đây mua sắm.
Tháng 2/1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định, các binh lính người Việt chống Pháp
đã cho thiêu hủy chợ Bến Thành để thông thoáng cho tàu ghe lưu thông trên sông Sài
Gòn.
Do chợ Bến Thành nằm ở vị trí giao điểm của khu đô thị và hợp lưu của hai tuyến
đường thủy là kênh Lớn và rạch Cầu Sấu (nay là đường Hàm Nghi) nên luôn nhộn nhịp
đông đúc, các cửa hiệu phần nhiều là của người Hoa, người Ấn Độ và người Pháp.
Đến năm 1911 thì chợ Bến Thành đã cũ kỹ, xuống cấp và nguy cơ bị đổ, vì thế người
Pháp quyết định chọn một địa điểm để xây lại chợ Bến Thành thật khang trang, chắc
chắn và đẹp hơn.
Địa điểm được chọn chính là khu chợ Bến Thành ngày nay. Thời đấy đó là một cái ao
sình lầy gọi là ao Bồ Rệt (Marais Boreses) chen chúc nhà cửa lợp tranh tre tạm bợ.
Chiếc ao này được lấp đi, chợ được xây với bốn của lớn nhìn ra 4 mặt đường.
Chợ Bến Thành đã trải qua vài lần trùng tu, lần mới nhất là năm 1985. Tuy chợ không
còn nét đẹp trầm lắng như trăm năm trước nhưng vẫn là biểu tượng của thành phố Sài
Gòn.

Chợ Bến Thành năm 1921. (Ảnh từ ilovesaigon.net)


1.2. Chợ Đông Ba, Trần Hưng Đạo, Huế
Chợ Đông Ba là ngôi chợ lớn nhất tại Huế. Chợ là một trong những biểu tượng của
vùng đất cố đô, với lịch sử hơn 100 năm xây dựng và phát triển.Chợ Đông Ba nằm bên
bờ bắc sông Hương, trên đường Trần Hưng Đạo, một trong những tuyến đường chính
của thành phố.Chợ nằm trải dài từ chân cầu Trường Tiền đến cầu Gia Hội với tổng diện
tích mặt bằng là 47.614 m²
Trước khi có chợ Đông Ba, bên ngoài cửa Chánh Đông (cửa Đông Ba theo cách gọi
dân gian) dưới thời Gia Long có một cái chợ lớn mang tên “Qui giả thị”, tức là ngôi chợ
của những người trở về. Tên cái chợ này đánh dấu sự kiện trở lại Phú Xuân của quan
quân nhà Nguyễn và người dân khắp nơi trở về sau loạn lạc.
Đến năm 1987, chợ Đông Ba được đại trùng tu. Ngoài lầu chuông ở trung tâm, chợ
Đông Ba mới có 9 dãy nhà bao quanh cùng 4 khu hàng mới như chợ cá, khu hàng tự
sản, tự tiêu, khu hàng dịch vụ... Ngoài ra ban quản lý chợ còn kiêm nhiệm khu Hoa Viên
Chương Dương, các bến bãi đỗ xe... nâng tổng diện tích mặt bằng thuộc chợ lên trên
47.614m², từ cầu Gia Hội đến cầu Trường Tiền, một mặt là sông Hương, một mặt là phố
chính Trần Hưng Đạo. Trong chợ tập trung hàng ngàn hộ kinh doanh cố định và buôn
bán rong. Bình quân mỗi ngày có từ 5.000 đến 7.000 khách đến chợ. Vào những dịp lễ
tết, chợ đông hơn, có trên 1.2 vạn người.
Ngoài vị trí là một trung tâm thương mại lớn của Huế với lịch sử hơn 100 năm, chợ
Đông Ba còn là nơi có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường qua hai cuộc
kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Và chợ Đông Ba đã đi vào thơ ca, nhạc họa như một
trong các biểu tượng của Cố đô, một điểm đến không thể thiếu trong chuyến du lịch
Huế.

Hình ảnh chợ Đông Ba – năm 1969


1.3. Chợ Long Biên, Trần Nhật Duật, Ba Đình, Hà Nội
Chợ Long Biên là một chợ trực thuộc quận Ba Đình, Hà Nội.[1] Chợ này có tên là Long
Biên vì nằm ở gần cầu Long Biên ở sau đường Trần Nhật Duật. Nơi đây chủ yếu có
người buôn bán đến từ các Tỉnh giáp Hà Nội như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Phú
Thọ, Hà Tây cũ,... và từ một số huyện ngoại thành của Hà Nội như: Gia Lâm, Thanh
Trì, Đông Anh, Mỹ Đức, Chương Mỹ,...Chợ Long Biên là một nơi buôn bán quan trọng
của quận Ba Đình. Đây là một chợ lớn thứ hai đứng sau chợ Đồng Xuân. Chợ này nằm
gần đường Hồng Hà, phía sau đường đê Yên Phụ.
Cổng chợ Long Biên nằm bên cạnh đường Yên Phụ. Cổng được tách thành ba phần:
phần giữa là đường hai chiều cho ô tô và xe máy; 02 phần ở hai bên là đường một
chiều dành cho xe thô sơ đi vào chợ và được phân cách bởi cột bê tông to màu ghi.
Chợ bán đủ các mặt hàng và được chia thành từng khu riêng biệt như: Khu bán thủy
sản; Khu bán thực phẩm gia súc, gia cầm; Khu bán rau củ; Khu bán hoa quả…
Mặc dù buôn bán từ hải sản cho tới rau củ quả nhưng chợ Long Biên được biết đến
nhiều nhất là một khu chợ trời bán buôn các loại hoa quả, đặc biệt là lại buôn bán vào
ban đêm. Hình ảnh nhộn nhịp, náo nhiệt của chợ đêm Long Biên chẳng biết từ bao giờ
đã trở thành một trong những nét đặc trưng của đời sống Hà Nội.
2. THỰC TRẠNG CHUNG CỦA CÁC CHỢ TRUYỀN THỐNG TẠI VIỆT NAM
2.1. Thách thức từ đô thị hóa
Đô thị Việt Nam có chung các đặc trưng cơ bản của thành phố châu Á. Nước ta mới
thoát khỏi chiến tranh và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, đất nước vẫn còn là
một nền kinh tế đang phát triển với một khu vực nông thôn rộng lớn. Cấu trúc đô thị Việt
Nam thường theo kiểu một thành phố hạt nhân luôn quá tải, bao quanh là nông thôn
bao la mang nặng cơ cấu truyền thống với mặt bằng dân trí thấp. Trong cơn sốt phát
triển theo kinh tế thị trường, đô thị Việt Nam như một công trường xây dựng lớn, khá
hỗn độn. Thiên nhiên bị phá hủy, đất nông nghiệp bị lấn chiếm để xây dựng các khu đô
thị, khu công nghiệp, nhà ở ven đô, nhà ở ngoại ô, resort, sân golf ... Rồi bùng nổ đầu
cơ nhà đất đã trở thành nỗi ám ảnh thường trực, một yếu tố gây rối loạn nền kinh tế
trong nước. 
Các mặt yếu kém của đô thị xuất hiện ngày càng nhiều: ô nhiễm, nhà ổ chuột, úng ngập,
ách tắc giao thông. Không ít trung tâm lịch sử, di tích và tiện ích công cộng bị phá hủy
như khu phố cổ Hà Nội, khu phố Pháp, phố Tàu cũ ở TP.HCM và cả một số chợ lâu đời
ở Hà Nội, TP HCM nữa… 
Do tác động của quá trình toàn cầu hóa về kinh tế, nhiều nước đã hình thành các thành
phố toàn cầu, từ đó trên toàn thế giới hình thành mạng lưới đô thị toàn cầu. Điểm chung
của các thành phố này là cái lõi kinh doanh, dịch vụ trung tâm, các nút giao thông lập
thể, xa lộ, đường cao tốc băng ngang thành phố. Chúng là các công cụ hữu hiệu để đẩy
mạnh kinh tế, đáp ứng đòi hỏi của thị trường và lợi ích tài chính tư nhân. Tuy nhiên, lối
quy hoạch đó đã từng làm hại môi trường lẫn chất lượng cuộc sống đô thị, lấy đi các
tiêu chí của một thành phố sống tốt, phá vỡ sự phát triển bền vững, là mầm mống của
nhiều bất ổn xã hội. 
Các đô thị ở Việt Nam lại đang có xu hướng phát triển theo chiều rộng thay vì theo
chiều sâu. Chẳng hạn Hà Nội đã trở thành một trong những thành phố rộng nhất thế
giới. So với thủ đô Seoul của Hàn Quốc chẳng hạn, dân số ở Hà Nội (hơn 6,5 triệu
người) đang sống trên diện tích lớn gấp bốn lần dân Seoul (hơn 10,5 triệu người). Khi
mở rộng như vậy, chính quyền sẽ phải đầu tư rất nhiều vào các đô thị vệ tinh trong khi
nhu cầu chính lại nằm ở Hà Nội. 
Một đô thị được lên loại sẽ được rót nhiều nguồn lực hơn nhưng hiện có nhiều đô thị
mới mọc lên rất xa thành phố, nơi không tập trung nhiều nhu cầu thật sự của người dân
đô thị. Mối nguy hiểm của những đô thị mới này là chúng ngốn nhiều tiền của để xây
dựng và kết nối với các đô thị có sẵn thay vì tập trung cải thiện các trung tâm đô thị sẵn
có trước khi mở rộng đô thị, nâng cấp và cải tạo CTDVĐT trong đó có hệ thống chợ
truyền thống, chợ dân sinh. Trong khi đó tính năm 2010, cả nước có gần 9.000 chợ
(trong đó có 8.578 chợ theo quy hoạch). Chợ trong đô thị chiếm 21%. 
2.2. Thực trạng chung về chợ truyền thống
Về chợ TT phải nói có một thời gian dài bộc lộ nhiều yếu điểm. Ngoài công tác quản lý
lỏng lẻo, hầu hết các chợ xây từ trước năm 1975, nay xuống cấp, hư hỏng trầm trọng, ô
nhiễm, thiếu an toàn khiến khách hàng bất tiện khi mua sắm. Tình trạng bán không đúng
giá niêm yết; hàng nhái, hàng giả, hàng không có nguồn gốc rõ ràng, thói quen tiêu
dùng thay đổi cũng ảnh hưởng mạnh đến sự tồn tại của chợ truyền thống. Rồi vệ sinh
an toàn thực phẩm, dịch lợn tai xanh đã xuất hiện ở một số địa phương, dịch cúm gia
cầm ở nhiều tỉnh bùng phát và lan rộng, thông tin về chất tạo nạc cho heo xuất hiện dồn
dập trong những ngày qua khiến người tiêu dùng hoang mang, lo sợ có dạo người tiêu
dùng không còn chuộng thịt “nóng”, chuyển sang sử dụng gia súc, gia cầm giết mổ công
nghiệp, được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ phù hợp, kiểm soát chất lượng theo các
tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, sức hút từ các cửa hàng tiện lợi và
siêu thị đã khiến người tiêu dùng gần như bỏ chợ. Công nhân viên chức, người có thu
nhập khá đi siêu thị thường xuyên hơn đi chợ; người thu nhập thấp cũng chuyển sang
mua sắm ở cửa hàng tiện lợi, siêu thị để “săn” hàng khuyến mãi. 
Cũng có không ít chuyên gia cho rằng, chợ truyền thống, chợ cóc... là nguyên nhân làm
mất vẻ mỹ quan đô thị và mất an toàn thực phẩm, cho dù thực tế có nhiều nguyên nhân
từ phía quản lý, kiểm tra giám sát của chính quyền chưa hiệu quả. Theo suy nghĩ này,
vấn đề của các chợ truyền thống là không gian chật hẹp, vệ sinh môi trường không phù
hợp với thành phố hiện đại. Vì vậy, việc nâng cấp, đóng cửa một số chợ, xóa chợ cóc,
chợ tạm là cần thiết để bảo vệ mỹ quan đô thị... Tuy nhiên, điều này lại làm xuất hiện
các chợ tạm đường cái, những tuyến đường với người bán hàng rong, vì các chợ như
thế đáp ứng ngay đòi hỏi thiết yếu của cộng đồng. Người dân sống tại các khu đô thị,
khu tái định cư thì lại gặp một khó khăn là thiếu các công trình hạ tầng xã hội, trong đó
có chợ. Nguyên nhân là do quy hoạch không xác định đất xây chợ, vì với quan niệm đã
là khu đô thị phải làm siêu thị mới xứng, mới văn minh. 
2.3. Chợ cũ trong đô thị cũ
Một thực trạng là do nguyên nhân khan hiếm mặt bằng tại khu vực trung tâm thành phố
nên một số chợ TT bị thay thế bằng chợ TT kết hợp với siêu thị, văn phòng cho thuê. Đó
là do “sự sáng kiến” cho rằng sẽ là sự kết hợp giữa chợ truyền thống, TTTM và văn
phòng để giải quyết được vấn đề này. Theo mô hình đưa ra là: trong cao ốc hợp khối,
chợ truyền thống thường được bố trí ở tầng hầm còn tầng 1, tầng 2 là TTTM, các tầng
trên là văn phòng cho thuê. Và hy vọng rằng: “Sự tái sinh của chợ truyền thống theo
kiểu cấy ghép này sẽ tạo ra một mô hình bán lẻ hiện đại và tiện lợi”. 
Theo đó, người ta lý giải rằng: việc cải tạo các chợ truyền thống theo mô hình trên sẽ
khai thác được rất nhiều lợi thế như: nằm ngay tại khu trung tâm, là vị trí đắc địa cho
bán lẻ; và vì là khu vực mua sắm truyền thống nên đã có sẵn khách hàng quen; mặt
khác khu vực tập trung dân cư đông nên đối tượng khách hàng và các nhóm thu nhập
đa dạng…Mô hình khu bán lẻ với một phần là chợ truyền thống, một phần là TTTM hiện
đại sẽ không làm mất những khách hàng quen thuộc của chợ truyền thống; đồng thời
thu hút thêm lượng khách trẻ, thu nhập cao thích thú với mô thức bán lẻ hiện đại. Ngoài
ra, với mô hình này, khách hàng của chợ truyền thống cũng có thể đến khu TTTM mua
sắm, đóng vai trò khách hàng lớn của khu bán lẻ hiện đại; khách hàng của TTTM cũng
có thể đến chợ truyền thống mua sắm, thu hút nhiều khách hàng có thu nhập cao cho
chợ TT. 
Tuy nhiên, để lý giải thành công với mô hình mới lạ này thì là như vậy, nhưng thách
thức tiềm ẩn của nó còn là: vốn đầu tư phân bổ cho hộ tiểu thương lớn, dây chuyền
giao thông cho người mua-bán khá phức tạp, quản lý đòi hỏi trình độ cao, công tác quản
lý của chợ truyền thống và TTTM phải được kiểm soát chặt chẽ, chú ý kỹ đến chất
lượng hàng hoá, thương hiệu, đội ngũ nhân viên, phân bổ hợp lý vị trí các ngành
hàng…và ngoài ra là vấn đề khi chất tải lưu lượng lớn các chức năng trên một diện tích
hữu hạn sẽ làm phát sinh nhiều vấn đề bức bách như: chỗ đỗ xe, phân luồng giao
thông, an toàn cháy nổ, thoát người, vệ sinh môi trường, rác thải, nước thải, sự tiện lợi
(của cả người bán và người mua) theo thói quen sinh hoạt vốn đã rất đơn giản của
người “kẻ chợ” 
Trái ngược với cảnh mua bán heo hắt trong các chợ TT ở TTTM, chợ tạm, chợ cóc bủa
vây xung quanh có tới hàng trăm quầy hàng thực phẩm, rau quả tươi sống mà vẫn
nườm nượp người mua chen chúc, ồn ã từ sáng tới chiều tối, khiến việc kinh doanh
nhiều mặt hàng phục vụ dân sinh trong chợ TTTM như thực phẩm, rau quả lại càng bị tê
liệt; các chợ bên đường thì càng cấm càng đông, hình thành nên một cuộc rượt đuổi
của các đội quản lý và người bán rong trên đường phố đô thị. Đó cũng là do thói quen
mua bán của người dân (đặc biệt là dân nghèo) chưa thay đổi, hầu hết vẫn muốn mua
bán gần nhà, dừng xe máy, xe đạp là có thể mua được thực phẩm, đồ ăn, trong khi vào
siêu thị thì phải gửi xe, mất tiền và thời gian. Mà, sau thời gian đi vào hoạt động, mô
hình hợp khối chợ TT, siêu thị, TTTM đã bộc lộ những bất hợp lý, câu nệ, dây chuyền
chưa thực sự phù hợp, không đáp ứng được… 
2.4. Chợ truyền thống tại khu đô thị mới 
Các khu đô thị mới đã và đang xây dựng khang trang, đẹp đẽ với những chung cư cao
tầng, biệt thự, nhà liên kế thì lại thiếu các công trình hạ tầng xã hội đặc biệt là chợ TT,
chợ dân sinh đã khiến cuộc sống của người dân xung quanh không mấy dễ dàng. Một
câu hỏi đặt ra là: Có thể do các nhà quản lý hoạch định chính sách, các nhà kiến trúc đô
thị, kiến trúc quy hoạch “quên”, hay các chủ đầu tư không tuân thủ quy hoạch mà nơi
đây thiếu chợ ? Trong khi đó hầu hết các hộ dân sinh sống tại các khu đô thị mới, khu
tái định cư, khu nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp lại vẫn hàng ngày vẫn
phải đi chợ dân sinh. 
Hiện nay, nếu đi khảo sát khắp các KĐT mới sẽ thấy một thực trạng là mỗi KĐT chỉ có
một vài TTTM, cửa hàng tự chọn với hàng hóa nhu yếu phẩm, đồ đông lạnh và đồ hộp,
không cung cấp được thực phẩm và yêu cầu mua bán với giá rẻ. Các chợ dân sinh hay
là đã bị loại ra khỏi các bản quy hoạch của các KĐT mới, thay vào đó là các siêu thị và
TTTM? Người dân sống tại các khu đô thị, khu tái định cư đã phàn nàn nhiều về việc
thiếu các công trình hạ tầng xã hội, trong đó rất cần thiết là chợ thức ăn, nhu yếu phẩm
hàng ngày. Người dân nghèo đô thị (những người được cho là có thu nhập thấp-chiếm
tới 80%) vẫn phải đi chợ mua nông sản thực phẩm tươi sống hàng ngày cho gia đình
với giá cả bình dân, những yêu cầu bức thiết này vẫn chưa mấy được đáp ứng. 

You might also like