You are on page 1of 6

CHỢ NỔI TRÀ ÔN

Đến với Miền Tây bạn không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon đặc sắc, những
danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà còn được ghé thăm một khu chợ đặc biệt – chợ nổi.
Chợ nổi thuộc huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long là một nét văn hóa không thể thay thế của
người Việt Nam là chợ nổi cuối cùng và nằm trên sông Hậu.N goài là nơi trao đổi mua
bán chợ còn được biết đến là một địa điểm du lịch được nhiều du khách trong và
ngoài nước yêu thích. Thuyền ghe ở đây luôn ra vào tấp nập nên chợ lúc nào c ũng
náo nhiệt và sống động .

Chợ nổi là một nét đẹp văn hóa truyền thống cực kỳ đặc sắc của riêng miền Tây sông
nước. Các khu chợ nổi danh tiếng như chợ nổi Cái Bè, chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Cà
Mau, chợ nổi Ngã Bảy… đều là những điểm đến đang ngày càng thu hút đông đảo
người dân trong nước cũng như quốc tế tìm đến tham quan mỗi ngày. Trong số đó thì
chợ nổi Trà Ôn là một khu chợ lâu năm đã tồn tại hơn một thế kỷ và cho đến ngày nay,
nơi đây vẫn còn giữ lại nhiều nét đẹp văn hóa giao thương độc đáo của bà con vùng
Cửu Long.
Chợ nổi Trà Ôn tọa lạc cách Vàm Trà Ôn chỉ khoảng 250m. Khu chợ này họp theo con
nước vậy nên cứ đúng thời điểm nước lên là chợ nổi Trà Ôn lại tập trung rất nhiều
thuyền bè để buôn bán, giao thương cực kỳ tấp nập trên dòng sông Hậu dài hơn 300m.
Có những lúc nước lớn vào buổi sáng sớm, chợ thu hút hàng trăm chiếc thuyền bè lớn
nhỏ từ tỉnh Vĩnh Long cùng các tỉnh lân cận tới đây buôn bán và trao đổi hàng hóa. Cùng
với Cù lao An Bình, chợ nổi Trà Ôn là một trong những tọa độ tham quan, du lịch hấp
dẫn nhờ vẻ đẹp đặc trưng của nơi này.

Cũng giống như hầu hết những khu chợ nổi khác tại miền Tây, chợ nổi Trà Ôn thường bắt đầu họp từ
lúc sáng sớm. Khi nhiều người vẫn còn đang chìm vào giấc ngủ thì trên chợ nổi Trà Ôn đã có rất nhiều
thuyền bè qua lại để giao thương hàng hóa. Thuyền bè đến từ khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ đều
quy tụ lại khu chợ nổi này để buôn bán và trao đổi các mặt hàng từ sáng sớm cho đến tận chiều tối
mới tan hẳn. Chính vì vậy nên bạn có thể ghé đến tham quan chợ nổi Trà Ôn vào bất kỳ thời điểm nào
trong ngày. Tuy nhiên, theo thông tin cần biết về Vĩnh Long của những bạn đã từng ghé thăm chợ nổi
Trà Ôn thì thời gian lý tưởng nhất để tham quan nơi này là vào sáng sớm tinh mơ, khoảng từ 5:00 -
6:00. Bởi vì đây là lúc khu chợ đông vui và tấp nập nhất cũng như có rất nhiều mặt hàng phong phú
được bày bán để thỏa sức khám phá.
Chợ nổi Trà Ôn nằm cách trung tâm thành phố Vĩnh Long khoảng 40km nên để đến đây tham quan,
bạn có thể đi bằng máy bay, xe khách hoặc xe máy tùy theo nhu cầu và điểm xuất phát.

- Xe máy: Đây là gợi ý lý tưởng dành cho những ai ở Thành phố Hồ Chí Minh và yêu thích các chuyến
đi phượt miền Tây. Bạn hoàn toàn có thể di chuyển bằng xe máy từ Thành phố Hồ Chí Minh đến chợ
nổi Trà Ôn và về trong ngày với thời gian chỉ tầm 4 tiếng đồng hồ. Sau khi tới trung tâm thành phố
Vĩnh Long, bạn tiếp tục di chuyển theo đường Quốc lộ 1A đến thị xã Bình Minh. Tại đây, bạn rẽ vào
Quốc lộ 54 và đi thêm khoảng 10km là đến được chợ nổi Trà Ôn.
Xe khách: Hiện nay có khá nhiều nhà xe TPHCM Vĩnh Long cho bạn tự do lựa chọn. Một số hãng xe
khách uy tín có thể kể đến là Mai Linh, Trung Kiên, Phú Vĩnh Long… Giá vé xe khách thường dao động
trong khoảng 100.000 VND - 120.000 VND/lượt.

- Máy bay: Nếu bạn xuất phát từ các tỉnh miền Bắc hoặc miền Trung thì có thể mua vé máy bay để di
chuyển tới Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, bạn bắt xe khách hoặc thuê xe máy để tiếp tục di chuyển
đến chợ nổi Trà Ôn.
Chợ nổi Trà Ôn hoạt động cả ngày nhưng đông vui nhất là từ 5:00 - 6:00 sáng. Nếu muốn khám phá và
check-in tại chợ nổi Trà Ôn thì bạn nên dậy thật sớm và thuê thuyền để đi đến chợ lúc trời còn chưa
sáng. Hầu hết bến thuyền ở huyện Trà Ôn đều cho thuê thuyền đi tham quan chợ nổi. Sau khi đã thuê
được thuyền, bạn chỉ cần xuôi theo dòng sông Hậu để tới chợ nổi Trà Ôn. Khi thuyền vừa đến gần khu
chợ, bạn chắc chắn sẽ bị không khí sôi nổi và náo nhiệt ở đây làm cho mê mẩn
Mỗi ngày, chợ nổi Trà Ôn đều quy tụ hơn 100 thuyền bè từ các tỉnh miền Tây đến đây buôn bán.
Trong làn sương mờ ảo bên bờ sông Hậu khi mặt trời chưa ló dạng, nhiều thuyền bè chở đầy các loại
hàng hóa đã tập trung lại gần vàm Trà Ôn để bắt đầu giao thương. Những chiếc thuyền trên khu chợ
nổi đều mang trên mình đầy ắp rau củ, trái cây, nông sản, hàng tiêu dùng… Thuyền sẽ di chuyển qua
lại xung quanh khu chợ nổi để tìm những chiếc thuyền khác có loại hàng hóa mà mình muốn trao đổi.
Tất cả những hoạt động buôn bán đều diễn ra trên sông nên mới có cái tên chợ nổi

Hàng hóa được bày bán tại chợ nổi Trà Ôn cực kỳ đa dạng nhưng nhiều nhất vẫn là những loại hoa
quả miệt vườn miền Tây. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp các loại trái cây bình dân như chôm chôm, chuối,
ổi, cam, xoài… và cả những loại cao cấp hơn như sầu riêng, măng cụt, bưởi năm roi... Nếu muốn mua
gì, bạn chỉ cần ghé lại bên cạnh thuyền hàng và trao đổi giá. Cuộc sống ở trên ghe thuyền dường như
đã thấm sâu vào trong từng thói quen của người dân nơi đây. Tại chợ nổi Trà Ôn, không chỉ có hàng
hoá, nông sản mà các dịch vụ như làm tóc, may mặc, ăn uống… cũng được diễn ngay ra trên sông Hậu,
tạo nên một nét đẹp đặc trưng chỉ riêng miền Tây mới có.
Giữa sông nước mênh mông, để quảng cáo cho các mặt hàng của mình, người dân sẽ không dùng biển
hiệu. Thay vào đó, các chủ thuyền sẽ chuẩn bị một cái sào, treo lên vài loại trái cây mình bán là mọi
người có thể biết được và ghé mua. Trong chuyến khám phá chợ nổi Trà Ôn, bạn chắc chắn sẽ khó có
thể quên được nụ cười hiền hòa, chất phác của các anh, chị bán hàng ở trên thuyền. Mỗi khi có một
chiếc thuyền ghé đến để mua hàng là họ lại nói cười rôm rả và trò chuyện rất nhiệt tình, đúng như
người ta vẫn thường hay nói về vẻ đôn hậu, chân chất của con người miền Tây
Nếu quay lại khu chợ nổi vào buổi chiều, bạn vẫn sẽ nhìn thấy nhiều thuyền bè tập trung ở khu vực
này. Tuy nhiên, trên những chiếc thuyền đã không còn nhiều hàng hóa nữa mà thay vào đó là người
dân đang sinh hoạt. Lúc này, chiếc thuyền trở thành nơi sinh sống, trú ngụ của những con người miền
Tây quanh năm đi lại, trôi nổi trên các dòng sông. Khi màn đêm buông xuống, bầu không khí gia đình
gần gũi, ấm cúng xuất hiện trong các bữa cơm ngay trên thuyền. Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó
khăn, vất vả , phải di chuyển nhiều nơi nhưng bên trong những con thuyền vẫn luôn tràn ngập tiếng
cười nói và hơi ấm gia đình.
Với những nét đẹp văn hóa giao thương bình dị mà đặc sắc, chợ nổi Trà Ôn ngày càng trở nên nổi
tiếng và được ghi tên vào cẩm nang du lịch của nhiều bạn trẻ. Nếu có dịp về thăm vùng đất Vĩnh Long,
bạn đừng quên ghé qua đây để biết thêm về khu chợ nổi độc đáo và vẻ đẹp của con người miền Tây
nhé.
Nếu tôi là một nhà đầu tư , tôi sẽ đề xuất với hội thảo về phát triển du lịch Vĩnh Long. Đó cũng là
những định hướng đã được ngành du lịch đề xuất để thúc đẩy du lịch Vĩnh Long phát triển mạnh mẽ
trong thời gian tới. Trước hết là cần tập trung xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, đó là 4
đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt: du lịch homestay, du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề, du lịch
văn hóa. Trong đó, có 2 sản phẩm trọng điểm cần tập trung xây dựng là sản phẩm du lịch dựa trên
“Vương quốc lò gạch” ở huyện Mang Thít và Bảo tàng Nông nghiệp vùng ĐBSCL; ngoài ra phát huy di
tích khu mộ thân nhân Danh thần Thoại Ngọc Hầu.

Làm được điều này, chúng ta sẽ đạt được đa mục tiêu khi các tour tuyến du lịch có dòng đời trên 40
năm của 4 xã cù lao, sẽ được mở rộng chiều kích không gian, nối tuyến về hướng sông Cổ Chiên, kết
nối tour du lịch chiều sâu liên huyện: Long Hồ- Mang Thít- Vũng Liêm. Đây cũng là chương trình tour
mà Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng cho đoàn famtrip gồm các doanh nghiệp lữ hành của
TP Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL. Chắc chắn trong tương lai nếu được xây dựng một các thực sự
chuyên nghiệp, bài bản, đặc biệt là cần có những đầu tư đến nơi, đến chốn có chiều sâu văn hóa và
năng lực chuyên môn để tạo nên những dịch vụ hấp dẫn xoay quanh, sẽ là những tour du lịch có sức
“níu chân” du khách từ 3- 5 ngày.

Trong 50 bài tham luận gửi về hội thảo, một số tác giả thực sự có nghiên cứu chiều sâu và đề ra được
một số giải pháp cho “bài toán” khó nhưng vô cùng hấp dẫn này. Kéo dài thời gian lưu trú, tức sẽ tăng
lượt khách cơ học và tăng nguồn thu cho du lịch; nhưng có tác giả đặt vấn đề trong thời gian lưu lại
dài ngày, thì những dịch vụ nào xung quanh tạo nên sức hấp dẫn tạo niềm vui thú và du khách có thể
mạnh tay chi xài? Sau một đêm nghỉ ở các homestay ở 4 xã cù lao, khi tiếp tục chương trình liên tuyến
Mang Thít và nơi dừng chân cuối cùng là Vũng Liêm, thì sẽ có những hoạt động, vui chơi gì thực sự
hấp dẫn?

Có nhiều tham luận xoay quanh vấn đề xây dựng sản phẩm du lịch làng nghề, tạo nên những trải
nghiệm khi đến với “Vương quốc lò gạch”; đặc biệt khi nơi đây được công nhận Di sản văn hóa đương
đại. Từ đây, tour du lịch được kéo dài xuôi dòng Cổ Chiên điểm dừng chân cuối cùng là vùng đất Vũng
Liêm, tại đây trong hiện tại và tương lai sẽ mở ra nhiều hướng để tạo nên các loại hình du lịch hấp
dẫn, phong phú từ sinh thái miệt vườn, cho đến du lịch văn hóa- lịch sử, tâm linh; đặc biệt, là Bảo
tàng Nông nghiệp ĐBSCL trong tương lai. Do đó, đề xuất du lịch cộng đồng tại Vũng Liêm mà cụ thể là
cù lao Dài là khá hợp lý.

Hiện Vũng Liêm đã phát triển nhiều điểm lưu trú tự phát tại nhà dân, nhưng trong tương lai cần lưu ý
thay vì homestay ở các cù lao huyện Long Hồ, thì Vũng Liêm cần đi sâu hơn là farmstay, thay vì chỉ
nghỉ, ngủ thì du khách sẽ tham gia trải nghiệm sinh hoạt cộng đồng và những hoạt động canh tác, sản
xuất cùng người dân

Trong đề xuất các đại biểu tham gia góp ý về quy hoạch lại cụm tuyến du lịch, trong Đề án cơ cấu lại
ngành du lịch Vĩnh Long, thì ngoài tuyến du lịch sông Tiền kết nối “Vĩnh Long- Long Hồ- Mang Thít-
Vũng Liêm” đã nêu trên, cần có sự kết nối tốt với nguồn khách xuất phát từ hướng TP Cần Thơ đối với
tuyến du lịch sông Hậu theo hướng kết hợp du lịch sinh thái với tham quan các di tích, di sản văn hóa
phi vật thể với các điểm đến như Mỹ Hòa- cù lao Mây, Lăng Ông Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn,
chùa Phước Hậu, làng tàu hủ ky Mỹ Hòa, bánh tráng cù lao Mây… Du lịch đường bộ của tuyến này với
điểm đón trục chính TP Hồ Chí Minh.

Nhiều đề xuất tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch trong và ngoài nước; tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin và mặt tích cực của các trang mạng xã hội trong hoạt động quảng bá du lịch.
Tham gia tốt việc quảng bá điểm đến du lịch của tỉnh tại các sự kiện khu vực tổ chức định kỳ hàng
năm. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tự quảng bá và đầu tư xây dựng điểm đến,
trạm dừng chân... gắn kết với sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm phục vụ du khách để làm tăng sự chi
tiêu, giữ chân được du khách.
Khuyến khích các ngành đăng cai các sự kiện cấp khu vực, quốc gia thu hút du khách đến địa phương.
Rà soát lại, lễ hội nào là đặc trưng, qua đó quảng bá và tăng quy mô, tạo sự kiện thường niên thu hút
du khách đến với địa phương. Đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch giữa ĐBSCL và TP Hồ Chí Minh
nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh và khai thác các cơ hội, nguồn lực để phát triển du lịch tỉnh Vĩnh
Long. Là những nội dung quan trọng được trình bày với những đề xuất, giải pháp để du lịch Vĩnh Long
sớm trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

You might also like