You are on page 1of 4

 

Song hành cùng sự phát triển của thế giới, đất nước ta ngày nay đã cho
thấy sự vươn lên không ngừng về nhiều mặt, nhưng không hề mất đi
những gì thuộc về bản sắc văn hóa.   Xuôi về phía Nam sông nước, ta sẽ
chiêm ngưỡng một miền Tây ôn hòa, chân chất, giàu tình người và
những loại hình văn hóa đặc biệt. Hôm nay Em Duyên sẽ dẫn anh chị
đến một địa điểm không thể bỏ lỡ khi về miền Tây đó là Chợ nổi Cái
Răng Cần Thơ– một nét văn hóa đặc biệt có một không hai khi có thể
hội tụ được đầy đủ những tinh hoa thuần túy và hết sức thú vị trong cuộc
sống hàng ngày , một nết đẹp văn hóa không gì có thể xóa bỏ và làm
phai nhòa được khi hơn 100 năm qua nhưng vẫn giữ được nguyên vẹn.
Và để biết thêm nét văn hóa đó như thế nào thì ngây bay giờ hãy theo
EM Duyên khám phá nhá.
Còn tầm 5p nữa thôi là tàu chúng ta sẽ đến chợ nổi Cái Răng. Cách
trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6km, chợ nổi Cái Răng  nằm ở
phía hạ lưu sông Cần Thơ trên nhánh sông Cái Răng tại địa phận xã Mỹ
Phong quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
Có lẽ anh chị sẽ thắc mắc là tại sao chợ lại có tên là Cái Răng đúng
không ạ, một tên nghe rất là lạ và độc đáo. Theo truyền thuyết, tên gọi
Cái Răng xuất phát từ câu chuyện hồi đầu thời khẩn hoang lập ấp.
Tương truyền có con cá sấu rất lớn dạt vào đây, răng của nó cắm vào
miệng đất này nên được gọi là Cái Răng.
Theo cách lý giải khác cuả tác giả Vương Hồng Sển viết trong cuốn Tự
vị tiếng nói miền nam thì Cái Răng có nguồn gốc từ chữ
Khmer “Karan” nghĩa là “cà ràng ông táo. Người Khmer ở xã Xà Tón
huyện Tri Tôn làm rất nhiều ca ràng đi bán khắp nơi để phục vụ cho việc
nấu nướng đặc biệt họ bán rất nhiều tại khu vực sông nước Cần Thơ này
do khó đọc mà lâu dần người Việt đã phát âm chữ cà ràng thành cái răng
do thói quen dùng từ theo ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày.
Ngày xưa chợ chủ yếu là trao đổi hàng hóa của các tiểu thương với nhau
nên thời gian họp từ rất sớm từ lúc 2 – 3 giờ sáng, chợ đã bắt đầu tấp nập
ghe thuyền , nhộn nhịp trong màn sương đêm nhưng ngày nay chợ còn
có giá trị khai thác du lịch nên thời gian họp chợ cũng trể hơn tầm 5h
sáng cho đến 9 10h là chợ vãn.
Cái hay và cái thú vị ở đây là khi hướng mắt đến bất kì nơi nào anh chị
cũng đều bắt gặp hình ảnh của những hàng quán ăn uống di động một sự
di động tinh tế kì lạ mà chắc hẵn chỉ ở chợ nổi mới có.
Chợ đã nổi từ nửa đêm về sáng
Ta vẫn chìm từ giữa bữa hoàng hôn
Em treo bẹo Cái Răng Ba Láng
Ta thương hồ Vàm Xáng Cần Thơ
Nét nổi bật nhất trong việc mua bán ở chợ nổi Cái Răng  là cách thức
quảng cáo chào hàng. Người bán dùng một cây sào dài chống ngay trước
mũi ghe của mình rồi treo tượng trưng lên đấy những nông sản mà mình
muốn bán “ treo gì bán náy” chẳng hạn như bán khoai thì treo củ khoai ,
bán chuối thì treo nải chuối.
Cây sào này được người dân gọi là cây bẹo. Từ “bẹo” là phương ngữ
Nam bộ, xuất phát từ câu nói “bẹo hình bẹo dạng” được hiểu là bài lên,
bài ra để mời gọi người mua. Do không gian chợ nổi Cần Thơ rộng, kèm
theo đó là tiếng sóng vỗ, tiếng máy nổ lớn nên không thể dùng tiếng rao
như trên đất liền. với cây bẹo thì chỉ cần đứng từ xa nhìn vào là đã biết
trên ghe bán những mặt hàng nào, cây bẹo là một hình thức quảng cáo
vừa thông minh lại vừa độc đáo mà các phiên chợ trên cạn sẽ không có
được.
Tuy nguyên tắc là “treo gì bán nấy” nhưng vẫn có ba trường hợp ngoại
lệ mà nghe vào thì cực kì đặc biệt.
Thứ nhất là "treo mà không bán", đó là quần áo. Đối với những người
buôn bán ở chợ nổi thì ghe thuyền chính căn nhà của họ, mọi sinh hoạt
đều diễn ra trên sông kể cả giặt giũ.
Thứ hai là "bán mà không treo", đó là mặt hàng đồ ăn thức uống  như:
cơm, hủ tiếu, bún… thì không treo được, vì nếu treo lên thì nó sẽ đổ.
Và trường hợp cuối cùng là "treo cái này bán cái khác". Nếu anh chị
nhìn thấy cây bẹo treo một tấm lá lợp nhà hoặc tàu lá dừa đố anh chị à
ngta sẽ bán cái gì dạ họ bán ghe bán tàu bởi vì theo văn hóa truyền thống
người miền tây lá dừa là vật liệu lớp mái làm nhà mà nhà là nơi an cư
của con người, người dân sinh hoạt trên chính chiếc ghe nên ghe dc xem
là nhà . đấy chính là lí do tại sao Chợ nổi Cái Răng là một bức tranh
muôn hóa muôn vẻ và muôn màu.
Văn hóa ẩm thực nơi đây cũng vô cùng độc đáo thú vị, đậm chất miền
tây như cơm tắm, hủ tiếu, bún riêu, phở, cháo lòng được bài bán ngây
trên sông…Cách đây 2 năm thì có một siêu đầu bếp nổi tiếng thế giới
tên là Gordon Ramsay đã đến Việt Nam để thưởng thức món bún tại chợ
nổi Cái Răng, một người đẳng cấp như thế lại đến đây thì chứng tỏ ẩm
thực nơi này vô cùng đặc biệt. Còn gì thú vị hơn thưởng thức 1 tô hủ
tiếu nóng hổi trên ghe và cảm nhận sự đong đưa của từng đợt sóng
.Cùng trò chuyện với những cô chú bán hàng thân thiện, tận hưởng
không khí trong lành của buổi sáng vùng quê.
Cần Thơ là vùng đất màu mỡ của nhiều loại cây ăn trái trĩu quả, xum
xuê. Có thể nói đây là thiên đường của các loại trái cây, anh chị mình có
thể thưởng thức các loại trái cây đặc sản của Cần Thơ như Dâu Hạ Châu,
Vú sữa Lò Rèn, Mận Hồng Đào, Cam Mật Phong Điền, Xoài Cát Hòa
Lộc, Mít Không Hạt Ba Láng. Tất cả đều được người dân địa phương
trồng và đem ra chợ nổi bán nên rất là tươi ngon và giá cả phải chăng.
Vào Ngày 10/3/2016, chợ nổi Cái Răng đã chính thức được Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc
gia. Ngoài ra Chợ nổi Cái Răng còn được Tạp chí du lịch Rough Guide
(Anh) bình chọn là một trong 10 khu chợ ấn tượng nhất thế giới. Trong
tương lai Chợ Nổi Cái Răng sẽ tiếp tục phát triển là một điểm đến du
lịch hấp dẫn ấn tượng thu hút nhiều lượt khách du lịch trong và ngoài
nước.
Dù ngày nay mạng lưới giao thông đường bộ đã phát triển rất hiện đại
nhưng chợ nổi Cái Răng vẫn tồn tại như một nét văn hóa không thể thiếu
trong đời sống của người dân Cần Thơ. Mặc cho xu hướng hiện đại hóa
đang tác động rất mạnh lên chợ nổi nhưng chợ nổi vẫn mãi là chợ nổi
vẫn giữ nguyên bản chất ban đầu đó là lí do tại sao nếp sống con người
miền sông nước là không bao giờ thay đổi, vẫn tính cách thật thà chân
chất trong lời nói, ngọt ngào trong hương vị đồng quê, hào sảng trong
cách tiếp khách của người dân cửu long.

You might also like