You are on page 1of 59

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM

TỔ CHỨC KHAI THÁC GA CẢNG

Giảng viên: ThS. Ngô Đức Phước


Điện thoại: 0963 350 663
E-mail: phuoc.ngo@ut.edu.vn

1
GIỚI THIỆU

Bạn đã biết gì về ga cảng trong hệ thông GTVT ?

2
GIỚI THIỆU

 Số đơn vị học trình: 2 (30 tiết)


 Nhiệm vụ của sinh viên
 Tham gia học tập, nghe giảng
 Thảo luận và đọc các tài liệu
 Thang điểm: 10
 Điểm chuyên cần + quá trình: 30%
 Điểm thi kết thúc học phần : 70%

3
GIỚI THIỆU

Chương 1. Tổng quan về ga cảng

Chương 2: Khai thác cảng biển

Chương 3: Khai thác ga đường sắt

Chương 4: Khai thác cảng hàng không sân bay

4
CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ GA CẢNG

5
1. HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI

1.1. Khái niệm vận tải


Có thể khái niệm về vận tải như sau: vận tải là quá trình thay
đổi (di chuyển) vị trí của hàng hoá, hành khách trong không gian
và thời gian để nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.

6
1. HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI

1.2. Sản phẩm vận tải


Quá trình vận chuyển
hàng hóa và hành khách
trong không gian và
theo thời gian tạo nên
sản phẩm vận tải. Sản
phẩm vận tải được đánh
giá thông qua 2 chỉ tiêu:

7
1. HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI

Khối lượng vận chuyển


(Q):
Với vận chuyển hàng
hóa đó là khối lượng vận
chuyển hàng hóa (đơn vị
là tấn); với vận chuyển
hành khách là khối lượng
vận chuyển hành khách
(đơn vị là hành khách)

8
1. HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI

Lượng luân chuyển (P): với vận chuyển hàng hóa đó là lượng
luân chuyển hàng hóa (đơn vị là TKm); với vận chuyển hành
khách là lượng luân chuyển hành khách (đơn vị là HK.Km).

9
1. HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI

 Ngoài ra, đối với vận tải


container: khối lượng vận
chuyển được tính bằng TEU
(Twenty feet Equivalent
Unit) và lượng luân chuyển
được tính là TEU.Km; trong
vận tải hành khách bằng xe
con, taxi... thì đơn vị đo sản
phẩm vận tải là Km doanh
nghiệp, Km được trả tiền

10
1. HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI

 Ví dụ:
Một xe ô tô khách trọng tải 45 chỗ chở 35 hành khách từ Hà
Nội đi Hải Phòng trên cự ly 105 Km (giả sử tất cả 35 hành khách
đi thẳng từ Hà Nội đi Hải Phòng, không có hành khách nào lên và
xuống dọc đường), sản phẩm vận tải được tính như thế nào ?.
– Khối lượng vận chuyển hành khách trên tuyến là Q = 35 hành
khách.
– Lượng luân chuyển hành khách trên tuyến là P = 35*105 =
3.675 HKKm

11
1. HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI

1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải


Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành vận tải là yếu tố quan trọng nhất quyết
định quy mô và chất lượng của hệ thống vận tải.

12
1. HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI

1.3.1. Mạng lưới đường giao thông


Mạng lưới đường giao thông là nơi để phương tiện
vận tải thực hiện quá trình vận chuyển và các yếu tố kỹ
thuật khác của đường ảnh hưởng rất lớn đến vận tốc
giao thông trên tuyến, tác động đến chủ hàng, đến hành
khách tham gia vận chuyển trên đường. Mạng lưới giao
thông phải thoả mãn yêu cầu: tiện lợi, nhanh chóng, an
toàn...

13
1. HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI

1.3.2. Phương tiện vận tải


Phương tiện vận tải là yếu
tố trực tiếp vận chuyển hàng
hóa và hành khách, mỗi loại
phương tiện vận tải sẽ có
những thông số kỹ thuật và các
tiêu chuẩn khai thác nhất định
để phù hợp với nhu cầu đa
dạng của quá trình vận chuyển.

14
1. HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI

1.3.3. Đầu mối giao thông


Đây là nơi tập kết phương
tiện và hình thành nên các tuyến
vận chuyển như bến xe, nhà ga,
bến cảng… Các trang thiết bị ở
khu đầu mối giao thông phải phù
hợp với quy mô và tính chất của
khu đầu mối.

15
1. HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI

1.3.4. Các trang thiết bị, khu


vực bảo dưỡng
Các trang thiết bị phục vụ
cho quá trình vận tải
Khu vực bảo dưỡng sửa
chữa phương tiện vận tải để
đảm bảo cho các phương tiện
vận tải có tình trạng kỹ thuật tốt
có thể đưa các phương tiện ra
khai thác.

16
2. GA CẢNG LÀ ĐẦU MỐI CỦA VẬN TẢI

2.1. Khái niệm về Ga cảng


Ga cảng bao gồm toàn bộ các hệ thống nhà ga, sân bay, ga cảng,
bến xe và các ICD,…mà ở đó phục vụ cho công tác xếp dỡ, vận
chuyển, lưu giữ, phân loại và các hoạt động khác đối với hàng hóa
người.

17
2. GA CẢNG LÀ ĐẦU MỐI CỦA VẬN TẢI

Ở góc độ vận tải người


ta nói: Ga cảng là một mắt
xích của hệ thống vận tải
hay là một khâu trọng yếu,
và khâu này là khâu phức
tạp nhất của hệ thống vận
tải.

18
2. GA CẢNG LÀ ĐẦU MỐI CỦA VẬN TẢI

Vận tải là một tiến trình giao thông xuyên suốt, gồm nhiều
giai đoạn liên quan trong quá trình đưa hàng hóa từ điểm xuất
phát đến điểm đích.
Nó được so sánh như là sự kết hợp của các mắt xích tạo
thành “dây chuyền vận tải” mà cụ thể là phải có sự phối hợp của
nhiều hình thức vận chuyển với nhau.
Ga cảng trở thành đầu mối trung chuyển toàn diện và thuận
lợi giữa các loại hình vận tải với nhau. Như là một mắt xích quan
trọng nhất quyết định chất lượng của toàn bộ hệ thống vận tải vì
ở đây là nơi diễn ra các hoạt động chủ yếu của quá trình vận tải.

19
2. GA CẢNG LÀ ĐẦU MỐI CỦA VẬN TẢI

2.2. Chức năng của ga cảng


2.2.1. Chức năng vận tải
Hoạt động của ga cảng phải
góp phần vào việc tạo ra sản phẩm
vận tải tốt nhất. Với chức năng này
hoạt động của ga cảng phải nhằm
góp phần đạt được các mục tiêu
chung của vận tải:
+ Giảm giá thành vận tải của toàn
bộ hệ thống.
+ Đảm bảo cho quá trình vận tải an
toàn, nhanh chóng.

20
2. GA CẢNG LÀ ĐẦU MỐI CỦA VẬN TẢI

2.2.2. Chức năng thương mại


Ga cảng là một đầu mối thương mại của một quốc gia, hoạt động của cảng gắn
với hoạt động thương mại hàng hóa Xuất nhập khẩu.

21
2. GA CẢNG LÀ ĐẦU MỐI CỦA VẬN TẢI

2.2.3. Chức năng công nghiệp


Hoạt động của cảng góp
phần vào việc hình thành các
vùng xung quanh của khu chế
xuất, khu công nghiệp, và hàng
hóa XNK qua cảng chủ yếu tập
trung ở vùng này.
Hình thành các thành phố
cảng: Tp. Công nghiệp, Tp.
Thương mại.

22
2. GA CẢNG LÀ ĐẦU MỐI CỦA VẬN TẢI

2.2.4.Chức năng cảng tham gia sản xuất công nghiệp

23
2. GA CẢNG LÀ ĐẦU MỐI CỦA VẬN TẢI

2.3. Nhiệm vụ của ga cảng


- Xếp dỡ hàng hóa từ phương
tiện vận tải biển sang các
phương tiện vận tải khác

- Lưu kho, đóng gói, chất xếp,


bảo quản hàng hóa, bao gồm cả
việc tái chế đóng gói.

- Giao nhận hàng hóa giữa các


phương tiện vận tải.

24
2. GA CẢNG LÀ ĐẦU MỐI CỦA VẬN TẢI

Ngoài 3 nhiệm vụ chính trên, ga cảng


còn có những nhiệm vị sau như:
- Cung ứng lương thực thực phẩm, nước
ngọt, nhiên liệu cho tàu.
- Tiến hành công tác hoa tiêu, lai dắt phục
vụ tàu.
- Thực hiện công tác cứu hộ và là nơi lánh
nạn cho tàu.
- Kiểm tra kỹ thuật, sửa chữa phương tiện
vận tải.
- Các dịch vụ khác.

25
2. GA CẢNG LÀ ĐẦU MỐI CỦA VẬN TẢI

2.4.Trang thiết bị của ga cảng


Trang thiết bị kỹ thuật của cảng có thể
chia làm 6 nhóm chính:
- Thiết bị kỹ thuật phục vụ phương tiện ra
vào: Tường ứng với từng loại cảng sẽ có
loại thiết bị khác nhau.
- Thiết bị phục vụ xếp dỡ hàng hóa. Đây là
yếu tố kỹ thuật quan trọng nhất trong hoạt
động sản xuất của cảng, nó quyết định
năng suất xếp dỡ và khả năng thông qua
của cảng.
- Thiết bị phục vụ việc chứa đựng và bảo
quản hàng hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến
khả năng tiếp nhận hàng hóa và chất lượng
phục vụ của cảng
26
2. GA CẢNG LÀ ĐẦU MỐI CỦA VẬN TẢI

- Hệ thống đường giao thông


trong phạm vi cảng, hệ thống
vận tải nội địa quyết định phạm
vi miền hậu phương phục vụ của
cảng. Thông thường trong một
cảng có hệ thống đường bộ,
đường sắt, đường thủy nội địa và
công cụ vận tải thích hợp để vận
chuyển hàng hóa từ cảng vào
miền hậu phương và ngược lại.
- Hệ thống thông tin liên lạc,
chiếu sáng, cung cấp nước ....
- Các thiết bị khác
27
3. ĐẶC TÍNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA GA CẢNG

3.1. Ga cảng mang tính phục vụ


Sản phẩm của cảng không tồn tại ở dạng hình thể; sản phẩm của cảng là
sự dịch chuyển hàng hóa từ phương tiện sang phương tiện khác và ngược lại.

28
3. ĐẶC TÍNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA GA CẢNG

Để phát triển ga cảng cần


chú ý đến năng lực tạo ra
sản phẩm, cần lưu ý các
vấn đề sau:
+ Xây cầu cảng, đường
băng, hoặc đường ray, bến
bãi…
+ Mua sắm thiết bị xếp dỡ,
phương tiện vận chuyển.
+ Tuyển lao động
+ Xây kho, bãi
29
3. ĐẶC TÍNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA GA CẢNG

3.2. Hoạt động thay đổi theo không gian và thời gian
Hoạt động sản xuất của cảng có sự thay đổi thường xuyên theo không
gian, thời gian và theo từng công việc.

30
3. ĐẶC TÍNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA GA CẢNG

3.3. Hoạt động mang tính


bất thường
Hoạt động sản xuất ở ga
cảng mang tính chất bất
thường
Ví dụ:
+ Khi tàu đến nhiều →
hàng hóa xếp dỡ nhiều →
cảng làm việc tất bật.
+ Khi tàu ít → hàng hóa
xếp dỡ ít → cảng vắng vẻ

31
3. ĐẶC TÍNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA GA CẢNG

3.4. Mang tính thời vụ


Sản xuất của cảng mang tính thời vụ,
xuất phát từ:
+ Đặc tính sản xuất có tính thời vụ của
các vùng kinh tế mà cảng đang phục vụ.
+ Đặc tính sản xuất có tính thời vụ của
các nước tạo nên nguồn hàng nhập khẩu
và xếp dỡ qua cảng.
+ Đặc tính tiêu dùng có tính thời vụ
của một số mặt hàng thực phẩm.
+ Điều kiện khí hậu thủy văn của cảng
như đóng băng, giông bão.
+ Điều kiện của những tuyến hàng hải
tới cảng.
+ Tập quán thương mại và điều kiện
kinh tế quốc tế. 32
3. ĐẶC TÍNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA GA CẢNG

3.5. Tính chất hợp tác


Ga cảng có tính chất hợp
tác giữa các cơ quan hữu quan
như: cảng vụ, hải quan, kiểm
dịch, đại lý, công an, y tế, hoa
tiêu... (ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động của cảng).
Sự phối hợp không nhịp
nhàng giữa cảng và các cơ
quan này có thể dẫn đến lãng
phí thời gian, thiết bị và lao
động của cảng → cần phải phối
hợp chặt chẽ những mối quan
hệ trên.
33
3. ĐẶC TÍNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA GA CẢNG

3.6. Mang tính xung đột


Hoạt động của cảng mang tính xung đột như: Mâu thuẩn giữa các chủ thể
trong hoạt động tại ga cảng (Ví dụ như: tàu thì vội mà hàng lại không có, cả
tàu và hàng hóa không vội như chính quyền cảng yêu cầu khẩn cấp thu xếp tàu
vào hoặc rời bến…).

34
4. MIỀN HẬU PHƯƠNG VÀ MIỀN TIỀN PHƯƠNG

Phần lớn khối lượng hàng hóa thông qua ga cảng được quy định bởi miền
hậu phương và miền tiền phương của nó.
Tiềm lực về hàng hóa của miền hậu phương và miền tiền phương rất khác
nhau, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tạo nên mạng vận tải và điều
kiện hoạt động của cảng.

35
4. MIỀN HẬU PHƯƠNG VÀ MIỀN TIỀN PHƯƠNG

4.1. Miền hậu phương


Miền hậu phương của cảng là một khu vực địa lý xác định, gắn liền với
cảng bằng hệ thống vận tải nội địa (đường sông, đường sắt, đường ô tô …), nó
là nơi trung chuyển hàng hóa đưa đến hoặc lấy đi khỏi cảng trong thời gian
nhất định.

36
4. MIỀN HẬU PHƯƠNG VÀ MIỀN TIỀN PHƯƠNG

37
4. MIỀN HẬU PHƯƠNG VÀ MIỀN TIỀN PHƯƠNG

Để nâng cao hiệu quả kinh


tế của hoạt động cảng, đối với
miền hậu phương cần phải
thực hiện:
+ Về kỹ thuật: hiện đại
hóa phương tiện vận tải,
phương tiện bốc dỡ và phương
thức vận chuyển.
+ Về tổ chức, quản lý: tập
trung hóa công việc vận
chuyển, xếp dỡ, bảo quản.
+ Về qui mô: phát triển
cân đối và kết hợp hài hòa
giữa các hình thức vận
chuyển. 38
4. MIỀN HẬU PHƯƠNG VÀ MIỀN TIỀN PHƯƠNG

4.2. Miền tiền phương


Miền tiền phương của cảng là địa phận bên ngoài, từ đó hàng hóa
được thu hút tới cảng trong một thời gian nhất định.

39
4. MIỀN HẬU PHƯƠNG VÀ MIỀN TIỀN PHƯƠNG

Ví dụ:
Miền tiền phương của cảng bao gồm 2 vùng: vùng
biển và đất liền phía bên kia đại dương. (giới hạn của
miền tiền phương bao trùm cả miền hậu phương thuộc
các cảng bên kia bờ biển).
Miền tiền phương luôn thay đổi, không ổn định như
miền hậu phương.

40
4. MIỀN HẬU PHƯƠNG VÀ MIỀN TIỀN PHƯƠNG

Những nhân tố ảnh hưởng đến


sự biến đổi khu vực địa lý của
miền tiền phương:
+ Biến động khối lượng, cơ
cấu và hướng luồng hàng.
+ Sự phát triển của hệ thống
vận tải và thị trường vận tải.
+ Điều kiện chính trị các nước
và sự hợp tác quốc tế.
+ Trình độ phát triển kinh tế ở
các nước và các khu vực.

41
5. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CẢNG

5.1. Các mô hình cảng


Các mô hình cảng gồm có: cảng Nhà nước, cảng Nhà nước/Tư nhân, cảng
Tư nhân/Nhà nước và cảng Tư nhân. Đối với mô hình cảng Nhà nước/Tư nhân
và Tư nhân/Nhà nước, cảng có thể được xem là một doanh nghiệp công. Đại
diện cho doanh nghiệp công này là một thực thể gồm đại diện cơ quan Nhà
nước và các doanh nghiệp tư nhân.

42
5. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CẢNG

5.2. Chính quyền cảng


Cảng được tổ chức như là
một tổ chức của quốc gia, của
khu vực, của địa phương hay
như một xí nghiệp tư nhân.
Quyền sở hữu, quản lý
hoạt động thường là dưới nhiều
sự kiểm soát khác nhau. Ở
nhiều nước, cảng thuộc chính
quyền cảng của một nước.
Chính quyền cảng được ủy
quyền sở hữu cơ sở vật chất,
thiết bị hoặc chỉ thực hiện một
phần những hoạt động thực sự
của cảng.
43
5. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CẢNG

5.2.1. Chính quyền Trung


ương hay chính quyền cảng
của một quốc gia
+ Kiểm soát tập trung.
+ Bộ chủ quản thường là Bộ
giao thông vận tải.
+ Ngân quỹ, đầu tư, giá cả do
chính phủ thông qua.
+ Phụ thuộc vào chính sách
chính trị của quốc gia.
+ Quỹ đầu tư và phát triển do
chính phủ cung cấp.

44
5. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CẢNG

5.2.2. Chính quyền cảng khu vực


hoặc thành phố
+ Chịu sự kiểm soát của chính quyền
địa phương như thành phố.
+ Chịu trách nhiệm về quyền lợi của
địa phương.
+ Phụ thuộc vào chính sách chính trị
của địa phương.
+ Hoạt động phù hợp với các kế
hoạch của địa phương.
+ Quỹ đầu tư thường từ chính quyền
địa phương.

45
5. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CẢNG

5.2.3. Tổ chức cảng tư nhân


+ Kiểm soát bởi xí nghiệp tư nhân.
+ Đầu tư bởi xí nghiệp tư nhân từ nguồn bên trong hoặc thông qua thị
trường tài chính.
+ Mục đích lợi nhuận.
+ Dạng quản lý mang tính thương mại

46
5. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CẢNG

5.3. Bộ máy tổ chức quản lý cảng


Cấu trúc tổ chức cảng phụ thuộc vào mục tiêu, chức năng của một cảng.
Mỗi cảng đều có một số phòng ban chức năng khác nhau phụ thuộc vào
cấu trúc chung, yêu cầu báo cáo và sự khác nhau về chủ sở hữu và hoạt động
cảng.
Thông thường cảng có bộ phận quản lý cao nhất điều hành các trưởng
phòng chức năng và các bộ phận khác.

47
5. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CẢNG

48
6. CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG CẢNG

6.1. Sản lượng thông qua (QTQ)


6.1.1.Khái niệm
Sản lượng thông qua là chỉ tiêu đánh giá quy mô sản xuất của một cảng,
nó biểu thị khối lượng hàng hóa được xếp dỡ (dịch chuyển) trong một đơn vị
thời gian nhất định bằng thiết bị và nhân lực của cảng.

49
6. CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG CẢNG

6.1.2. Ý nghĩa của sản lượng


thông qua
- Đánh giá quy mô của một
cảng.
- Dựa vào những con số của
QTQ, ta có thể đánh giá được
hệ thống giao thông trong và
ngoài cảng, uy tín của cảng,
điều kiện kinh tế xung quanh
khu vực cảng, nhu cầu XNK,
du lịch...
50
6. CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG CẢNG

6.1.3. Những trường hợp đặc biệt


- Hàng chuyển từ tàu qua sà lan (hay tàu nhỏ hơn) tại phao rồi đưa vào cầu tàu để dỡ
lên bờ (phao và cầu tàu đều thuộc phạm vi một cảng) thì chỉ được tính vào sản lượng
thông qua của cảng đó một lần.
- Nhiên liệu, nước ngọt … do cảng cấp cho tàu được tính vào sản lượng thông qua.
- Nguyên vật liệu chở đến cảng được sử dụng vào việc xây dựng cảng thì được tính là
sản lượng thông qua.
- Hàng chở đến cảng bằng phương tiện vận tải bộ sau đó lại lấy đi khỏi cảng bằng
phương tiện đường bộ thì không được tính vào sản lượng thông qua.
- Hàng dỡ lên bờ từ tàu lánh nạn sau đó lại xếp xuống chính tàu đó thì không được
tính vào sản lượng thông qua.
- Hàng chuyển nội bộ trong cảng (từ cầu tàu này sang cầu tàu khác trong phạm vi một
cảng, được xếp dỡ qua mặt cắt cầu tàu không được tính vào sản lượng thông qua).
- Hàng chuyển tải (từ tàu này dỡ lên bờ, sau đó lại xếp xuống tàu khác để chở đi),
mặc dù chuyển qua mặt cắt cầu tàu hai lần, nhưng chỉ tính một lần vào sản lượng thông
qua).
51
6. CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG CẢNG

6.2. Sản lượng xếp dỡ (QXD)


6.2.1. Khái niệm
Sản lượng xếp dỡ là khối lượng hàng hóa được dịch chuyển hoàn thành
theo một phương án xếp dỡ nào đó. Điều này có nghĩa là: tổng sản lượng xếp
dỡ của cảng bằng tổng khối lượng hàng hóa xếp dỡ theo các phương án.

52
6. CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG CẢNG

6.2.2. Các phương án xếp dỡ ở cảng, bao gồm


- Phương án chuyển hàng trực tiếp từ tàu sang ô tô, toa xe (và ngược lại), gọi là phương
án chuyển thẳng.
- Phương án chuyển hàng trực tiếp từ tàu sang sà lan, gọi là phương án sang mạn (thực
chất cũng là phương án chuyển thẳng).
- Phương án chuyển hàng từ tàu lên kho bãi (và ngược lại), gọi là phương án lưu kho.
- Phương án chuyển hàng từ kho bãi lên ô tô, toa xe (và ngược lại), gọi là phương án
giao nhận hàng tại kho bãi.
- Phương án chuyển hàng từ kho bãi này sang kho bãi khác, gọi là phương án dịch
chuyển nội bộ.

53
6. CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG CẢNG

6.2.3. Ý nghĩa của QXD


Chỉ tiêu sản lượng xếp dỡ phản ánh khối lượng công tác của cảng. Đây
chính là khối lượng công việc thực tế mà cảng phải sử dụng thiết bị và nhân
lực của mình để thực hiện.
Việc xác định sản lượng xếp dỡ theo các phương án sẽ là một trong những
cơ sở để lập kế hoạch sản xuất hàng năm.

54
6. CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG CẢNG

6.2.4. Hệ số xếp dỡ

Khi kxd = 1, có nghĩa là toàn bộ hàng hoá thông qua cảng đều
được xếp dỡ theo phương án chuyển thẳng hoặc sang mạn, xét về
mục tiêu của vận tải thì đó là phương án tối ưu.
Tuy nhiên, trên thực tế sản lượng xếp dỡ thường lớn hơn sản
lượng thông qua. Hoạt động sản xuất của cảng cần quan tâm đến
yêu tố nào là chủ yếu? (giữa khối lượng công tác và quy mô của
cảng).

55
6. CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG CẢNG

6.3. Sản lượng thao tác (QTT)


6.3.1. khái niệm
Sản lượng thao tác là khối lượng hàng hóa được dịch chuyển
theo một bước công việc (BCV) của một phương án xếp dỡ nào
đó.

56
6. CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG CẢNG

Trong một phương án xếp dỡ, sẽ có một hay nhiều bước công
việc. Mỗi bước công việc đều có những đặc trưng sau:
- Mục đích của BCV là để giải quyết cái gì?
- Vị trí thực hiện BCV là ở đâu?
- Ai tiến hành BCV?

57
6. CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG CẢNG

6.3.2. Ý nghĩa
Chỉ tiêu tấn thao tác đánh giá hao phí lao động trong công tác
xếp dỡ, thông qua chỉ tiêu này người ta có thể định mức lao động
và định mức năng suất trong các bước công việc của từng phương
án xếp dỡ.
Một đặc điểm quan trọng là tấn thao tác phản ánh được việc
sử dụng lao động thủ công hay cơ giới trong công tác xếp dỡ, từ
đó có thể xác định mức độ cơ giới hóa xếp dỡ:
Trong đó:

58
6. CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG CẢNG

6.4. Năng suất là một chỉ tiêu cơ bản trong hoạt động cảng
Năng suất cảng (port performance index – PPI): Bằng tổng
số tấn hàng hóa thông qua trên tổng thời gian tàu tại cảng. (Đứng
trên quan điểm điều hành cảng thì thời gian tàu tại cảng bao gồm
cả khoảng thời gian tàu nằm ở vũng để chờ cập cầu).
Năng suất cầu bến (berth performance index – BPI): Bằng
tổng số tấn hàng hóa thông qua trên tổng thời gian tàu đậu tại cầu
tàu. (Trường hợp tàu đậu phao để xếp dỡ hàng hóa cũng tính như
thời gian tàu đậu tại cầu tàu).
Năng suất hàng hóa (cargo performance index – CPI): Bằng
tổng số tấn hàng hóa thông qua trên tổng thời gian tàu làm hàng.
Năng suất thông qua của 1 m cầu tàu: Bằng tổng số tấn hàng
hóa thông qua cảng trong 1 năm chia cho tổng chiều dài cầu tàu.
59

You might also like