You are on page 1of 8

PHÂN TÍCH SWOT

Điểm mạnh

1. Tài nguyên du lịch đặc thù tạo lợi thế phát triển du lịch ở Bạc Liêu

- Giai thoại về công tử Bạc Liêu (Vị công tử có nét ứng xử “độc, lạ”:

Nhắc đến Bạc Liêu, người ta sẽ nghĩ đến giai thoại công tử Bạc Liêu. Công tử Bạc
Liêu được kể lại qua nhiều câu chuyện hấp dẫn, ly kì. Qua việc truyền miệng, những câu
chuyện ấy không thể tránh được việc “tam sao thất bản” nhưng suy cho cùng, những câu
chuyện đó đều đề cập đến thói phong lưu, ăn chơi phung phí của một công tử giàu nứt đá
đổ vách. Có rất nhiều những giai thoại về công tử Bạc Liêu. Song, điều khiến cho du
khách thích thú, trầm trồ khi đến đây chính là dinh thự của vị công tử này, với những nét
hoa văn được chạm trổ một cách tinh xảo và những hiện vật còn được giữ cho đến nay.

Tọa lạc tại số 13, đường Điện Biên Phủ (phường 3, thành phố Bạc Liêu), ngôi biệt
thự được thiết kế bởi kỹ sư người Pháp và được xây vào năm 1919. Được xem là ngôi
biệt thự bề thế nhất ở Nam kỳ lục tỉnh lúc bấy giờ, nên người dân địa phương vẫn quen
gọi là “nhà lớn”. Điều đặc biệt ở ngôi “nhà lớn” này, các con ốc vít được đóng dấu chìm
mẫu chữ “P” để chứng minh rằng những con ốc vít đó được sản xuất tại Paris (Pháp).
Những chất liệu dùng để xây nhà, những hoa văn, đường nét tinh tế tất cả đều tạo nên
một công trình kiến trúc cổ sang trọng, bề thế vẫn còn được lưu giữ qua hàng trăm năm.

Những giá trị gắn với các giai thoại về công tử Bạc Liêu, dưới góc độ du lịch, là
tiềm năng và lợi thế lớn có thể khai thác để phát triển các sản phẩm du lịch mang tính đặc
thù cho tỉnh như: quà lưu niệm gắn với giai thoại công tử Bạc Liêu, du lịch theo phong
cách tiêu khiển của công tử Bạc Liêu,…Công tử Bạc Liêu sẽ làm cho du lịch Bạc Liêu
khởi sắc hơn trong tương lai nếu chúng ta biết cách khai thác thương hiệu độc quyền này
một cách bài bản.

- Quê hương của bản Dạ cổ hoài lang

1
Bản Dạ cổ hoài lang được sáng tác bởi nhạc sỹ Cao Văn Lầu vào năm 1919. Từ
trước đến nay, bản nhạc này đã trở thành một bản vọng cổ, là bài ca thường xuyên được
diễn trong nghệ thuật sân khấu cải lương. Dạ cổ hoài lang là sự kết tinh từ những giá trị
nhân văn, nghệ thuật và lịch sử. Ngoài ra, Bạc Liêu chính là cái nôi của nghệ thuật đờn ca
tài tử Nam Bộ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Giống như thương hiệu “Công tử Bạc Liêu”, bản “Dạ cổ hoài lang” và cố nhạc sĩ
Cao Văn Lầu đều là tiềm năng có giá trị để khai thác sản phẩm du lịch đặc thù cho tỉnh.

2. Có vị trí, địa lý thuận lợi do nằm trên các tuyến giao thông đường thủy và đường bộ
chính của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Bạc Liêu có vị trí nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 280km, cách thành phố Cần Thơ
110km. Bên cạnh đó, Bạc Liêu nằm trên các tuyến giao thông chính của Đồng bằng sông
Cửu Long như: quốc 1A, quốc lộ 63, tuyến đường Quản Lộ - Phụng Hiệp…là điều kiện
thuận lợi kết nối với các vùng trung tâm văn hóa, kinh tế và du lịch của Đồng bằng sông
Cửu Long cũng như thành phố Hồ Chí Minh.

Hệ thống sông người, kênh rạch của tỉnh vừa kết nối trong tỉnh vừa kết nối ra biển Đông
bằng cửa biển Cái Cùng và Nhà Mát, Gành Hào, tạo ra lợi thế lớn cho tỉnh để phát triển
mạnh giao thông vận tải bằng đường biển và đường sông. Bạc Liêu có 6 tuyến đường
thủy cấp quốc gia, và 5 tuyến kênh chính với hàng trăm tuyến kênh hỗ trợ nằm ở khu vực
phía Nam và phía Bắc quốc lộ 1A. Những điều trên tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển giao thông vận tải, trong khi giao thông vận tải là một trong những dịch vụ không
thể thiếu của ngành du lịch. Qua đó có thể thấy, giao thông đường thủy của tỉnh có lợi thế
hơn nhiều so với nhiều địa phương khác trong khu vực.

3. Tài nguyên du lịch Bạc Liêu tương đối đa dạng và phong phú, có nhiều di tích lịch sử
văn hóa, nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc (Dân tộc Kinh, Hoa, Khmer)

Sở hữu nhiều di tích lịch sử văn hóa hấp dẫn như: Di tích Đồng Nọc Nạng; chùa Xiêm
Cán, chùa Giác Hoa; Khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn
Lầu,…từ đầu năm 2021 đến nay, Bạc Liêu đã tu sửa 6 di tích, tổ chức sưu tầm được 148
2
ảnh, 55 hiện vật, 3 cuộc trưng bày chuyên đề, triển lãm bảo tàng. Ngoài ra, tỉnh bắt đẩu
triển khai đầu tư tu sửa các di tích lịch sử quốc gia tại tỉnh. Nhờ chú trọng việc bảo tồn,
nhiều di tích lịch văn hóa, lịch sử ở Bạc Liêu đã trở nên thú hút khách du lịch, góp phần
thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp “không khói” tại địa phương.

Mỗi lễ hội diễn ra ở Bạc Liêu được hình thành rất lâu đời, thế nên mỗi lễ hội có mỗi nét
đặc trưng độc đáo, và ẩn sâu đó là những giá trị văn hóa đẹp đẽ, đậm đà bản sắc văn hóa
địa phương nói riêng và văn hóa dân tộc Việt nói chung. Một số lễ hội có thể kể đến như:
Lễ hội Đồng Nọc Nạng (Thị xã Giá Rai), Lễ hội Dạ cổ hoài lang (tại Khu lưu niệm nghệ
thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu (thành phố Bạc Liêu), Lễ hội Gành
Hào,…Bên cạnh những lễ hội của người Kinh, còn có những lễ hội của người dân tộc
Khmer như: Lễ hội Chol Chnam Thmay (diễn ra từ ngày 13 - 15/4), Lễ cúng trăng – Oóc
om bóc (diễn ra vào rằm tháng 10 âm lịch), hay những ngày lễ tết của người Hoa
như:Nguyên đán, Nguyên tiêu, Thanh minh, Đoan ngọ, Trung nguyên, Trung thu,… Du
khách đến tham gia vào lễ hội không chỉ để thưởng thức văn nghệ hoành tráng của người
dân địa phương mà họ còn tò mò xem lễ hội ấy được tổ chức như thế nào, tôn vinh ai, giá
trị văn hóa đặc sắc bên trong lễ hội. Địa phương nào có nhiều lễ hội, chứng tỏ, địa
phương đó có một bề dày văn hóa rất đáng tự hào.

4. Người dân Bạc Liêu thân thiện, vui vẻ và mến khách

Người dân Bạc Liêu có nét tính cách đặc trưng của vùng Nam Bộ, họ hiền hòa, phóng
khóa và hiếu khách, khiến cho du khách khi đến với nơi này khó có thể quên

5. Kinh tế Bạc Liêu nhiều năm qua phát triển nhanh và bền vững, mức sống người dân
không ngừng được nâng cao

Trong năm 2023, tỉnh có 18/21 chỉ tiêu đạt, thậm chí có những chỉ tiêu vượt kế hoạch.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt khá, với mức tăng là 7.24% đứng thứ 5/13 tỉnh,
thành ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, và đứng thứ 24/63 cả nước. Cơ cấu kinh tế của
tỉnh có sự chuyển dịch đúng hướng (Nông nghiệp chiếm 40.14%, Công nghiệp – Xây
dựng chiếm 19.64% và Dịch vụ chiếm 35.27%). Trong những năm qua, tỉnh Bạc Liêu

3
tích cực sử dụng các giải pháp giảm nghèo như: đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ
xây và sửa chữa nhà ở,…đã góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo và nâng cao mức sống
cho người dân địa phương.

Điểm yếu

Bên cạnh những lợi thế, vẫn tồn tại một số hạn chế, khó khăn trong việc phát triển du lịch
tại Bạc Liêu.

1. Cơ sở lưu trú còn ít và không đủ để đáp ứng nhu cầu bố trí khách lưu trú, đặc biệt
là khách đoàn lớn. Thậm chí, ngay ở thành phố Bạc Liêu, khách sạn tiêu chuẩn có
số lượng phòng đáp ứng đủ tiêu chuẩn cũng chỉ có dưới 300 phòng.
2. Hoạt động giữ chân khách du lịch ở lại đang còn khá “nghèo nàn” và các dịch vụ
bổ sung cho khách vẫn còn hạn chế. Khoảng cách địa lý giữa các điểm du lịch
tương đối ngắn, không đủ sức để níu chân khách ở lại qua đêm hoặc ở lại nhiều
ngày để tiếp tục hành trình khám phá tỉnh này.
3. Đến nay, ở Bạc Liêu vẫn chưa có nhiều sản phẩm du lịch độc đáo để thu hút khách
du lịch và tham gia vào chương trình liên kết du lịch vùng. Đa số các tour du lịch
miền Tây đều chỉ xem Bạc Liêu là trạm dừng chân chứ không phải là nơi có thể
lưu trú vui chơi qua ngày.
4. Các hoạt động quảng bá du lịch và các chương trình kích cầu du lịch chưa diễn ra
với tần suất cao, nên chưa tạo nên thương hiệu du lịch vững mạnh cho tỉnh.
5. Hệ thống giao thông kết nối giữa Bạc Liêu đến với các tỉnh thành chưa đủ sức để
phát triển du lịch bởi vì: không cao tốc, không cảng biển, không sân bay, không
đường sắt.

Cơ hội

1. Nhận được sự quan tâm đặc biệt từ chính phủ, nhà đầu tư trong việc đầu tư phát
triển du lịch
Bà Trần Thị Lan Phương ( Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc
liêu) cho biết, năm 2024 được xác định là năm “nước rút” thực hiện Đại hội XIII

4
của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm (giai đoạn 2021-2025) của tỉnh. Theo đó, tỉnh Bạc Liêu sẽ
quyết liệt tăng tốc trong thực hiện tất cả nhiệm vụ của ngành Văn hóa, Thể thao và
Du lịch, đặc biệt là nhiệm vụ, giải pháp “đẩy mạnh phát triển du lịch, phấn đấu trở
thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, là một trong những trung tâm du lịch của
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”. Để thực hiện nhiệm vụ này, ngay từ đầu
năm 2024, Sở đã chỉ đạo tăng cường công tác chuẩn bị về nguồn nhân lực, cơ sở
vật chất kỹ thuật trong lĩnh vực du lịch; kiểm tra quản lý chất lượng dịch vụ các cơ
sở kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc biệt là tại các cơ sở lưu trú dịch vụ, vận chuyển
khách du lịch, khu vui chơi giải trí,..
2. Khách du lịch trong và ngoài nước có xu hướng gia tăng nhu cầu đi du lịch
3. Tình hình chính trị an ninh tại Việt Nam ổn định
4. Hiện nay, thế giới đang theo hướng phát triển du lịch bền vững dựa vào tài nguyên
du lịch tự nhiên và văn hóa địa phương: Theo báo CNBC, các chuyên gia nhận
định rằng, đại dịch COVID 19 đang giúp du khách trên khắp thế giới có trách
nhiệm hơn với môi trường trong tương lai. Các hình thức du lịch thay thế hay bền
vững như: du lịch trải nghiệm thiên nhiên, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa. Du
lịch bền vững đang dần trở nên phổ biết tới mức một số người cho rằng cái mà
chúng ta nghĩ “thay thế” sẽ là “xu hướng chủ đạo” trong vòng 10 năm tới. Du lịch
bền vững không chỉ cung cấp cho du khách một chuyến đi thú vị và mang tính
giáo dục, mà còn mang lại lợi ích cho người dân địa phương nhưng không gây tổn
hại đến môi trường hoặc xã hội địa phương.
5. Có cơ hội học tập từ các mô hình du lịch trong và ngoài nước
6. Cơ hội hợp tác du lịch của tỉnh Bạc Liêu ngày càng được mở rộng

Thách thức

1. Sản phẩm, loại hình du lịch chưa phong phú, đa dạng mang nhiều nét tương đồng
với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

5
Hạn chế lớn của vùng trong việc phát triển du lịch là sự trùng lặp về sản phẩm du
lịch. Nguyên nhân là sắc thái chung của tài nguyên du lịch ở Đồng bằng sông Cửu
Long là sông nước, miệt vườn. Điều này dẫn tới tính kém hấp dẫn cũng như không
rõ tính đặc thù của sản phẩm du lịch của từng tỉnh thành trong vùng. Các địa
phương khai thác các tài nguyên du lịch một cách rập khuôn, chưa nhìn ra được
tính khác biệt của từng địa phương.
2. Sự phát triển công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong phục vụ du lịch, giải trí của các
nước phát triển tạo nên sự thỏa mãn khách hàng càng cao
3. Thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp trong khu vực và trên thế giới
4. Sự cạnh tranh mạng mẽ các đối thủ trên thị trường ngành du lịch
- Đối thủ cạnh tranh quốc tế: Tuy đạt được những thành tựu nhất định, nhưng
ngành du lịch Việt Nam nói chung, và ngành du lịch ở Bạc Liêu nói riêng vẫn
còn những hạn chế trong cạnh tranh du lịch với các nước trong khu vực và trên
thế giới. Chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, loại hình du lịch chưa thật sự
phong phú, độc đáo, chưa đậm đà bản sắc dân tộc Việt nam, so với một số
nước trong khu vực, thì vẫn chưa có lợi thế về chi phí vận chuyển hàng không.
Sự đa dạng của sản phẩm du lịch, cách thức tổ chức sản phẩm du lịch trọn gói
còn hạn chế, chưa có tính chuyên nghiệp. Tính đặc thù sản phẩm của từng
doanh nghiệp chưa rõ nét, lợi thế của mỗi địa phương chưa được khai thác và
phát huy triệt để, sản phẩm du lịch Bạc Liêu vì thế chưa đa dạng cả bề rộng lẫn
chiều sâu. Có một thực tế mà chúng ta phải nhìn nhận rằng, du lịch Việt Nam
nói chung và Bạc Liêu nói riêng, hiện nay vẫn chưa phát triển du lịch bằng các
nước có nền du lịch phát triển như Thái Lan, Malaysia, Singapore.
- Đối thủ cạnh tranh trong nước: Hoạt động du lịch mang tính chất liên ngành,
liên vùng nên trong nhiều trường hợp, sự phát triển mang tính đặc thù của từng
địa phương sẽ tạo ra khả năng hỗ trợ cho nhau để hình thành các tuyến du lịch
phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, do sự phát triển tương tự vì cùng dựa trên
những tài nguyên du lịch giống nhau và trình độ quản lý tương đương nhau nên
giữa các địa phương không tránh khỏi cạnh tranh trong việc thu hút khách, thu

6
hút vốn đầu tư. Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm thành phố Cần Thơ và 12
tỉnh, chiếm trên 1/5 dân số, trên 1/8 diện tích tự nhiên của cả nước, nhưng mỗi
tỉnh đều có thế mạnh, tiềm năng riêng như: Tiền Giang, Vĩnh Long có thế
mạnh vượt trội về du lịch vườn, sông nước; Kiên Giang, Cà Mau, Trà Vinh,
Bến Tre có du lịch biển, rừng; An Giang có núi Sam, chùa Bà, văn hóa Chăm;
Cần Thơ cũng có thế mạnh về du lịch vườn, sông nước có vị trí trung tâm, có
cơ sở hạ tầng du lịch khá nhất cùng có thể trở thành trung tâm hội nghị, hội
thảo quốc gia và quốc tế,…
5. Vốn đầu tư của toàn xã hội cho phát triển ngành du lịch mạnh

Tài liệu tham khảo

http://baobaclieu.vn/van-hoa-nghe-thuat/cong-tu-bac-lieu-tu-giai-thoai-den-thuong-hieu-
62057.html

https://www.slideshare.net/trongthuy1/luan-van-chien-luoc-phat-trien-kinh-doanh-nganh-
du-lich-o-bac-lieu

https://dangcongsan.vn/kinh-te/bac-lieu-phat-huy-tiem-nang-giao-thong-thuy-
493836.html

https://www.baobaclieu.vn/van-hoa-nghe-thuat/bac-lieu-voi-viec-bao-ton-va-phat-huy-
van-hoa-cac-dan-toc-1733.html

https://dantocmiennui.vn/bac-lieu-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-di-san-van-hoa-dan-toc-
post316210.html

https://nhiepanhdoisong.vn/bac-lieu-vung-dat-giau-tiem-nang-567.html

https://baophapluat.vn/bac-lieu-dung-thu-5-vung-dong-bang-song-cuu-long-ve-tang-
truong-kinh-te-post498085.html

https://www.baobaclieu.vn/doi-song-xa-hoi/bac-lieu-nang-cao-muc-song-nguoi-dan-qua-
cong-tac-giam-ngheo-46186.html
7
https://www.baobaclieu.vn/van-hoa-nghe-thuat/du-lich-bac-lieu-den-la-yeu!-89792.html

https://chinhsachcuocsong.vnanet.vn/bac-lieu-phan-dau-tro-thanh-trung-tam-du-lich-
vung-dong-bang-song-cuu-long/34577.html

https://vimegarden.vn/tong-quan-ve-xu-huong-du-lich-ben-vung/

You might also like