You are on page 1of 4

*Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất:

Theo đánh giá chung thì còn hết sức sơ sài, hệ thống cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng, ăn
uống, giải trí còn thiếu thốn và thấp cấp, phần lớn chưa được đáp ứng yêu cầu về
tiêu chuẩn dịch vụ. Đặc biệt mỗi khi có các sự kiện tầm quốc gia, rất khó để đáp
ứng được nhu cầu trong khoảng thời gian diễn ra sự kiện. Tuy nhiên, hệ thống dịch
vụ du lịch của vùng đã được cải thiện trong những năm gần đây, xuất hiện các tập
đoàn đầu tư như Tập đoàn Mường Thanh đầu tư ở Điện Biên Phủ, Mộc Châu (Sơn
La), Hà Giang, Lạng Sơn; Sun Group tại Lào Cai, Saigontourist tại Cao Bằng, Bắc
Cạn; doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường tại Thái Nguyên…

Chất lượng và số lượng phòng nghỉ của các cơ sở lưu trú ngày càng được nâng lên,
tình hình an ninh trật tự được đảm bảo điều kiện thuận lợi cho du khách trong quá
trình tham quan tại các khu điểm du lịch. Hiện tại thì toàn vùng có 3879 cơ sở lưu
trú (so với toàn quốc, chiếm 20,6%) trong đó trên 500 cơ sở được xếp hạng 1 sao
trở lên, số lượng buồng phòng là hơn 4600 (chiếm 13,1 cả nước). Toàn vùng chỉ có
Lào Cai là hiện ở hữu khách sạn 5 sao, Lào Cai còn là địa phương có số lượng cơ
sở lưu trú lớn nhất toàn vùng. So với các vùng du lịch khác trong nước thì hệ thống
cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn, nghỉ dưỡng, ăn uống, giải trí tại vùng Trung du miền
núi Bắc bộ vẫn còn thiếu, cơ sở vật chất chưa đồng nhất giữa các cơ sở cùng hạng.
Bảng cơ sở lưu trú tại các tỉnh của vùng

Cùng với đó, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch vẫn còn yếu.

- Hệ thống giao thông vùng hiện tại đã được cải thiện để kết nối các tỉnh và khu
vực, có các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ và các cầu cắt ngang sông, hồ nước
giúp du khách tiếp cận các điểm du lịch dễ dàng tuy nhiên vẫn chưa được đầu
tư đồng bộ, đường xá đi lại còn gặp nhiều khó khăn.
- Chất lượng dịch vụ ăn uống tại các nhà hàng phục vụ khách du lịch của các
tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ hiện nay đã được trú trọng, đặc biệt hầu hết các
cơ sở đã có cam kết về vệ sinh an toàn thực phẩm, cam kết bảo vệ môi trường,
thái độ phục vụ chu đáo, thân thiện, nhiệt tình.
- Hệ thống cơ sở vui chơi giải trí nhìn chung chưa phát triển, vùng mới có một
số hệ thống vui chơi giải trí tập trung, quy mô lớn như tại Sapa - Lào Cai, Hồ
Núi Cốc - Thái Nguyên.

⇨ Tuy nhiên, một số khu vực đặc biệt và xa xôi trong vùng Trung du miền núi Bắc
Bộ vẫn còn thiếu hụt cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ du lịch. Điều này có thể
gây hạn chế trong việc thu hút du khách đến khám phá và trải nghiệm những địa
điểm du lịch tiềm năng của khu vực. Để phát triển du lịch ở vùng này, việc đầu tư
và cải thiện cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực và quảng bá du lịch là rất cần thiết

*Loại hình du lịch:

- Dựa vào đặc điểm vị trí địa lí vùng trung du miền núi BB thuận lợi phát triển các
loại hình du lịch sinh thái vì có: Tài nguyên du lịch khá đa dạng: có nhiều cảnh
quan đẹp (Vịnh Hạ Long, Sa Pa, hồ Ba Bể…), các vườn quốc gia (Ba Bể, Hoàng
Liên, Xuân Sơn), các khu bảo tồn tự nhiên, khu rừng văn hóa-lịch sử,…

- Du lịch văn hóa

+ Vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ có trên 7.000 di tích lịch
sử – văn hóa các loại, trong đó có 560 di tích được xếp hạng quốc gia và 19
di tích cấp quốc gia đặc biệt. di tích lịch sử văn hóa như di chỉ khảo cổ Nậm
Tun (Lai Châu), di chỉ khảo cổ Thẳm Khương (Hòa Bình), di tích khảo cổ Hang
Đồng Thớt (Hòa Bình), Động Tiên (Hòa Bình), di tích lịch sử đền Đông Cuông,
bia Lê Lợi (Lai Châu), DTLS rừng Trần Hưng Đạo (Cao Bằng), chiến trường Điện
Biên Phủ (tỉnh Điện Biên).

+ Trong khu vực có 3 bảo tàng chính đó là Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên,
Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Thái Nguyên), Bảo tàng Lực lượng
vũ trang Việt Bắc. Những bảo tàng này cũng là địa chỉ tham quan của m ột số
đoàn khách du lịch. Ngoài ra du khách còn có thể tham quan các làng nghề truyền
thống, tham gia các lễ hội văn hóa tại nơi đây

- Đặc biệt có loại hình du lịch cộng đồng gắn với nhiều hoạt động như tham quan
các làng nghề cổ, khám phá núi rừng thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa các dân tộc...,
trong đó, tiêu biểu nhất là loại hình homestay - hình thức khách du lịch đến ở nhà
người dân địa phương để cùng ăn, nghỉ, tham gia các công việc hàng ngày cũng
như các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Hiện mô hình này đã được áp dụng phổ
biến và khá thành công ở 3 tỉnh Hà Giang, Lào Cai và Điện Biên, thu hút rất
nhiều du khách, đặc biệt là khách quốc tế.
+Hà Giang – du lịch cộng đồng gắn với nông thôn mới
+ Lào Cai – du lịch cộng đồng gắn với du lịch sinh thái và văn hóa
+ Điện Biên – du lịch cộng đồng gắn với lịch sử

-Ngoài ra còn có tài nguyên biển: Vùng biển có các bãi cá, bãi tôm, bờ biển và các
đảo có, nhiều cảnh quan đẹp, thuận lợi để phát triển du lịch biển.

You might also like