You are on page 1of 22

Chủ đề : Giới thiệu tiềm năng du lịch của tỉnh Thanh Hóa

MỤC LỤC

I. Khái quát về điều kiện tự nhiên và xã hội của Thanh Hóa:


I.1. Điều kiện tự nhiên.
I.2. Điều kiện xã hội.
II. Tài nguyên du lịch của Thanh Hóa:
II.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.
II.2. Tài nguyên du lịch văn hoá.
III. Một vài danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử tiêu biểu của Thanh Hóa
IV. Điều kiện đón tiếp khách du lịch của Thanh Hóa:
IV.1. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực cho hoạt động
du lịch.
IV.1.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật.
IV.1.2. Nguồn nhân lực.
IV.2. Công tác quản lý nhà nước về du lịch tại Thanh Hóa.
IV.3. Các sự kiện tiêu biểu đã và sẽ được tổ chức tại Thanh Hóa.
IV.4. Công tác an ninh an toàn tại Thanh Hóa nói chung và phục vụ cho phát
triển du lịch nói riêng.
V. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch của
V.1. Thuận lợi.
VI. Thực trạng phát triển du lịch của Thanh Hóa và giải pháp phát triển du lịch
của Thanh Hóa.
VI.1. Thực trạng phát triển du lịch của Thanh Hóa
VI.2. Một vài giải pháp nhằm phát triển du lịch của Thanh Hóa
VII. Kết luận.
Giới thiệu về tỉnh Thanh Hóa
Thành phố Thanh Hóa là đô thị chuyển tiếp giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
với vùng Bắc Trung Bộ, đầu mối giao lưu của tỉnh với cả nước, có vị trí quan
trọng về an ninh, quốc phòng; là đô thị phát triển dịch vụ đa ngành, đa lĩnh vực,
phát triển công nghiệp sạch công nghệ cao
1: Điều kiện tự nhiên và xã hội của Thanh Hóa:
1.1:điều kiện tự nhiên:
Thanh Hoá có lãnh thổ rộng lớn: 11.129,48 km2, là tỉnh có diện tích lớn thứ 5 trong
cả nước. Về vị trí địa lý, Thanh Hóa tiếp giáp với các tỉnh và nước bạn như sau:

- Phía Bắc: giáp 3 tỉnh, gồm: Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình với đường ranh giới dài
175km.

- Phía Nam : giáp Nghệ An với đường ranh giới dài 160 km

 - Phía Đông: giáp biển Đông với chiều dài đường bờ biển 102 km.

- Phía Tây: giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHDCND Lào với đường biên giới dài
192km

-Địa hình :Thanh Hoá khá phức tạp, chia cắt nhiều và thấp dần theo hướng Tây -
Đông. Từ phía Tây sang phía Đông có các dải địa hình núi, trung du, đồng bằng và
ven biển

-Sông:Thanh Hóa có 4 hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Bạng,
sông Yên với tổng chiều dài 881 km, tổng diện tích lưu vực là 39.756km2; tổng
lượng nước trung bình hàng năm 19,52 tỉ m3

Chảy trên lãnh thổ Việt Nam 410 km, riêng ở Thanh Hóa dòng chảy của sông Mã là
242 km tạo nên một lưu vực 9.000km2, trong đó đồng bằng tỉnh Thanh được coi là
đồng bằng lớn thứ ba trong cả nước (sau đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng
Sông Hồng). Sông Mã đúng là sông Mạ (sông Mẹ) và sông Cái của người Thanh
Hóa, bởi dòng sông đã bồi đắp thành một miền đất đai nuôi sống gần bốn triệu
người, đồng thời cũng tạo nên một  vùng văn minh rực rỡ của văn hóa Đại Việt,Việt
Nam.
Hình 1: Bản đồ tỉnh Thanh Hóa

Nguồn: Bản đồ các tỉnh của Việt Nam

-Biển:

Thanh Hoá có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2,  với những bãi
cá, bãi tôm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu
thuyền đánh cá ra vào. Đây cũng là những trung tâm nghề cá của tỉnh. Ở vùng cửa
lạch là những bãi bồi bùn cát rộng hàng ngàn ha, thuận lợi cho nuôi trồng hải sản,
trồng cói, trồng cây chắn sóng và sản xuất muối. Diện tích nước mặn ở vùng biển
đảo Mê, Biện Sơn có thể nuôi cá song, trai ngọc, tôm hùm và hàng chục ngàn ha
nước mặn ven bờ thuận lợi cho nuôi nhuyễn thể vỏ cứng như ngao, sò … 
Vùng biển Thanh Hoá có trữ lượng khoảng 100.000 - 120.000 tấn hải sản, với nhiều
loại hải sản có giá trị kinh tế cao.
Hình 2: Khung cảnh bãi biển Sầm Sơn

Nguồn : Khu du lịch Sầm Sơn

Hình 3: Khu du lịch biển Hải Tiến

Nguồn : Khu du lịch Hải Tiến

-Đảo:
Hòn Mê là quần đảo trong Vịnh Bắc Bộ thuộc vùng đất tỉnh Thanh Hóa. Về hành
chính quần đảo thuộc phường Hải Bình thị xã Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa. Quần đảo
Hòn Mê cách đất liền 11km, gồm 17 đảo lớn nhỏ, diện tích tổng cộng 450ha, riêng
đảo Hòn Mê, còn gọi là Hòn Mê lớn, có diện tích 420 ha

Trải qua nhiều biến thiên của thời gian, nhưng đảo Hòn Mê, vẫn còn giữ được vẹn
nguyên vẻ đẹp hoang sơ của nó; thiên nhiên xanh mát, không khí trong lành. Đây là
điểm đến hấp dẫn, đang ngày càng "hot" của mảnh đất Thanh Hóa

hính vì, đảo Hòn Mê là điểm đến hấp dẫn, đẹp không thua kém so với các địa điểm
du lịch nổi tiếng khác ở Thanh Hóa như Sầm Sơn, biển Hải Tiến, Hải Hòa… Được
thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ôn hoà, nên Hòn Mê đang dần trở thành điểm check-in
hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách ghé đến.

Tour du lịch Nghi Sơn - đảo Hòn Mê chính thức đưa vào khai thác và sử dụng làm
phong phú thêm sản phẩm du lịch, đồng thời giúp du khách có thêm lựa chọn với
nhiều điểm đến thú vị, hấp dẫn tại Thanh Hóa.

Hình 4: Đảo hòn Mê

Nguồn: Tạp chí Du Lịch

1.2:điều kiện xã hội:


Dân số:Thanh Hóa bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 23 huyện, với
diện tích 11.133,4 km² và số dân 3.712.600 người với 7 dân tộc Kinh, Mường, Thái,
H' ...

Dân tộc:Thanh Hóa là tỉnh có nhiều thành phần dân tộc, trong đó người Kinh chiếm
tỉ lệ lớn nhất, cùng với đó là 6 dân tộc thiểu số: Dân tộc Mường (401.967
người), dân tộc Thái (258.506 người), dân tộc Mông (19.166 người), dân tộc Thổ
(12.675 người), dân tộc Dao (6.551 người), dân tộc Khơ Mú (1.024 người)

Văn hóa:Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có trên 1 triệu cư dân sinh sống, trong
đó, đồng bào DTTS có trên 600.000 người, chủ yếu là dân tộc Mường, Thái, Thổ,
Mông, Dao, Khơ Mú. Mỗi dân tộc lại có nét văn hóa đặc sắc riêng, góp phần làm
phong phú, đa dạng kho tàng văn hóa của tỉnh. Những năm qua, bảo tồn nét văn hóa
tốt đẹp, quý giá của các dân tộc là nhiệm vụ được các cấp chính quyền, cơ quan
chuyên ngành tỉnh Thanh Hóa chú trọng...

Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện 12 dự án bảo tồn văn hóa các
DTTS; trong đó, có một số dự án tiêu biểu như: Bảo tồn làng Mường truyền thống
tại làng Lương Ngọc, xã Cẩm Ngọc; Lễ tục làm vía kéo si - dân tộc Mường (Cẩm
Thủy); Lễ hội Xên Cung của đồng bào Khơ Mú (Mường Lát); kiểm kê khoa học
Mo Mường Thanh Hóa; bảo tồn hát ru dân tộc Mường Thanh Hóa; bảo tồn hát khặp
của người Thái...

Bên cạnh đó, nhiều lễ hội được khôi phục, gìn giữ và phát huy. Điển hình như: Lễ
hội Mường Xia (Quan Sơn); Lễ hội Mường Ca Da (Quan Hóa), Lễ hội Mường Khô,
Căm Mương (Bá Thước); Lễ hội Đình Thi (Như Xuân); Lễ hội sết Boọc Mạy (Như
Thanh)... các lễ hội sau khi được phục dựng đã duy trì và phát huy tạo môi trường
sinh hoạt văn hóa lành mạnh cho đồng bào các

Kinh tế:Theo UBND tỉnh Thanh Hóa, năm 2022 tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm
trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước đạt 12,51%, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch 11,5%),
đứng thứ 7 cả nước sau các tỉnh, thành: Khánh Hòa, Bắc Giang, Đà Nẵng, Hậu
Giang, Hưng Yên và Cần Thơ.Kinh tế tăng trưởng cao, trong nhóm 7 tỉnh, thành
phố có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn
(GRDP) ước đạt 12,51%, vượt mục tiêu kế hoạch (kế hoạch là 11,5%).Thu ngân
sách Nhà nước đạt cao nhất từ trước đến nay, ước đạt 48.820 tỉ đồng, vượt 65% dự
toán, tăng 20% so với cùng kỳ. GRDP bình quân đầu người ước đạt 2.924 USD,
vượt 4,42% kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực đạt gần 1,6 triệu tấn, tăng 3,6%
so với kế hoạchTổng huy động vốn đầu tư phát triển ước đạt 138.919 tỉ đồng, bằng
95,8% kế hoạch và tăng 0,9% so với cùng kỳ. Đã thu hút được 60 dự án đầu tư trực
tiếp (7 dự án FDI), với tổng số vốn đầu tư đăng ký 4.833 tỉ đồng và 71,2 triệu
USD.Trong năm 2022 có 3.600 doanh nghiệp được thành lập mới, vượt 20% kế
hoạch và tăng 12,28% so với cùng kỳ.Thanh Hóa đã tổ chức thành công nhiều sự
kiện chính trị, văn hóa lớn, có sức lan tỏa mạnh, tạo hiệu ứng tốt trong xã hội; văn
hóa - xã hội tiếp tục chuyển biến tiến bộ; giáo dục mũi nhọn, thể thao thành tích cao
duy trì trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước. Việc thực hiện các chính sách an sinh
xã hội, nhất là đối với đồng bào sinh sống trên sông, đồng bào sinh sống ở các khu
vực có nguy cơ sạt lở cao, các gia đình chính sách, các đối tượng có hoàn cảnh khó
khăn được quan tâm, hỗ trợ.

Kết cấu hạ tầng xã hội: Để đẩy mạnh tốc độ phát triển, đồng thời thực hiện mục
tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Thanh Hóa lần thứ XXI đã đề ra
trong nhiệm kỳ 2020-2025 là: “Xây dựng thành phố đến năm 2025 trong nhóm đô
thị loại I trực thuộc tỉnh hàng đầu cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở thành đô thị
thông minh, văn minh, hiện đại”, trong những năm qua, thành phố Thanh Hóa đã
tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, góp phần làm thay đổi diện mạo
thành phố và nâng cao chất lượng sống cho người dân.

2. Tài nguyên du lịch của Thanh Hóa:

2.1:Tài nguyên du lịch tự nhiên:


Tài nguyên đất đai:Tổng diện tích tự nhiên gần 60km 2, định hướng quy hoạch mở
rộng đến 2025 có diện tích 260km2.
Tài nguyên rừng:Thành phố có khu vườn thực vật Hàm Rồng 500ha, chủ yếu
là thông và các loại cây bản địa đặc trưng của xứ Thanh.
Tài nguyên biển:Thành phố Thanh Hoá cách bờ biển Sầm Sơn khoảng 16km. Trong
tương lai, khi liên kết đô thị Thanh Hoá - Sầm Sơn thì tài nguyên biển sẽ có ý nghĩa
to lớn đối với nền kinh tế của thành phố.

Tài nguyên khoáng sản:


- Kim loại sắt:  có mỏ sắt Dinh Xá có trữ lượng lớn.
- Các mỏ vật liệu xây dựng: 
+Về cát: có trữ lượng lớn trên sông Chu, sông Mã.
+Về đá: Có đá vôi, đá xây dựng, đá ốp lát... trữ lượng khoảng 44.179.000m3
+Sét gạch ngói: Trong địa bàn thành phố Thanh Hoá có một số điểm với trữ
lượng lớn như điểm Đồng Luộc (Đông Hương), điểm Bến phà II (Thiệu Dương),
điểm Đông Ngạn (Đông Vinh).
+ Ngoài ra còn sét xi măng, đá phiến sét, bột két, vật liệu chịu lửa, các mỏ nước
khoáng…
Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt:Nguồn nước mặt của thành phố Thanh Hoá chủ
yếu do hệ thống Sông Mã, sông Chu cung cấp.
Nguồn nước ngầm:Thành phố có tầng ngậm nước với trữ lượng khá lớn ở khu vực
Hàm Rồng cách trung tâm thành phố 5km về phía Tây Bắc.
2.2:Tài nguyên du lịch văn hóa:
Việt Nam nói chung, tỉnh Thanh nói riêng luôn có tư tưởng “mở” trong quá trình
giao lưu, tiếp biến và hội nhập văn hóa, du lịch với khu vực và quốc tế để tồn tại và
phát triển. Xứ Thanh ở vào vị trí mở, là nơi giao lưu về mọi phương diện với các địa
phương của đất nước và quốc tế.
Hệ sinh thái và nhân văn xứ Thanh đã phú cho miền đất nơi đây có nhiều loại hình
văn hóa, du lịch phong phú và đặc sắc không thua kém bất cứ địa phương nào trong
cả nước. Thời Lê Trung hưng, đầu Nguyễn, khi nói về xứ Thanh, nhà sử học Phan
Huy Chú đã phải ghi những dòng tuyệt bút: “Thanh Hóa mạch núi cao vót, sông lớn
lượn quanh, biển ở phía đông... Núi sông rất đẹp, là một chỗ đất có cảnh đẹp ở nơi
xung yếu... Vẻ non sông tốt tươi chung đúc nên sinh ra nhiều bậc vương tướng, khí
tinh hoa tụ quý, cũng khác mọi nơi. Bởi đất thiêng thì người giỏi nên nảy ra những
bậc phi thường, vượng khí chung đúc nên xứng đáng đứng đầu cả nước”. Bức tranh
toàn cảnh phản ánh về điều kiện tự nhiên, lịch sử tỉnh Thanh gợi mở tiềm năng lớn
về văn hóa gắn với việc phát triển du lịch.
Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú bao gồm các di sản thiên nhiên, truyền
thống lịch sử phong phú, các làng nghề và các lễ hội truyền thống, những cảnh đẹp
thiên nhiên phong phú và sự đa dạng của các nền văn hóa dân tộc. Từ khi đất nước
đổi mới và hội nhập đến nay, với chiến lược phát triển văn hóa gắn với kinh tế du
lịch, hoạt động văn hóa và du lịch tỉnh Thanh đã và đang đẩy mạnh việc gắn kết
giữa hoạt động văn hóa với du lịch, trong đó lấy văn hóa làm động lực để phát triển
du lịch và ngược lại du lịch phát triển đã tác động trở lại tạo đà để văn hóa thấm sâu
vào tâm thức và thẩm mỹ của quần chúng. Các di tích khảo cổ thời đại đồ đá cũ:
Núi Đọ, hang Con Moong, hang làng Tráng, mái đá Điều; thời đại đồ đá mới: Đa
Bút, Cồn Cổ Ngựa, Gò Trũng, Hoa Lộc; thời kỳ văn hóa Đông Sơn với di chỉ khảo
cổ học Đông Lĩnh, Cẩm Giang, Đông Sơn, núi Chè... đã thu hút giới nghiên cứu
trong và ngoài nước và du khách tới tham quan, tìm hiểu về ngọn nguồn đời sống
của con người từ thời kỳ đồ đá đến thời kỳ đồ đồng trên đất tỉnh Thanh.

Với 1.535 di tích, ở đó không chỉ hàm chứa các giá trị lịch sử mà còn phản ánh các
giá trị của di sản vật thể và phi vật thể đã có sức hấp dẫn và gọi mời du khách thập
phương tới những di tích tiêu biểu như: Lam Kinh, Thành nhà Hồ, đền bà Triệu,
đền Lê Hoàn, nghè Vẹt, phủ Trịnh, đền Quang Trung... vừa để chiêm bái tỏ lòng
biết ơn tiền nhân, ngắm nhìn các kiệt tác về điêu khắc, kiến trúc nghệ thuật, vừa
được hòa mình vào các hoạt động lễ hội, trò chơi, trò diễn và các tích trò đặc sắc
nơi đây.

Cùng với loại hình di tich lịch sử và hành trình của du khách hướng về cội nguồn
dân tộc là loại hình du lịch văn hóa tâm linh cũng diễn ra sôi động, xuân thu nhị kỳ
gọi mời du khách. Loại hình du lịch này phải kể đến tín ngưỡng thờ mẫu, thờ các vị
thành hoàng vừa là nhiên thần, thiên thần và nhân thần. Ngoài ra còn có các hoạt
động du lịch gắn với các tín ngưỡng tôn giáo như đạo Phật với hệ thống chùa cổ có
kiến trúc nghệ thuật đặc sắc như chùa Hương Nghiêm, Trang Cát, Sùng Nghiêm
Diên Thánh, Hạc Oa, Đót Tiên...
3. Các danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử tiêu biểu của Thanh Hóa
3.1:Danh lam thắng cảnh:
Động Kim Sơn:Danh thắng quốc gia Kim Sơn với quần thể núi, hang động, hồ
nước… thuộc địa phận xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc từ lâu đã thu hút sự quan tâm
của khách thập phương. Được ví như một Tràng An thu nhỏ trên đất Thanh Hóa,
tiềm năng du lịch ở đây đang từng bước được khai thác.

Hình 5: Động Kim Sơn


Nguồn: Báo Lao Động
Núi Nhồi-Núi Vọng Phu:

Núi Nhồi cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 3km về phía Tây, thuộc địa
phận hai xã Đông Hưng và Đông Tân (ngày nay thuộc địa phận thành phố Thanh
Hóa).

Bao quanh núi Nhồi gồm các núi quần tụ liền nhau, đó là núi Đống (phía Tây), núi
Chân Thần (phía Tây Nam), núi Nấp (Quảng Náp phía Nam), núi Chồng Mâm (núi
Đình Thượng - phía Bắc). Dưới chân núi là dòng Hương Giang lượn quanh làng
xóm đông đúc rồi thông ra sông Mã, tạo nên cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hữu tình.
Xưa kia dưới chân núi Đống, đã từng diễn ra cảnh trên bến dưới thuyền, tấp nập kẻ
mua người bán các sản phẩm chế tác từ đá núi Nhồi. Đá núi Nhồi đã đi muôn nơi,
có mặt ở hầu khắp các công trình kiến trúc, lăng tẩm, đền đài, bia ký, tượng đá...
Những bàn tay tài hoa của người thợ đục đá làng Nhồi đã tạo nên những tác phẩm
nghệ thuật bằng đá tuyệt mỹ và vô giá. Chất đá ở đây nổi tiếng là quí hiếm, không
nơi nào có được. Đó là sản vật quý của mọi người, sắc đá ống ánh như ngọc lan,
chất xanh biếc như khói nhạt, tiếng đá vang trong, nổi tiếng tận Trung Hoa. Thời
Bắc thuộc, các Thái thú lấy đá núi Nhồi làm khánh chở về Trung Quốc, khánh đá
núi Nhồi kêu ngân vang như tiếng chuông.

Núi Nhồi còn có tên là núi Khế, núi An Hoạch, Nhuệ Sơn, núi Vọng Phu. Từ xa, ta
có thể nhìn thấy trên đỉnh núi Nhồi nổi bật trên nền trời một trụ đá hình người phụ
nữ bế con hướng nhìn ra phía biển Đông xa xôi, nên đặt tên là “Đá Vọng Phu”
(Vọng Phu Thạch - Đá trông chồng). Trải bao gió bụi của thời gian, hình ảnh đó vẫn
cứ “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Nhiều văn nhân, thi sĩ đã dừng chân, đề thơ, tiêu biểu
là bài thơ của Đại thi hào Nguyễn Du:

“Đá chăng? Người đó? Chi đây?

Một mình trên ngọn núi này ngàn năm

Bạn đời không chút mộng rằng

Điều trinh giữ vẹn tấm thân muôn đời

Mưa thu lệ cũng tuôn rơi

Dấu rêu lấp triện, phi lời văn chương

Núi đồi lớp lớp khói sương

Để riêng bạn gái luân thường nêu cao”

Và trong dân gian Thanh Hóa còn lưu truyền câu thơ:

“Vọng Phu trẻ mãi không già

Thủy chung đứng đó biết là chờ ai?”

Dưới chân núi Vọng Phu và các núi chung quanh là quần thể di tích lịch sử văn hóa
phong phú. Đó là: Chùa Hinh Sơn (Hinh Sơn Tự, còn có tên là Chùa Hang dưới
chân núi Vọng Phu), chùa Tiên Sơn (phía Đông núi Khế), Đình Thượng (trên sườn
núi Chồng Mâm, thờ thần núi), chùa Báo Ân (Đông Hưng) xây dựng khoảng năm
1099 - 1100, chùa Quan Thánh (Đông Hưng), lăng Quận Mãn (Mãn Quận Công,
làng Nhuệ) hiện còn bia đá, cặp hổ phục, rồng chầu, cặp ngựa đá, hai cặp tượng đá
(dũng lực sĩ, cường lực sĩ, tráng lực sĩ, đinh lực sĩ). Đây được coi là công trình kiến
trúc nghệ thuật điêu khắc đá độc đáo ở Thanh Hóa thế kỷ XVIII.

Hình 6: Núi Nhồi-Núi Vọng Phu

Nguồn: Sở Văn Hóa,Thể Thao và Du Lịch Thanh Hóa

3.2:Di tích lịch sử:

Thành Nhà Hồ:Thành nhà Hồ là di tích lịch sử được xây dưới triều Trần. Đây là
một trong những tòa thành lũy bằng đá hiếm hoi còn sót lại trên thế giới và cũng là
điểm du lịch rất được yêu

Thành nhà Hồ thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, nằm cách
trung tâm thành phố 45km, cách Hà Nội 140km. Thành nhà Hồ Vĩnh Lộc từng là
kinh đô của nước Việt Nam và hiện tại trở thành, cảnh đẹp Thanh Hóa được nhiều
du khách ghé thăm. 

Di tích thành nhà Hồ đã được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích
cấp quốc gia, có giá trị đặc biệt quan trọng của dân tộc vào năm 1962. 
Tiếp theo đó là 11 năm đệ trình hồ sơ lên Uỷ ban Di sản Thế giới. Đến ngày 27
tháng 6 năm 2011, tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận thành nhà Hồ là di
sản văn hoá thế giới sau khi thông qua hai tiêu chí: 

Thể hiện được sự ảnh hưởng và các giá trị nhân văn qua một thời kỳ lịch sử của
quốc gia hay khu vực trên thế giới. Có những đóng góp quý báu về kiến trúc, công
nghệ, điêu khắc, và quy hoạch thành phố.

Thành nhà Hồ Vĩnh Lộc Thanh Hoá là công trình cổ xưa, khắc hoạ được giá trị của
một hay nhiều giai đoạn trong lịch sử nhân loại.

Hình 7: Thành Nhà Hồ


Nguồn: Vinpearl

Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa:Cầu Hàm Rồng là quần thể du lịch - di tích nổi tiếng,
gắn liền với thời kỳ phát triển của mảnh đất “địa linh nhân kiệt”. Đến Thanh Hóa
mà chưa một lần đặt chân đến đây thì du khách chưa thấy được “linh hồn” cũng như
cảm nhận được ý chí quật cường của người dân xứ Thanh. Mặc dù nằm trên tuyến
đường Bắc - Nam của mảnh đất “địa linh nhân kiệt” nhưng nhiều người không biết
cầu Hàm Rồng thuộc tỉnh nào? Thực chất, đây là cây cầu đầu tiên bắc ngang dòng
sông Mã, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng5km về phía Bắc. Do đó,
nhiều người còn gọi cây cầu này là cầu Hàm Rồng sông Mã.

Địa chỉ: thị trấn Tào Xuyên, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Theo QL1A, từ thành phố Thanh Hóa, bạn chỉ đi dọc theo đường Lam Sơn, rồi rẽ
vào đường Hạnh Phúc. Sau đó, tiếp tục đi đến Nam Ngạn thì rẽ vào đường Hàm
Long. Từ đây, bạn chỉ cần đi thêm một đoạn nữa là tới nơi. Do khá gần trung tâm
nên cầu Hàm Rồng ở Thanh Hóa là một trong những địa điểm tham quan thu hút
nhiều du khách ghé thăm mỗi năm. 

Hình 8: Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa


Nguồn: Vinpearl
4 .Điều kiện đón tiếp khách du lịch Thanh Hóa:

4.1:Hệ thống CSVCKT du lịch:Để khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh trong
phát triển du lịch biển, TP Sầm Sơn đã phối hợp với các sở, ngành cấp tỉnh, tham
mưu cho UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 2525/QĐ-UBND ngày 17-
7-2017 về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến
năm 2040 và các quy hoạch phân khu chức năng. Điển hình như Quy hoạch phân
khu tỷ lệ 1/2.000 Khu A - Khu trung tâm dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng ven biển và
đô thị TP Sầm Sơn; Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu H - Khu trung tâm
thương mại và các đô thị mới TP Sầm Sơn; Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu
F - Khu nông nghiệp công nghệ cao, dân cư hiện trạng đô thị mới và các công trình
đầu mối TP Sầm Sơn. Công tác quản lý quy hoạch được chú trọng; chất lượng và
tính khả thi của các quy hoạch được nâng cao, đảm bảo hài hòa về lợi ích giữa nhà
đầu tư - Nhà nước - người dân; việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung, lập mới các quy
hoạch được triển khai kịp thời, tạo cơ sở cho việc hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật nhằm
thu hút, triển khai các dự án đầu tư du lịch.

Cùng với đó, thành phố đã ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng
du lịch trọng điểm, các tuyến trung tâm và kết nối đến các khu, điểm du lịch có tiềm
năng. Điển hình như tuyến đường ven biển qua địa phận TP Sầm Sơn; cải tạo, nâng
cấp đường Hồ Xuân Hương đoạn từ chân núi Trường Lệ đến Vạn Chài; Đại lộ Nam
sông Mã... Đồng thời, TP Sầm Sơn cũng đã ưu tiên đầu tư một số dự án quy mô nhỏ
nhưng có tác động trực tiếp đến việc hình thành và khai thác phát triển du lịch như
đường Thanh Niên; hoàn thiện hệ thống thoát nước và cải tạo, nâng cấp các tuyến
đường nội thành theo trục Đông - Tây; xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn
phục vụ khách du lịch... Ngoài ra, thành phố cũng tập trung huy động các nguồn lực
tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích; trong đó, đặc biệt ưu tiên các khu, điểm di
tích cách mạng, di tích lịch sử có giá trị khai thác phục vụ du lịch. Một số di tích đã
cơ bản hoàn thành và đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch, như Khu lưu niệm
Bác Hồ kéo lưới với ngư dân Sầm Sơn (phường Trường Sơn); Khu di tích lịch sử
văn hóa cấp quốc gia, đền thờ Tô Hiến Thành (phường Trường Sơn); Khu danh
thắng Hòn Trống Mái (phường Trường Sơn); Khu di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh,
đền thờ Hoàng Minh Tự (phường Trường Sơn); Khu di tích lịch sử cấp tỉnh, di tích
Chi bộ Cố Gắng (phường Quảng Cư)... Những di tích được tu bổ, phục dựng đã góp
phần hoàn thiện, tăng sức hấp dẫn cho sản phẩm du lịch văn hóa và ngày càng thu
hút khách du khách.

4.2:Công tác quản lý nhà nước về du lịch tại Thanh Hóa:

Trong 6 tháng đầu năm 2021, các địa phương có tiềm năng về du lịch đã tập trung
triển khai xây dựng các sản phẩm du lịch mới thu hút ngày càng nhiều khách du
lịch; nhiều địa phương đã tập trung xây dựng đề án phát triển du lịch nhằm phát huy
tiềm năng, lợi thế, như Thạch Thành, Quảng Xương, Thọ Xuân, Thiệu Hóa và Hà
Trung.

Về sản phẩm du lịch biển: Các địa phương đã tăng cường xiết chặt trật tự, kỷ
cương, công tác quản lý các dịch vụ trong tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19;
UBND TP Sầm Sơn đã ban hành và tổ chức thực hiện 18 phương án quản lý dịch vụ
du lịch trên địa bàn; nhiều địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các
sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch hấp dẫn phục vụ khách du lịch trong thời gian
đầu du lịch hè, trong đó, TP Sầm Sơn đã tổ chức Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm
2021, đã tạo hiệu ứng, thu hút đông đảo khách du lịch tham gia.

Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, tâm linh: Nhiều dự án đầu tư tôn tạo và đầu tư
cơ sở vật chất phục vụ khách tham quan tại các di tích được đẩy nhanh tiến độ thực
hiện, như: Di tích lịch sử Phủ Trịnh, Nghè Vẹt (xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc);
Lăng miếu Triệu Tường (xã Hà Long, huyện Hà Trung); Di tích Lam Kinh, Thành
Nhà Hồ; Di tích lịch sử văn hoá và kiến trúc nghệ thuật đền thờ Nguyễn Văn Nghi...
Một số đề án nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch văn hóa đang được triển khai
xây dựng, như: Đề án nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Làng cổ
Đông Sơn, Đề án phát triển khu du lịch di tích quốc gia đền Bà Triệu... Công tác
hướng dẫn, thuyết minh tiếp tục được đổi mới và nâng cao chất lượng, đã tổ chức
01 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch cho các khu, điểm du lịch; triển
khai thực hiện Dự án thuyết minh 3D, thuyết minh tự động tại Di sản thế giới Thành
Nhà Hồ và Di tích lịch sử Lam Kinh...

Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, cộng đồng: UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án
Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ thuộc Ban quản lý rừng
phòng hộ Lang Chánh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040; các nhiệm vụ phát
triển du lịch sinh thái, cộng đồng thuộc các đề án đã được duyệt tại các địa phương
với tổng vốn đầu tư lần 1 năm 2021 là 09 tỷ đồng đang được các đơn vị tích cực
triển khai hoàn thiện, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ cải thiện môi trường,
điện chiếu sáng, đường giao thông nội bộ điểm đến.

Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp được làm mới để đưa
vào khai thác, phục vụ khách du lịch, như: Nông trại Ánh Dương (huyện Yên
Định); Nông trại Dâu tây (xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy), Trang trại Giáo dục và
Sinh học hữu cơ T-Farm (huyện Đông Sơn), Làng du lịch Yên Trung - Yên Trung
Eco-villa (huyện Yên Định), Công viên sinh thái tre luồng Thanh Tam - Thanh Tam
BamBoo Ecopark (huyện Thọ Xuân) và các mô hình nông nghiệp (rau sạch, quả
sạch như dưa, cam, bưởi, ổi…), kết hợp với du lịch tham quan, mua sắm tại một số
địa phương như Thọ Xuân, Như Xuân, Thạch Thành…, bước đầu thu hút sự quan
tâm của đông đảo khách du lịch...

Nguồn: công tác quản lý, phát triển du lịch ở Thanh Hóa

5. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch của Thanh Hóa :
5.1: Thuận Lợi:

Với nhiều lợi thế từ vị trí, khí hậu, cảnh quan, đến văn hóa, ẩm thực… Thanh Hóa
hội tụ đầy đủ tiềm năng để trở thành khu vực du lịch trọng điểm của quốc gia, điểm
đến lý tưởng, độc đáo của khách du lịch trong nước và quốc tế suốt 4 mùa

Thanh Hóa lâu nay được biết đến với nhiều điểm đến đẹp và những trải nghiệm thú
vị. Không chỉ sở hữu những bãi biển đẹp như Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa…, mà
Thanh Hoá còn có nhiều di tích, điểm tham quan đặc sắc như Pù Luông, thành Nhà
Hồ, suối cá thần Cẩm Thủy, vườn quốc gia Bến En…, cùng những trải nghiệm văn
hóa, ẩm thực đặc sắc riêng có.

Thời xa xưa, người Pháp đã sớm chọn Sầm Sơn là một trong những điểm nghỉ mát
yêu thích cùng với SaPa, Đà Lạt, Bà Nà…, du khách có thể đến đây cả 4 mùa trong
năm để tận hưởng khí hậu biển trong lành và nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe.Tuy
nhiên, dù hội đủ nhiều thế mạnh cho du lịch 4 mùa, Thanh Hóa mới chỉ khai thác
chủ yếu vào dịp hè và xét về thời gian lưu trú, phần lớn là lượng khách lưu trú ngắn
ngày, từ 1-2 đêm.

Ông Lương Tất Thắng, Bí thư Thành ủy Sầm Sơn đã có lý và cho rằng: "Du lịch
Sầm Sơn những năm qua đã đạt được nhiều thành quả rất đáng khích lệ và đóng góp
quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tuy nhiên, du lịch phát
triển chưa tương xứng với tiềm năng. Do đó, du lịch cần thay đổi về tư duy, cách
làm và nhất là cần cú hích mạnh mẽ về mọi phương diện".

Từ những chủ trương và tầm nhìn đó. Với chiến lược đầu tư đồng bộ của tỉnh và sự
tham gia của các tập đoàn uy tín cùng hàng loạt dự án quy mô, tầm cỡ. Thanh Hóa
nói chung, Sầm Sơn nói riêng đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành một thành
phố du lịch hiện đại, giàu trải nghiệm, xóa bỏ điểm yếu du lịch mùa vụ của những
năm cũ. Trong đó, sự tham gia của Sun Group - Tập đoàn phát triển bất động sản,
du lịch và hạ tầng hàng đầu Việt Nam hứa hẹn sẽ đưa du lịch Thanh Hóa "Bay cao
và vươn xa" trong thời gian tới.

Sầm Sơn không chỉ có biển, thiên nhiên còn phú cho nơi đây một sắc màu lung linh
huyền thoại trong quần thể thắng tích: Một hòn Trống Mái tình tứ, lãng mạn ngự
trên dãy Trường Lệ; một đền Độc Cước uy nghi thể hiện khát vọng hòa bình, chế
ngự giặc dã… bảo vệ sự bình yên cho người  dân Xứ Thanh; một đền Cô Tiên
chênh vênh trên vách núi, hữu tình mà ẩn chứa bao điều kỳ bí. Xa xa là đảo, là
mênh mông biển cả… như muốn nhắc nhở mỗi chúng ta phải giữ gìn sự bình yên
cho Tổ quốc, quê hương.

Hiếm có một vùng đất nào ở xứ Thanh vẫn còn những di tích gắn liền với những
câu chuyện huyền thoại, in đậm trong tâm thức nhân gian như ở Sầm Sơn này. Một
truyền thuyết Độc Cước- Chàng trai đuổi giặc bảo vệ quê hương xứ sở, một Bà
Triều – tổ nghề chài lưới, lao động dựng xây. Cả hai câu chuyện đều phản ánh ước
nguyện của cư dân chài lưới cầu cho cuộc sống đủ đầy, yên ấm và đó cũng chính là
niềm mong ước tự bao đời của những người con dân đất Việt.

Đến Sầm Sơn du khách được đắm mình trong huyền thoại của đá và núi. Sừng sững
Trường Lệ bao đời đổ bóng xuống tâm thức dân gian.

Với dòng nước biển trong xanh mát lành, những bãi cát trắng mịn trải dài dưới
nắng, du khách đến du lịch biển Sầm Sơn sẽ được thả mình trong thế giới vô tận của
thiên nhiên, lắng nghe tiếng sóng biển vỗ về, cảm nhận tiếng rì rào của những rặng
phi lao trong gió. Quả đúng như Le Breto, học giả người Pháp từng nhận xét: "Sầm
Sơn là bãi tắm tốt nhất để phục hồi sức khỏe".

Vậy nên, cái mặn mòi, quyến rũ của Sầm Sơn còn là những con sóng bạc đầu nhấp
nhô bờ cát dài lấp lóa, là dãy Trường Lệ thuôn dài như người con gái ngủ quên bên
cánh sóng, là những hải sản gom nhặt vị ngọt từ mặn chát của biển dâng đời và có
cả trong men nồng của những  buổi hoàng hôn bên biển biếc…kể sao cho hết những
cảnh sắc tuyệt vời mà Sầm Sơn đang ôm trọn trong lòng
5.2: Khó Khăn:
Trong cơn bão dịch COVID – 19, ngành du lịch Thanh Hóa và các doanh nghiệp,
cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trong tỉnh cũng đã có những nỗ lực để khắc phục
khó khăn. Các chương trình xúc tiến, kết nối du lịch được tổ chức đã đem lại những
hiệu quả nhất định. Một số doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đã chủ động xây dựng
các sản phẩm du lịch phù hợp với tình hình, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm
kích cầu. Tuy nhiên, các giải pháp trên còn rời rạc, chưa đủ mạnh để tạo ra sinh khí
mới, động lực mới giúp du lịch Thanh Hóa tranh thủ tốt các co hội, duy trì và phục
hồi trong trạng thái bình thường mới. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp, cơ sở kinh
doanh, các khu, điểm du lịch còn hạn chế. Đặc biệt, đến nay du lịch Thanh Hóa vẫn
loay hoay không tìm được ra được một chương trình kích cầu thực sự hiệu quả để
thu hút khách du lịch một cách bền vững.

Bên cạnh những khó khăn do tác động của đại dịch COVID – 19, nhiều vấn đề tồn
tại, hạn chế trong nội tại ngành du lịch Thanh Hóa thời gian qua vẫn chưa chưa
được khắc phục như: tính chuyên nghiệp chưa cao, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ,
thiếu các sản phẩm độc đáo mang bản sắc riêng của Thanh Hóa; các chính sách,
phương án hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch chưa phát huy hiệu quả
như mong đợi; công tác quảng bá truyền thông du lịch còn hạn chế.

Nếu không giải quyết được những tồn tại, hạn chế này một cách căn cơ, du lịch
Thanh Hóa sẽ khó có thể tạo nên sự bứt phá mang tính bền vững trong thời gian tới,
để trở thành ngành kinh tế quan trọng, một trong những trụ cột kinh tế của tỉnh.

6. Thực trạng phát triển du lịch của địa phương và giải pháp phát triển du lịch
ở Thanh Hóa

6.1:Thực trạng phát triển du lịch của Thanh Hóa:

 Ngành du lịch Thanh Hóa đang đứng trước cơ hội để phát triển trở lại sau khi du
lịch Việt Nam chính thức mở cửa vào ngày 15-3 tới đây. Tuy nhiên, để thu hút thêm
nhiều đối tượng, phân khúc khách du lịch, nhất là khách quốc tế, thì ngành du lịch
phải có sự đổi mới, bứt phá nhiều hơn.
Theo nhiều chuyên gia du lịch, việc tăng trưởng du lịch nhanh chóng gần đây đã
khiến cho nhiều di sản bị bào mòn, phai nhạt bản sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống
ở một số địa phương bị phá vỡ và biến đổi. Về lâu dài sẽ khó để khai thác, phát triển
loại hình du lịch văn hóa khi mà du khách đã trở nên nhàm chán với những sản
phẩm du lịch có sự can thiệp quá mức của con người như vậy.

Theo khảo sát, hiện nay Thanh Hóa còn nhiều dư địa để phát triển loại hình du lịch
từ các giá trị văn hóa. Để không đi vào vết xe của một số địa phương đã gặp phải,
ngành du lịch phải có hướng đi mới trên cơ sở khai thác để phát triển các sản phẩm
du lịch sáng tạo dựa trên nền tảng văn hóa.

Một trong những nội dung được đề ra tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc cuối năm
2021 đó là: “Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy
di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn
hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế - xã hội; gắn kết
bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch”.

Trên cơ sở quan điểm đã đề ra, căn cứ vào tiềm năng, định hướng trong Chương
trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025, ngành du lịch cần tính toán
phù hợp, chú ý phát triển loại hình du lịch văn hóa gắn với đời sống, phong tục, tập
quán, sản xuất ở các địa phương. Đây là loại hình du lịch mang đến cho du khách cơ
hội phát triển tiềm năng sáng tạo của mình nhờ được tương tác, được tham gia trực
tiếp vào các trải nghiệm văn hóa bản địa và đặc trưng của điểm đến.

+Giải pháp phát triển du lịch Thanh Hóa:

Để làm được điều này cần phải có những điều chỉnh trong hoạch định chính sách và
hành động. Trong đó phải nhìn nhận đúng vai trò của cộng đồng đối với việc bảo
tồn, phát huy các giá trị di sản; vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng
trong phát triển du lịch.

Đặc biệt, phải bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển du lịch;
tôn trọng tính đa dạng văn hóa, tính chỉnh thể của di sản văn hóa phi vật thể; đảm
bảo các nguyên tắc sản phẩm du lịch mang được linh hồn của văn hóa truyền thống,
có nhiều yếu tố đặc sắc, đặc thù cho từng dân tộc, địa phương, qua đó gia tăng sức
hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm du lịch, khắc phục tình trạng sản
phẩm du lịch na ná giống nhau như hiện nay.

Để làm tốt yêu cầu này cần phải có sự kết hợp hài hòa và chia sẻ lợi ích giữa người
dân, doanh nghiệp, chính quyền địa phương, trong đó người dân địa phương là chủ
thể trong các hoạt động du lịch văn hóa tại các điểm du lịch.

Mô hình này bước đầu đã triển khai tại vùng đệm các khu bảo tồn thiên nhiên và
một số danh thắng. Cách làm ấy cần được ngành du lịch phát huy, nhân lên, chứ
không chỉ dừng lại là cách làm riêng của từng khu, điểm du lịch, thì mới đưa loại
hình du lịch văn hóa ở xứ Thanh phát triển mạnh hơn, khai thác tốt tiềm năng.

7:Phần kết:

Du lịch được xác định là ngành “công nghiệp không khói”, ngành kinh tế mũi nhọn.
Du lịch phát triển sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế hỗ trợ như giao thông - vận tải, viễn
thông, bảo hiểm, dịch vụ tài chính, lưu trú, ăn uống phát triển theo; đem lại một thị
trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn, tạo nhiều việc làm, nhất là việc làm cho những
lao động tại địa phương nơi có các khu, điểm du lịch.

Thanh Hóa có vị trí chiến lược quan trọng, đóng vai trò kết nối vùng đồng bằng
Sông Hồng, Tây Bắc với Bắc Trung Bộ; có hệ thống giao thông với hệ thống đường
bộ, đường sắt Bắc - Nam đi qua; có cửa khẩu quốc tế, cảng biển, cảng hàng không
quốc tế. Cùng với đó, Thanh Hóa sở hữu nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đặc
sắc, có giá trị quốc gia và quốc tế. Đến năm 2022, toàn tỉnh có 1.535 di tích lịch sử,
văn hóa, danh lam thắng cảnh, trong đó có Di sản văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ,
5 di tích quốc gia đặc biệt là, Lam Kinh, Hang Con Moong, Đền Bà Triệu, Đền Lê
Hoàn và thắng cảnh Sầm Sơn.

Hệ thống văn hóa phi vật thể của Thanh Hóa đa dạng và đặc sắc với các loại hình
nghệ thuật, các làn điệu dân ca, dân vũ như hò sông Mã, hát xẩm xoan, múa đèn
Đông Anh, trò diễn Xuân Phả… Về ẩm thực, nhiều món ngon của xứ Thanh đã nức
tiếng cả nước xưa nay, trong đó có nhiều sản vật trong lịch sử từng được dùng để
tiến vua. Bên cạnh đó các làng nghề xứ Thanh với lớp lớp nghệ nhân tài hoa đã làm
nên những sản phẩm nổi tiếng cả nước, hiện để lại một di sản đồ sộ, là nguồn tài
nguyên không nhỏ cho du lịch khám phá.

Cùng với đó, tỉnh Thanh Hóa có nhiều bãi biển đẹp như Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải
Hòa… Ở khu vực thượng du, với dáng núi, hình sông quanh co uốn khúc, sơn kỳ
thủy tú, thảm thực vật đa dạng, phong phú, đã tạo ra rất nhiều thắng cảnh nổi tiếng.
Trong đó có thể kể đến như Vườn quốc gia Bến En, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù
Luông, Suối cá thần Cẩm Lương. Khu vực TP. Thanh Hóa nổi bật nhất là thắng
cảnh Hàm Rồng - Sông Mã và nhiều di tích, lễ hội văn hóa đặc sắc vệ tinh. Những
tài nguyên đó là điều kiện hết sức thuận lợi để Thanh Hóa phát triển ngành công
nghiệp không khói, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và đưa Thanh Hóa trở
thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước.

Theo đó, các sản phẩm du lịch của Thanh Hóa ngày càng phong phú và đa dạng.
Sản phẩm du lịch biển đã khẳng định được thương hiệu, sản phẩm du lịch sinh thái
cộng đồng bước đầu hình thành và phát triển tích cực. Đặc biệt là công tác quản lý
nhà nước về du lịch được nâng cao, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực du lịch
được chú trọng, môi trường du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch có nhiều chuyển
biến tích cực. Những yếu tố đó đã giúp uy tín, vị thế, thương hiệu du lịch Thanh
Hóa được cải thiện rõ rệt, hình ảnh đất và người xứ Thanh dần được quảng bá ra
quốc tế.

You might also like