You are on page 1of 7

Địa lý Hà Nội

HS: Phùng Công Minh


Lớp 9a4
I. Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ:
Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện:
 12 quận gồm: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông,
Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây
Hồ, Thanh Xuân,
 17 huyện gồm: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia
Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai,
Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa,
 1 Thị xã Sơn Tây với 579 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 383 xã, 175
phường và 21 thị trấn. 
 Thủ đô Hà Nội sau khi được mở rộng vào năm 2008 có diện tích
3.324,92km², nằm trong top 17 thủ đô có diện tích lớn nhất trên thế giới. Hà
Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên của sông Hồng, trong đó đồng
bằng chiếm 3/4 diện tích của thành phố.
  Hà Nội hiện nay có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp
với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam - Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Giang- Bắc
Ninh- Hưng Yên ở phía Đông và Hòa Bình- Phú Thọ ở phía Tây.

 Bởi vậy Hà Nội là nơi có vị trí và địa thế thuận lợi để trở thành một trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học cũng như đầu mối giao thông quan trọng
của Việt Nam.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
1. Địa hình:
Đại bộ phận diện tích Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với độ cao trung
bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển.[54] Địa hình của Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc
xuống Nam và từ Tây sang Đông p hản ánh rõ nét qua hướng dòng chảy tự nhiên của các con
sông chính chảy qua Hà Nội, và có thể chia ra làm hai vùng.
Vùng đồng bằng thấp và khá bằng phẳng, chiếm đại bộ phận diện tích của các huyện thị xã và
các quận nội thành, được bồi đắp bởi các dòng sông với các bãi bồi hiện đại, bãi bồi cao và các
bậc thềm. Xen giữa các bãi bồi hiện đại và các bãi bồi cao còn có các vùng trũng với các hồ,
đầm (dấu vết của các dòng sông cổ). Đó là các ô trũng tự nhiên rất dễ bị úng ngập trong mùa
mưa lũ và khi có mưa lớn ở các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Thanh Oai, Quốc Oai,
Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức. Do được khai phá và canh tác từ lâu đời nên hiện nay ở Hà Nội
có hệ thống đê điều ngăn lũ chạy dọc những triền sông. Hệ thống đê điều này khiến cho các
cánh đồng trong đê không được bồi đắp phù sa hằng năm và phải xây dựng nhiều công trình
thủy lợi để tưới và tiêu nước.
Vùng đồi núi tập trung ở phía bắc và phía tây thành phố, thuộc các huyện Sóc Sơn, Thạch
Thất, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1296 m),[55][56] Gia Dê (707 m),
Hàm Lợn (462 m).[57] Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.
2. Khí hậu:

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Hà Nội có đặc trưng nổi bật là gió mùa ẩm, nóng và mưa nhiều
về mùa hè, lạnh và ít mưa về mùa đông; được chia thành bốn mùa rõ rệt trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Mùa xuân bắt đầu vào tháng 2 (hay tháng giêng âm lịch) kéo dài đến tháng 4. Mùa hạ bắt đầu từ tháng 5
đến tháng 8, nóng bức nhưng lại mưa nhiều. Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, trời dịu mát, lá vàng
rơi. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết giá lạnh, khô hanh. Ranh giới phân chia
bốn mùa chỉ có tính chất tương đối, vì Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nóng kéo dài, nhiệt
độ lên tới 40°C, có năm nhiệt độ xuống thấp dưới 5°C.

Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời khá dồi dào. Tổng lượng bức xạ trung bình hàng
năm khoảng 120 kcal/cm², nhiệt độ trung bình năm 24,9°C, độ ẩm trung bình 80 - 82%. Lượng mưa trung
bình trên 1700mm/năm (khoảng 114 ngày mưa/năm).

Trong lịch sử phát triển, Hà Nội cũng đã nhiều lần trải qua các biến đổi bất thường của khí hậu - thời tiết.
Tháng 5 năm 1926, Hà Nội chứng kiến một đợt nắng khủng khiếp có ngày nhiệt độ lên tới 42,8oC. Tháng 1
năm 1955, mùa đông giá buốt nhất trong lịch sử, Hà Nội sống trong cái giá lạnh xuống đến 2,7oC. Và gần
đây nhất tháng 11 năm 2008, sau khi vừa mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội hứng chịu một cơn mưa dữ
dội chưa từng thấy. Hầu như tất cả các tuyến phố đều ngập chìm trong nước, lượng mưa lớn vượt quá mọi
dự báo đã gây ra một trận lụt lịch sử ở Hà Nội, làm nhiều người chết, gây thiệt hại vật chất đáng kể.

3. Sông ngòi:

Hà Nội được hình thành từ châu thổ sông Hồng, nét đặc trưng của vùng địa lí thành phố Hà Nội là “Thành
phố sông hồ” hay “Thành phố trong sông”. Nhờ các con sông lớn nhỏ đã chảy miệt mài hàng vạn năm đem
phù sa về bồi đắp nên vùng châu thổ phì nhiêu này. Hiện nay, có 7 sông chảy qua Hà Nội: sông Hồng, sông
Đuống, sông Đà, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Đáy, sông Cà Lồ. Trong đó, đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội
dài tới 163km (chiếm 1/3 chiều dài của con sông này chảy qua lãnh thổ Việt nam). Trong nội đô ngoài 2 con
sông Tô Lịch và sông Kim ngưu còn có hệ thống hồ đầm là những đường tiêu thoát nước thải của Hà Nội.

Ở thế kỉ trước có trên 100 hồ lớn nhỏ, phần nhiều là hồ đầm tự nhiên, là vết tích của những khúc sông chết để
lại một số hồ nhân tạo, cải tạo các cánh đồng lầy thụt thành hồ. Hiện nay, dù phần lớn đã bị san lấp lấy mặt
bằng xây dựng, đến nay vẫn còn tới hàng trăm hồ đầm lớn nhỏ được phân bổ ở khắp các phường, xã của thủ
đô Hà Nội. Nổi tiếng nhất là các hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Quảng Bá,Trúc Bạch, Thiền Quang, Bảy Mẫu, Thanh
Nhàn, Linh Đàm, Yên Sở, Giảng Võ, Đồng Mô, Suối Hai…

Những hồ đầm này của Hà Nội không những là một kho nước lớn mà còn là hệ thống điều hòa nhiệt độ tự nhiên
làm cho vùng đô thị nội thành giảm bớt sức hút nhiệt tỏa nóng của khối bê tông, sắt thép, nhựa đường và các
hoạt động của các nhà máy… Hồ đầm của Hà Nội không những tạo ra cho thành phố khí hậu mát lành -  tiểu khí
hậu đô thị mà còn là những danh lam thắng cảnh, những vùng văn hóa đặc sắc của Thăng Long -  Hà Nội.

4. Đất

Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên 92.097 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm 47,4%, diện tích
đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất ở chiếm 19,26%.

Xuất phát từ yêu cầu sử dụng đất của Thủ đô Hà Nội, có 2 nhóm đất có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển
kinh tế - xã hội, đó là đất nông lâm nghiệp và đất xây dựng. Phần lớn diện tích đất đai ở nội Thành Hà Nội
được đánh giá là không thuận lợi cho xây dựng do có hiện tượng tích nước ngầm, nước mặt, sụt lún, nứt
đất, sạt lở, trôi trượt dọc sông, cấu tạo nền đất yếu.
5. Khoáng sản:
Trên địa bàn thành phố Hà Nội có 319 điểm mỏ khoáng sản gồm 25 loại hình khoáng sản (than
đá, than bùn, cuội sỏi, cát xây dựng, đất san lấp, sét xi măng, sét gạch ngói, sét kaolin, sét khó
chảy, bột màu, puzơlan, đá bazan, đá vôi xi măng, đá vôi xây dựng, đá ong, kaolin, asbest,
vàng, đồng, sulfur – đa kim, sắt, pyrit, nước nóng, nước khoáng) thuộc 5 nhóm khoáng sản.
Khoáng sản tiềm năng nhất thuộc nhóm vật liệu xây dựng và khoáng chất công nghiệp, phân bố
chủ yếu tại các huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Thạch Thất, Mỹ Đức, Sóc Sơn và TX. Sơn Tây.
6. Sinh vật:
Hà Nội có một số kiểu hệ sinh thái đặc trưng như hệ sinh thái vùng gò đồi ở Sóc Sơn và hệ
sinh thái hồ, điển hình là hồ Tây, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái đô thị... Trong đó, các
kiểu hệ sinh thái rừng vùng gò đồi và hồ có tính đa dạng sinh học cao hơn cả.

Khu hệ thực vật, động vật trong các hệ sinh thái đặc trưng của Hà Nội khá phong phú và đa
dạng. Cho đến nay, đã thống kê và xác định có 655 loài thực vật bậc cao, 569 loài nấm lớn
(thực vật bậc thấp), 595 loài côn trùng, 61 loài động vật đất, 33 loài bò sát-ếch nhái, 103 loài
chim, 40 loài thú, 476 loài thực vật nổi, 125 loài động vật KXS Thủy sinh, 118 loài cá, 48 loài
cá cảnh nhập nội[3]. Trong số các loài sinh vật, nhiều loài có giá trị kinh tế, một số loài quý
hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam.

Hà Nội hiện có 48 công viên, vườn hoa, vườn dạo ở 7 quận nội Thành với tổng diện tích là 138
ha và 377 ha thảm cỏ. Ngoài vườn hoa, công viên, Hà Nội còn có hàng vạn cây bóng mát
thuộc 67 loại thực vật trồng trên các đường phố, trong đó có 25 loài được trồng tương đối phổ
biến như bằng lăng, sữa, phượng vĩ, săng đào, lim xẹt, xà cừ, sấu, muồng đen, sao đen, long
nhãn, me...

Các làng hoa và cây cảnh ở Hà Nội như Nghi Tàm, Ngọc Hà, Quảng Bá, Láng, Nhật Tân,v.v...
đã có truyền thống từ lâu đời và khá nổi tiếng gần đây, nhiều làng hoa và cây cảnh được hình
Thành thêm ở các vùng ven đô như Vĩnh Tuy, Tây Tựu, và một số xã ở Gia Lâm, Đông Anh,
Sóc Sơn cùng với các loài được chuyển từ các tỉnh phía Nam hoặc hội nhập từ nước ngoài làm
cho tài nguyên sinh vật của Hà Nội ngày càng đa dạng và phong phú.
III. Đặc điểm dân cư, văn hóa, xã hội:

1. Dân số:
Tổng dân số của thành phố Hà Nội tại thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 là 8.053.663 người,
trong đó: Dân số nam là 3.991.919 người, chiếm 49,6%; dân số nữ là 4.061.744 người,
chiếm 50,4%. Dân số sống ở khu vực thành thị là 3.962.310 người, chiếm 49,2% và ở khu
vực nông thôn là 4.091.353 người, chiếm 50,8%. Hà Nội là Thành phố đông dân thứ hai của
cả nước, sau thành phố Hồ Chí Minh (8.993.082 người).

Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong mười năm qua (2009-2019) của Hà Nội là
2,22%/năm, cao hơn mức tăng của cả nước (1,14%/năm) và cao thứ 2 trong vùng Đồng
bằng sông Hồng, chỉ sau Bắc Ninh (2,90%/năm). Trong thời gian qua, tốc độ đô thị hóa ở
thành phố Hà Nội đang diễn ra mạnh mẽ, đây cũng là xu thế tất yếu của các thành phố lớn,
thể hiện qua tỷ lệ dân số khu vực thành thị tăng nhanh: từ 36,8% năm 1999 lên 41% năm
2009 và 49,2% năm 2019.
Hà Nội là thành phố đông dân thứ hai của cả nước và cũng có mật độ dân số cao thứ hai
trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Mật độ dân số của thành phố Hà Nội là
2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so với mật độ dân số cả nước. So với năm 1999 và năm
2009, mật độ dân số của Thành phố tăng khá nhanh: Năm 2019 tăng 469 người/km2 so với
năm 2009 và tăng 833 người/km2 so với năm 1999. Điều này cho thấy áp lực về cơ sở hạ
tầng đối với Thành phố ngày càng lớn.
=> Có thể thấy, mật độ dân số ở Hà Nội khá cao, nhưng phân bố dân số không đồng
đều; khoảng cách về dân số giữa quận và huyện, giữa thành thị và nông thôn và ngay cả
giữa các huyện ngoại thành còn khá lớn với xu hướng tiếp tục gia tăng.

Tỷ số giới tính của dân số được tính bằng dân số nam trên 100 dân số nữ, tỷ số giới tính của
dân số Hà Nội có xu hướng tăng trong 10 năm qua. Nếu như năm 2009 là 96,6 nam/100 nữ
thì đến năm 2019 đã tăng lên là 98,3 nam/100 nữ. Nhìn chung, tỷ số giới tính của Hà Nội có
xu hướng tăng dần nhưng vẫn thấp hơn tỷ số chung của cả nước (99,1 nam/100 nữ).
2. Trình độ phát triển dân cư:

You might also like